Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
lượt xem 4
download
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh "Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân" trình bày các nội dung chính sau: Xác định và đo lường mức độ tác động của so sánh xã hội đến những nhân tố thuộc nhóm tâm lý tiêu cực khách hàng; xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố thuộc tâm lý tiêu cực của khách hàng đến sự trẩm cảm và hành vi mua sắm bốc đồng của khách hàng tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TUẤN ĐẠT TÁC ĐỘNG CỦA SO SÁNH XÃ HỘI ĐẾN TÂM LÝ TIÊU CỰC CỦA KHÁCH HÀNG VÀ HÀNH VI MUA SẮM BỐC ĐỒNG TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU VỚI BIẾN ĐIỀU TIẾT HIỆU QUẢ BẢN THÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TUẤN ĐẠT TÁC ĐỘNG CỦA SO SÁNH XÃ HỘI ĐẾN TÂM LÝ TIÊU CỰC CỦA KHÁCH HÀNG VÀ HÀNH VI MUA SẮM BỐC ĐỒNG TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU VỚI BIẾN ĐIỀU TIẾT HIỆU QUẢ BẢN THÂN Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9 34 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG THỊ THANH HẰNG PGS. TS. TRẦN VĂN ĐẠT TP. Hồ Chí Minh – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Tuấn Đạt hiện đang công tác tại Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, là nghiên cứu sinh Khóa 1 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam: Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố hay bảo vệ tại bất cứ cơ sở giáo dục đào tạo nào. Toàn bộ những tài liệu và lược khảo trong luận án được trích dẫn nguồn rõ ràng và đúng quy định, số liệu thu thập được minh bạch và trích phụ lục nghiêm túc. Các thông tin liên quan đến chuyên gia và đáp viên đều được giữ kín theo đúng quy định của nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Đạt
- ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành được luận án này thì lời cám ơn đầu tiên tôi xin trân trọng và tri ân sâu sắc đến tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học của tôi là PGS. TS. Hoàng Thị Thanh Hằng và PGS. TS. Trần Văn Đạt. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô đã hướng dẫn, chỉ bảo, cho lời khuyên và động viên hoàn thành luận án chất lượng, theo đúng tiến độ. Tiếp đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, các Thầy Cô là cán bộ làm việc tại Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình. Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn với quý Lãnh đạo Khoa Quản trị Kinh doanh, các Thầy Cô đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tinh thần tôi để có thể hoàn thành công trình này. Cuối cùng, tôi xin dành những sự biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè, người thân và các học trò của tôi đã luôn sát cánh, cỗ vũ và giúp đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin chân thành cám ơn !
- iii TÓM TẮT LUẬN ÁN Tên luận án: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam: Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân. Nội dung luận án: Luận án dựa trên hiện tượng mua sắm bốc đồng hiện nay của khách hàng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam ngày càng phổ biến, đặc biệt hành vi mua sắm này được xuất phát từ các nhân tố liên quan đến tâm lý và tâm trạng sinh ra từ hoạt động so sánh xã hội. Do đó, nghiên cứu này đã tổng hợp khung lý thuyết liên quan đến so sánh xã hội đặc biệt là chiều so sánh hướng lên, so sánh sự khác biệt giữa hành vi mua sắm thông thường và bốc đồng. Đồng thời, lược khảo các nghiên cứu liên quan nhận ra các khoảng trống nghiên cứu, trong đó khoảng trống lớn nhất đó là các công trình đến nay vẫn chưa tập trung vào sự kết nối giữa các nhân tố tâm lý, tâm trạng tiêu cực được tăng lên do so sánh xã hội hướng lên, đồng thời việc gia tăng các tâm lý tâm trạng đó sẽ làm tăng lên trạng thái trầm cảm dẫn đến hành vi mua không kế hoạch, hay còn được gọi là mua để xoa dịu bản thân. Từ đó, luận án hình thành nên giả thuyết và mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất từ các mô hình gốc, ngoài ra kế thừa những thang đo gốc của các công trình đó để áp dụng cho bối cảnh Việt Nam. Với nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn, thảo luận sâu với chuyên gia thì luận án nhận được sự thống nhất về khái niệm các nhân tố, mô hình nghiên cứu, đồng thời hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo đo lường cho các nhân tố đó. Từ đó, tạo cơ sở thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ để hoàn thiện bản câu hỏi chính thức, sau đó tiến tới nghiên cứu định lượng chính thức. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra so sánh xã hội hướng lên tác động tiêu cực đến lòng tự trọng nhưng lại tác động tích cực đến sự đố kị và tâm trạng tiêu cực. Đồng thời, lòng tự trọng nâng cao làm suy giảm sự trầm cảm và hành vi mua sắm bốc đồng nhưng sự đố kị, tâm trạng tiêu cực thì lại tác động tích cực. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò điều tiết của hiệu quả bản thân và vai trò trung gian của sự trầm cảm. Các kết quả này tạo cơ sở để tác giả luận án đề xuất các hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao hành vi mua này của khách hàng. Từ khóa: So sánh xã hội, sự đố kị, lòng tự trọng, sự trầm cảm, mua sắm bốc đồng.
- iv ABSTRACT Title: The impact of social comparison on customers' negative psychology and impulsive shopping behavior in Vietnam: Research with moderating variables of self- efficacy. Content: The thesis is based on the current phenomenon of impulsive shopping among online shopping customers in Vietnam, which is increasingly popular, especially this shopping behavior is derived from factors related to the mind. psychology and mood arise from social comparison activities. Therefore, this study has synthesized a theoretical framework related to social comparison, especially the upward comparison dimension, comparing the difference between normal and impulsive shopping behavior. At the same time, a review of related studies identifies research gaps, of which the biggest gap is that works to date have not focused on the connection between psychological factors and negative moods. is increased due to upward social comparison, and at the same time, an increase in such psychological states will increase the state of depression leading to unplanned buying behavior, also known as buying to soothe oneself. From there, the thesis forms hypotheses and theoretical research models proposed from the original models, in addition to inheriting the original scales of those works to apply to the Vietnamese context. With qualitative research conducted through interviews and in-depth discussions with experts, the thesis received consensus on the concept of factors, research model, and at the same time adjusted and supplemented measurement scales. measure those factors. From there, create a basis for conducting preliminary quantitative research to complete the official questionnaire, then proceed to official quantitative research. Experimental research results have shown that upward social comparison has a negative impact on self-esteem but a positive impact on envy and negative mood. At the same time, enhanced self-esteem reduces depression and impulsive buying behavior, but envy and negative mood have a positive impact. On the other hand, the research results also show the moderating role of self-efficacy and the mediating role of depression. These results create a basis for the thesis author to propose management implications for businesses to improve this purchasing behavior of customers. Keywords: Social comparison, envy, self-esteem, depression, impulsive buying
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN ÁN .............................................................................................. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... xii DANH MỤC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ ............................................................................. xv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................... 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 5 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 6 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................ 8 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 8 1.6. Đóng góp của nghiên cứu ................................................................................. 9 1.7. Kết cấu của nghiên cứu ................................................................................... 10 TÓM TẮT CHƯƠNG 1.......................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 12 2.1. Các khái niệm nghiên cứu .............................................................................. 12 2.1.1. So sánh xã hội (Social Comparison) ........................................................ 12 2.1.1.1. Khái niệm so sánh xã hội ............................................................... 12 2.1.1.2. Các xu hướng so sánh xã hội .......................................................... 13
- vi 2.1.1.3. So sánh xã hội trên mạng xã hội .................................................... 16 2.1.2. Sự đố kị (Envy)......................................................................................... 18 2.1.3. Lòng tự trọng (Self – Esteem) .................................................................. 19 2.1.4. Tâm trạng tiêu cực (Negative Mood) ....................................................... 21 2.1.5. Sự trầm cảm (Depression) ....................................................................... 22 2.1.6. Hành vi mua sắm bốc đồng (Impulsive Buying) ...................................... 23 2.1.6.1. Khái niệm về hành vi mua sắm bốc đồng ...................................... 23 2.1.6.2. Quy trình mua sắm bốc đồng của khách hàng .............................. 25 2.1.6.3. Xu hướng của hành vi mua sắm bốc đồng............................................ 28 2.1.7. Hiệu quả bản thân (Self – Efficacy) .......................................................... 31 2.2. Tổng quan về các lý thuyết liên quan ............................................................. 32 2.2.1. Lý thuyết xếp hạng xã hội ........................................................................ 32 2.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ................................................................ 34 2.2.3. Lý thuyết tâm học hành vi........................................................................ 37 2.2.3.1. Khái niệm về tâm lý học hành vi .................................................... 37 2.2.3.2. Các điều kiện hóa của hành vi ....................................................... 37 2.2.4. Lý thuyết về nhận thức xã hội .................................................................. 38 2.3. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến so sánh xã hội, tâm lý tiêu cực và hành vi mua sắm bốc đồng của khách hàng .............................................................. 40 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 40 2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài ...................................................................... 44 2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 51 2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu .................................................................. 52 2.4.1. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 54 2.4.1.1. Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý và tâm trạng tiêu cực ..... 54
- vii 2.4.1.2. Tác động của tâm lý và tâm trạng tiêu cực đến sự trầm cảm ........ 55 2.4.1.3. Tác động của các tâm lý và tâm trạng tiêu cực đến hành vi mua sắm bốc đồng của khách hàng ................................................................................. 56 2.4.1.4. Vai trò điều tiết của hiệu quả bản thân đến sự tác động của so sánh xã hội đến nhóm nhân tố tâm lý và tâm trạng tiêu cực của khách hàng .......... 59 2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 60 TÓM TẮT CHƯƠNG 2.......................................................................................... 61 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 62 3.1. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 62 3.1.1. Mục đích thực hiện nghiên cứu định tính ................................................ 62 3.1.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính ................................................ 63 3.1.3. Phương pháp thực hiện nghiên cứu định tính .......................................... 63 3.1.4. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................... 64 3.1.5. Xây dựng thang đo đo lường cho các nhân tố ......................................... 67 3.1.5.1. Thang đo gốc và thang đo đề xuất của so sánh xã hội hướng lên . 67 3.1.5.2. Thang đo gốc và thang đo đề xuất của sự đố kị ............................ 68 3.1.5.3. Thang đo gốc và thang đo đề xuất của lòng tự trọng .................... 69 3.1.5.4. Thang đo gốc và thang đo đề xuất của tâm trạng tiêu cực............ 70 3.1.5.5. Thang đo gốc và thang đo đề xuất của sự trầm cảm ..................... 70 3.1.5.6. Thang đo gốc và thang đo đề xuất của hành vi mua sắm bốc đồng72 3.1.5.7. Thang đo gốc và thang đo đề xuất của hiệu quả bản thân ............ 73 3.1.6. Kết quả thảo luận với chuyên gia về thang đo đề xuất ............................ 73 3.1.6.1. Đối với nhân tố so sánh xã hội hướng lên ..................................... 74 3.1.6.2. Đối với nhân tố sự đố kị ................................................................. 75 3.1.6.3. Đối với nhân tố lòng tự trọng ........................................................ 76
- viii 3.1.6.4. Đối với tâm trạng tiêu cực ............................................................. 76 3.1.6.5. Đối với sự trầm cảm....................................................................... 77 3.1.6.6. Đối với hành vi mua sắm bốc đồng ............................................... 78 3.1.6.7. Đối với hiệu quả bản thân ............................................................. 79 3.1.7. Thiết kế phiếu khảo sát dự thảo ............................................................... 79 3.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 80 3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................... 80 3.2.1.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu khảo sát .......... 80 3.2.1.2. Phương pháp phân tích sơ bộ cho thang đo đo lường................... 81 3.2.1.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................ 83 3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức .......................................................... 93 3.2.2.1. Mẫu nghiên cứu chính thức ........................................................... 93 3.2.2.2. Đối tượng khảo sát chính thức....................................................... 94 3.2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và thời gian khảo sát ................................. 94 3.2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 94 TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................ 101 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 101 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu chính thức ................................................ 101 4.2. Kết quả phân tích dữ liệu .............................................................................. 103 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha với thang đo chính thức ........ 103 4.2.2. Kiểm định nhân tố khám phá CFA ........................................................ 105 4.2.2.1. Kiểm định tính đơn hướng và độ phù hợp của dữ liệu ................ 106 4.2.2.2. Kiểm định sự tin cậy và hội tụ của thang đo ............................... 106 4.2.2.3. Kiểm định sự phân biệt của thang đo .......................................... 108 4.2.2.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................... 109
- ix 4.2.3. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ........................................ 110 4.2.3.1. Kiểm định sự tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu111 4.2.3.2. Kiểm định Bootstrapping ............................................................. 113 4.2.4. Kiểm định vai trò điều tiết của hiệu quả bản thân ................................. 114 4.2.4.1. Vai trò điều tiết của hiệu quả bản thân đối với sự tác động của so sánh xã hội đến sự đố kị ................................................................................. 114 4.2.4.2. Vai trò điều tiết của hiệu quả bản thân đối với sự tác động của so sánh xã hội đến lòng tự trọng ......................................................................... 116 4.2.5. Kiểm định vai trò trung gian của Sự trầm cảm ...................................... 119 4.3. Kiểm định giả thuyết và thảo luận kết quả nghiên cứu ................................ 120 4.3.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 120 4.3.2. Kiểm định sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo nhóm nhân khẩu học ................................................................................................................ 122 4.3.2.1. Sự khác biệt của hành vi mua sắm bốc đồng theo giới tính ........ 122 4.3.2.2. Sự khác biệt của hành vi mua sắm bốc đồng theo độ tuổi ........... 123 4.3.2.3. Sự khác biệt của hành vi mua sắm bốc đồng theo địa bàn .......... 124 4.3.2.4. Sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo công việc hiện tại125 4.3.2.5. Sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo trình độ học vấn126 4.3.2.6. Sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo thu nhập mỗi tháng ...................................................................................................... 127 4.3.2.7. Sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo tần suất sử dụng mạng xã hội..................................................................................................... 128 4.3.2.8. Sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo hình thức mạng xã hội sử dụng ..................................................................................................... 129 4.3.2.9. Sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo sản phẩm mua trực tuyến ...................................................................................................... 130
- x 4.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu hồi quy ................................................... 131 TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................ 138 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 139 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 139 5.2. Hàm ý quản trị cho các đơn vị kinh doanh ................................................... 142 5.2.1. Đối với sự đố kị ...................................................................................... 144 5.2.2. Đối với lòng tự trọng.............................................................................. 145 5.2.3. Đối với động cơ cảm xúc tâm trạng ....................................................... 147 5.3. Hàm ý quản trị cho đối tượng khách hàng mua hàng ................................... 148 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 150 5.4.1. Hạn chế nghiên cứu ................................................................................ 150 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 151 TÓM TẮT CHƯƠNG 5........................................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... i PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA........................................................ xix PHỤ LỤC 2: THANG ĐO GỐC............................................................................ xx PHỤ LỤC 3: THANG ĐO TIẾNG VIỆT DỊCH TỪ THANG ĐO GỐC ........ xxv PHỤ LỤC 4: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM DÀNH CHO CHUYÊN GIA xxx PHỤ LỤC 5: NỘI DUNG PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU ........................... xxxviii PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ THẢO LUẬN CHUYÊN GIA .................................... xlii PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ .............................................. xlvii PHỤ LỤC 8: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHỈNH THỨC ............................ lvi PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ................................... lx
- xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa MSBĐ Mua sắm bốc đồng SSXH So sánh xã hội
- xii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp khái niệm của so sánh xã hội ................................................... 13 Bảng 2.2: Tổng hợp khái niệm của sự đố kị ............................................................. 19 Bảng 2.3: Tổng hợp khái niệm của lòng tự trọng ..................................................... 20 Bảng 2.4: Tổng hợp khái niệm của tâm trạng tiêu cực ............................................. 21 Bảng 2.5: Tổng hợp khái niệm của sự trầm cảm ...................................................... 22 Bảng 2.6: Tổng hợp khái niệm của hành vi mua sắm bốc đồng ............................... 24 Bảng 2.7: Tổng hợp khái niệm của hiệu quả bản thân.............................................. 31 Bảng 2.8: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan ............................................................ 47 Bảng 2.9: Các nhân tố chịu tác động của so sánh xã hội .......................................... 53 Bảng 2.10: Tác động của nhóm nhân tố thuộc tâm lý, tâm trạng tiêu cực của khách hàng đến sự trầm cảm và hành vi mua sắm bốc đồng .............................................. 53 Bảng 3.1: Thang đo gốc và thang đo đề xuất của so sánh xã hội hướng lên ............ 67 Bảng 3.2: Thang đo gốc và thang đo đề xuất của sự đố kị ....................................... 68 Bảng 3.3: Thang đo gốc và thang đo đề xuất của lòng tự trọng ............................... 69 Bảng 3.4: Thang đo gốc và thang đo đề xuất của tâm trạng tiêu cực ....................... 70 Bảng 3.5: Thang đo gốc và thang đo đề xuất của sự trầm cảm ................................ 71 Bảng 3.6: Thang đo gốc và thang đo đề xuất của hành vi mua sắm bốc đồng ......... 72 Bảng 3.7: Thang đo gốc và thang đo đề xuất của hiệu quả bản thân ........................ 73 Bảng 3.8: Thang đo của so sánh xã hội hướng lên sau nghiên cứu định tính........... 74 Bảng 3.9: Thang đo của sự đố kị sau nghiên cứu định tính ...................................... 75 Bảng 3.10: Thang đo của lòng tự trọng sau nghiên cứu định tính ............................ 76 Bảng 3.11: Thang đo của tâm trạng tiêu cực sau nghiên cứu định tính .................... 76 Bảng 3.12: Thang đo của sự trầm cảm sau nghiên cứu định tính ............................. 77 Bảng 3.13: Thang đo của hành vi mua sắm bốc đồng sau nghiên cứu định tính...... 78
- xiii Bảng 3.14: Thang đo của hiệu quả bản thân sau nghiên cứu định tính .................... 79 Bảng 3.15: Thống kê mô tả mẫu sơ bộ ..................................................................... 84 Bảng 3.16: Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến số và thang đo đo lường ..................................................................................................... 85 Bảng 3.17: Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của Sự đố kị, Sự trầm cảm và thang đo đo lường sau khi loại quan sát ............................................... 87 Bảng 3.18: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến số với mẫu sơ bộ... 88 Bảng 3.19: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của Hiệu quả bản thân......... 90 Bảng 3.20: Thang đo đo lường chính thức ............................................................... 91 Bảng 3.21: Các bước phân tích vai trò trung gian .................................................. 100 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu chính thức .......................................... 101 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến số và thang đo đo lường chính thức ........................................................................................... 104 Bảng 4.3: Kết quả giá trị hội tụ và độ tin cậy tổng hợp của thang đo .................... 106 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến .................................. 108 Bảng 4.5: Ma trận kiểm định sự phân biệt giữa các biến ....................................... 109 Bảng 4.6: Giá trị phóng đại phương sai (VIF) ........................................................ 110 Bảng 4.7: Trọng số chưa chuẩn hóa của mô hình SEM.......................................... 112 Bảng 4.8: Trọng số chuẩn hóa của mô hình SEM .................................................. 113 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc Bootstrapping với N là 5000 ....... 114 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định vai trò điều tiết của hiệu quả bản thân đối với sự tác động của so sánh xã hội đến sự đố kị ...................................................................... 115 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định vai trò điều tiết của hiệu quả bản thân đối với sự tác động của so sánh xã hội đến lòng tự trọng.............................................................. 116 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định vai trò điều tiết của hiệu quả bản thân đối với sự tác động của so sánh xã hội đến tâm trạng tiêu cực ..................................................... 118
- xiv Bảng 4.13: Kết quả kiểm định vai trò trung gian của sự trầm cảm ........................ 120 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu............................................. 120 Bảng 4.15: Kết quả về sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo giới tính . 122 Bảng 4.16: Kết quả về sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo độ tuổi ... 123 Bảng 4.17: Kết quả về sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo địa bàn ... 124 Bảng 4.18: Kết quả về sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo công việc hiện tại ............................................................................................................................. 125 Bảng 4.19: Kết quả về sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo trình độ học vấn ........................................................................................................................... 126 Bảng 4.20: Kết quả về sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo thu nhập mỗi tháng ........................................................................................................................ 127 Bảng 4.21: Kết quả về sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo tần suất sử dụng mạng xã hội .................................................................................................... 128 Bảng 4.22: Kết quả về sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo hình thức mạng xã hội sử dụng ......................................................................................................... 129 Bảng 4.23: Kiểm định ANOVA về sự khác biệt của hành vi mua sắm bốc đồng theo hình thức mạng xã hội sử dụng ............................................................................... 129 Bảng 4.24: Kết quả về sự khác biệt về hành vi mua sắm bốc đồng theo sản phẩm mua sắm trực tuyến ......................................................................................................... 130 Bảng 5.1: Giá trị trung bình của thang đo và biến số ............................................. 142
- xv DANH MỤC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ Hình 2.1: Quy trình ra quyết định mua của khách hàng ........................................... 25 Hình 2.2: Quy trình ra quyết định mua sắm bốc đồng của khách hàng .................... 27 Hình 2.3: Tháp nhu cầu Maslow ............................................................................... 35 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 61 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 62 Hình 3.2: Mô hình hóa tác động của biến sự điều tiết .............................................. 98 Hình 3.3: Mô hình hóa vai trò trung gian ................................................................. 99 Hình 4.1: Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính SEM chưa chuẩn hóa ................... 111 Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn sự điều tiết của Hiệu quản bản thân đến sự tác động của so sánh xã hội đến sự đố kị .......................................................................................... 116 Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn sự điều tiết của hiệu quản bản thân đến sự tác động của so sánh xã hội đến lòng tự trọng ........................................................................ 116 Hình 4.4: Đồ thị biểu diễn sự điều tiết của hiệu quản bản thân đến sự tác động của so sánh xã hội đến tâm trạng tiêu cực ................................................................ 116 Hình 4.5: Xu hướng của hành vi mua sắm bốc đồng theo nhóm tuổi .................... 123 Hình 4.6: Xu hướng của hành vi mua sắm bốc đồng theo địa bàn sinh sống ......... 124 Hình 4.7: Xu hướng của hành vi mua sắm bốc đồng theo công việc hiện tại ........ 125 Hình 4.8: Xu hướng của hành vi mua sắm bốc đồng theo trình độ học vấn........... 126 Hình 4.9: Xu hướng của hành vi mua sắm bốc đồng theo thu nhập mỗi tháng ...... 127 Hình 4.10: Xu hướng của hành vi mua sắm bốc đồng theo thu nhập mỗi tháng .... 128 Hình 4.11: Xu hướng của hành vi mua sắm bốc đồng theo mạng xã hội được sử dụng ................................................................................................................................. 130 Hình 4.12: Xu hướng của hành vi mua sắm bốc đồng theo sản phẩm mua sắm trực tuyến ........................................................................................................................ 131
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Những năm gần đây tại Việt Nam với sự phát triển của mạnh mẽ của công nghệ 4.0, Internet và mạng xã hội, do đó hoạt động bán hàng của các đối tượng cá nhân hay doanh nghiệp đều có sự tích hợp trên các nền tảng này. Chính vì thế đối tượng khách hàng mua sắm trên Internet và các nền tảng liên quan đến công nghệ ngày càng phổ biến hơn và dường như hình thành một thói quen mới. Tính đến năm 2021, tại Việt Nam thì số lượng khách hàng tham gia mua sắm trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,… cao nhất trong khu vực, có khoảng 49,3 triệu khách hàng (Bộ Công Thương, 2022). Năm 2021 có 74,8% người sử dụng Internet tại Việt Nam mua sắm trực tuyến và có 91% khách hàng sử dụng điện thoại di động để đặt hàng trực tuyến, 48% khách hàng sử dụng máy tính cá nhân đặt hàng (Bộ Công Thương, 2022). Số lượng người sử dụng Internet tăng nhanh và theo đó khách hàng mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến, thuần thục với kỹ năng đặt hàng hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn Covid 19 thì việc mua sắm trực tuyến lại càng tăng nhanh hơn, do thị trường Việt Nam ưu tiên chống dịch và phải đóng cửa các cơ sở kinh doanh trực tiếp, nên việc mua sắm thông qua Internet thành xu hướng với mọi lứa tuổi từ trẻ đến cao tuổi hoặc lan rộng đến các đối tượng khách hàng trước đây không có hay có rất ít cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin và hình thức mua hàng này, với hoàn cảnh đó đã tạo ra thói quen cho khách hàng kéo dài sau đó. Đây được xem là thời cơ và cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến khi phương thức mua sắm mới này trở nên phổ biến hình thành xu hướng quan trọng. Thông qua việc khảo sát trên 4 sàn thương mại điện tử thuộc nhóm đầu tại Việt Nam của VECOM thì giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9/2021, số lượng đơn hàng phát sinh tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng trung bình từ 8% - 50%. Trong đó, có những mặt hàng với đơn đặt hàng tăng từ 8% - 10% so với kế hoạch đặt ra từ đầu năm 2021 (VECOM, 2021). Đồng thời, dựa trên xu hướng này thì báo cáo cũng dự đoán trong giai đoạn 2020 – 2025 tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 29% đối với hình thức mua sắm trực tuyến về mọi mặt và đến năm 2025 thì quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ đạt giá trị ước tính 52 tỷ đô la. Đi kèm với thói quen mua sắm hàng hóa, dịch vụ với hình thức trực tuyến thì mua
- 2 sắm bốc đồng (MSBĐ) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành trào lưu trong cư dân mạng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ làm việc tại văn phòng thông qua việc sử dụng mạng xã hội tại các trình duyệt, ứng dụng như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… được kích hoạt sẵn trên điện thoại thông minh hoặc máy tính. MSBĐ được xem là hình thức mua hàng không có kế hoạch, đột ngột và thường đi kèm với những phản ứng của nhận thức, tình cảm (Rook, 1987). Người mua hàng bốc đồng thường có xu hướng thể hiện sự cân nhắc giữa việc hưởng thụ và thực dụng, đồng thời trải nghiệm mua sắm của họ chủ yếu được thúc đẩy bằng những cảm xúc kích thích cao như hào hứng, phấn khích. Đối với xã hội hiện nay thì MSBĐ được xem là hiện tượng rất phổ biến, Verhagen và Dolen (2011) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra 40% các giao dịch mua sắm trực tuyến là MSBĐ. Một số nghiên cứu khác tại Anh, Mỹ, Trung Quốc cũng cho thấy hành vi MSBĐ ngày càng tăng cao điển hình như nghiên cứu Merzer (2014) cho thấy 1000 khách hàng Mỹ thì 75% cho rằng họ đã mua hàng dựa trên quyết định bốc đồng một mình, song song đó là khách hàng tại Trung Quốc cũng cảm thấy mình đã tiêu dùng nóng vội với sự phổ biến và tiện lợi của mua hàng trực tuyến (Chen và Zhang, 2015). Những nghiên cứu gần đây của các tác giả Carter (2018); Gulfraz và cộng sự (2022) cũng kết luận tương tự về sự tăng trưởng và phổ biến của hành vi MSBĐ tại các quốc gia thuộc các châu lục khác nhau. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho rằng hình thức MSBĐ trên nền tảng trực tuyến đem lại nguồn lợi rất lớn cho các nhà tiếp thị, bán lẻ hay các đơn vị kinh doanh về khía cạnh gia tăng đơn đặt hàng hay lợi nhuận bán hàng. (Dhandra, 2020; Utami, 2018). Nhưng với khía cạnh về các khách hàng cá nhân thì các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận những tác động của việc MSBĐ, các mối liên hệ tiêu cực của nó với đời sống (Silvera và cộng sự 2008) thậm chí là những tai họa liên quan đến tài chính và nợ tín dụng từ MSBĐ (Forney và Park, 2009). Với sự phố biến của xu hướng mua sắm này thì chúng ta cần phải hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến hành động mua sắm này, nó được phân biệt thành bốn chiều bao gồm kích thích bên ngoài, kích thích bên trong, tình huống mua sắm, vấn đề sản phẩm, yếu tố nhân khẩu học và yếu tố văn hóa xã hội (Muruganantham và Bhakat, 2013). Các kích thích bên ngoài được hiểu là tín hiệu tiếp thị được kiểm soát từ các nhà cung cấp để thu hút người mua hàng (Youn và Faber, 2000). Kích thích bên trong là các
- 3 nhân tố liên quan đến tính cách cá nhân, chủ yếu bao gồm tính bốc đồng (Bratko và cộng sự 2013), chủ nghĩa khoái lạc (Hausman, 2000), sự đa dạng trong tìm kiếm, mức độ tự kiểm soát (Youn và Faber, 2000) và cảm xúc (Verplanken và Herabadi, 2001). Mỗi cá nhân khách hàng sở hữu một nét tính cách khác nhau, sở thích khác nhau đó gọi là một xu hướng MSBĐ, khi hành vi mua sắm của khách hàng đi cùng với tính cách này sẽ có những phản ánh bất lợi cho bản thân. Những người thích đi mua sắm cho vui có nhiều khả năng MSBĐ. Tất cả chúng ta đều muốn trải nghiệm sự vui vẻ, và nó có thể rất vui khi đi mua sắm và tưởng tượng được sở hữu những sản phẩm chúng ta thích. Mặt khác, có những ý kiến cho rằng, những người MSBĐ có tính xã hội nhiều hơn, đặt hình ảnh bản thân, ý thức địa vị của mình hơn là sự hữu dụng cần thiết của sản phẩm đó đối với bản thân, hay nói cách khác MSBĐ là một cách để trông tốt đẹp hơn trong mắt người khác hoặc giống một hình mẫu nào đó mà người mua hàng hướng tới và đây chính là hành vi SSXH. Xét tại khía cạnh khác thì hành vi MSBĐ được thiết lập với việc họ không để ý đến mục đích sử dụng hay đặt sự ưu tiên về hoàn cảnh tài chính của mình hiện tại, hay nói cách khác nó tập trung vào sở thích mua sắm bất chợt (Floh và Madlberger, 2013). Sở thích mua sắm này khiến chúng ta không thể chống lại những cám dỗ và mua sắm một cái gì đó mà không xem xét đến những hậu quả và hành vi MSBĐ có thể dẫn đến sự lo lắng, không hạnh phúc. Nếu kiểm soát được hành vi này có thể giúp người mua hàng cải thiện trạng thái thỏa mãn về mặt tâm lý (Floh và Madlberger, 2013). Hay nói cách khác hành vi này được xuất phát từ các nhu cầu về mặt tâm lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội hay thẩm mỹ của họ hay còn được gọi là động cơ cảm xúc (Indrawati và cộng sự, 2022; Kimiagari và Malafe, 2021; Zhao và cộng sự, 2022; Zheng và cộng sự, 2019). Lý thuyết so sánh xã hội (SSXH) cho rằng mọi người có xu hướng so sánh mình với những người khác để tự đánh giá (Festinger, 1954), để hình thành việc so sánh này thì mỗi cá nhân phải dựa trên những thông tin, hình ảnh hay đặc điểm của người khác mà mình thu thập hay quan sát được trên mọi phương tiện xung quanh cuộc sống, phổ biến hiện nhất hiện nay chính là dựa trên mạng xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh số hóa và công nghệ ngày càng phát triển, các trang mạng xã hội về cơ bản đã thay đổi cách mọi người tương tác với nhau. Trong đó, Facebook được xem là ứng dụng lớn nhất với 2,5 tỷ người dùng hàng tháng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 163 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
247 p | 49 | 27
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 160 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam)
213 p | 50 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam
225 p | 29 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 28 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quan hệ giữa văn hóa tổ chức, hành vi chia sẻ tri thức và hiệu quả công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh
244 p | 24 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp chế biến nông sản tại các tỉnh Bắc miền Trung
211 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam
196 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 53 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
175 p | 52 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 16 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Hiệu quả đào tạo nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
27 p | 23 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
14 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn