TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
lượt xem 61
download
Để thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trong xu thế quốc tế hoá đời sống ngày càng mạnh mẽ. Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác phải tìm kiếm con đường để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn từ các nước tư bản phát triển, và đó là một trong những tác nhân chủ yếu làm nảy sinh loại hình kinh tế mới: khu công nghiệp, khu chế xuất. Cho đến nay, loại hình khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
- TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam
- Lời nói đầu Để thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trong xu thế quốc tế hoá đời sống ngày càng mạnh mẽ. Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác phải tìm kiếm con đường để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn từ các nước tư bản phát triển, và đó là một trong những tác nhân chủ yếu làm nảy sinh loại hình kinh tế mới: khu công nghiệp, khu chế xuất. Cho đến nay, loại hình khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung đã được nhiều nước trên thế giới ứng dụng thành công. Với kinh nghiệm của các nước đi trước và phân tích tình hình thực tế của Việt Nam, Đảng và nhà nước ta đã quyết định cho xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất là một con đường thích hợp, một hướng đi đúng đắn, mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta. Vì phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ man g lại lợi ích to lớn, tác động không nhỏ đến đầu tư sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, làm cho thu nhập quốc dân tăng nhanh và vững chắc. Đồng thời trong các khu công nghiệp việc phân nhóm các nhà máy được tiến hành một cách có hệ thống, việc bảo vệ môi trường được đảm bảo. Đây là lợi ích cơ bản và lâu dài đối với một nước đang phát triển như nước ta, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất đã đem lại thành công bước đầu, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, vạch ra những vấn đề còn tồn tại bất cập là việc làm cần thiết để khu công nghiệp, khu chế xuất tiếp tục phát triển ổn định vững chắc trong những điều kiện của Việt Nam. Do tầm quan trọng của vấn đề phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất em đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài " Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam"
- Nội dung của đề tài này được chia thành ba phần chính: Phần I: Tầm quan trọng của việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam. Phần II: Tình hình phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam và những vấn đề còn tồn tại. Phần III: Giải pháp để phát triển hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Chương I Tầm quan trọng của việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam I. Khu công nghiệp, khu chế xuất là gì ? Khu công nghiệp, khu chế xuất là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống. Trong khu công nghiệp, khu chế xuất có doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất là một khu công nghiệp tập trung sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản xuất và xuất khẩu. Khu chế xuất là một khu khép kín có ranh giới địa lý được xác định, biệt lập với các vùng lãnh thổ ngoài khu chế xuất bằng hệ thống tường rào khu chế xuất, được hưởng chế độ ưu đãi về nhiều mặt: nhập khẩu nguyên vật liệu, thuế, công ty được cung cấp cơ sở hạ tầng tốt và các điều kiện khác để người sản xuất kinh doanh ở đây có lợi nhuận cao nhất Khu công nghiệp và khu chế xuất khác nhau ở chỗ: + Khu chế xuất xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm xuất khẩu, còn khu công nghiệp được mở ra với tất cả các ngành công nghiệp, kể cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Do vậy khu công nghiệp có thể bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất. + Các công ty 100% vốn trong nước có thể được vào khu công nghiệp, khác với khu chế xuất chỉ liên kết với các công ty vốn nước ngoài + Các công ty sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định. Trong đó, đặc biệt ưu đãi đối với những hãng sản xuất hàng xuất khẩu, do đó những hãng này mà nằm trong khu công nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi như trong khu chế xuất và cũng sẽ được hưởng ưu đãi trong khu công nghiệp Khu công nghiệp là một hình thức tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng kết cấu hạ tầng và
- hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý. Do đó việc phân bố công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau: - Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có đất để mở rộng và nếu có thể liên kết thành các cụm công nghiệp. Quy mô khu công nghiệp và quy mô xí nghiệp công nghiệp phải phù hợp với đặc điểm công nghệ chính gắn với điêù kiện kết cấu hạ tầng - Có khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận lợi, có cự ly vận chuyển thích hợp - Có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm - Có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động cả về số lượng và chất lượng với chi phí tiền lương thích hợp - Tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa, nhằm giữ được an toàn lương thực cho quốc gia trong chiến lược dài hạn - Kết hợp chặt chẽ việc phát triển các khu công nghiệp với quy hoạch đô thị, phân bố dân cư - Phát triển công nghiệp gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng Do vậy việc lựa chọn vị trí để xây dựng các khu công nghiệp là rất quan trọng vì nó vừa đảm bảo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong giai đoạn trước mắt, đồng thời làm cơ sở xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng cần thiết nhằm phát triển mạnh và có hiệu quả các khu công nghiệp cho giai đoạn sau. Việc xây dựng các khu công nghiệp đòi hỏi phải phát huy được thế mạnh, tiềm năng kinh tế của từng vùng. Còn đối với khu chế xuất mặc dù quy chế khu chế xuất ở từng nước có quy định cụ thể khác nhau. Song những đặc trưng sau đây được coi là đặc điểm của một khu chế xuất điển hình. - Nhập khẩu tự do nguyên vật liệu và không hạn chế về số lượng. Đây là một ưu đãi đặc biệt so với sản xuất trong nước. Mặt khác các công ty trong khu chế xuất cũng phải nộp thuế doanh thu, thuế xuất khẩu cho những mặt hàng họ sản xuất ra và xuất khẩu. Hơn nữa để khuyến khích mối liên hệ phát triển giữa các hãng trong khu chế xuất với nền kinh tế trong nước, nếu những
- hãng này mua nguyên vật liệu trong nước họ sẽ nhận được một số sự hỗ trợ khác. Tuy nhiên những hàng hoá sản xuất trong khu chế xuất không được bán trong nội địa, chỉ khi hàng hoá này bị người nước ngoài từ chối thì có thể được đem bán trong nội địa. - Những hãng trong khu chế xuất thường được cung cấp thủ tục hải quan nhanh chóng cho việc nhập vật liệu và xuất khẩu hàng hoá. Một bộ phận làm trung gian giữa Chính phủ và hãng được thành lập để giảm chi phí không cần thiết cho hãng này. Hơn nữa họ còn được miễn thực hiện nhiều quy định, mà những quy định này được áp dụng trong nước như: hạn chế những hãng, công ty sở hữu bởi nước ngoài, hạn chế người nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước, hạn chế người nước ngoài quản lý, kiểm soát điều hành kĩ thuật trong công ty. - Những hãng trong khu chế xuất được sử dụng cơ sở hạ tầng tốt như: đường xá, điện thoại, điện tín... Hơn nữa họ còn được trợ cấp trong sử dụng một số yếu tố như: tỉ lệ thuế, điện nước rất thấp. Nghiên cứu và áp dụng thành công mô hình kinh tế này sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam nói riêng và phát triển nền kinh tế đất nước nói chung trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. Tại sao phải hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất? Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nêu lên chỉ có thể đạt được bằng con đường phát triển và dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng 1, Việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam sẽ góp phần thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thục hiện mục tiêu tăng trưởng.
- Trong cuộc đua tranh phát triển kinh tế hiện nay, vấn đề tăng trưởng nhanh và lâu bền đang đặt ra gay gắt đối với các quốc gia, đặt biệt là đối với nước ta. Nếu không thực hiện được mục tiêu này thì nước ta sẽ tụt hậu rất xa so với các nước phát triển. Việc sử dụng vốn nước ngoài để phát triển là sự cần thiết, là cách thông minh để rút ngắn thời gian tích luỹ. Khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần quan trọng cho việc tăng thu ngoại tệ và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Khu công nghiệp, khu chế xuất với những ưu đãi đặc biệt so với sản xuất trong nước đã trở thành môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó giúp cho nước chủ nhà có thêm vốn đầu tư, tiếp cận kĩ thuật và công nghệ mới. Theo Ngân hàng Thế giới, các dự án thực hiện trong khu chế xuất hầu hết do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do các liên doanh với nước ngoài thực hiện (khoảng 43% các dự án do đầu tư trong nước thực hiện, 24% do liên doanh với nước ngoài và 33% do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện). Do vậy khu công nghiệp, khu chế xuất đã đóng góp đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Ví dụ: ở Đài Loan và Malaixia, trong những năm đầu phát triển, khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút khoảng 60% số vốn FDI. Khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ do việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Ví dụ như Malaixia, giá trị xuất khẩu từ khu chế xuất chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế biến, ở Mêhicô là 50% và giá trị mới tạo ra ở các khu chế xuất nói chung là khoảng 25%. Trong đó có tới 70% là chi phí về lao động, 30% còn lại là chi phí về thuê nhà, tiện nghi giao thông, dịch vụ... vì thuế thu nhập ròng về ngoại tệ từ khu chế xuất chỉ khoảng 15-20% giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên đó cũng là một con số đáng kể đối với những nước đang khan hiếm ngoại tệ. 2, Khu công nghiệp, khu chế xuất tạo thêm công ăn việc làm: Việc tăng công ăn việc làm là hệ quả trực tiếp và tất yếu của việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, đến nay tổng số việc làm chỉ tính riêng trong các khu chế xuất đã lên tới
- 4-5 triệu chỗ (con số này tăng nhanh so với thập kỷ 80 là 500.000 chỗ). Trong đó, Châu á là nơi tạo nhiều việc làm nhất, chiếm tới 76,59% tổng số chỗ. Việt Nam là nước đông dân, tốc độ tăng dân số là khá cao so với các nước trong khu vực. Về thực chất, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp có tỉ lệ nửa thất nghiệp cao. Thêm vào đó, số người thất nghiệp ở đô thị ngày càng tăng và chủ yếu là những người vừa đến tuổi lao động, do dan số tăng nhanh so với các thập kỷ trước. Vì vậy vấn đề tạo thêm công ăn việc làm cũng là mục tiêu quan trọng trong những năm tới và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất chính là một biện pháp để tăng thêm việc làm. 3, Khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ tạo ra mối liên hệ ngược tác động trở lại nền kinh tế. Việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ tạo ra mối liên hệ ngược, thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế khác. Bởi vì, thông qua sử dụng nguyên vật liệu trong nước và các dịch vụ gia công chế biến sản phẩm cho khu công nghiệp, khu chế xuất từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế khác và nền kinh tế cùng phát triển. Việt Nam cũng hi vọng tác dụng này sẽ phát huy khi chúng ta phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. Bởi vì Việt Nam là một đất nước phong phú về lao động và tài nguyên rừng, biển, khoáng sản... đó là một tiềm năng để cung cấp nguyên liệu cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. ở một số nước tỉ lệ vật liệu trong nước cung cấp cho khu công nghiệp, khu chế xuất khá cao. ở Hàn quốc tỉ lệ này tăng từ 3% năm 1971 lên 34% năm 1979 và duy trì từ đó đến nay. Thông qua dịch vụ lắp ráp và chế biến sản phẩm cho khu công nghiệp, khu chế xuất số lao động tăng đáng kể. ở Hàn Quốc, năm 1985, số lao động này chiếm tới 25,7% trong đó đặc biệt là dịch vụ dệt, may số lao động chiếm tới 61% trong tổng số lao động của ngành. Và một yếu tố quan trọng là thông qua phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất chúng ta hi vọng sẽ tiếp xúc với khoa học kĩ thuật hiện đại, học hỏi phương thức quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ lành nghề của công nhân. khu công nghiệp, khu chế xuất còn cho phép khắc phục d ược những yếu kém và kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên những vùng rộng lớn của đất nước.
- Mặc dù chúng ta đang có chương trình triển khai trên quy mô lớn việc xây dựng kết cấu hạ tầng này nhưng việc triển khai nó trong thực tế đòi hỏi chúng ta những nguồn vốn hết sức lớn, cần thời gian dài và một quá trình tổ chức phức tạp. Khu công nghiệp, khu chế xuất là một địa bàn nhỏ hẹp có thể tập trung mọi điều kiện cần thiết để nâng cấp cơ sở hạ tầng của nó nhanh chóng đạt đến trình độ cao mà các doanh nghiệp thường đòi hỏi. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ đưa các doanh nghiệp trong nước tập trung thành những trung tâm để dễ bề quản lý. Đồng thời trong các khu công nghiệp việc phân nhóm các nhà máy được tiến hành một cách có hệ thống do đó việc đảm bảo môi trường được đảm bảo. Khu công nghiệp, khu chế xuất nếu được xây dựng thành công sẽ trở thành một mô hình kinh tế năng động có hiệu quả cao. Nơi đây sẽ đào tạo các cán bộ kĩ thuật ,cán bộ quản lý có trình độ cao, đủ sức vươn xa hơn ra thị trường thế giới. Khu công nghiệp, khu chế xuất có tác dụng như một bước đột phá về cách làm ăn mới,một tấm gương cho nhiều doanh nghiệp rút kinh nghiệm tạo nên sức hút với cả bên ngoài và với cả bên trong góp phần tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế. Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất là một đòi hỏi khách quan, một bước đi cần thiết và có nhiều tác dụng thực tiễn. III. Các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất . 1, Sự phù hợp của khu công nghiệp đó với quy hoạch phát triển hệ thống khu công nghiệp trong phạm vi cả nước, kế hoạch phát triển ngành kinh tế kĩ thuật cũng như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Khi xây dựng các khu công nghiệp cần xem xét các phương hướng mặt hàng sản xuất chủ yếu trong khu công nghiệp đó có phù họp với định hướng phát triển ngành kinh tế-kĩ thuật tương ứng hay không, kể cả định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm, bắt buộc phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hay được phép tiêu thụ một tỷ lệ nhất định tại thị trường Việt Nam.
- Vai trò và vị trí của khu công nghiệp trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương là yếu tố hết sức quan trọnh khi quyết định thành lập, bao gồm việc tạo ra năng lực cơ sở hạ tầng mới ở địa phương, hình thành các khu dân cư mới và yêu cầu giải quyết các vấn đề phát sinh. Việc thành lập các khu công nghiệp phải phù hợp với định hướng phát triển công nghệ của các ngành kinh tế-kĩ thuật, kể cả yêu cầu phát triển công nghệ, kĩ thuật cao, hiện đại đối với một số ngành mũi nhọn. 2, Các dự án thành lập khu công nghiệp phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu và có giải pháp khả thi trong việc phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng, trước hết là cơ sở hạ tầng kĩ thuật như giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thoát nước và xử lý nước thải. Khi xem xét cơ sở hạ tầng khu công nghiệp cần tính toán đầy đủ khả năng cung cấp từ bên ngoài, các đầu mối kĩ thuật, nhu cầu đầu tư và khả năng thực hiện, Trong khu công nghiệp, yếu tố này thường bị bỏ qua hoặc xem xét sơ sài trong khi nó đóng vai trò hết sức quan trọng, nhiều khi là quyết dịnh đảm bảo cơ sở hạ tầng tối thiểu cho hoạt động của khu công nghiệp. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội còn nghèo nàn như tình trạng chung hiên nay, khi quyết định thành lập khu công nghiệp có nghĩa là sẽ tập trung hàng vạn, thậm chí hàng chục vạn lao động vào một địa bàn chật hẹp nên việc giải quyết toàn diện, đồng bộ các yếu tố liên quan đến đời sống của số lao động này cùng với gia đình họ là yếu tố hết sức quan trọng bao gồm nhà ở với các điều kiện và phương thức thực hiện hợp lý hệ thống thương nghiệp đi lại... Bao trùm lên toàn bộ vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp phải xác định được nhu cầu tổng vốn đầu tư và phương thức tổ chức thực hiện. Doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, dù đó là doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, phải đóng vai trò chủ đạo trong việc khâu nối đồng bộ hoá các khâu có liên quan để đảm bảo vận hành khu công nghiệp có hiệu quả.
- 3, Yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định nhất khi xem xét thành lập các khu công nghiệp là kế hoạch vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào khu công nghiệp. Trong số các khu công nghiệp được quyết định thành lập, một số khu công nghiệp kể cả liên doanh với nước ngoài đã xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh đồng bộ và tương đối hiện đại song vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư vào. Điều này, ngoài các yếu tố chung của môi đầu tư của đất nước, còn có phần do chủ quan của doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng và nếu kéo dài tình trạng không thu hút được các nhà đầu tư thì sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng nói riêng và đất nước nói chung. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng đưa ra giá cho thuê đất lại quá cao so với mức giá của các dự án ngoài khu công nghiệp ở gần đó. Ngoài ra trong nhiều trường hợp họ còn áp dụng phương thức trả tiền thuê lại đất một lần cho thơì gian quá dài, thậm chí đến 50 năm nên làm cho nhiều nhà đầu tư ngần ngại khi quyết định đầu tư vào khu công nghiệp. Tóm lại, việc hình thành các khu công nghiệp mà mục tiêu cuối cùng là các xí nghiệp sản xuất công nghiệp cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại, bảo vệ môi trường trong sạch là quá trình lâu dài, phức tạp. Khi ra quyết định thành lập các khu công nghiệp đó, nếu xét kĩ các vấn đề nêu trên thì cơ bản sẽ tránh được nhiều rủi ro, tránh được lãng phí đầu tư có thể xảy ra. IV. Những nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp, khu chế xuất 1, Các yếu tố bên trong: 1.1.Vị trí địa lý:
- Trong 10 yếu tố thành công của khu công nghiệp, khu chế xuất của hiệp hội các khu chế xuất thế giới đã tổng kết thì có hai yếu tố thuộc về yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên. Đó là: Gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển. Có nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động. Rõ ràng việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các khu vực này sẽ tạn dụng được đầu vào sẵn có, làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện mở rộng trong điều kiện khu công nghiệp thành công. 1.2. Vị trí kinh tế xã hội: Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị. Do đó sẽ là nơi tập trung nhiều ngành sản xuất, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, đội ngũ lao động có trình độ cao, chuyên môn giỏi. Do vậy hiện nay ở nước ta các khu công nghiệp, khu chế xuất chủ yếu tập chung ở các thành phố lớn để tận dụng các diều kiện sẵn có, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, tạo sức hấp dẫn các nhà đầu tư. 1.3. Kết cấu hạ tầng: Đây là yếu tố (xuất phát điểm) có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mối quan tâm là vị trí thì với các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh lại là kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng: điện, nước, công trình công cộng khác đường xá, cầu cống... Tác động trực tiếp đến giá thuê đất, ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư. 1.4. Khả năng vốn đầu tư. ở các nước trên thế giới vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thường chủ yếu là vốn nhà nước. Những năm ngần đây ở nước ta đã huy động được nguồn vốn liên doanh khá lớn chủ yếu do phương thức BOT, BTO, BT vốn nước ngoài. thường chiếm 70% vốn pháp định , bên Việt Nam góp 30% thường là giá trị sử dụng đất.
- Khuyến khích phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong những năm gần đây nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách vĩ mô và có hỗ trợ trong việc vay tín dụng, tạo các quỹ hỗ trợ đầu tư... 1.5. Thị trường trong nước. Đối với các công ty nước ngoài, mục tiêu đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất là tận dụng thị tr ường nước chủ nhà, đưa nguồn vốn và hoạt động sinh lợi tránh tình trạng ứ đọng vốn, đồng thời có thể tận dụng được nguồn tài nguyên nhân công rẻ cộng với thị trường rộng lớn. Nghiên cứu thị trưòng là một trong các hạng mục phải xem xét trong quá trình lập dự án nghiên cứukhả thi. 2. Các yếu tố bên ngoài: 2.1. Vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn mong muốn có một môi trường đầu tư có lợi nhất song không phải bất kỳ đâu họ cũng bỏ vốn vào đầu tư. 2.2. Yếu tố thị trường. Các sản phẩm chế xuất bán ra trên thị trường giá cả. Do đó đối với các nhà sản xuất chiến lược thị trường, mở rộng thị trường là những vấn đề có tính quyết định. 2.3. Yếu tố chính trị. Quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ là dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Thông thường những tác động này thể hiện ở: Việc giành cho các nước kém phát triển điều kiện ưu đãi về vốn đặc biệt là vốn ODA, các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu đãi. - Tạo điều kiện xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm, thiết bị công nghệ. - Ký kết các hiệp ước thương mại giữa các Chính phủ cho phép các tổ chức kinh tế, cá nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang nước kia.
- Sơ đồ biểu hiện các nhân tố tác động đến việc phát triển khu công nghiệp. Các yếu tố cơ bản Yếu tố bên Yếu tố bên trong ngoài Vị Vị Kết Kh ả Kh ả Vốn Th ị Các trí trí cấu năng năng đầu trườn yếu địa kinh hạ vốn th ị tư g tố lý tầng tế đầu trườn nước nước chính tư ngoài ngoài tr ị xã g hội trong nước V . Quy chế quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất: 1. Những quy định chung. Nghị định 36/CP của Chính phủ về thành lập quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất. Điều 1 có ghi " Nhà nước bảo hộ, khuyến khích, đối xử bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, các tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo trong nước và nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp,
- khu chế xuất, khu công nghệ cao(gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng cho từng loại khu). Điều 3 " Đối tượng áp dụng của luật khu công nghiệp bao gồm: Nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư ngoài nước. Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và là người nước ngoài thường trú ở Việt Nam. Các tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, các tổ chức hành chính sự nghiệp, quản lý nhà nước có liên quan. Điều 5: Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: "Khu công nghệ cao" là khu tập trung các đơn vị gồm công ty phát triển khu công nghệ cao quản lý cung cấp các hạ tầng kĩ thuật và các tiện ích phục vụ cho phát triển khu công nghệ cao, các đơn vị hoạt động phục vụ cho hoạt động phát triển khu công nghệ cao bao gồm nghiên cứu- triển khai khoa học- công nghệ, đào tạo, các doanh nghiệp công nghiệp kĩ thuật cao và các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan. Khu công nghệ cao có ranh giới địa lý xác định, có khu dân cư riêng, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. " Công ty phát triển khu công nghiệp" là công ty được thành lập và hoạt động theo quy định của luật này phục vụ cho phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. " Doanh nghiệp khu chế xuất" là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu trong khu chế xuất. " Doanh nghiệp khu công nghiệp" là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, gồm công ty phát triển khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất.
- " Doanh nghiệp sản xuất khu công nghiệp" là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp, được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp. " Doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiệp" là doanh nghiệp được thành lập trong khu công nghiệp, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khác. " Công nghệ kĩ thuật cao" là ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao để sản xuất ra sản phẩm kĩ thuật cao. 2. Quản lý nhà nước về khu công nghiệp. Điều 54 ghi "Nội dung quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao bao gồm: 1, _ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển. 2, _ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. 3, _ Hướng dẫn các ngành, các địa phương trong việc thực hiện các hoạt động khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. 4, _ Cấp, thu hồi giấy phép, giấy đăng kí các loại. 5, _ Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. 6, _ Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. 7, _ Thúc đẩy, kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Điều 55 " Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Giúp Chính phủ quản lý nhà nước các khu công nghiệp bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp. Cơ quan quản lý khu công nghiệp cấp trung ương. Cơ quan quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh. Cơ quan quản lý khu công nghệ cao. Điều 57: Chính phủ quy định cụ thể quan hệ công tác trong quản lý nhà nước về khu công nghiệp giữa các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh với cơ
- quan quản lý khu công nghiệp cấp trung ương và cơ quan quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, cơ quan quản lý khu công nghệ cao. Điều 58: Cơ quan quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh là cơ quan quản lý trực tiếp các khu công nghiệp trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1. Cụ thể hoá và hướng dãn thực hiện các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. 2. Xây dựng và tổng hợp kế hoạch hàng năm phát triển khu công nghiệp trình các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch này. 3. Chủ trì tổ chức kiểm tra định kỳ để đánh giá tình hình thực hiện các quy định của quyết định cho phép đầu tư, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp khu công nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề phát sinh, thực hiện đúng quy định của quyết định cho phép đầu tư và quy định của pháp luật 4. Thẩm định và cấp quyết định cho phép đầu tư cho các nhà đầu tư kinh doanh đầu tư vào khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ. 5. Thực hiện các nội dung quản lý, cấp giấy đăng ký thuê lại đất (cấp đồng thời với quyết định cho phép đầu tư ), quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, quản lý thương mại, quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết và thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến đầu tư, xây dựng, đấu thầu, quản lý lao động và một số nội dung quản lý nhà nước khác do Chính phủ quy định. 6. Phối hợp công tác với các cơ chuyên ngành ngân hàng, hải quan, thuế vụ, bưu điện, công an, bảo hiểm và các cơ quan chuyên ngành cần thiết khác tổ chức thực hiện giải quyết tại chỗ các phát sinh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này. 7. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân và đào tạo nguồn nhân lực cho khu công nghiệp. 8. Bảo đảm thực hiện các hoạt động, theo đúnh pháp luật và các quy định áp dụng cho khu công nghiệp và bảo hộ người lao động và tài sản trong khu công nghiệp không bị xâm phạm.
- Điều 59: Cơ quan quản lý khu công nghệ cao là cơ quan quản lý nhà nước một khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như cơ quan quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh quy định tại điều 58 luật này và các quy định như sau: 1. Được nhà nước giao đất để phát triển khu công nghệ cao và thống nhất quản lý trong khu công nghệ cao. 2. Giải quyết những vấn đề liên quan đến quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, quản lý các loại dịch vụ liên quan đến hoạt động khu công nghệ cao. 3.Phối hợp với uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quy hoạch, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng khu dân cư, các cơ sở khácphục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghệ cao và quản lý các cơ sở này, đến khi có đủ điều kiện giao cho cơ quan quản lý hành chính địa phương quản lý theo quy định hiện hành. VI. Kinh nghiệm đầu tư phát triển và quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất ở một số nước Đông á. * Khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và một số tiểu khu vực khác. Trong phần này , xin chỉ đề cập đến khu công nghiệp, khu chế xuất ở một số nước Đông á. 1. Từ những thành tựu của các nước đi trước: 1.1- Đài Loan. Trong hơn ba thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến và theo dõi sự xuất hiện và phát triển với tốc độ cao đến chóng mặt của "các con rồng Châu á" trong đó Đài Loan được coi là hiện tượng đặc thù. Đài Loan thuộc loại hình kinh tế hải đảo đất chật người đông, tài nguyên nghèo nàn (Diện tích khoảng 3600km2, chủ yếu là đồi núi, dân số 21,5 triệu
- người, mức độ phụ thuộc kinh tế trong nước vào hoạt động ngoại thương rất lớn. Chính phủ Đài Loan hiểu rằng họ không thể dựa vào phát triển nông ngư nghiệp mà phải chọn cho mình một phương thức thích hợp khác để phát triển kinh tế và họ đã chọn phương thức phát triển công nghiệp nhất là ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động. Như vậy ngay từ đầu Đài Loan đã xác định được vai trò quan trọng của khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước mình. Việc Đài Loan tập trung các xí nghiệp công nghiệp vào các khu côn g nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, trong khu đất dành cho xây dựng khu công nghiệp có thể chủ động xây dựng hạ tầng kĩ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước sẵn sàng đầu tư và xây dựng nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu. Thứ hai, nhờ bố trí sản xuất tập trung nên việc tổ chức sản xuất (như cung cấp điện nước, vân tải nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và sản phẩm, xử lý nước thải...) cũng thuận lợi hơn tạo điều kiện trực tiếp cho việc giảm tối đa chi phí của các xí nghiệp. Sau cùng nhờ có khu công nghiệp nên đã giảm dần và tiến tới chấm dứt xây dựng nhà máy riêng lẻ, phân tán trong nội thành, nội thị hoặc chiếm đất nông nghiệp, ngư nghiệp đặc dụng để xây dựng nhà máy, góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp với vốn eo hẹp của Đài Loan, các khu công nghiệp thường được bố trí tại những vùng đất cằn cỗi hoặc lấn biển. Một ví dụ minh hoạ điển hình cho ích lợi của việc xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là vào những năm 60-70 người ta đã chuyển 192,3 ha đất nông nghiệp (chủ yếu là đất trồng mía) để xây dựng ba khu công nghiệp: Cao Hùng, Nam Tử, Đài Trung. Hãy thử phân tích: - Nếu trồng mía, mỗi ha cho thu hoạch 1,4 triệu USD/ năm, và tạo việc làm cho 40 lao động. Như vậy 192,3 ha trồng mía đã tạo ra 269,22 triệu USD/ năm và tạo ra việc làm cho 7500-8000 lao động.
- - Khi chuyển 192,3 ha khu chế xuất, hiệu quả sử dụng đất tăng vọt chỉ tính trong 3 quí đầu năm 1995, ba KCX đã đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 61,136 tỷ USD, nhập khẩu 32,363 tỷ USD, xuất siêu 28,773 tỷ USD, thu hút 95000 lao động. Đại bộ phận giá trị hàng xuất khẩu là được sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Trong 30 năm qua, hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao đã đóng vai trò rất quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Đài Loan, phân bố rộng khắp hầu như huyện nào cũng có khu công nghiệp. Mỗi khu công nghiệp là hạt nhân thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng. Trong đó đặc biệt là khu công nghệ cao Hsinchu, khu công nghệ cao này đã đạt được những kết quả rất đa dạng, góp phần nâng cao năng lực công nghệ nội sinh và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao của Đài Loan. Đây là một mẫu hình gần gũi với những quan điểm xây dựng khu công nghệ cao Hoà Lạc của ta. Khu công nghệ cao Hsinchu được bắt đầu xây dựng vào năm 1980 theo quyết định của Chính Phủ Đài Loan, do Uỷ ban khoa học nhà nước Đài Loan chuẩn bị tổ chức triển khai. Khu nằm cách Đài Bắc 80 km về phía Tây Bắc, trên diện tích quy hoạch là 2.100 ha, cách sân bay quốc tế Đài Bắc gần 80 km đường bộ, có 2 đường cao tốc dẫn tới khu. Khu được xây dựng phát triển theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1 trên diện tích 270 ha, giai đoạn 2 mở thêm 110 ha, hiện nay đang triển khai phát triển giai đoạn 3 trên diện tích 170 ha. Từ lúc chỉ có 59 công ty tham gia đầu tư vào năm 1986, sau 10 năm (đến cuối năm 1995) số công ty gia nhập khu đạt 180. Trong 5 năm 1991-1995 tốc độ các công ty gia nhập khu tăng trung bình hàng năm là 8,33%. Đến cuối năm 1995 có 42.257 người làm việc tại khu so với 8.276 người năm 1986 tăng hơn 5 lần. Trong 5 năm 1991-1995 tốc độ tăng nhân lực trung bình trong khu là 13,8%. Điều đáng lưu ý là các công ty của Đài Loan chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ với số nhân viên trung bình của một công ty là 235. Ngay ở lĩnh vực phát triển nhất là mạch tích hợp, số nhân viên trung bình của một công ty cũng chỉ khoảng 400 người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Một số giải pháp huy động vốn nhằm thúc đẩy sự pháp triển của các doanh nghiệp
17 p | 562 | 202
-
Tiểu luận: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ”
89 p | 580 | 202
-
Tiểu luận: “Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp (FDI ) nhằm hình thành và phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ”
57 p | 576 | 185
-
Tiểu luận: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty liên doanh Thép VSC - POSCO”
92 p | 423 | 155
-
Tiểu luận: " Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty In Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm"
69 p | 308 | 136
-
Tiểu luận: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu thầu ở Công ty cầu 14 -Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, Bộ giao thông vận tải"
102 p | 515 | 134
-
Tiểu luận: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
97 p | 323 | 119
-
Tiểu luận Một số giải biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn Cố Định tại Công ty chè Long Phú
30 p | 267 | 94
-
Tiểu luận: " Một số giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty gạch ốp lát Hà nội"
75 p | 289 | 88
-
Tiểu luận: "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo tại Yên Bái"
60 p | 134 | 76
-
Tiểu luận: “Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Dược Liệu Trung Ương I”
80 p | 238 | 72
-
Tiểu luận: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty may Hồ Gươm”
96 p | 196 | 56
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước
34 p | 469 | 51
-
TIỂU LUẬN:Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ ở Công ty Thực Phẩm Hà Nội.Lời nói đầuSau 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước thay đổi, cùng hoà nhập chung vào nền kinh tế thị trường đầy sôi động của khu vực cũng như của t
78 p | 185 | 40
-
Tiểu luận: Một số giải pháp hỗ trợ người khuyết tật
13 p | 807 | 36
-
Tiểu luận: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội"
34 p | 170 | 34
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô
103 p | 125 | 13
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp khắc phục những yếu kém về hoạt động tài chính cho công ty TNHH Hợp Hưng
61 p | 128 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn