intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận NHỮNG THÀNH TỰU NỖI BẬT CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2012

Chia sẻ: Võ Đình Quốc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

342
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số đông, trong hơn 30 năm qua đang phải phục hồi khỏi sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát chỗ dựa về tài chính sau khi Liên bang Xô viết tan rã và sự cứng nhắc của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị thế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận NHỮNG THÀNH TỰU NỖI BẬT CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2012

  1. DANH SÁCH NHÓM 3 1. Võ Quỳnh Nguyệt ( tìm tài liệu, lập dàn ý, đọc và chình sửa bài) 2. Cáp Thị Kiều Oanh (tìm tài liệu) 3. Trần Nam ( tìm tài liệu) 4. Trần Thị Tuyền( tìm tài liệu) 5. Phạm Văn Phong ( tìm tài liệu) 6. Nguyễn Thị Hà Xuyên ( tìm tài liệu) 7. Huỳnh Thị Kim Ngọc ( tìm tài liệu) 8. Đinh Thị Trang ( tìm tài liệu) 9. Chung Nguyễn Quỳnh Nhi ( tìm tài liệu) 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số đông, trong hơn 30 năm qua đang phải phục hồi khỏi sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát chỗ dựa về tài chính sau khi Liên bang Xô viết tan rã và sự cứng nhắc của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị cô l ập v ề chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam đang nhanh chóng hòa mình vào dòng chảy chung của kinh tế và chính trị thế giới. Từ năm 1986, nước ta bắt đầu thực hiện chính sách Đổi Mới (cải cách kinh tế), hướng tới một nền kinh tế thị trường. Trong môi trường tự do đầu tư, những nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang thể hiện rõ sự quan tâm chưa từng có đối với Việt Nam. Quan hệ kinh tế của Việt Nam đã được đa dạng hóa một cách rõ rệt và trao đổi kinh tế của Việt Nam với các nước láng giềng trong ASEAN, với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, Australia và Singapore đã được mở rộng và tăng trưởng nhanh chóng. Một số ngân hàng nước ngoài đã được cấp giấy phép mở chi nhánh tại Việt Nam và rất nhiều trong số đó đã bắt đầu hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc chính là những nhà đầu tư lớn nhất vào nước ta Từ sau công cuộc đổi mới tháng 12 năm 1986 cho đến nay nước ta đã đ ạt đ ược những thành tựu nhất định.Trải qua các kỳ đại hội, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá và 2
  3. đè ra những mục tiêu chiến lược cho từng thời kỳ,từng giai đoạn. Nó vừa phản ánh thực trạng của nền kinh tế trong nước đồng thời phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới thông qua việc nắm bắt kịp thời những thành tựu mới nhất.Với đường lối chiến lược đó,trong thời gia qua nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến với những mức son chói lọi.Trong giới hạn đề tài,chúng em xin giới thiệu khái quát “ NHỮNG THÀNH TỰU NỖI BẬT CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2012” Vì trình độ và thời gian có hạn nên bài tiểu luận của nhóm chúng em còn nhiều sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy( cô) và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! I/ TÌNH HÌNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI Sau ngày giải phóng đất nước, nhân dân Việt Nam đứng trước một cơ hội để phát triển kinh tế vì có thuận lợi cơ bản là tièm năng kinh tế của hai miền có thể bổ xung cho nhau và quý báu hơn là có hòa bình.Tuy nhiên,do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cùng với những vấp váp, sai làm trong các chính sách kinh tế nên năm 1895, kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn rơi vào khủng hoảng và vòng xoáy của lạm phát,biểu hiện: 1. Kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có phát triển. Nếu tính chung từ năm 1976 đến năm 1985 tổng sản phẩm XH tăng 50%,tức là bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1976 – 1985 chỉ tăng 4,6%.Sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nên chi phí vật chất cao và không ngừng tăng lên.Năm 1980 chi phí vật chất chiếm 44,1%,do vậy thu hập quốc dân hai kế hoạch 5 năm tăng 38.8% 2. Làm không đủ ăn và dựa vào nguồn bên ngoài ngày càng lớn. Năm 1985, dân số cả nước gần 59,9 triệu người ,tăng 25,7% so với năm 1975,trung bình mỗi năm tăng 2,3%.Để đảm bảo đầy đủ việc làm và thu nhâp của dân c ư thì ít nhất nền kih tế phải tăng 7% mỗ năm 3
  4. Thu nhập quốc dân sẩn xuất trong nước chỉ bằng 80 -90% thu nhập quốc dân sử dụng.Tích lũy tuy nhỏ bé, nhưng toàn bộ tích lũy và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài.Trong những năm 1976 -1986, thu vay nợ và viện trợ nước ngoài bằng 38,2% tổng ngân sách và bằng 62,9% tổng số thu trong nước. Nếu so với tổng số chi ngân sách thì bằng 37.3%.3 chỉ tiêu tương ứng của thời kỳ 1981 – 1985 lần lược là 22,4%;28,9%;18,6%.tính đến năm 1985 nợ nước ngoài đã lên tới 8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD. Tuy nguồn từ nước ngoài là lớn như vậy nhưng ngân sách vẫn trong tình trạng thâm hụt và phải bù đắp. Trị giá xuất khẩu hàng năm có tăng lên nhưng vẫn còn thấp so với giá trị xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu thường bằng 20 -40% nhập khẩu.Hầu hết các loại hang hóa thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống đều phải nhập khẩu toàn bộ hay một phần do sản xuất trong nước không đảm bảo được tiêu dung.trong những năm 1976 -1980 phải nhập 60 triệu mát vải các loại và 1,5 triệu tấn lương thực quy gạo. Sau 10 năm thống nhất,việc xây dựng và phát triển kinh tế cơ bản trong bối cảnh hòa bình mà cái gì cũng thiếu nên cái gì cũng quý. Siêu lạm phát hoành hành và giá cả đuổi bắt cấp số nhân. Năm 1985, cuộc cải cách giá – lương – tiền theo giải pháp sốc đã thất bại làm cho cơn sốt lạm phát vụt lớn nhanh,hoành hành trên mọi lĩnh vực của đời sống KT – XH.Giá cả leo thang từng ngày đã vô hiệu hóa tác dụng đổi tiền chỉ mới tiến hành vài tháng trước đó, làm rối loạn điều hành kinh tế vĩ mô.Giá cả không chỉ tăng ở kinh tế thị trường mà còn tăng rất nhanh trong thị trường tổ chức.Siêu lạm phát đ ạt đ ỉnh cao vào năm 1986 với mức 774,4%. II/ THÀNH TỰU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 1986-2012 1.Các giai đoạn của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế 1.1 Giai đoạn 1986-1990 thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới 1.1.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo kế hoạch 5 năm (1986-1990) của CP Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã họp và thông qua chương trình đổi mới kinh tế toàn diện theo ba hướng chính: Một là, chuyển đổi từ chính sách đơn 4
  5. thành phần sở hữu sang nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế; Hai là, chuyển từ cơ chế Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch pháp lệnh, gắn với cơ chế bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị trường với sự quản lý c ủa Nhà nước ở tầm vĩ mô, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp; Ba là, chuyển từ kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp sang kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài. Nhà nước đã triển khai cụ thể hóa thành các kế hoạch và chương trình hành động, trong đó nổi bật là ba chương trình kinh tế lớn: chương trình lương thực, chương trình hàng tiêu dùng và chương trình xuất khẩu. Nền kinh tế đã thu được một số thành tựu đáng khích lệ, các mặt xã hội và đời sống dân cư có nhiều tiến bộ. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 1986-1990, 1.1.2Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1986-1990 1.1.2.1Chương trình lương thực thực phẩm Sản xuất lương thực đã có bước phát triển đáng kể, từ mức trên dưới 18 triệu tấn quy thóc mỗi năm trong những năm 1984-1987 đã tăng lên đạt 21,5 triệu tấn trong năm 1989 va 1990. Từ chỗ lương thực sản xuất không đủ tiêu dùng, nước ta đã trở thành quốc gia xuất khẩu lương thực với mức tương đối khá (năm 1989 xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, trị giá 290 triệu USD; năm 1990 xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo, trị giá 304,6 triệu USD). Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản được phát triển khá; mô hình VAC (vườn –ao-chuồng) lần đầu được nhắc đến với ý nghĩa khuyến khích kinh tế gia đình trong các hộ nông dân và các nơi có điều kiện trồng trọt, chăn nuôi…Sản lượng thịt hơi các loại đạt 1 triệu tấn, trong đó thịt l ợn hơi là 73 vạn tấn vào năm 1990.Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8- 4%/năm. 1.1.2.2 Chương trình sản xuất hàng tiêu dùng Đã được tổ chức triển khai thực hiện trên diện rộng; được sự chỉ đạo sát sao của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương. Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phát triển tương đối khá. Năm 1990, sản lượng vải đạt 380 triệu mét so với mục tiêu 5
  6. là 430-450 triệu mét; giấy các loại đạt 78.000 tấn so với mục tiêu là 12.000 tấn; các mặt hàng tiêu dùng thông thường như xà phòng, thuốc chữa bệnh, đồ dùng sành sứ, thủy tinh, xe đạp, quạt điện, máy thu thanh, thu hình …đều vượt kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13-14%/năm. 1.1.2.3 Chương trình sản xuất hàng háo xuất khẩu Đã được triển khai thực hiện với những đổi mới cơ bản về cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu, khai thác nguồn hàng, mở rộng, tìm kiếm thị trường…nhờ vậy đã khơi dậy khả năng xuất khẩu của đất nước; giải quyết được phần nào khó khăn về ngoại tệ cho nền kinh tế do bị Mỹ bao vây, cấm vận. Tổng giá tr ị kim ngạch xuất khẩu trong năm năm (1986-1990) tăng 28%/năm. Thị trường dần dần được mở rộng.Kế hoạch năm năm 1986-1990 phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát…mà quan trọng là đã chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lí cũ sang cơ chế quản lí mới, thực hiện đổi mới đời sống kinh tế xã hội và giải phóng sức lao động. Tuy một số chỉ tiêu định lượng đạt thấp so với mục tiêu đề ra, nhung nền kinh tế đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực; đã tạo ra một số nhân tố mới thúc đẩy sự chuyển biến bước đầu rất có ý nghĩa trong những năm 1989-1990; mở đầu một thời kỳ phát triển mới trong những kế hoạch năm năm sau. 1.1.3 Hạn chế và yếu kém: Bên cạnh những thành tích đạt được trong quá trình đổi mới còn bộc lộ những hạn chế yếu kém và đứng trước những khó khăn thử thách cần được khắc phục: - Nước ta vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế XH nhiều vấn đề kinh tế XH nóng bỏng vẫn chưa đưọc giải quyết - Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối giữa cung và cầu giưuã tích luỹ và tiêu dùng, giữa công nghiệp và nông nghiệp, dao động thiếu việc làm, năng xuất lao động và hiệu quả SX kinh doanh còn thấp , chưa tạo được tích luỹ từ nội bộ kinh tế - Đời sống của người ăn lương lực lượng vũ trang và1 bộ phận nông dân bị giảm sút 6
  7. - Trên lĩnh vực văn hoá chính trị tư tưởng còn nhiều thiếu sót bất lợi lớn quyền làm chủ của nhân dân lao động chưa được phát huy đầy đủ : Mất dân chủ, luật pháp bị vi phạm kỷ cương kỷ luật còn buông lỏng ... - Những khó khăn do thiên tai đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đối với đời sống kinh tế của nhân dân . Sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch đối với VN trên tất cả các lĩnh vực , ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng XHCN như : Liên xô, Đông âu và hệ thống XHCN giảm sút đã tác động tiêu cực đến tâm lý và tình cảm của nhân dân ta - Những sai lầm thiếu sót này cần được khắc phục kịp thời và triệt để nếu không sẽ dẫn đến việc làm tăng thêm 1.2 Giai đoạn 1991-1995 1.2.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo kế hoạch 5 năm(1991-1995) của Chính Phủ Đại hội VII (1987-1992) đã đề ra mục tiêu tổng quát cho 5 năm 1991-1995 là: vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường ổn đ ịnh chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa Việt Nam cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu tổng quát đó, kế hoạch 5 năm 1991-1995 được xây dựng với các chỉ tiêu chủ yếu sau: 1- Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân mỗi năm 5,5-6,5%. 2- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng bình quân mỗi năm 7,5-8,5%. 3- Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng bình quân mỗi năm 3,7-4,5%. 4- Kim ngạch xuất khẩu 5 năm (1991-1995): 12-15 tỉ USD. 5- Kim ngạch nhập khẩu 5 năm (1991-1995): 16 tỉ USD. 6- Đến năm 1995:- Tỷ lệ tăng dân số chỉ còn ở mức 1,87%.Sản l ượng lương thực quy thóc 24-25 triệu tấn, sản lượng điện 15-16 tỷ kWh, sản lượng dầu thô 7-8 triệu tấn, sản lượng thép 270-300 nghìn tấn, sản lượng xi măng 4,0-4,5 triệu tấn. 1.2.2 Những thành tựu đạt được trong giai đoạn (1991-1995) 1.2.2.1 Nền kinh tế đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái 7
  8. Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao, liên tục và tương đ ối toàn di ện; th ực hi ện vượt mức hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hằng năm 8,2% (kế hoạch là 5,5 - 6,5%) Nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 4,5% (mức đề ra 3,7 - 4,5%). Sản lượng lương thực 5 năm qua tăng 26% so với 5 năm trước đó, tạo điều kiện cơ bản để ổn định đời sống nhân dân, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản tăng khá nhanh; kim ngạch xuất khẩu thuỷ, hải sản năm 1995 gấp 3 lần năm 1990. Tỉ lệ đất có rừng che phủ bắt đầu tăng nhờ đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, hạn chế khai thác gỗ.Các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so với năm 1990 (bình quân hàng năm tăng 12%). Giao thông vận tải có chuyển biến tiến bộ, vận tải hàng hóa tăng 62%; viễn thông phát triển nhanh, doanh thu bưu điện và doanh thu du lịch đ ều gấp 10 l ần; th ị trường hàng hoá trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội . Lĩnh vực tài chính, tiền tệ đạt tiến bộ đáng kể, nổi bật nhất là đã chặn đ ược nạn lạm phát cao, từng bước đẩy lùi lạm phát. Chỉ số giá hàng tiêu dùng và dịch vụ giảm từ 67,4% năm 1991 xuống còn 17,5% năm 1992; 5,2% năm 1993; 14,4% năm 1994 và 12,7% năm 1995. Trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, đã phân định những chức năng quản lý Nhà nước của ngân hàng Nhà nước và chức năng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Việc điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn đinh giá trị đồng tiền Việt Nam, quản lý ngoại hối, xây dựng thị trường hối đoái hợp pháp và các hoạt động tín dụng, thanh toán . Quy mô đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khá. Trong 5 năm, ước tính v ốn đ ầu t ư toàn xã hội khoảng 18 tỉ USD (theo mặt bằng giá 1995), trong đó phần của Nhà nước chiếm 43% (bao gồm cả đầu tư qua ngân sách, tín dụng Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước tự đầu tư), đầu tư của nhân dân chiếm trên 30%, đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm 27%. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, đã chuyển mạnh từ hình thức ngân sách cấp phát có tính chất bao cấp sang hình thức tín dụng đầu tư, mở rộng liên doanh liên kết, vay vốn trong nước và ngoài nước...Đã tập trung nhiều hơn 8
  9. vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước cho hạ tầng kinh tế, xã hội. Vốn đ ầu tư c ủa dân phát triển ở cả nông thôn và thành thị. Tốc độ thu hút vốn đầu tư tr ực tiếp c ủa nước ngoài trong 5 năm qua tăng bình quân hằng năm 50%; phần vốn được thực hiện đạt khoảng 1/3 tổng số vốn đăng ký theo dự án Những kết quả về đầu tư phát triển đã làm tăng năng lực sản xuất trong nông thôn, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đưa vào hoạt động một số công trình quan trọng của nền kinh tế, nhất là giao thông, thuỷ lợi, dầu khí, thép, xi măng và các c ơ NĂM TỔNG SỐ KV NÔNG – LÂM – KV CÔNG NGHIỆP KV DỊCH VỤ NGƯ NGHIỆP 1985 106176 36832 26396 42948 1986 109189 37932 29284 41973 1988 119960 38867 33349 47744 1990 131968 42003 33221 56744 1992 151782 45869 40359 65554 1995 195567 51319 58550 85698 1999 256269 60892 88047 107330 sở du lịch, dịch vụ. 1.2.2.2Cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá; hình thành nền kinh tế nhiều thành phần. TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC 1985 – 1999 THEO GIÁ SO SÁNH PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ(USD) Cơ cấu ngành: Trong GDP, nông, lâm, ngư nghiệp tăng khá về số tuyệt đối, nhưng tỉ trọng giảm từ 38,7% năm 1990 xuống 29% năm 1995; công nghiệp và xây dựng từ 22,6% tăng lên 29,1%; dịch vụ từ 38,6% tăng lên 41,9%. Cơ cấu sản xuất của nông nghiệp, công 9
  10. nghiệp cũng có những thay đổi theo hướng hiệu quả hơn; các ngành dịch vụ phát triển đa dạng. Cơ cấu vùng kinh tế:Cơ cấu vùng đang hình thành từng bước theo quy hoạch kinh tế - xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn lãnh thổ, đ ặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Các khu công nghiệp, khu chế xuất đang được xây dựng. Một số địa bàn kinh tế, đặc biệt là một số thành phố lớn, phát huy lợi thế của mình đã đ ẩy mạnh đầu tư, đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Một số vùng nông thôn đã có b ước phát triển nhanh nhờ chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng khai thác lợi thế so sánh, gắn với thị trường. Cơ cấu thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đảm nhận các khâu then chốt và các lĩnh vực trọng yếu, nhất là trong công nghiệp, cơ sở hạ tầng và tài chính, tín dụng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã tiếp cận thị trường, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hoạt động có hiệu quả hơn trước. Các hợp tác xã trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mua bán, tín dụng .Đến nay một số ít đã đổi mới tổ chức, quy mô và phương thức hoạt đ ộng, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất hiện các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới, tuy chưa phổ biến. Kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển nhanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ, đã góp phần quan trọng vào cá thành tựu kinh tế - XH Kinh tế tư bản tư nhân trong các nước bước đầu phát triển, tập trung phần lớn vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh bất động sản; đầu tư vào sản xuất còn ít. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu, có một số doanh nghiệp quy mô tương đối lớn, sử dụng nhiều lao động. Kinh tế tư bản nhà nước bao gồm các hình thức liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và với tư bản nước ngoài đang phát triển. Các doanh 10
  11. nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bắt đầu đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp. 1.2.2.3. Kinh tế đối ngoại phát triển trên nhiều mặt; thị trường xuất, nhập khẩu được củng cố và mở rộng; nguồn vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh. Trong 5 năm (1991 - 1995) tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 17 tỉ USD (kế hoạch là 12 - 15 tỉ USD), bảo đảm nhập các loại vật tư, thiết bị và hàng hoá đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống, góp phần cải thiện cán cân thanh toán thương mại. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu đã có thêm một số mặt hàng chế biến và tăng số mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn như dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, may mặc... Tổng kim ngạch nhập khẩu trên 21 tỉ USD, kể cả phần nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tỉ trọng nhập khẩu vật tư, thiết bị tăng lên, đáp ứng được nhu cầu phát triển. Quan hệ mậu dịch đã mở rộng với trên 100 nước, tiếp cận nhiều thị trường mới. Mở rộng quyền xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, ban hành một số chính sách khuyến khích xuất khẩu... Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) tăng nhanh, đến cuối năm 1995, các dự án được cấp giấy phép đạt trên 19 tỉ USD vốn đăng ký. Tỉ trọng đ ầu tư vào công nghiệp chiếm 40% tổng số vốn theo dự án (nếu kể cả dầu khí thì chiếm trên 60%), trong đó hơn 60% là đầu tư chiều sâu. Hình thức đầu tư chủ yếu là xí nghiệp liên doanh, chiến trên 65% tổng số vốn; xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm gần 18%; hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm gần 17%. Mối quan hệ hợp tác phát triển đã được khôi phục, khai thông và mở rộng với nhiều nước và các tổ chức tài chính quốc tế; cơ chế thu hút nguồn tài trợ phát triển song phương và đa phương đã được thiết lập. Nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODA) tăng dần lên trong những năm gần đây và được tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. 1.2.3 Hạn chế 11
  12. Chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế còn thấp, nước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo trên thế giới, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ còn thấp, nguy cơ tụt hậu xa hơn còn lớn. Việc xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần v ừa lúng túng, vừa buông lỏng. Tài chính, tiền tệ chưa ổn định và thiếu lành mạnh. Các mặt văn hoá-xã hội còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc như: tình trạng tham nhũng, lãnh phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp cũng như hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước chưa được ngăn chặn triệt để; sự phân hóa giàu nghèo, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn… 1.3 Giai đoạn 1996-2000 1.3.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế hteo kế hoạch 5 năm (1996-2000) của Chính Phủ Kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) được xác định là thời kỳ rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Thực hiện đồng thời 3 mục tiêu: tăng trưởng cao, bền vững và có hiệu quả. Ổn định kinh tế vĩ mô, chuẩn bị tiền đè cho bước phát triển cao hơn năm 2000, chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực,khoaa học – công nghệ, kết cấu hạ tầng, hoàn thiện thể chế,…kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa – xã hội, tập trung giải quyết hững vấn đè bức xúc nhằm tạo được chuyển biến rõ nét về thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) đã đ ược xây d ựng với mức phấn đấu rất cao, cả về tốc độ phát triển và hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế .Qua 5 năm đàu thực hiện chiến lược 1991 -2000 chúng ta đã hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu.Tại Đại hội VIII đưa ra nhận định” nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội nhưng vẫn còn một số chưa vững chắc.Nhiệm vụ đè ra cho chặn đường đầu thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh CNH – HĐH. Theo đó phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 1996 -2000 được Đại hội VIII quyết định với mức phấn đấu cao hơn 5 năm trước. Giữa năm 1997, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực cùng với thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra đã đặt nền kinh tế nước ta tr ước những thử thách quyết liệt. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng toàn dân ta đã nỗ lực phấn 12
  13. đấu, duy trì được nhịp độ tăng trưởng bình quân 6.7% trong 5 năm , tiếp tục đ ạt được những thành tựu quan trọng. 1.3.2 Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1996-2000 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng gấp đôi, giá trị sản lượng của các ngành sản xuất đều đạt về chỉ tiêu phấn đấu, đặc biệt trong nông nghiệp cả 2 kỳ kế hoạch 5 năm 1990 – 1995 và 1996 – 2000, đều tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu đề ra, sản lượng lương thực bình quân đầu người từ 300 kg(1990) tăng 370kg (1995) và 435kg (2000), nhiều loại hang tiêu dung, có dự trữ và xuất khẩu nagỳ càng tăng. Tích lũy nội bộ kinh tế của nề kinh tế từ mức không đáng kể đã đạt 25% GDP,đầu tư phát triển tăng từ 1,2%(1990) lên 2,8% (2000) trong GDP. Kết cấu hạ tầng xã hội được phát triển ngày càng rõ rệt. Năng lực của hầu hết các ngành sản xuất dịch vụ đều tăng.Cơ cấu sản xuất hang hóa trên hầu khắp các vùng trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm còn 25%,công nghiệp tăng từ 22,7% lên 34,5%; dịch vụ tăng từ 38,6% lên 40,5%. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, doanh nghiệp nhà nước đã có bước sắp xếp, đổi mới vầ phát triển, hình thàng các tổng công ty lớn trong nhiều lĩnh vực then chốt, các thành phố kinh tế khác phát triển khá nhanh.Thể chế quản lý và phân và phân phối được chuyển đổi phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. Từ chổ bị bao vây cấm vận, nước ta đã chủ động tranh thủ thời cơ, từng bước hội nhạp có hiệu quả với nền kinh tế thế giới, bình thường hóa và mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu sau 10 năm tăng gấp 6 lần, nhanh gấp 3 tốc độ tăng tr ưởng GDP, một số sản phẩm như gạo, cà phê, thủy sản đã giành được thị phần đáng kể trên thị trường thế giới, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã thực hiện trong 10 năm khoảng 15tỷ USD, chiếm ¼ tổng đầu tư trong xã hội, thu hút trên 30 vạn lao đ ọng trực tiếp, năm 200 tạo 22% kim ngạch xuât khẩu.Trong 5 năm nguồn tài tr ợ c ủa chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế được giải ngân 6,1 tỷ, tập tung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội 1.3.2.1Nông nghiệp 13
  14. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, thường tạo ra trên 40% tổng sản phẩm xã hội và khoảng 50% thu nhập quốc dân. Sự phát triển của ngành nông nghiệp tương đối vững chắc, đặc biệt là sản xuất lương thực. Giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng qua các năm: 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2,9% 8,4% 6,7% 4,9% 6,6% 5,1% 7,0% 3,9% 7,1% Kết quả quan trọng nhất trong nông nghiệp lá sản xuất lương thực, vấn đ ề an toàn lương thực mới được khẳng định và sản lượng hang năm không chỉ cao hơn 21,0 triệu tấn đề ra từ năm 1980 mà còn thường xuyên tăng lên với mức bình quân mỗi năm trên 1,2 triệu tấn trong suốt 9 năm 1991 – 1999.day là thời kỳ sản l ượng l ương thực tăng ổn định nhất có mức tăng bình quân/ năm và tốc độ tăng tr ưởng cao nhất kể từ 1975 đến nay. Năm 1999, cả nước có khoảng 113000 trang trại, khai thác gần 30000000 ha đ ất trống đồi trọc và hoang hóa.Số vốn các trang trại đầu tư lên đến 20000tỷ đồng, giải quyết việc làm hơn 40.000 lao động, kinh tế trang trại hàng năm tạo ra giá trị tổng sản phẩm gần 12000 tỷ đồng, chiếm 10% sản lượng nông nghiệp. Tốc độ phát triển chung nông – lâm – ngư nghiệp tăng 4,1% trong đó nông nghiệp 5,6%; lâm nghiệp 0,4% , ngư nghiệp 8,4%. 1.3.2.2 Công nghiệp. Thành tựu đạt được trong công nghiệp, xây dựng đã đạt được nhiều tiến bộ. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 13,5% trong đó: công nghiệp quốc doanh tăng 9,5%; ngoài quốc doanh tăng 11,5%; khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,8%. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống. Thương mại tăng trưởng khá, đảm bảo lưu chuyển cung ứng vật tư hang hóa trong cả nước và trên từng vùng. 1.3.2.3 Thương mại Những năm qua nhờ chính sách đổi mới, hàng hóa sản xuất trong nước dồi dào, nguồn hàng nhập khẩu cũng rất phong phú, nhiều thành phần kinh tế đã đ ược nhà 14
  15. nước khuyến khích phát triển, nên ngành thương mại có mức tăng trưởng khá cao, giá cả bình ổn hơn. Thời kỳ đổi mới nhà nước thực hiên chính sách mở cửa đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam ký hiệp định hợp tác thương mại EU, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ(12 – 07 – 1995), trở thành thành viên chính thức của ASEAN(1995). Đến năm 2000, hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết. Nét đặc trưng nổi bật là quá trình mở cửa hoạt đông thương mại được đẩy mạnh. Đ ến năm 1997, tổng kim ngạch ngoại thương vượt 21 tỷ USD, hệ số mở cửa c ủa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh. Sự đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, nhất là xuất khẩu đã trở thành một động lực quan trọng để đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế.Năm 1995, GDP tăng 9,5% thì tốc độ xuất nhập khẩu là 47%( xuất khẩu 50%) Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 1991-1995 gấp 2-2,5 lần so với 5 năm tr ước, nhưng đến năm 2000 tăng 5,4 lần. Đã thực hiện được nhiệm vụ “ Cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tốc mặt hang chế biến, tạo ra một sồ mặt hang có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định”. Trong kim ngạch xuất khẩu, tỉ trọng sản phẩm qua chế biến từ 8%(1991) lên đến 40% (2000) và đã có 12 mặt hàng khối lượng và kim ngạch lớn, trong đó mặt hàng có trị giá trên 1 tỷ USD là gạo, giày dép, may mặc và dầu thô. Đặc biệt một số sản phẩm Việt Nam có vị thế cao trên thế giới như gạo, cà phê Nhập khẩu đã phục vụ có hiệu quả cho phát triển sản xuất và đổi mơi công nghệ, thúc đẩy nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống. Tình trạng nhập siêu đã gảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối, trong 5 năm( 1991-1995), nhập siêu chiếm 33% kim ngạch nhập khẩu thì 5 năm sau (1996- 2000) chỉ còn khoảng 18%, riêng năm 1999 là 0,7% đã vượt qua khủng hoảng thị trường vào đầu những năm 90 do Liên Xô và Đông Âu tan rã, và đ ẩy lùi đ ược chính sách bao vây cấm vận nước ta, về mặt cơ bản thực hiện được chủ trương “ đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa quan hệ kinh tế”. Nước ta đã có quan hệ thương mại với 105 nước và vùng lãnh thổ, kí trên 60 hiệp định thương mại với các nước trong 15
  16. đó có Hoa Kì, gia nhập ASEAN, APEC, và đang đàm phán chuẩn bị gia nhập WTO, là thành viên của IMF,WB,ADB. Đã đổi mới một cách cơ bản cơ chế xuất nhập khẩu thoe hướng cho phép mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinnh tế được trực tiếp xuất nhập khẩu, xóa bỏ hầu hết các thủ tục phiền hà và các looại giấy phép không cần thiết, nên đ ến 2000 có trên 1200 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp 1.3.3 Những hạn chế và khó khăn Kinh tế Việt Nam còn phát triển chưa vững chắc, lạc hậu, trình độ kém, thu nhập quốc dân, năng suất tuy tăng cao nhiều lần so với các năm tr ước nhưng vẫn còn thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao. Xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực tham nhũng, lãng phí, buôn lậu và nhi ều tiêu cực còn tồn tại trong nhà nước. Trình độ khoa học kĩ thuật kém không đáp ứng nhu cầu đất nước. Tình trạng chảy máu chất xám xuất hiện 1.4 Giai đoạn 2001-2005 1.4.1 Các chỉ tiêu pát triển kinh tế theo kế hoạch 5 năm của Chính Phủ Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm, cơ bản xóa đói giảm hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 2001 - 2005: - Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 7,5%. 16
  17. - Tỷ trọng ngành trong GDP năm 2005 dự kiến: Nông - lâm - ngư nghiệp 20-21%, công nghiệp và xây dựng 38-39%, dịch vụ 41-42%.Xuất khẩu tăng 14-16%. - Giảm tỷ lệ sinh BQ hàng năm 0,05%, tốc độ tăng dân số năm 2005 khoảng 1,2%. - Giải quyết việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động (bình quân 1,5 triệu lao động/năm), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005. - Cơ bản xóa đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% năm 2005.- Nâng tuổi thọ bình quân năm 2005 lên 70 tuổi,cung cấp nước sạch cho 60% dân số nông thôn. 1.4.2. Những thành tựu đạt được giai đoạn 2001-2005 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) (2001-2005) tăng bình quân7,5%/năm đạt mục tiêu đề ra. Trong đó: Nông nghiệp tăng 3,8%, Công nghiêp và xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng7% Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 5 năm 2001-2005 BQ mỗi Ước tính 2001 2002 2003 2004 năm 2001- 2005 2005 Tổng số 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 7,51 Nông lâm nghiệp và thuỷ 2,98 4,17 3,62 4,36 4,04 3,83 sản - Công nghiệp và xây dựng 10,39 9,48 10,48 10,22 10,65 10,24 - Dịch vụ 6,1 6,54 6,45 7,26 8,48 6,96 Biều đồ: Tỷ trọng cơ cấu ngành năm 2005 Quy mô tổng sản phẩm trong nước 2005 đạt 837,8 nghìn tỷ đổng, gấp đôi so với năm 1995. 17
  18. GDP bình quân đầu người: 640 USD/ người, vượt mức bình quân cảu các nước phát triển có thu nhập thấp (500 USD/ người) 1.4.2.1 Công nghiệp Liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm có bước chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,9%/ năm cao hơn 2%/năm so với năm trước. Đến 2005, cả nước đã có 125 khu công nghiệp, khu chế xuất, tỷ lệ công nghiệp chế tác, công nghiệp cơ khí chế tạo tăng lên. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được với thị trường thế giới, cơ cấu sản phẩm công nghiệp xuất khẩu phong phú hơn, đadạng hơn, đã có chỗ đứng ở một vài thị trường trên thế giới. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, ngành nghề đa dạng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Các địa phương có tỷ trọng sản xuất công nghiệp lớn: Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, … Giá trị xuất khẩu công nghiệp trong 5 năm đạt 82 tỷ USD, chiếm 74% gia1 trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. Sự tham gia của các thành phần kinh tế trog sản xuất công ngiệp đã góp phần làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô lẫn sản xuất, cả về trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các thi trường tiêu thụ 1.4.2.2 Nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 5,5%/năm. Sản lượng lương thực tăng bình quân hằng nắm triệu tấn. Năm 2005 đạt 39,5% triệu tấn. Ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ 6,4%/Năm. Độ che phủ rừng từ 33,7% năm 2000-2005 là 37,4%. Ngành thủy sản phát triển nhanh nhất là nuôi trồng. Sản lượng thủy sản 2005: 3,43 triệu tấn tăng 1,5 lần so với năm 2000.Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản năm 2000 là 15,6%- 2005 là 21,2% 18
  19. Kinh tế nơng thôn phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Kinh tế trang trại được hình thành và phát triển với quy mô đa dạng, phù hợp với đặc điểm từng vùng. 1.4.2.3 Dịch vụ Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 7,6%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa lẻ tăng bìn quân 15%/năm Ngành du lịch có bước phát triển khá, lượng khách du lịch quốc tế đ ến Việt Nam tăng đáng kể Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông đã mở cửa thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh để phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại. Trogn 5 năm 2000- 2005, phát triển trên 11 triệu máy điện thoại, đến 2005 hầu hết các xã đều có điện thoai, 83% số xã trên toàn quốc có điểm bưu điện văn hóa xã, 2,8 triệu thuê bao internet. Mật độ điện thoại 17,1 máy/ 100 dân Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 1.4.3 Những khó khăn và hạn chế 19
  20. Nền kinh tế vẫn trong tình trạng kém phát triển, sức cạnh tranh thấp và chứa đựng nhiều mặt mất cân đối. Những năm 2001-2005 vừa qua nền kinh tế nước ta tăng trưởng bình quân mỗi năm 7,51% là một thành công, do xuất phát điểm thấp nên quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, giá trị tăng thêm của 1% tăng lên không cao và do vậy đ ến nay n ước ta v ẫn chưa ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp. Theo phân lo ại của Ngân hàng Thế giới năm 2003 về thu nhập, các quốc gia và vùng lãnh thổ được chia thành 4 nhóm: (1) Thu nhập thấp tổng sản phẩm trong nước bình quân từ 765 USD/người/năm trở xuống; (2) Thu nhập trung bình thấp 766-3035 USD/người/năm; (3) Thu nhập bình quân cao 3036-9385 USD/người/năm; (4) Thu nhập cao từ 9386 USD người/năm trở lên, bình quân đầu người của nước ta năm 2005 chỉ đ ạt 638 USD, tuy tăng 58,7% so với năm 2000 nhưng mới bằng 83,4% cận trên của nhóm thu nhập thấp. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính bằng đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái năm 2004 của nước ta chỉ bằng 53,2% của Phi-li-pin; 46,4% của In-đô-nê-xi-a; 43,6% của Trung Quốc; 21,8% của Thái Lan và bằng 12% của Ma-lai-xi-a. Nếu tính theo sức mua tương đương thì cũng có tình trạng thấp thua tương tự. Chính do tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người thấp nên mặc dù chỉ số tuổi thọ trung bình và chỉ số giáo dục tương đối cao nhưng chỉ số HDI vẫn rất thấp. Một hạn chế lớn khác của nền kinh tế nước ta là đang chứa đựng nhiều mặt mất cân đối. Quan hệ tích luỹ, tiêu dùng ít được cải thiện. Tích luỹ trong tổng sản phẩm trong nước chiếm tỷ trọng thấp và gần như không tăng qua các năm. Trong quan hệ thương mại, nhập siêu tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng ở mức tương đối cao. Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được khắc phục.Tỷ lệ hộ nghèo của nước ta đã giảm đáng kể, nhưng đến nay vẫn còn tương đối cao. Một bộ phận dân cư, nhất là bộ phận dân cư sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người đời sống vẫn rất khó khăn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2