Tiểu luận: Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương mại Việt Nam
lượt xem 39
download
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những tác động kép theo nhiều chiều hướng tích cực và tiêu cực. Từ đó để phân tích cụ thể những tác động hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế và thương mại hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương mại Việt Nam
- 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á MÃ MÔN: HI4228 CHỦ ĐỀ: TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐẾN VIỆT NAM ̣ ̀ Ho va tên học viên: Kră Jăn Ha Huy Mã số sinh viên: 422440579 Lớp: ĐHSSU20L2LĐ Học kỳ: Hè năm học 2021 2022 Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thế Hồng
- 2 Đồng Tháp, 2021 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................ 3 B. NỘI DUNG ............................................ 3 1. Khái niệm hội nhập quốc tế .........................................…3 2. Tiến trình hội nhập Việt Nam đối với khu vực .........................................…5 và quốc tế 2.1 Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn .......................................…..5 của thời đại ngày nay 2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập .........................................…7 quốc tế 2.3 Những thành tựu trong tiến trình hội nhập quốc ......................................….11 tế của Việt Nam 3. Tác động toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với ..........................................16 Việt Nam 3.1 Tác động tích cực ..........................................16 3.2 Tác động tiêu cực ...........................................17 C. PHẦN KẾT LUẬN ….………………………..18 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ….………………………..20
- 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người. Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia mu ốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác. Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế. Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc các lĩnh vực của đời sống xã hội và xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất. Quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức độ cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và được quốc tế hoá ngày một sâu sắc. Sự quốc tế hoá như vậy thông qua việc hợp tác ngày càng sâu giữa các quốc gia ở tầm song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình. Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng. Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới từ năm 1986. Sau hơn 30 năm chuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam, đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn. Hội nhập kinh tế quốc tế đã có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay. Hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã cung cấp cho Việt Nam một nguồn lực kinh tế to lớn cùng với các hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của thế giới góp phần giúp Việt Nam thoát khỏi nền kinh tế lạc hậu, dần phát triển theo kịp các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới… Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những tác động kép theo nhiều chiều hướng tích cực và tiêu cực. Từ đó để phân tích cụ thể những tác động hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế và thương mại hiện nay, tác giả xin đưa ra ý kiến qua bài viết “Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương mại Việt Nam”.
- 4 Để nắm được các tác động của quá trình hội nhập đến Việt Nam, tôi đã chọn đề tài này để khai thác, tìm hiểu một số vấn đề làm rõ hơn, bài viết còn nhiều thiếu xót rất mong bạn đọc góp ý, bổ sung để bài viết được tốt hơn. B. NỘI DUNG 1. Khái niệm hội nhập quốc tế Thuật ngữ “hội nhập quốc” tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration internationale”). Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ XX ở châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu. Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”. Tựu chung, có ba cách tiếp cận chủ yếu sau1: Cách tiếp cận thứ nhất, thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang, cho rằng hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình. Sản phẩm đó là sự hình thành một nhà nước liên bang kiểu như Mĩ hay Thụy Sỹ. Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan tâm chủ yếu tới các khía cạnh luật định và thể chế. Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W. Deutsch là trụ cột, xem hội nhập trước hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như thương mại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó hình thành dần các cộng đồng an ninh (security community). Theo Deutsch, có hai loại cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Mĩ, và loại cộng đồng an ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu. Như vậy, cách tiếp cận thứ hai này xem xét hội nhập vừa là một quá trình vừa là một sản phẩm cuối cùng. Cách tiếp cận thứ ba xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng (hành vi) các nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục tiêu theo đuổi. Cách tiếp cận thứ nhất có nhiều hạn chế vì nó không đặt hiện tượng hội nhập trong quá trình phát triển mà chỉ nhìn nhận hiện tượng này (chủ yếu về khía cạnh luật định và thể chế) trong trạng thái tĩnh cuối cùng gắn với mô hình nhà nước liên bang. Cách tiếp cận này khó áp dụng để phân tích và giải thích thực tiễn của quá trình hội nhập diễn ra với nhiều hình thức và mức độ khác nhau như hiện nay trên thế giới. Không phải bất cứ sự hội nhập nào cũng dẫn đến một nhà nước liên bang. Cách tiếp cận thứ hai có điểm mạnh là nhìn nhận hiện tượng hội nhập vừa trong quá trình tiến triển vừa trong trạng thái tĩnh cuối cùng; đồng thời đưa ra được những nội dung khá cụ thể và sát thực tiễn của quá trình hội nhập, góp phần phân tích và giải thích nhiều vấn đề của hiện tượng này. Cách tiếp cận thứ ba tập trung vào hành vi của hiện tượng, không quan tâm xem xét góc độ thể chế cũng như kết quả cuối cùng của hội 1
- 5 nhập, do vậy, thiếu tính toàn diện và hạn chế trong khả năng giải thích bản chất của quá trình hội nhập. Ở Việt Nam, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (gọi ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế. Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóa kinh tế quốc tế”. Cả ba thuật ngữ này thực ra được sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng Anh gọi là “international economic integration”. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cách dùng với hàm ý chính trị và lịch sử khác nhau. Thuật ngữ “nhất thể hóa kinh tế quốc tế” được sử dụng chủ yếu trong bối cảnh hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) những năm 1970 1980. Mặc dầu vậy, cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm “hội nhập quốc tế” giành được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và giới làm chính sách ở Việt Nam. Từ các định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểu chính. Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu quốc tế. Với tư duy theo cách này, không ít người thậm chí đã đánh đồng hội nhập với hợp tác quốc tế. Cả hai cách hiểu trên về khái niệm “hội nhập quốc tế” đều không đầy đủ và thiếu chính xác. Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, cần xác định một cách tiếp cận phù hợp đối với khái niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới. Cách tiếp cận phù hợp nhất là xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàm toàn diện và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định. Theo đó, hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia. Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập hình thành nên và củng cố các định chế/tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế. Những chủ thể quốc tế mới này có thể dưới dạng: (i) hoặc là một tổ chức liên chính phủ (các thành viên vẫn giữ chủ quyền quốc gia trong việc định đoạt chính sách, chẳng hạn như tổ chức Liên hiệp quốc, ASEAN…), (ii) hoặc là một tổ chức siêu quốc gia (các thành viên trao toàn bộ chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia, hình thái này có thể giống như mô hình nhà nước liên bang, chẳng hạn như Mĩ, Canada…), (iii) hoặc là một tổ chức lai ghép giữa hai hình thái trên (các thành viên trao một phần chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia và vẫn giữ một phần chủ quyền cho riêng mình, chẳng hạn như trường hợp EU hiện nay).
- 6 Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội,...), nhưng cũng có thể đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi (gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, toàn cầu) rất khác nhau như hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập chính trị, hội nhập an ninh quốc phòng, hội nhập văn hóa xã hội. 2. Tiến trình hội nhập Việt Nam đối với khu vực và quốc tế 2.1 Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thời đại ngày nay Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung. Từ sau Chiến tranh thế giới II, đặc biệt là từ khi chấm dứt Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới nhờ hàng loạt tiến bộ nhanh chóng về khoa học công nghệ, xu thế hòa bình hợp tác, nỗ lực tự do hóa mở cửa của các nước đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh tế, phát triển rất nhanh và trở thành một xu thế lớn của quan hệ quốc tế hiện đại. Quá trình này diễn ra trên nhiều cấp độ: song phương, đa phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc hơn, bao quát toàn diện hơn. Hầu hết mọi nước trên thế giới đã và đang tích cực tham gia vào quá trình này. Trên cấp độ toàn cầu, ngay sau Chiến tranh thế giới II, Liên hiệp quốc và hàng loạt các tổ chức chuyên môn của Liên hiệp quốc, trong đó gồm nhiều thiết chế thuộc hệ thống Bretton Woods (đặc biệt là Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới) ra đời với số lượng thành viên gia nhập ngày một nhiều hơn, bao quát hầu hết các nước trên thế giới. Đây là một tổ chức hợp tác toàn diện, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực và có quy mô toàn cầu. Trong một số lĩnh vực, Liên hiệp quốc đã có sự phát triển vượt lên trên sự hợp tác thông thường và có thể nói đã đạt đến trình độ ban đầu của hội nhập (lĩnh vực chính trị an ninh, lĩnh vực nhân quyền, lĩnh vực tài chính). Trong lĩnh vực thương mại, tiến trình hội nhập toàn cầu được thúc đẩy với việc ra đời của một định chế đa phương đặc biệt quan trọng, đó Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), sau đó được nối tiếp bằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kể từ năm 1995. Hiện nay, 153 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia với tư cách thành viên chính thức của Tổ chức này, khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán
- 7 gia nhập. Trong hơn một thập kỷ qua, WTO đã phát triển mạnh mẽ hệ thống “luật chơi” về thương mại quốc tế, bao quát hầu hết các lĩnh vực của quan hệ kinh tế giữa các thành viên như hàng hóa, dich vụ, nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt may, hàng rào kĩ thuật, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, xác định giá trị tính thuế hải quan, giám định hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp… Các quy định cơ bản của WTO trở thành nền tảng của tất cả các thỏa thuận kinh tế khu vực hay song phương trên thế giới hiện nay. Vòng đàm phán Đôha, bắt đầu từ hơn mười năm trước, đang tiếp tục mở rộng và củng cố các quy định của WTO theo hướng tự do hóa hơn nữa. Ở cấp độ khu vực, quá trình hội nhập phát triển rất nhanh trong những thập niên 1960 và 1970, đặc biệt “nở rộ” từ thập niên 1990 trở lại đây. Hàng loạt tổ chức/thể chế khu vực đã ra đời ở khắp các châu lục. Hầu như không một khu vực nào trên thế giới hiện nay không có các tổ chức/thể chế khu vực của riêng mình. Các tổ chức/thể chế khu vực về chính trị an ninh và đặc biệt là kinh tế, chiếm nhiều nhất. Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, tính đến giữa tháng 5/2011 có 489 hiệp định về mậu dịch khu vực (RTAs) giữa các thành viên của WTO đã được thông báo cho Ban Thư ký WTO, trong đó 90% là các thỏa thuận mậu dịch tự do (FTAs) và 10% là các liên minh thuế quan (CU)2. Bên cạnh đó, có tới hàng trăm RTAs đang trong quá trình đàm phán hoặc chuẩn bị đàm phán. Nhiều tổ chức/thể chế liên kết kinh tế liên khu vực được hình thành, ví dụ như APEC, ASEM, ASEAN với các đối tác ngoài khu vực chẳng hạn như Mĩ và EU (dưới dạng các PCA và FTA), EU với một số tổ chức/thể chế hoặc quốc gia ở các khu vực khác, v.v… Bên cạnh các cấp độ toàn cầu và khu vực, quá trình hội nhập giữa các nước còn được điều tiết bởi các hiệp định liên kết song phương, dưới dạng hiệp ước liên minh (chính trị, an ninh, quốc phòng), hiệp định đối tác toàn diện, hiệp định đối tác chiến lược, hiệp định kinh tế thương mại. Từ cuối thập niên 1990 trở lại đây, xu hướng ký kết các hiệp định đối tác chiến lược và hiệp định mậu dịch tự do (BFTA) phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Hầu hết các nước đều đã ký hoặc đang trong quá trình đàm phán các BFTA. Thậm chí, có nước hiện đã ký hoặc đàm phán tới hàng chục hiệp định BFTA (Singapore, Thái Lan, Nhật, Úc…). Điều này được lý giải chủ yếu bởi bế tắc của vòng đàm phán Đôha và những ưu thế của BFTA so với các hiệp định đa phương (dễ đàm phán và nhanh đạt được hơn; việc thực hiện cũng thuận lợi hơn). Về phạm vi lĩnh vực và mức độ hội nhập, xem xét các thỏa thuận liên kết khu vực và song phương trong thời gian gần đây, có thể thấy rất rõ rằng các lĩnh vực hội nhập ngày càng được mở rộng hơn. Bên cạnh xu hướng đẩy mạnh hội nhập kinh tế, các nước cũng quan tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là chính trị an ninh và văn hóa xã hội. Tiến trình hội nhập toàn diện trong EU đã đạt đến mức cao, biến tổ chức này trở thành một thực thể gần giống như một nhà nước liên bang. ASEAN cũng đang tiến hành mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn thông qua xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa Xã hội. Hàng loạt các hiệp định đối tác toàn diện hay đối tác chiến lược song phương được ký kết gần đây bao quát khá toàn diện các lĩnh vực hợp tác và liên kết giữa các 2
- 8 bên. Nếu chỉ xét riêng về mặt kinh tế, thì các thỏa thuận gần đây, chẳng hạn như Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN Úc Niudilân, Hiệp định Mậu dịch tự do Mĩ Singapore, Hiệp định Mậu dịch tự do Hàn Quốc Singapore, Hiệp định Mậu dịch tự do Nhật Singapore, chứa đựng hầu hết các lĩnh vực và do vậy vượt xa so với các hiệp định FTA truyền thống. Nhìn chung, các hiệp định FTA mới toàn diện hơn và bao hàm cả những lĩnh vực “nhạy cảm” (ví dụ như mua sắm chính phủ, cạnh tranh, lao động, môi trường, hàng rào kĩ thuật) thường không được đề cập trong hầu hết các hiệp định FTA ký trước đây. Bên cạnh đó, các hiệp định FTA mới đưa ra các quy định về tự do hóa triệt để hơn, thể hiện mức độ hội nhập cao hơn. Ví dụ, trong lĩnh vực hàng hóa, cắt giảm thuế quan mạnh hơn và sớm đưa về 0%, hạn chế tối đa số lượng các sản phẩm loại trừ. Rõ ràng, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay. Không ít người khẳng định rằng chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa. Nói một cách khác, thời đại hội nhập toàn cầu. Xu thế này chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệ giữa chúng. 2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế Có thể nói quá trình hội nhập chính trị của nước ta thực tế đã bắt đầu từ khi Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc từ năm 1976. Thời điểm Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế có thể được tính khi nước ta gia nhập Hội đồng Tương trợ kinh tế (năm 1978), mặc dù các chuẩn mực và nguyên tắc hợp tác có nhiều khác biệt so với các cơ chế hợp tác quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, quá trình phát triển tư duy của Đảng ta về hội nhập quốc tế thực chất chỉ bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội VI (năm 1986) khởi xướng. Đại hội VI của Đảng nhận định: “Một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất”3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua năm 1991 khẳng định “Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là một thời cơ để phát triển”4. Như vậy, cho đến Đại hội VII, khái niệm hội nhập chưa xuất hiện, nhưng nhận thức của Đảng ta về quá trình quốc tế hóa là các tiền đề quan trọng để phát triển tư duy về hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ này, trên thực tế, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã bắt đầu diễn ra với việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vào tháng 101993. Thuật ngữ hội nhập bắt đầu được đề cập lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (năm 1996): “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”5. Trước khi khái niệm “hội nhập” được sử dụng chính thức, ở nước ta đã có một số thử nghiệm về ngôn ngữ liên quan tới khái 3 4 5
- 9 niệm này. Lúc đầu là khái niệm “nhất thể hóa” được sử dụng, sau đó là khái niệm “hòa nhập”. Hai khái niệm này tuy thể hiện khá chính xác nội hàm, nhưng gây lo ngại về mất bản sắc và độc lập, do đó thuật ngữ “hội nhập” được sử dụng và trở thành khái niệm chính thức trong văn kiện của Đảng. Chính trong giai đoạn này, hội nhập quốc tế của nước ta đã chính thức bắt đầu với việc gia nhập ASEAN (năm 1995), ký Hiệp định hợp tác khung Việt Nam Ủy ban châu Âu dựa theo các chuẩn mực quốc tế (năm 1995), gia nhập Diễn đàn Hợp tác Á Âu (ASEM) năm 1996, và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO (năm 1995), tuy quá trình đàm phán còn chậm và chưa được thúc đẩy mạnh mẽ. Đến Đại hội IX (năm 2001), chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được nhấn mạnh: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”6. Tuy nhiên, quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện cụ thể nhất trong Nghị quyết số 07NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX (năm 2001) về hội nhập kinh tế quốc tế(8). Giai đoạn này, hội nhập quốc tế của nước ta đã bắt đầu đi vào chiều sâu với việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2001, đẩy nhanh đàm phán gia nhập WTO, thực hiện AFTA,.. Đại hội X (năm 2006) tái khẳng định chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và nêu định hướng “đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”7. Với định hướng này, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội được đẩy mạnh, nhất là trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác của ASEAN và do ASEAN làm chủ đạo. Tại Đại hội XI, Đảng ta đã có thêm một bước phát triển tư duy quan trọng với việc chuyển từ “hội nhập kinh tế quốc tế” sang “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”8, tức là mở rộng phạm vi, lĩnh vực và tính chất của hội nhập. Giai đoạn giữa Đại hội X và Đại hội XI có những thay đổi về chất trong hội nhập quốc tế với đỉnh cao là việc nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO (năm 2007). Những năm sau đó, Việt Nam ký kết nhiều FTA song phương và khu vực, như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản (JVEPA) năm 2008; Hiệp định khung về Đối tác và hợp tác toàn diện với EU (PCA) năm 2010; FTA với Chilê; FTA của ASEAN với các đối tác; bắt đầu đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2010. Cũng trong giai đoạn này, hợp tác quốc phòng an ninh được mở rộng với việc tham gia một số cơ chế đối thoại về quốc phòng, như ADMM, ADMM+. Các bộ, ngành chức năng cũng đã tích cực mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực chuyên ngành, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các tổ chức quốc tế và khu vực. 6 7 8
- 10 Tóm lại, từ năm 1986, cùng với quá trình đổi mới và mở rộng hợp tác với bên ngoài, tư duy của Đảng ta về hội nhập quốc tế đã liên tục phát triển, các hoạt động hội nhập quốc tế, với hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, cũng liên tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Có thể tổng hợp một số nét lớn như sau: Thứ nhất, hội nhập quốc tế gắn liền với quá trình gia nhập các tổ chức quốc tế, tức là chấp nhận các luật lệ và chuẩn mực quốc tế chung. Điều này xuất phát từ thực tế là nước ta bị bao vây, cô lập, phải chủ động bình thường hóa quan hệ và gia nhập các tổ chức quốc tế. Cũng vì vậy, hội nhập quốc tế được nhìn nhận thiên về quá trình đàm phán gia nhập các tổ chức quốc tế, chấp nhận “luật chơi” quốc tế. Thứ hai, hội nhập quốc tế cũng được diễn ra trong quan hệ song phương. Ngoài các cấp độ đa phương, các văn kiện của Đảng cũng coi hợp tác song phương theo chuẩn mực chung là một phần của hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 07NQ/TW đã coi việc ký kết Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ là một nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều văn kiện của Đảng nhấn mạnh các nội dung có tính chất hội nhập bên trong của nền kinh tế như biện pháp thực hiện hội nhập quốc tế. Trên thực tế, phần lớn các điều khoản của Hiệp định Thương mại với Hoa kỳ được xây dựng trên các quy định của WTO. Thứ ba, hội nhập quốc tế khởi đầu đặt trọng tâm trong lĩnh vực kinh tế và sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác. Trên thực tế, hội nhập quốc tế ở nước ta đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Trong giai đoạn đầu, các văn kiện của Đảng chỉ đề cập đến hội nhập kinh tế do đây là lĩnh vực trọng tâm. Đến các đại hội Đảng gần đây, hội nhập trong các lĩnh vực khác đã được định hướng ngày càng rõ hơn, xuất phát từ thực tế là hội nhập kinh tế đã tạo cơ sở để Việt Nam mở rộng hội nhập trên các lĩnh vực khác và hội nhập trên các lĩnh vực khác càng củng cố mức độ hội nhập kinh tế của nước ta. Khái niệm và nội hàm của hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Những khảo sát về hội nhập trên thế giới và ở nước ta thời gian qua cho thấy có những điểm chung cả về quan niệm lẫn hành động của các chủ thể. Từ góc độ nhà nước, hội nhập quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia các hoạt động chung của cộng đồng quốc tế theo các nguyên tắc, chuẩn mực mà cộng đồng quốc tế thừa nhận. Hội nhập quốc tế là yêu cầu có tính khách quan, theo đó các quốc gia tham gia các hoạt động của đời sống quốc tế trên hầu hết các lĩnh vực và ở các mức độ khác nhau do tác động của quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Nhưng việc lựa chọn lĩnh vực, mức độ và lộ trình hội nhập lại là quyết định chủ quan của từng quốc gia phù hợp với lợi ích và hoàn cảnh cụ thể mình. Xét từ hành động của các chủ thể tham gia hội nhập, hai yếu tố quan trọng nhất là: những hoạt động chung của cộng đồng quốc tế (các sân chơi chung) và những nguyên tắc, chuẩn mực của các hoạt động chung đó (các luật chơi chung). Nếu chỉ tham gia các hoạt động chung mà không tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực chung thì chưa được gọi là hội nhập. Ví dụ, khi mới gia nhập Hiệp ước Thuế quan có hiệu lực chung trong ASEAN (CEPT), Việt Nam chưa phải tuân thủ ngay và đầy đủ các điều khoản của Hiệp ước này, do vậy Việt Nam chưa thể được xem là đã hội nhập ASEAN. Ngược lại, một quốc gia thường phải tuân thủ các “luật chơi” của cộng đồng quốc tế khi đã tham gia các “sân chơi” mà cộng đồng quốc tế thiết lập, cũng như
- 11 tham gia quá trình thay đổi, điều chỉnh “luật chơi” khi hoàn cảnh đòi hỏi. Có rất ít trường hợp ngoại lệ, theo đó các quốc gia tự hội nhập, chấp nhận hoàn toàn hoặc bị áp đặt “luật chơi” dù luật đó không có lợi cho họ. Trong hơn 25 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã tiến khá xa trên con đường hội nhập quốc tế nhưng mức độ gắn kết mọi mặt giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế vẫn còn rất thấp. Nếu lấy tiêu chí của Hàn Quốc hay là Xingapo để so sánh thì ở tất cả các lĩnh vực khoảng cách về hội nhập của Việt Nam so với các nước này vẫn còn rất xa. Trong phần lớn các lĩnh vực, nhất là về an ninh, quốc phòng, hội nhập của nước ta mới ở giai đoạn ban đầu. Ít nhất trong vòng 1 thập niên tới, công việc chính trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta vẫn là thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó chủ yếu là các cam kết về thực hiện những chuẩn mực mà chúng ta đã chấp nhận khi gia nhập. Song song với quá trình này là các hoạt động cùng các nước thành viên xây dựng các chuẩn mực mới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhất là hạn chế về thế và lực, mức độ tham gia của nước ta trong các hoạt động này sẽ tiếp tục ở mức thấp. Để góp phần làm rõ các nhiệm vụ phải làm trong quá trình hội nhập quốc tế, có thể hiểu thực chất hội nhập quốc tế của nước ta trong thời gian tới như sau: “Hội nhập quốc tế là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình chủ động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc”9. Về bản chất, có thể coi hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế là quá trình các nước giao lưu hoặc hành động cùng nhau để đạt được một mục tiêu, lợi ích nào đó. Có thể chia hợp tác quốc tế thành ba mức độ cơ bản, là: 1 Trao đổi, tham vấn; 2 Phối hợp chính sách, triển khai hoạt động phối hợp và thực hiện các dự án chung; 3 Xây dựng, áp dụng luật lệ, chuẩn mực chung. Mức độ thứ 3 là điểm trùng giữa hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế. Nói rộng ra, hội nhập quốc tế bao hàm việc chấp nhận, tham gia xây dựng và thực hiện các chuẩn mực quốc tế, bao gồm: các thể chế, luật lệ, tập quán, nguyên tắc và tiêu chuẩn chung được chấp nhận rộng rãi. Các chuẩn mực này có thể được hình thành từ quá trình hợp tác quốc tế, thông qua những hiệp định, thỏa thuận giữa các nhà nước hoặc các chuẩn mực, tập quán được đặt ra bởi các tổ chức, hiệp hội phi chính phủ được những tổ chức, cá nhân trên thế giới chấp nhận rộng rãi. Về mục tiêu, hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các nước tham gia quá trình này cơ bản vì thấy có lợi cho đất nước. Do đó, việc tham gia phải dựa theo một số tiêu chí với mức độ và lộ trình phù hợp. Về hình thức, hội nhập quốc tế bao gồm các hoạt động: 1Thúc đẩy quan hệ song phương dựa trên các chuẩn mực quốc tế chung; 2 Gia nhập các tổ chức quốc tế, các cơ chế hợp tác quốc tế; 3 Xây dựng các luật lệ và chuẩn mực; 4 Thực hiện các luật lệ, chuẩn mực, các hoạt động chung ở phạm vi quốc tế và quốc gia. Về lĩnh vực hội nhập, quá trình hội nhập diễn ra trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh, đến các lĩnh vực khác. Hội nhập trên các lĩnh vực này có 9
- 12 mối liên hệ hữu cơ mật thiết, đan xen, tác động qua lại lẫn nhau. Thông thường, kinh tế thường là lĩnh vực đi đầu và là cơ sở vững chắc cho hội nhập trong các lĩnh vực khác. Đồng thời, hội nhập trong các lĩnh vực khác cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho hội nhập kinh tế. Về chủ thể, cả nhà nước và các chủ thể phi nhà nước đều tham gia quá trình hội nhập, tạo nên một sự đan xen nhiều cấp độ, tầng nấc trong hội nhập quốc tế. Trong các lĩnh vực chính trị và quốc phòng an ninh, chủ thể chính là nhà nước và các lực lượng chính trị. Tuy nhiên, trong kinh tế, văn hóa, xã hội và nhiều lĩnh vực khác, vai trò của các chủ thể phi nhà nước, như doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đoàn thể và người dân là rất quan trọng. Một trong những nội dung quan trọng của Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI là “triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”10. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Đại hội Đảng lần thứ XI nêu hai quan điểm mới: Một là, nâng chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác” lên thành “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Hai là, phát triển chủ trương “là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” lên thành “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Thực hiện tốt công việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc. Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam. Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ. Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ và hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển (so với Đại hội X có bổ sung quan hệ với 10
- 13 những đảng khác và trên thực tế những năm qua, chúng ta đã có quan hệ với một số đảng khác, nhưng trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, và hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển). Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hoá; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh. 2.3. Những thành tựu trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ11, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế12. Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa. Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt 11 12
- 14 Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/ 01/2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đạt dược một số thành tựu nổi bật sau: Thứ nhất, Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế. Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau: * Trong khuôn khổ WTO: Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ. Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO… Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian đầu năm 2013. * Trong khuôn khổ ASEAN Sau hơn 20 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mĩ). Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.
- 15 Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. * Trong khuôn khổ APEC Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam13. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC. Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Việt Nam cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kĩ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố... Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC. * Trong khuôn khổ ASEM Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu14, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Trong hai năm qua (2010 2011), Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như “Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa”, “Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng định hình sự phát triển bền vững”, “Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực”, “Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu”, “Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội”, Diễn đàn Á Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”… Thứ hai, Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai 13 14
- 16 cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm: + Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bởi Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA). + Khu vực thương mại tự do ASEAN Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN Trung Quốc (ACFTA) năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 01/7/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam Trung Quốc (tháng 7/2005). + Khu vực thương mại tự do ASEAN Hàn Quốc được thiết lập bởi Hiệp định hàng hoá ASEAN Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8/2006, thực hiện từ 01/6/2007. Khu vực thương mại tự do ASEAN Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 1998, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; thực hiện từ 01/01/2009. + Khu vực thương mại tự do ASEAN Úc và Niu Dilân được thiết lập bởi Hiệp định thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN Úc và Niu Dilân (AANZCERFTA), ký kết từ tháng 02/2009, thực hiện từ 01/01/2010. + Khu vực thương mại tự do ASEAN Ấn độ bước đầu hình thành và thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN Ấn độ (AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN Ấn độ (AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06 năm 2010. Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Chi Lê (11/11/2011). Hiện Việt Nam đang nghiên cứu tiền khả thi và triển khai đàm phán FTA với một số đối tác như EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Aixơlen), Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), EU, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ... Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010. Thứ ba, Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ tự do hoá sâu rộng * Các cam kết trong khuôn khổ WTO: Toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam: Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế.
- 17 Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5 7 năm. Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế)15; * Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực Về mức độ tự do hoá: cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu) với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỉ lệ dòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 6 năm. Trong đó, mức độ tự do hoá trong cam kết AFTA/CEPT/ATIGTA cao nhất (99 dòng thuế 8 số), thấp nhất là trong cam kết AIFTA/AITIG (80 dòng thuế 6 số) và trong cam kết AJCEP (88,6% dòng thuế 10 số)16. Về lộ trình cắt giảm thuế: Với AFTA, ACFTA và AKFTA việc giảm thuế sẽ được thực hiện theo lộ trình qui định cho các bước giảm thuế hàng năm (AFTA: 1996 2006 2015 2018, AKFTA: 2007 2016 2018). Mô hình giảm thuế đối với các FTA còn lại (AJCEP, AIFTA, AANZFTA, VJEPA) sẽ cắt giảm dần đều từng năm để đạt mức thuế suất cuối cùng theo cam kết. (AJCEP: 2008 2018 2024, VJEPA: 2009 2019 2015, AANZFTA: 2010 2018 2020, và AIFTA: 2010 2018 2021). * Cam kết thuế quan của Việt Nam trong FTA Việt Nam Chi Lê Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi lê sang Việt Nam năm 2007) trong vòng 15 năm. Trong 12,2% số dòng thuế còn lại có 4,08% số dòng thuế thuộc danh mục loại trừ (không tham gia giảm, xoá bỏ thuế), 3,37% số dòng thuế được giữ nguyên thuế suất cơ sở và 4,75% số dòng thuế được giảm thuế một phần17. Thứ tư, Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường Thời kỳ 2001 2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,42%, cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001 201018. Tính riêng trong giai đoạn 2007 2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm. Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD là là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% so với kỷ lục đạt được trong năm 2010. Đồng thời, mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua19. 15 16 17 18 19
- 18 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 2010 đã có sự chuyển dịch khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất khẩu thô. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29,37% năm 2001 xuống còn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm 2010; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm từ 34,92% năm 2001 xuống còn 27,8% năm 201020. Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á. 3. Tác động toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với Việt Nam 3.1. Tác động tích cực Thúc đẩy mạnh lực lượng sản xuất, góp phần tăng tốc độ tăng trưởng, từ đó nó làm thay đổi bộ mặt xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân được tăng cường nhờ vào tận dụng ngoại lực để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó cơ sở vật chất kĩ thuật được cải thiện, nâng cao năng suất lao động xã hội. Nền kinh tế có thêm tích lũy cho quá trình tái sản xuất mở rộng và cải thiện phúc lợi xã hội cho nhân dân. Đời sống của nhân dân dần được cải thiện và tiếp cận với những thành tựu phát triển, hàng hóa và dịch vụ tiên tiến từ nước ngoài. Tạo khả năng bù trừ nguồn lực phát triển, đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, trí tuệ. Việt Nam có thể tiếp cận với các nước và trung tâm kinh tế phát triển toàn cầu nhằm thu hút nhiều nguồn lực thiết thực cho nền kinh tế Việt Nam như vốn, khoa học công nghệ, chất xám, hàng hóa chất lượng cao,... Nền kinh tế mở tạo ra nhiều cơ hội cho các chủ thể xã hội và cá nhân tiếp cận với nguồn lực phát triển bên ngoài, trên cơ sở đó kết hợp ngoại và nội lực để tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam. Tạo ra khả năng phát triển rút ngắn của các nước đi sau. Mô hình phát triển rút ngắn đã được chứng minh thông qua quá trình công nghiệp hóa rút ngắn thành công của một số nước như NICs, gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,... Về lý thuyết, cơ hội phát triển rút ngắn là hiện thực đối với Việt Nam nếu chúng ta biết tận dụng lợi thế so sánh của nội tại và tận dụng khôn ngoan yếu tố bên ngoài của thời đại toàn cầu hóa. Đổi mới tư duy kinh tế của nhà nước trong quản trị nền kinh tế trong nước và hoạt động kinh tế đối ngoại. Thông qua trao đổi khoa học, nghiên cứu học thuật, giáo dục và đào tạo, Việt Nam có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có nguồn nhân lực tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và quản trị công. Việt Nam có thể học hỏi nhiều lý luận, học thuyết phát triển, quản trị xã hội để quản trị sự phát triển của Việt Nam theo mục tiêu đã lựa chọn. Đội ngũ lãnh đạo có thể nâng cao năng lực, củng cố tri thức khoa học quản lý, tránh chủ nghĩa kinh nghiệm trong quản lý kinh tếxã hội Việt Nam trong quá trình hội 20
- 19 nhập toàn diện đời sống toàn cầu. Tư duy theo kiểu “người kinh tế” được nuôi dưỡng trong từng cá nhân, công ty và thể chế quản lý; điều này góp quan trọng cho việc phát triển tư duy thị trường trong việc tiếp cận chính sách và vận hành chính sách phát triển trong điều kiện hội nhập toàn cầu. Trong thời gian tới, khi các cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) bước vào giai đoạn cắt giảm thuế sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực, sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện, trong 3 5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính. Ngoài ra, việc ký kết 2 Hiệp định và tuyên bố kết thúc 2 Hiệp định quan trọng TPP và Việt Nam EU sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong đó, các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thương mại lớn và tỉ trọng cao trên tổng số liệu thương mại với thế giới của Việt Nam hằng năm. Thương mại của Việt Nam với các đối tác đã và đang đàm phán luôn chiếm trên 80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn. Đối với thu hút FDI: Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam. Đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký kết FTA như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định thế hệ mới như TPP, EVFTA (dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, bảo hộ đầu tư công bằng, không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính…) sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn nữa. Không chỉ là nguồn lực quan trọng góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế, bổ sung nguồn vốn đáng kể cho tăng trưởng, chuyển giao công nghệ, tăng cường khả năng xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, FDI còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. 3.2. Tác động tiêu cực Sự phân phối của cải trở nên bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo càng rộng giữa các quốc gia và khu vực trên toàn cầu. Toàn cầu hóa phân phối không đều lợi ích và cơ hội phát triển cho các quốc gia. Trong sân chơi cạnh tranh, các quốc gia phát
- 20 triển có ưu thế lớn vì sản phẩm của họ tạo ra có lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam rơi vào bất lợi vì chi phí và chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Chẳng hạn những sản phẩm hàm chứa nhiều lao động thô, ít chất xám, nguyên vật liệu thô, ít được tinh chế vì thế giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá trị gia tăng xuất khẩu của các nước tiên tiến. Kinh tế thế giới càng phát triển thì hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước trên phạm vi toàn cầu ngày càng sâu hơn. Những điều này đặt ra vấn đề về khả năng vươn lên của Việt Nam như thế để tránh tụt hậu xa hơn so với các nước trong sân chơi cạnh tranh toàn cầu? Yêu cầu chiến lược là nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng tinh chế, hàm chứa chất xám và giảm xuất khẩu thô. Hội nhập sâu rộng vào mọi mặt của quá trình toàn cầu hóa gây ảnh hưởng tới quyền lực Nhà nước, ảnh hưởng tới bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống. Việt Nam hội nhập vào cộng đồng thế giới gắn với nền kinh tế thị trường trình độ cao do đó Việt Nam phải điều chỉnh chính bản thân mình để thích ứng với thế giới bên ngoài. Vì thế, chúng ta phải điều chỉnh hệ thống luật pháp của mình để phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, nhiều chuẩn mực quản trị công phải điều chỉnh nhằm nâng cao dân chủ, công khai và minh bạch theo quy định chung của các thể chế quốc tế. Hội nhập vào đời sống văn hóa tinh thần toàn cầu nên hiện tượng giao thoa văn hóa dễ dàng diễn ra. Nhân dân Việt Nam đi ra nước ngoài có thể học hỏi những giá trị hay từ các nền văn minh khác, ngược lại người nước ngoài cũng có thể học hỏi những giá trị hay của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình hội nhập như vậy, một số giá trị mới từ nước ngoài có thể vay mượn vào Việt Nam và được mọi người chấp nhận, ngược lại một số giá trị cũ không còn phù hợp sẽ vị đào thải. Kết cục là việc điều chỉnh hành vi và thay đổi hệ giá trị diễn ra trong xã hội và các cộng đồng dân cư Việt Nam. Nguy cơ bị tổn thương lớn khi một nơi nào đó trong nền kinh tế thế giới bất ổn. Logic tất yếu là toàn cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gần nhau về mọi mặt, mặt khác quá trình này cũng làm cho các quốc gia phụ thuộc với nhau nhiều chiều hơn. Mỗi nền kinh tế trở thành một mắt xích trong hệ thống kinh tế toàn cầu, do vậy một khi một khâu nào đó bất ổn là gây ra tác động cho các mắt xích bên cạnh, gây hiệu ứng domino toàn cầu. Những mắt xích nào yếu nhất sẽ đối mặt với nguy cơ bất ổn lớn nhất. Xét về tổng thể, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với 96% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn. Trong đó: Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu: Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, song việc có tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ...). Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam
29 p | 535 | 85
-
Tiểu luận Tác động của nền kinh tế toàn cầu hóa đến môi trường - ĐH Đà Nẵng
24 p | 723 | 72
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Thị trường chứng khoán quốc tế và những tác động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 303 | 55
-
Chuyên đề ngoại thương: Phân tích tác động của Hiệp định thương mại Việt Mỹ đến tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ
33 p | 300 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của tín dụng từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) tới mức sống hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam
0 p | 174 | 37
-
Tiểu luận: Những tác động của việc Việt Nam tham gia vào cộng đồng an ninh ASEAN
20 p | 156 | 35
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Tác động của chính phủ đến tỷ giá hối đoái
28 p | 206 | 25
-
Tiểu luận: Những tác động của chiến tranh Triều Tiên đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ chiến tranh Lạnh
13 p | 278 | 24
-
Bài tiểu luận: Những ứng dụng của ngành Dược trong việc điều chế thuốc cao huyết áp
24 p | 282 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
148 p | 104 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hậu Giang
145 p | 102 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của nợ công đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
28 p | 107 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại VN
209 p | 73 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đế thu hút đầu tư của địa phương tại Việt Nam
151 p | 29 | 6
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu tới đồng bằng sông Hồng
18 p | 30 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của biến động dòng tiền đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
26 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn