intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Những tác động của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh

Chia sẻ: Phan Thị Lan Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

269
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Những tác động của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh tập trung trình bày các vấn đề cơ bản tổng quan về chiến tranh Triều Tiên (1950-1953); tác động của chiến tranh Triều Tiên tới các mỗi quan hệ Xô – Mỹ, Xô – Trung, Trung – Mỹ và Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Những tác động của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh

  1. LỜI MỞ ĐẦU Như  chúng ta đã biết, bán đảo Triều Tiên có một vị  trí địa –  chiến lược hết sức quan trọng tại khu vực Đông Bắc Á nói riêng và  Châu Á – Thái Bình Dương nói chung.  Ngày nay, những căng thẳng  trên bán đảo này không ngừng leo thang khiến cho Quan hệ quốc tế  trở nên càng phức tạp. Nơi đây tồn tại sự đan xen lợi ích của nhiều  cường quốc từ  chiến tranh thế  giới thứ  hai. Những lợi ích trở  nên  xung đột nhất khi chiến tranh Triều Tiên (1950­1953) xảy ra. Bài  tiểu luận này sẽ  trình bày một cách rõ ràng Những tác động của  chiến  tranh  Triều  Tiên  đến quan hệ  quốc tế  trong thời  kỳ  Chiến Tranh Lạnh. Bài tiểu luận chia thành hai phần: Phần 1: Tổng quan về chiến tranh Triều Tiên (1950­1953) Phần 2: Tác  động của chiến tranh Triều Tiên tới các mỗi   quan hệ  Xô – Mỹ, Xô – Trung, Trung – Mỹ  và Đông Dương trong   thời kỳ chiến tranh Lạnh
  2. NỘI DUNG I. Tổng quan về chiến tranh Triều Tiên (1950­1953)  Chiến tranh Triều Tiên (1950­1953) là một cuộc chiến tranh   nóng đầu tiên trong thời kỳ  chiến tranh Lạnh và cũng là một cuộc  xung đột nghiêm trọng nhất giữa Đông – Tây1. Cuộc chiến tranh này  không đơn thuần là sự  tranh chấp để  thống nhất bán đảo giữa hai   miền Nam – Bắc mà nó còn có sự  tham gia của nhiều lực lượng  phức tạp khác, không chỉ có sự đối đầu về hệ tự tưởng mà còn đối  lập về lợi ích. 1. Cơ sở hình thành Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai đi đến hồi kết thì việc phân  chia phạm vi  ảnh hưởng giữa các cường quốc trở  thành vấn đề  nóng hơn bao giờ hết. Nếu ở châu Âu có vấn đề Đức thì ở Châu Á,  vấn đề  Triều Tiên là một trong những “tấm gương phản chiếu sự  so sánh lực lượng của hai siêu cường”2 là Liên Xô đứng đầu phe xã  hội của nghĩa và Mỹ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa. Tháng 8 năm 1945 Hoa Kì  đề  nghị  với Liên Xô phân chia   Triều Tiên thành hai vùng hoạt động quân sự  dọc theo vĩ tuyến 38.  Miền Bắc thuộc vùng kiểm soát của Liên Xô còn miền Nam do Mỹ  kiểm soát. Stalin chấp thuận đề  nghị  này và lấy vĩ tuyến 38 làm  ranh giới  của hai vùng hoạt động. Từ  đó hai phần của bán đảo  Triều Tiên chịu sự  khống chế  của hai cường quốc. Cộng hòa dân  chủ  nhân dân Triều Tiên dưới sự  lãnh đạo của Kim Nhật Thành  không phải lúc nào cũng phục tùng các chỉ  thị  của I.V Stalin.  Ở  miền Nam Triều Tiên cũng vậy, chính quyền của Lý Thừa Vãn tồn  tại với sự  viện trợ  của Mỹ  nhưng vẫn có những tham vọng hiếu  1 Trương Tiểu Minh, Chiến tranh lạnh và di sản của nó, Nxb chính trị Quốc gia, 2002, tr.109. 2 Như trên, tr.110.
  3. chiến muốn thống nhất hai miền đất nước. Song, trong nhiều năm  đầu của sự  chia cắt, tham vọng này khó thực hiện được bởi  ảnh  hưởng của hai siêu cường. Tại bán đảo Triều Tiên thời điểm này đã   tồn tại hai quốc gia với hai chế độ chính trị đối lập nhau. Đến năm  1948, sự thành lập của hai nước  ở miền Nam – Bắc là minh chứng   rõ nét nhất cho sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mỹ, hai khối Đông –  Tây trong quỹ  đạo của Chiến tranh Lạnh. Đây là bối cảnh cơ  bản   cho sự bùng nổ chiến tranh Triều Tiên vào ngày 25/6/1950. Bên cạnh việc lãnh đạo hai bên đều muốn thống nhất đất  nước theo kiểu riêng, nhằm mở rộng chế độ chính trị của mình sang  phía bên kia thì chính Stalin cũng có nguyện vọng về  một nước  Triều Tiên thống nhất sau khi Ngoại trưởng Mỹ  D.Acheson tuyên  bố quần đảo Alevatiennes và quần đảo Ryukyus – Nhật Bản thuộc  “chu vi an toàn” của Mỹ   ở  Đông Bắc Á. Hiển nhiên, theo bài diễn  văn đó, bán đảo Triều Tiên nằm ngoài “chu vi an toàn” này. Điều  này đã làm xua đi nỗi hoài nghi của Stalin rằng Mỹ sẽ đưa quân đến  can  thiệp  vào các  công  việc  của Tiều Tiên3.  Đồng thời,  sau  khi  Đảng cộng sản Trung Quốc dành được chính quyền thì căn cứ  để  Stalin hi vọng về một Triều Tiên thống nhất theo mô thức của miền   Bắc lại càng rõ ràng hơn. Theo các bằng chứng lưu trữ  là chính  I.V.Stalin đã trực tiếp đề  xướng khởi động chiến tranh4. Bằng sự  thúc đẩy của môi trường quốc tế và sự quyết đoán của các nhà lãnh   đạo phương Bắc mà ngày 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Cộng hòa   dân chủ  nhân dân Triều Tiên vượt qua giới tuyến Triều Tiên  ở  vĩ  tuyến 38, đánh về phía Seoul, mở đầu cho cuộc nội chiến tiềm tàng  nhiều nguy cơ về sự đụng độ của hai cường quốc. 2. Các lực lượng liên quan 3 Kathryn Wesathersby, the Soviet Role in the Early Phase of the Korean War: New documents evedence”, Winter 1993, tr.433. 4 A.V.Torkunov, Cuộc chiến tranh bí ẩn: xung đột Triều Tiên 1950-1953, Nxb. Rosspen, 2002.
  4. Chiến tranh Triều Tiên ban đầu nổ ra dưới hình thức của một  cuộc nội chiến với sự  tham gia của hai lực lượng là quân đội của   Nam­Bắc Triều Tiên. Song với tình hình căng thẳng của chính trị  thế  giới lúc bấy giờ  và vị  thế  chiến lược của Triều Tiên mà nội  chiến đã phát triển dần dần và có nguy cơ trở thành một cuộc chiến  tranh lớn. Tuy hai nước đứng đầu phe Đông – Tây không trực tiếp  tham gia nhưng rõ ràng ta vẫn thấy được đây là cuộc chiến tranh  xung đột giữa hai phe xã hội chủ  nghĩa và tư  bản chủ  nghĩa. Lực   lượng gìn giữ  hòa bình của Liên hợp quốc vào cuộc để  giúp đỡ  quân Nam Triều Tiên mà thành phần chủ  yếu là quân Mỹ, chịu sự  chỉ   đạo  của   chính  quyền   H.   Truman.  Về   phía   quân  Bắc,   những   động thái của quân đội Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng  chịu sự  chi phối một phần của người anh cả  Liên Xô. Đồng thời  cũng nhận được sự  giúp sức vô cùng to lớn của nước Cộng hòa  nhân dân Trung Hoa. Do đó có thể thấy thành phần lực lượng tham  chiến khá phức tạp. Rõ ràng chỉ có hai phe chứ không có bên thứ ba  tham dự  nhưng tính chất của nó lại không hề  đơn giản. Những   quốc gia tham gia đều có lợi ích và quan điểm nhìn chung là khác   nhau nên đã tạo ra sự  phức tạp về  lực lượng liên quan trong cuộc   chiến tranh Triều Tiên. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc nội chiến nổ ra, tình hình hết  sức bất lợi cho Hàn Quốc. Ngày 27 tháng 6, tổng thống H. Truman  ra lệnh cho lực lượng vũ trang Mỹ   ở  Viễn Đông phải trợ  giúp cho  Hàn Quốc mà không chờ  tiếng nói của Hội đồng Bảo an Liên hợp  quốc vì tình hình Hàn Quốc lúc đó hết sức nguy nan. Cùng ngày hôm  đó Hội đồng Bảo an cũng đưa ra khuyến nghị chung cho tất cả các  nước thành viên Liên hợp quốc giúp đỡ  Nam Triều Tiên. Những   quyết định này không bị sự phủ quyết của Liên Xô gây trở ngại do  đại diện của Liên Xô không đến dự  các cuộc họp của Hội đồng  Bảo an để phản đối việc phương Tây không trao cho những người  Cộng sản Trung Quốc quyền được đại diện cho Cộng hòa nhân dân  Trung Hoa tại Liên hợp Quốc. Sau nghị  quyết thứ  ba của Liên hợp quốc về  việc thành lập   một đội quân đa quốc gia  ở Triều Tiên dưới sự chỉ huy của Mỹ thì  việc hoạt động vũ trang của Mỹ   ở  Triều Tiên càng có cơ  sở  pháp 
  5. lý. Do đó mà tình hình chiến sự  khả  quan hơn cho phía Hàn Quốc.   Quân đội Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên bắt đầu rút lui. Song lòng tham của quân đội Mỹ  không chỉ  dừng lại  ở  đó.   Được đà chiến thắng, quân Mỹ   ở  Triều Tiên chiếm Bình Nhưỡng  rồi tiến về  phía biên giới của Cộng hòa dân chủ  nhân dân Triều  Tiên với Trung Quốc và Liên Xô nhằm sáp nhập miền Bắc vào  miền Nam5.  Để ngăn chặn âm mưu này, ngày 25 tháng 10 năm 1950, Cộng   hòa nhân dân Trung Hoa đã chính thức tham chiến theo yêu cầu của  Liên Xô và Cộng hòa dân chủ  nhân dân Triều Tiên. Seoul nhanh  chóng bị  quân cộng sản tái chiếm. Lực lượng Liên hợp quốc mà  nòng cốt là quân đội Mỹ đến đầu năm 1951 rơi vào tình thế cực kỳ  khó   khăn,  có   nguy   cơ   thất  bại  hoàn   toàn.   Tuy   vậy   nhưng   chính  quyền Mỹ vẫn bác bỏ đề  nghị của tổng chỉ huy lực lượng vũ trang  Mỹ   ở  Viễn Đông D.McArthur là mở  rộng chiến dịch và tấn công  vào Trung Quốc để đảm bảo sẽ không có cuộc chiến tranh lớn nào  xảy ra do lo ngại việc Liên Xô cũng sẽ tham gia vào cuộc chiến trên  cơ  sở  Hiệp  ước hữu nghị  liên   minh tương trợ  Xô – Trung. Song  tướng D.MacArthur vẫn tuyên bố  đe dọa sẽ  dùng vũ khí nguyên tử  nếu quân đội Trung Quốc không chấm dứt tiến công ở Triều Tiên. Tình hình trở  nên căng thẳng hơn bao giờ  hết. Ban lãnh đạo   Soviet đã có những bước đi kiên quyết nhằm thuyết phục Trung   Quốc dừng tiến công. Khi đó, lực lượng Liên hợp quốc đã phản  công, chiến tuyến lại được ổn định ở vĩ tuyến 38. Song song với đó   chính quyền của H.Truman tỏ  ý muốn dùng biện pháp đàm phán  trên cơ  sở  ngừng bắn và tìm giải pháp tối  ưu hơn cho khu vực.  Ngày 10/7/1951, với sự ủng hộ bất thành văn của Liên Xô, cuộc đàm  phán đình chiến giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Trung   Quốc và lực lượng gìn giữ  hòa bình của Liên hợp quốc chính thức   bắt đầu. Sau những tranh luận gay gắt qua nhiều năm, cuối cùng   đình chiến ở Triều Tiên đã được thực hiện vào tháng 7 năm 1953. 5 Bogaturov Aleksey Demofenovich, Avekov Viktor Viktorovich, Lịch sử quan hệ quốc tế, Đặng Quang Chung dịch, H: Chính trị quốc gia,2012, tr.154
  6. Tuy cuộc chiến tranh chỉ  kéo dài có ba năm nhưng tác động  của nó đã làm tình hình chiến tranh Lạnh thêm căng thẳng, quan hệ  quốc tế trở nên phức tạp hơn. Cụ thể là chiến tranh Triều Tiên tạo  nên sự mâu thuẫn giữa một số quốc gia, đồng thời, nó cũng là nhân  tố  thúc đẩy sự  hợp tác sau này. Tất cả  sẽ  được làm rõ trong phần   tiếp theo của bài tiểu luận. II. Tác động của chiến tranh Triều Tiên (1950­1953) tới  QHQT thời kì chiến tranh Lạnh 1. Tác động đến quan hệ Xô – Mỹ Chiến tranh Triều Tiên đẩy mạnh quân sự  hóa chiến tranh  Lạnh Đông – Tây, khiến cho chiến tranh lạnh bước vào giai đoạn  hết sức căng thẳng, ác liệt. Chưa bao giờ  mối quan hệ  giữa hai   cường quốc lại xấu đến như vậy cho dù hai phe không trực tiếp đối   đầu. Ngay từ  trước khi chiến tranh Triều Tiên xảy ra Mỹ  đã luôn  lo sợ  về  sự  bành trướng của Liên Xô. Năm 1949, Liên Xô chế  tạo  thành công bom nguyên tử. Cùng năm đó Đảng Cộng sản Trung   Quốc kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục. Chính phủ Washington  đã rất lo lắng về điều này và cho rằng trong vài năm tới Liên Xô sẽ  tấn công để  thực hiện kế  hoạch thống trị  toàn cầu. Tới khi nội  chiến ở Triều Tiên nổ ra, tổng thống Truman đã gia tăng ngân sách  Quốc phòng như theo kế hoạch NSC­68 đề  ra trước đó. Chính phủ  Mỹ cho rằng hành động quân sự của Bắc Triều Tiên là do Liên Xô  thao túng, vì thế  mà nhanh chóng can thiệp, coi đó là bước ngăn  chặn sự  bành trướng của Liên Xô.   Chính phủ  Mỹ  chắc chắn đã  khuếch trương “yếu tố  Liên Xô” dẫn đến sự  bùng nổ  chiến tranh  Triều Tiên6. Mặt khác, chiến tranh Triều Tiên lại chính là một lý do  chính đáng cho sự  có mặt của Mỹ   ở  Đông Bắc Á để  thực hiện   nhiệm vụ chống cộng như tổng thống Truman tuyên bố: “Sự phòng  thủ   của   Hoa   Kỳ   phải   vươn   tới   Triều   Tiên,   Đài   Loan   và   Đông  6 Trương Tiểu Minh, Chiến tranh lạnh và di sản của nó, Nxb chính trị Quốc gia, 2002, tr.118.
  7. Dương”7. Tuy nhiên, trong suốt ba năm, hai nước không khi nào trực   tiếp   bước   vào   trận   chiến   mà   có   thái   độ   tích   cực   tìm   kiếm   con   đường hòa bình để  giải quyết vấn đề. Đó là một trong những yếu  tố  quan trọng dẫn đến đình chiến  ở  Triều Tiên. Đặc điểm của hai   siêu cường xử lý xung đột Đông – Tây trong chiến tranh Lạnh một  lần nữa được thể hiện rõ trong chiến tranh Triều Tiên. Nói tóm lại, chiến tranh Triều Tiên là đỉnh cao của sự  đối  đầu Đông – Tây ở Đông Á. 2. Tác động đến quan hệ Xô – Trung Chiến   tranh   Triều   Tiên   là   một   phép   thử   đối   với   quan   hệ  Trung – Xô, làm cho quan hệ  Xô – Trung vốn tiềm tàng những bất   ổn,   chuyển   hẳn   sang   trạng   thái   căng   thẳng,   mâu   thuẫn,   xấu   đi  nhanh chóng vào cuối thập kỷ 50. Từ  lúc nội chiến tại Triều Tiên có nguy cơ  nổ  ra, thực sự  Trung  Quốc  không  muốn  dính  líu  vào  vì   Đảng  Cộng  sản  Trung   Quốc mới lên nắm quyền, còn trăm việc bề  bộn. Nhưng là một  thành viên nước xã hội chủ  nghĩa và là láng giềng thân thiết với  Triều Tiên nên Trung Quốc ủng hộ tối đa sự nghiệp thống nhất đất  nước của nước bạn. Sự hi sinh to lớn đó của Trung Quốc còn là để  bảo vệ lợi ích phe xã hội chủ  nghĩa. Cùng chiến đấu với nhau trên  mặt trận thống nhất Triều Tiên của phía Bắc Triều, cùng trải qua  bao khó khăn, thử  thách, cùng ký hiệp  ước hữu nghị, tương trợ,   quan hệ Xô – Trung tưởng chừng thắm thiết hơn bao giờ hết. Song, chiến tranh Triều Tiên cũng bộc lộ  kẽ  nứt tiềm  ẩn  trong quan hệ  đồng minh Xô – Trung.Khi chiến đấu  ở  Triều Tiên,  Mao Trạch Đông yêu cầu Liên Xô viện trợ  thêm hàng hóa, bảo vệ  biên  giới,   các  khu  công   nghiệp  và  quân  đội  Trung  Quốc   từ  trên  không. Nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc này cân nhắc để  tham  gia cuộc chiến tranh với những điều kiện có lợi nhất, đặc biệt là  tranh thủ vũ khí hiện đại từ Liên Xô, xây dừng nền quốc phòng vốn   nhiều lỗ  hổng. Nhưng tại thời điểm Trung Quốc cần hơn bao giờ  7 Trần Trọng Trung (1986), Một cuộc chiến tranh sáu đời Tổng thống, tập 1, Nxb Văn Nghệ  TPHồ Chí Minh., tr. 11.
  8. hết thì Liên Xô từ chối yểm trợ không quân đã giáng một đòn chí tử  vào liên minh Trung – Xô. Thực chất vì mục tiêu trong chính sách  đối ngoại của Liên Xô là tránh xung đột trực tiếp với Mỹ. Mặc dù  Trung Quốc tham chiến cũng có những tính toán riêng, nhưng sự cư  xử của Liên Xô làm Trung Quốc ngờ vực mình bị  biến thành “tấm  lá chắn an ninh”  ở khu vực Đông Á. Tuy cùng chống kẻ  thù chung  song phần lớn chi phí chiến tranh là của Trung Quốc, Liên Xô cung  cấp ít và không kịp thời. Do quá tập trung trên mặt trận Triều Tiên  mà cơ  hội sáp nhập Đài Loan vào đại lục của Trung Quốc cũng bị  nhỏ đi. Nhìn chung, những mầm mống cho sự rạn nứt quan hệ Xô – Trung đã được nảy mầm từ những ngày đầu chiến tranh Triều Tiên.  Song sự hợp tác Xô – Trung – Triều đã khiến phe tư bản chủ nghĩa   không thể thắng lợi trong chiến tranh Triều Tiên. Điều đó là một sự  cổ vũ lớn cho phong trào cách mạng châu Á. 3. Tác động đến quan hệ Trung – Mỹ Trong mối quan hệ  Trung – Mỹ, chiến tranh Triều Tiên đã mở  ra   thời kỳ  xung đột, đối đầu giữa hai nước về  rất nhiều vấn đề, mà  tiêu biểu là vấn đề  Đài Loan. Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết   thúc, trong nhận thức của người Mỹ, Trung Quốc đã trở thành một   đối thủ  nguy hiểm đối với Mỹ  ­ thậm chí nguy hiểm hơn cả  Liên  Xô ­ ở Châu Á8. Từ năm 1949 thành lập Trung Quốc mới cho đến cuối thập kỷ 1950,  đặc điểm cơ  bản của ngoại giao Trung Quốc là “liên Xô, chống   Mỹ”. Nên quan hệ  của Trung Quốc với phe  đế  quốc chủ  nghĩa  phương Tây do Mỹ cầm đầu là rất căng thẳng. Từ bao lâu này, Mỹ  giúp  đỡ  chính quyền Tưởng Giới  Thạch là Quốc dân  Đảng nội  chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính quyền Mỹ  luôn phủ  nhận điều kiện pháp lý của Trung Quốc mới, ngăn cản Trung Quốc   mới thay thế quyền đại diện của Quốc dân Đảng tại Liên hợp quốc  và các tổ chức Quốc tế khác. Vì vậy, suy tính từ lợi ích quốc gia thì  Mỹ là mỗi nguy hại rất lớn của Trung Quốc mới. 8 Peter Calvocoressi (2007), Chính trị thế giới sau năm 1945, Nxb Lao động, Hà Nội.
  9. Ngay sau khi chiến tranh Triều Tiên chính thức bùng nổ thì Mỹ đưa  quân đến can dự và hạ lệnh cho hạm đội 7 tiến vào Đài Loan, ngăn   cản sự  tấn công vào đây. Hành động đó nhằm ngăn cản mục đích  chống lại cuộc tấn công của Mao Trạch Đông ra Đài Loan và ngăn   cản Tưởng Giới Thạch phát động một cuộc chiến tranh xâm lược  lớn vào Trung Quốc lục địa. Có thể nói quan điểm của Mỹ đối với  vấn đề  Đài Loan đã thay đổi, đặc biệt khi quân chí nguyện của  Trung Quốc vượt sông Áp Lục viện trợ  cho quân đội Bắc Triều   Tiên. Chính quyền Truman đã luôn cố  gắng tránh một cuộc xung  đột lan rộng ra toàn châu Á. Tuy nhiên, việc Hạm đội 7 của Mỹ  đóng quân  ở  Đài Loan đã vi phạm nghiệm trọng đến chủ  quyền   lãnh thổ của Trung Quốc. Do vậy, Stalin đã khôn khéo sử dụng vấn   đề  này để  làm đòn chiến lược để  thúc đẩy Trung Quốc tham gia   chiến tranh Triều Tiên dẫn đến việc Trung Quốc trực tiếp đối đầu  với Mỹ. Nhìn chung, Trung Quốc và Mỹ  đều có mối quan tâm chung đến  Bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên có tính chất quyết định đến an nguy  khu vực biên giới phía Đông Bắc của Trung Quốc và ảnh hưởng rất   lớn đến Nhật Bản và Philippines thuộc phạm vị   ảnh hưởng của  Mỹ.  Chiến tranh Triều Tiên là mở   đầu cho quy mô chiến tranh   Lạnh lan từ  châu Âu đến châu Á, là mốc mở  đầu cho cuộc chiến  tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Chiến tranh Triều Tiên kết  thúc buộc hai nước này phải thay đổi chính sách với nhau, đẩy hai  cường quốc này vào cuộc đối đầu trực tiếp lẫn gián tiếp. Mỹ  bắt  đầu coi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một đối tượng riệng   biệt so với Liên Xô ở Châu Á, cần tăng cường cô lập chính trị, bao   vây quân sự,... Tháng 12 năm 1954, Mỹ  và Đài Loan ký “Hiệp  ước  phòng ngự chung” đặt Đài Loan vào chế độ bảo hộ của Mỹ. Mỹ đã  sử  dụng vị  trí quan trọng của Đài Loan làm con bài để  kiềm chế  Trung Quốc, từ đó dùng Trung Quốc kiềm chế Liên Xô9. Tình hình  chiến sự  qua hai lần khủng hoảng Đài Loan năm 1954 và 1958 đã  chứng   minh   rằng   hai   bên   luôn   căng   thẳng   nhưng   đều   cố   tránh  những cuộc đối đầu trực tiếp trên chiến trường. Ngoài ra, Mỹ  và  9 Ninh Xuân Thao, Tác động của chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đến vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ - Trung, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5(135) 5-2012.
  10. Trung Quốc còn tiếp tục đối đầu tại Liên hợp quốc khi Mỹ cương   quyết phản đối việc Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trở thành thành  viên thường trực Hội đồng bảo an. Nói chung, quan hệ  hai nước   thời điểm chiến tranh Triều Tiên là vô cùng xấu, sự  thù địch giữa  hai nước ngày càng sâu thêm. Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã đánh một dấu mốc rất quan trọng   trong quan hệ Mỹ ­ Trung trên nhiều lĩnh vực. Nó đẩy mối quan hệ  hai nước này sang trạng thái đối đầu suốt hơn 20 năm và Đài Loan  là minh chứng rõ ràng nhất. Tuy nhiên hai quốc gia luôn hiểu rõ đâu  là giới hạn để tránh cuộc đụng độ hạt nhân. Đồng thời, Chiến tranh   Triều Tiên mà sau này là hai cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan  không những thúc đẩy sử  đối đầu Trung – Mỹ  mà còn là nguyên  nhân dẫn đến rạn nứt trong quan hệ  Xô – Trung sau này. Vì vậy   chiến tranh Triều Tiên cũng đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá   trình hình thành quan hệ  tam giác Mỹ  ­ Xô – Trung trong quan hệ  quốc tế thời hiện đại. 3. Tác động đến tình hình Đông Dương Chiến tranh Triều Tiên nổ ra làm Mỹ lo ngại tầm ảnh hưởng   của Xô – Trung sẽ  lan xuống Đông Dương nên giúp đỡ  Pháp can  thiệp vào chiến tranh Đông Dương nhằm khống chế  ba nước trên  bán đảo này không nổi lên bất cứ  cuộc chiến nào như  Triều Tiên.  Tuy vậy, do tính chất phức tạp của Chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ  không thể nào quan tâm được hết tình hình ở Đông Dương dẫn đến  việc năm 1954 phải ngồi vào bàn đàm phán hiệp định Geneve chấm  dứt chế độ thực dân Pháp tại bán đảo Đông Dương. Có thể  nói rằng sự  bùng nổ  chiến tranh Triều Tiên là sự  cổ  vũ to lớn cho phong trào cách mạng tại châu Á mà cụ thể là ở Đông  Dương. Sức mạnh của chủ  nghĩa Cộng sản lan rộng hơn bao giờ  hết. Quan hệ  ngoại giao giữa các nước xã hội chủ  nghĩa rất tốt  đẹp. Chiến tranh Triều Tiên dẫu chỉ kéo dài trong 37 tháng nhưng sự tác  động của nó tới quan hệ quốc tế là không hề nhỏ. Nó thể hiện mưu 
  11. đồ, tính toán và tham vọng của các cường quốc tại khu vực Đông Á.  Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ đánh dấu sự xuất hiện của những  cuộc chiến tranh nóng trong quỹ đạo chiến tranh Lạnh giữa hai cực  Xô­Mỹ, hai khối Đông – Tây. Bên cạnh đó, sự kiện này có ý nghĩa  quan trọng đối với quan hệ tam giác Trung Quốc – Xô – Mỹ và cả  những nước theo phe xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh Triều Tiên là  tiền đề, là nguyên nhân, là móc nối quan trọng cho các sự kiện xảy  ra sau này, phản ánh sâu sắc lợi ích và ý chí của các quốc gia liên  quan. KẾT LUẬN Bán đảo Triều Tiên luôn là địa bàn trọng yếu  gây sự  chú ý  với các nước bên ngoài. Nơi đây luôn đan xen lợi ích khác nhau của   nhiều cường quốc. Cũng vì vậy mà tình hình trên bán đảo này luôn  gắn liền với sự  thay đổi trong chính sách của các nước lớn hoặc  thay đổi trong quan hệ giữa các nước lớn với nhau. Tuy chiến tranh   Lạnh đã kết thúc, trật tự  thế  giới có nhiều thay đổi, song không   phải vì thế  mà vị  trí và vai trò chiến lược của bán đảo Triều Tiên  trong bàn cờ chiến lực của các nước lớn lại giảm sút. Ngày nay tình  hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là vấn đề  nhức nhối đối  với toàn thế  giới, là quá trình mặc cả  giữa các nước lớn. Bởi vậy   mà việc giải quyết tận gốc vấn đề  Bán đảo Triều Tiên không chỉ  được quyết định bởi sự  thay đổi chính sách của hai miền Nam –   Bắc mà  ảnh hưởng của các nước lớn cũng chiếm vai trò vô cùng  quan trọng.
  12. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bogaturov   Aleksey   Demofenovich,   Avekov   Viktor  Viktorovich,  Lịch   sử   quan   hệ   quốc   tế,  Đặng   Quang   Chung  dịch, H: Chính trị quốc gia,2012. 2. Trương Tiểu Minh,  Chiến tranh lạnh và di sản của   nó,Hoàng Hương­Tú Linh dịch, Nxb chính trị Quốc gia, 2002. 3. Ninh Xuân Thao, Tác động của chiến tranh Triều Tiên   (1950­1953) đến vấn đề  Đài Loan trong quan hệ  Mỹ  ­ Trung,   tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5(135) 5­2012. 4. Nguyễn Thị Mai Hoa, Trung Quốc và chiến tranh Triều   Tiên, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5­2013.
  13. 5. Trần Trọng Trung (1986),  Một cuộc chiến tranh sáu   đời Tổng thống, tập 1, Nxb Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh. 6. Peter Calvocoressi (2007),  Chính trị  thế  giới sau năm   1945, Nxb Lao động, Hà Nội. 7. Kathryn Wesathersby, the Soviet Role in the Early Phase of the  Korean War: New documents evedence”, Winter 1993. 8. A.V.Torkunov, Cuộc chiến tranh bí ẩn: xung đột Triều Tiên  1950­1953, Nxb. Rosspen, 2002. 9. Joseph S. Nye (2007), “The Cold War” (charpter 5), in  Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts. 10.   Robert Jervis,  The impact of Korean War on the Cold   War. Mục lục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1