Tiểu luận:PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA BRAZIL. TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP CHO MỘT SẢN PHẨM CỤ THỂ CỦA VIỆT NAM.
lượt xem 18
download
Brasil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.511.965 km², chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Diện tích Brazil đứng thứ 5 trên thế giới, sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Brazil tiếp giáp với rất nhiều nước trong khu vực Mỹ Latinh như Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Đồng thời đất nước này còn có bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA BRAZIL. TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP CHO MỘT SẢN PHẨM CỤ THỂ CỦA VIỆT NAM.
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING MÔN: MARKETING TOÀN CẦU PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA BRAZIL. TRÊN CƠ SỞ ĐÓ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP CHO MỘT SẢN PHẨM CỤ THỂ CỦA VIỆT NAM. Giáo viên hướng dẫn: Cô Quách Thị Bửu Châu Sinh viên thực hiện: Văn Thị Thanh Diệu MA2 Nguyễn Hữu Khương MA2 Phạm Thị Tuyết Trinh MA2 Hoàng Thị Mỹ Phượng MA2 1
- Mục lục A. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA BRAZIL ..................................... 1 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHÂN KHẨU HỌC.......................................................... 4 1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 4 2. Nhân khẩu học: ........................................................................................................... 5 II. VĂN HÓA ...................................................................................................................... 8 1. Văn hóa tiêu dùng: ....................................................................................................... 8 2. Văn hóa kinh doanh ..................................................................................................... 1 III. CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT .................................................................................. 14 1. Thể chế chính trị: ....................................................................................................... 14 2. Luật pháp: ................................................................................................................. 15 3. Chính sách thương mại: ............................................................................................. 15 4. Rào cản thương mại: .................................................................................................. 15 IV. KINH TẾ ................................................................................................................... 16 1. Liên kết kinh tế:......................................................................................................... 16 2. Lạm phát: .................................................................... Error! Bookmark not defined. 3. Tỷ giá: ....................................................................................................................... 18 4. Cơ sở hạ tầng: ............................................................................................................ 18 5. Phân tích các ngành kinh tế:....................................................................................... 22 6. Kết luận: .................................................................................................................... 27 B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ SẢN PHẨM: ......................... 30 I. Nguồn lực: .................................................................................................................... 30 1. Nhân lực: ................................................................................................................... 30 2
- 2. Tài lực: ...................................................................................................................... 31 3. Vật lực:...................................................................................................................... 31 II. Đối thủ cạnh tranh: ........................................................................................................ 31 1. Đối thủ là các doanh nghiệp tại Brazil........................................................................ 31 2. Đối thủ đến từ các nước khác kinh doanh tại Brazil ................................................... 32 III. Nhà cung cấp ................................................................................................................. 32 IV. Khách hàng: .................................................................................................................. 32 V. Sản phẩm thay thế ......................................................................................................... 33 3
- A. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA BRAZIL I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHÂN KHẨU HỌC 1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lí: Brasil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.511.965 km², chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Diện tích Brazil đứng thứ 5 trên thế giới, sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Brazil tiếp giáp với rất nhiều nước trong khu vực Mỹ Latinh như Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Đồng thời đất nước này còn có bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương. b. Địa hình Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới. Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh 4
- vật phong phú. Ngoài ra còn một số hệ thống sông khác và phụ lưu của nó góp phần tạo nên những vùng đồng bằng màu mỡ cho Brazil. Có thể chia địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở phía bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là 2900 m. c. Khí hậu 90% lãnh thổ Brasil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng này với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ bắc xuống nam, khí hậu Brasil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa Brasil có tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt đới. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, còn mùa đông lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Brasil cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từ Đại Tây Dương đổ vào. d. Môi trường Brasil là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên trong mấy thập kỉ trở lại đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mứcđang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Brasil. Điều đáng mừng là Brazil đang trở nên ngày càng nhận thức và giáo dục về các vấn đề môi trường. Một cuộc khảo sát quốc gia tiến hành của TNS toàn cầu (2008) cho thấy rằng 65% người tiêu dùng ở Brazil đã thay đổi hành vi của họ trong những năm gần đây để giúp đỡ môi trường, và 73% nhận xét rằng môi trường đáng kể hoặc chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm của họ. Phần lớn (80%) đã đồng ý rằng đất nước của họ nên quan tâm nhiều hơn của môi trường và mối quan tâm đặc biệt đến việc ô nhiễm nguồn nước ngày càng lớn dần lên. 2. Nhân khẩu học: a. Đặc điểm chung về dân số Đặc điểm dân số Giá trị Tổng số dân 203.429.773 Cấu trúc dân số theo độ tuổi 0 – 14 tuổi 26.2% 15 – 64 tuổi 67% trên 65 tuổi 6.7% Độ tuổi trung bình 29.3 tuổi 5
- Tốc độ tăng dân 1.134% Tỷ lệ sinh 1.779% Tỷ lệ tử 0.636% Số trẻ được sinh/1 phụ nữ 2.18 Nhận xét: Braxin là một quốc gia đông dân đứng thứ năm trên thế giới với dân số trẻ, tốc độ tăng dân cao. Số dân trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn. Sơ đồ miêu tả dân số của Braxin qua các năm Nguồn từ Viện địa lý và thống kê IBGE Thu nhập bình quân đầu người đạt 10.814 USD năm 2010 (Nguồn: The Wall Street Journal) b. Dân tộc Braxin là một đất nước đa dân tộc: Người da trắng chiếm 49,7%, người lai 42,6%, người da đen 6,9%, người da vàng 0,5%, thổ dân Brasil 0,3% . Con cháu người Âu phân bố ở phía đông nam và trung tây Brasil Miền nam. Brasil với đa số dân là số lượng người da trắng. Con cháu người Bồ Đào Nha và Châu Phi phân bố Đông bắc Brasil, người da đỏ phân bố ở miền bắc Brasil. c. Ngôn ngữ 6
- Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu là tiếng Bồ Đào Nha và là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil. Nó là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính. Tuy nhiên tiếng Bồ Đào Nha ở Brazil độc lập với tiếng mẹ đẻ - tức không phải là ngôn ngữ được sử dụng ở Bồ Đào Nha. Các ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân, chủ yếu ở phía bắc Brasil. Những ngôn ngữ khác được dùng nhiều nhất là tiếng Đức và tiếng Ý, tiếng Nhật. d. Giáo dục - y tế Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Brasil chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt ở những bang nghèo và vẫn còn nhiều bất cập. Những vấn đề chủ yếu của nền y tế Brasil là tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, trẻ em và người mẹ còn khá cao. Ngoài ra các nguyên nhân tử vong chủ yếu khác, ở Brasil còn có các bệnh dịch truyền nhiễm và không truyền nhiễm, tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử. Nạn HIV/AIDS cũng là một trong những bệnh dịch hàng đầu đe dọa sức khỏe của người dân Brasil. Nền giáo dục Brasil vẫn còn nhiều bất cập và chất lượng thấp, đặc biệt trong hệ thống trường công. Giáo dục bậc cao tại Brasil bao gồm các trường đại học và các trường hướng nghiệp. e. Chênh lệch giàu nghèo Dù là một nước lớn với những nguồn tài nguyên phong phú và một nền kinh tế khá mạnh, Brasil hiện vẫn có hơn 22 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo (có thu nhập không đủ cho những nhu cầu cơ bản), con số này có thể lên tới hơn 53 triệu người (khoảng 30% dân số). Đây là vấn đề đáng báo động, và nó góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini. Sự nghèo khổ tại Brasil được thể hiện bởi số lượng lớn các khu ổ chuột (favela), đa số chúng đều tồn tại ở những khu vực thành thị và ở những vùng xa xôi nơi ít có những phát triển kinh tế và xã hội. Vùng Đông Bắc gặp phải những vấn đề kinh niên vì khí hậu nửa khô cằn ở những vùng nội địa, những đợt hạn hán thường kỳ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người. Nỗ lực gần đây nhất nhằm giảm nhẹ tình trạng này đang được tổng thống đương nhiệm Luiz Inacio Lula da Silva thử nghiệm. Ông đã đề xuất một chương trình loại trừ nạn đói (Fome Zero) và tăng ngân sách dành cho các chương trình phân phối công bằng 7
- từng được đưa ra trước đó, nhưng có nhiều tranh cãi về hiệu quả thực sự của những chương trình này. Trong vòng 12 năm qua, thuế suất của Brasil đã tăng đều hàng năm từ 28% GDP quốc gia lên tới 37%. Dù vậy, dưới con mắt của người dân những cải thiện trong các lĩnh vực công cộng do chính phủ liên bang và các bang hay các chính phủ địa phương là chưa đủ (trong một số trường hợp, chưa có một cải thiện nào cả). Mọi người tin rằng hai nguyên nhân chính của tình trạng này là: Lãi suất cao của những khoản nợ của chính phủ. Tham nhũng tràn lan: Từ cuối thời kỳ nắm quyền của quân đội và tái lập tự do báo chí trong nước, những vụ scandal liên tục với sự dính líu của cả nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nạn hối lộ, tham ô, rửa tiền và ngân hàng nặc danh đã trở thành hệ thống. Khoảng 16 triệu người dân Brasil chính thức được coi là mù chữ. II. VĂN HÓA 1. Văn hóa tiêu dùng: a. Thói quen tiêu dùng thực phẩm: Người Brazil làm việc ngày càng nhiều. Họ thay đổi thói quen trong ăn uống và ít vận động. Gần 20% lực lượng lao động tại Brazil làm việc 49 giờ hoặc hơn trong một tuần. Số lượng người Brazil làm việc từ 40-44 giờ một tuần cũng ngày càng tăng. (Instituto Brasileiro de Geografia e Estatísticas, 2007). Người Brazil di chuyển thường xuyên trên khắp đất nước, chủ yếu vì lí do công việc. Sự di cư của người lao động cũng làm lan truyền thói quen ăn uống và sở thích của họ trên khắp đất nước, điều đó dẫn đến việc thay chế độ ăn uống của cả khu vực. Thu nhập gia đình có một tác động đáng kể đến việc tiêu thụ thực phẩm tại Brazil. Năm 2003, tổng số chi phí tiêu thụ được phân bổ như sau: nhà ở 36%, 21% thực phẩm; giao thông vận tải 18%; quần áo 6%; y tế 6%; 4% giáo dục, 2% giải trí và văn hóa, 2% chăm sóc cá nhân, 1% dịch vụ; 1% hút thuốc và 3% cho các chi phí khác (Instituto Brasileiro de Geografia e Estatísticas, 2007) (Xem hình 2). 8
- Nguồn: Instituto Braxileiro de Geografia e Estatisticas Khi thu nhập tăng, Brazil tiêu thụ nhiều thịt, sữa, trái cây, rau, gia vị, đồ uống có cồn. Việc tiêu thụ nước giải khát ở các gia đình có thu nhập cao tăng gấp năm lần so với các gia đình thu nhập thấp hơn. Mặt khác, các sản phẩm như đậu, gạo, củ, ngũ cốc và hạt đa số được tiêu thụ bởi các cá nhân (Instituto Brasileiro de Geografia e Estatísticas, 2007). Tại các khu vực đô thị, thịt, cá, sữa và các sản phẩm bánh chiếm một phần đáng kể trong chi phí thức ăn (42%). Trong vùng nông thôn, cá, thịt, ngũ cốc, hạt, bột mì, mì ống, và củ trở nên quan trọng hơn (chiếm 46% chi phí thức ăn). Trong đó có 10% chi phí thực phẩm họ dùng cho việc mua ngũ cốc, đậu và hạt giống.(Instituto Brasileiro de Geografia e Estatísticas, 2007). Mặc dù thịt bò là thịt thường xuyên nhất tiêu thụ trong nước, Brazil đã từ từ thay thế nó với các loại protein động vật. Việc tiêu thụ thịt gà đã tăng đều đặn vì người Brazil cho rằng thịt gà thì tốt cho sức khỏe hơn thịt bò. Họ cũng tin rằng gà tiêu hóa dễ hơn và có thành phần dinh dưỡng tốt hơn thịt bò, giúp giảm lượng cholesterol và chất béo tổng số. Ngoài ra, thịt gà thuận tiện trong việc chế biến thành món ăn hơn thịt bò (Filho et al, 2005). Trong điều kiện của tiêu thụ thịt lợn, Brazil vẫn có một quan niệm sai lầm về những phẩm chất dinh dưỡng của thịt này, họ cho rằng hàm lượng chất béo và cholesterol trong thịt lợn cao, có hại cho sức khỏe của họ (Faria et al, 2006). Người tiêu dùng sống tại các trung tâm đô thị lớn như Sao Paulo và Rio de Janeiro ít khi ăn ở nhà và thích mua thực phẩm tại các đại siêu thị và siêu thị, một hành vi thường thấy 9
- tại các nước phát triển (Souza và Hardt, năm 2002, Oliveira và cộng sự sự, năm 2005, Souza et al, 2008.) Xu hướng này chủ yếu có ở những người thu nhập cao và muốn tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thức ăn Người Brazil ở khu vực thành thị chi tiêu trung bình 25% chi phí ăn uống của họ cho các thực phẩm chế biến ở bên ngoài, đặc biệt là bữa trưa và bữa tối (10,5%).Người có thu nhập thấp chi tiêu ít hơn nhiều cho các thực phẩm loại này trong ngân sách ăn uống của họ (11,9%) so với những người thu nhập cao, họ dành hơn 37% (Instituto Brasileiro de Geografia e Estatísticas, 2007). Từ nhu cầu và quan điểm tiêu thụ, người dân ở Brazil đang trở nên ít thụ động, giáo dục hơn, và có nhu cầu cao hơn cho các sản phẩm thực phẩm chất lượng. người Brazil thích nói chuyện về thực phẩm và dinh dưỡng. Họ là những người tìm kiếm thông tin về thực phẩm. Họ muốn có thêm lời khuyên về ăn uống lành mạnh và cho rằng nhãn thực phẩm phải cung cấp thông tin về dinh dưỡng trên bao bì (Coitinho et al, 2002). Hệ thống chế độ ăn uống truyền thống ở Brazil bao gồm sáu bữa một ngày: bữa sáng, bữa ăn nhẹ buổi sáng, trưa, bữa ăn nhẹ buổi chiều, bữa ăn tối và bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Ngày nay, chế độ ăn thường bao gồm ba bữa ăn chính, bao gồm ăn sáng, trưa, và bữa tối. Lý do cho sự suy giảm số lượng bữa ăn trong ngày bị ảnh hưởng một phần bởi lối sống hiện đại ở các đô thị: công việc, mong muốn có một cơ thể đẹp. (Barbosa, 2007). Mặc dù số lượng của bữa ăn đã được giảm xuống, người Brazil vẫn còn ăn vặt trong ngày, đặc biệt là trong các buổi chiều với bánh mì sandwich, pizza, bánh mì kẹp thịt, và đồ chiên. Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Một bữa ăn điển hình ở Brazil bao gồm bánh mì bơ, cà phê, và sữa. Thông thường bữa sáng được ăn theo cá nhân thay vì là bữa ăn chung với cả gia đình. Bữa trưa và bữa tối có sự kết hợp của các phong cách ẩm thực khác nhau do sự đa dạng văn hóa và dân tộc của đất nước. Mì ống, gạo và đậu, sushi, và fallafel tất cả có thể được kết hợp trong một bữa ăn. Điều này giải thích lý do tại sao các nhà hàng tại Brazil lại bán thức ăn dưới hình thức buffet với giá cả phải chăng, thu hút những thực khách muốn hương vị dân tộc và đa dạng các loại món ăn. (Euromonitor, 2008). Ăn trưa được coi là bữa ăn nặng hơn trong ngày, bao gồm gạo và đậu, thịt, salad và rau. Bữa trưa giúp các thành viên trong gia đình có những giây phút thoải mái bên nhau. (Barbosa, 2007). Mức tiêu thụ hạt cà phê đã giảm đều đặn ở Brazil. Lý do suy giảm là vì yếu tố sức khỏe, đồng thời, lối sống của các gia đình đô thị tại Brazil ngày nay không còn thời gian cho việc nấu ăn và chuẩn bị cà phê, kể từ khi việc tiêu thụ cà phê đóng hộp không được chấp 10
- nhận. Ngoài ra, có một quan niệm sai lầm rằng cà phê do các hãng sản xuất không có khả năng cung cấp các nguồn protein khác. Do đó, hạt cà phê ít được tiêu thụ tại các gia đình có thu nhập cao. Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ cà phê tại Brazil vẫn còn lớn khi so sánh với các nước Mỹ Latinh khác. Thực phẩm đông lạnh và chế biến sẵn ngày càng trở nên phổ biến tại Brazil, mặc dù không phải tất cả các nhóm tuổi có khả năng tiêu thụ chúng. Ví dụ, có một số dấu hiệu cho thấy rằng người già thích chuẩn bị bữa ăn tại nhà từ các nguyên liệu tươi và truyền thống và dành thời gian để thưởng thức thức ăn của họ (Lima-Filho et al., 2008). Khoảng 13% dân số Brazil có chế độ ăn uống lành mạnh, phong phú các loại rau, trái cây, và các sản phẩm từ sữa, phù hợp với các lời khuyên cho tiêu dùng thực phẩm tại Brazil. Phụ nữ dùng nhiều rau và trái cây hơn trong các bữa ăn của họ, đặc biệt tại các gia đình ở thành thị có mức sống cao. (Jaime và Monteiro, năm 2005, Carlos et al, 2008; Caroba et al. năm 2008; Jorge, 2008). Người tiêu dùng Brazil tăng nhu cầu của họ đối với thực phẩm hữu cơ. Họ tin rằng hành vi của họ là một cách để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh (Soares et al, 2008).Một số người tiêu dùng cũng tin rằng sản phẩm hữu cơ có vị ngon hơn và có chất lượng tốt hơn dinh dưỡng. Brazil nhìn thấy khoảng cách giá giữa các loại thực phẩm thông thường và thực phẩm hữu cơ là rất cao, nguồn cung các sản phẩm hữu cơ không đáp ứng đủ nhu cầu và ít đa dạng về chủng loại trên thị trường. Brazil luôn luôn rửa tay trước khi ăn và ít khi chạm vào thực phẩm với hai bàn tay của họ. Sử dụng một con dao và nĩa cho tất cả mọi thứ, thậm chí trái cây. Luôn luôn sử dụng một khăn ăn trong khi ăn hoặc uống. Người Brazil rất đơn giản trong việc trình bày thực phẩm. Hầu hết các người Brazil đồng ý rằng những gì thực sự quan trọng là hương vị của thức ăn (82%), ít chú ý đến cách trình bày của nó (Barbosa, 2007). Trong thực tế, một phần lớn của người ăn trực tiếp từ nồi ngồi trong bếp, tiết kiệm khay dĩa và các món ăn. Khăn trải bàn thường được dành cho những dịp đặc biệt. b. Thói quen mua hàng: Ở các đô thị lớn, người tiêu dùng ưu tiên mua sắm tại các đại siêu thị và siêu thị, những nơi cung cấp đầy đủ và thuận tiện cho các nhu cầu mua sắm. (Souza et al, 2008). Phần lớn (70%)người Brazil tránh lập kế hoạch bữa ăn. Thay vào đó, họ có xu hướng nhìn vào những gì có sẵn ở nhà và yêu cầu các thành viên gia đình đóng góp ý kiến cho món ăn trong ngày. Một số lập kế hoạch bữa ăn trong quá trình mua sắm hàng tạp hóa, 11
- nơi quyết định thành phần được mua, chứ không chuẩn bị sẵn những loại thực phẩm nào cần mua trong tuần. (Barbosa, 2007). Trong tuần, thiết thực, tiết kiệm, và thuận tiện là những đặc điểm chi phối các thực đơn thức ăn trong các hộ gia đình Brazil. Tuy nhiên trong những ngày cuối tuần, gia đình chú ý nhiều hơn đến sở thích cá nhân và có thêm thời gian để chuẩn bị bữa ăn. Thứ Bảy và Chủ Nhật, bữa ăn được chuẩn bị đa dạng hơn, với các món tráng miệng, bánh pizza, mì ống, bánh ngọt, kem, và nước ngọt. Những người ở Brazil rất nhạy cảm với đất nguồn gốc xuất xứ của các thực phẩm, họ ưu tiên cho các sản phẩm hữu cơ phát triển và lớn lên ở đất nước của họ (Sirieix et al, 2007). Ngoài ra, Brazil có mức độ tin tưởng thấp vào các chứng nhận thực phẩm hữu cơ, đây có thể là một trở ngại cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp hữu cơ Brazil. Mặc dù thực tế rằng phần lớn của người tiêu dùng sản phẩm hữu cơ thích mua thực phẩm hữu cơ tại các cửa hàng thực phẩm tự nhiên (Sirieix et al, 2007), nhưng các siêu thị đang đóng một vai trò ngày càng tăng trong việc phân phối thị trường hữu cơ. Về quyết định mua hàng: Theo TNS toàn cầu khảo sát (2008) tìm thấy rằng phần lớn của Brazil (52%) bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sinh thái khi đưa ra quyết định mua sản phẩm. Ngoài ra, 83% bày tỏ sẵn sàng trả một phí bảo hiểm sinh thái (37% sẽ trả tiền bảo hiểm 5%). Mặc dù một khoảng cách rõ ràng giữa ý định mua và hành vi mua thực tế là thường thấy, báo cáo của TNS toàn cầu của chứng minh rằng người tiêu dùng Brazil đang phát triển mạnh mẽ nhận thức “xanh”, mà có thể được phát triển trong các tương lai gần bởi nhà sản xuất thực phẩm sáng tạo và thân thiện với môi trường và các nhà sản xuất. Bên cạnh đó, khảo sát của TNS toàn cầu (2008) cũng cho thấy rằng hơn một nửa của Brazil thiếu tự tin trong các công ty tự xưng là thân thiện với môi trường. Họ tin rằng hầu hết các công ty ngày nay được chuyển vào thị trường sinh thái thân thiện như một chiến lược tiếp thị để nắm bắt sự chú ý của người tiêu dùng hơn là một mối quan tâm trung thực và chân thành, với môi trường và tính bền vững. Một phần dân số mong muốn có thân hình mảnh mai nhờ vào phẫu thuật thẩm mỹ, các chế độ ăn kiêng giảm cân, thuốc men, chế độ ăn uống bổ sung… (Leibing, 2005). Nhóm này bao gồm chủ yếu các phụ nữ thu nhập cao sống trong các khu vực đô thị ở Đông Nam. Thị trường hàng cao cấp ở Brazil đang bùng nổ nhưng 2/3 dân số Brazil vẫn chiếm lĩnh thị trường có thu nhập thấp. Những người trong phân khúc thu nhập thấp thích những mức giá rẻ và tiện lợi cho cả gia đình. Tuy nhiên, họ cũng rất quan tâm đến chất lượng. Họ thích mua sắm tại các của hàng địa phương và mua những sản phẩm có thương hiệu. Họ luôn tìm kiếm những lời khuyên từ bạn bè và họ hàng trước khi mua hàng. 12
- 2. Văn hóa kinh doanh Trong kinh doanh, yếu tố thành công chính là việc thể hiện cá tính và khả năng thiết lập mối quan hệ cá nhân. Các cuộc họp được tiến hành với một tốc độ thong thả bình thường. Làm kinh doanh với Brazil yêu cầu phải đối mặt để phải đối mặt với truyền thông. Bạn sẽ có thể làm kinh doanh chỉ giới hạn bởi điện thoại, fax hoặc e-mail. Một số thông tin có thể không hoàn toàn chính xác trong giai đoạn đầu của cuộc đàm phán kinh doanh. Brazil mong đợi một số quảng cáo thổi phồng ban đầu và nhiệt tình tranh luận những vấn đề của họ, từ từ và miễn cưỡng làm cho nhượng bộ. Cố gắng duy trì tính nhất quán trong nhóm đàm phán của bạn. Luôn luôn có được một thỏa thuận bằng văn bản với ngày bắt đầu, thời gian giao hàng, chi tiết thanh toán trước. Trình bày ý nghĩa và có sự tinh tế. Thuê một người am hiểu về ngành công nghiệp mà bạn muốn có ý định thâm nhập giúp đỡ bạn. Anh ta hoặc cô ấy sẽ là vô giá cho sự thành công của bạn. Thuê một kế toán địa phương và một luật sư để giúp bạn với các vấn đề hợp đồng. Brazil có thể bực bội với một người đại diện pháp lý bên ngoài. Ở Brazil, không có kế hoạch hay các cuộc hẹn trong các ngày nghỉ hay lễ hội. Quần áo của bạn sẽ phản ánh bạn và công ty của bạn. Brazil phụ nữ ăn mặc "sexy" trong mọi tình huống, cho dù kinh doanh, chính thức hay không thường xuyên. Phụ nữ nước ngoài nên tránh mặc quá chính thức, trang phục bảo thủ. Giày dép nên có phong cách, đánh bóng. Móng tay nên được cắt tỉa cẩn thận. Trong những tình huống kinh doanh, nam giới nên mặc màu tối, áo sơ mi. Áo sơmi ba mảnh phù hợp với giám đốc điều hành, hai mảnh phù hợp với nhân viên văn phòng. Phụ nữ nên mặc trang phục nữ tính, phù hợp. Quà tặng là không quan trọng trong việc thiết lập một mối quan hệ kinh doanh, và mọi người sẽ không mong đợi quà tặng trong các lần gặp đầu tiên. Một món quà rất đắt tiền có thể được xem là hối lộ. Cho rượu whisky chất lượng tốt, rượu, cà phê và bút thương hiệu. Quà tặng cho trẻ em của đối tác của bạn sẽ được đánh giá cao. 13
- III. CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT 1. Thể chế chính trị: Cộng hoà liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang. Chính quyền Brasil được chia thành các nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ quan lập pháp: Quốc hội, gồm 2 viện: Thượng Nghị viện (81 ghế, mỗi bang hoặc liên khu được bầu 3 thành viên theo nguyên tắc đa số với nhiệm kỳ 8 năm; 1/3 được bầu lại sau 4 năm, 2/3 được bầu lại sau 4 năm tiếp theo); và Hạ Nghị viện (513 ghế, được bầu trực tiếp, phân bổ theo số dân ở mỗi bang, nhiệm kỳ 4 năm). * Cơ quan hành pháp: Tổng thống là Nguyên thủ Quốc gia và đứng đầu Chính phủ. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu trên cùng một lá phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao Liên bang (11 Thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm suốt đời và được Thượng viện thông qua). Chế độ bầu cử:Tự nguyện đối với những người từ 16 đến 18 tuổi và trên 70 tuổi; bắt buộc đối với những người từ 18 tuổi trở lên và đến dưới 70 tuổi. Các đảng phái lớn: Đảng Lao động (PT) - Đảng cầm quyền; Đảng Dân chủ Xã hội Brazil (PSDB); Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB); Đảng Mặt trận Tự do (PFL); Đảng Công nhân Brazil (PTB); Đảng Lao động Dân chủ (PDT); Đảng Tiến bộ Brazil (PPB); Đảng Xã hội Nhân dân (PPS); Đảng Cộng sản Brazil (PCB); Đảng Tự do (PL). Brazil là một quốc gia Mỹ Latinh điển hình với tỉ lệ tham nhũng và tội phạm vẫn rất cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ những gốc rễ sâu xa trong lịch sử. Cũng như phần lớn các nước trong khu vực, những lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh có lợi nhuận cao đều thuộc về các tầng lớp riêng biệt, cho tới giờ vẫn có nhiều ảnh hưởng quyết định lên chính quyền. Hậu quả của tình trạng "kín cổng cao tường" này đương nhiên dẫn tới tỉ lệ tham nhũng cao. Đặc điểm quan liêu của chính quyền luôn có xu hướng cưỡng lại bất kỳ một thay đổi nào, do tình trạng trên làm hài lòng phần lớn các quan chức cũng như thương gia. Vấn đề duy nhất (?) của Brazil chính là nạn tham nhũng của các chính trị gia! Brazil là một quốc gia giàu có về nhiều mặt - từ tài nguyên thiên nhiên cho tới nhân lực. Nhưng đất nước này đang được điều hành một cách tồi tệ. Dù cũng có những chính trị gia trong sạch nhưng nạn tham nhũng vẫn tồn tại. 3- 9- 2010, cảnh sát Brazil đã bắt giữ hầu hết bộ 14
- sậu chính quyền thành phố Dourados phía Nam nước này vì tình nghi họ nhận hối lộ và gian lận. Cảnh sát tại Brazil hiện nay đã bớt bị tha hóa vì nạn tham nhũng hơn. Những chuyển biến tích cực đã được ghi nhận nhờ chính sách chọn lọc nhân sự kỹ càng. 2. Luật pháp: Luật pháp của Brasil dựa trên luật La Mã - Germania truyền thống. Hiến pháp Liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản nhất của Brasil. Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt Hiến pháp Brasil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thông qua những quyết định về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành tư pháp của Brasil là Tòa án Liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của Brasil bị chỉ trích làm việc kém hiệu quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện nốt các bước cuối của việc xét xử. Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giải quyết và đi đến phán quyết cuối cùng. Ờ các trung tâm đô thị, thành phố lớn mà mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải thiện an ninh tốt hơn trước nhưng vẫn còn để lại ít nhiều tâm lý e ngại cho khách du lịch và doanh nghiệp khi đi lại, giao dịch. 3. Chính sách thương mại: Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Braxin (APEX) là cơ quan điều phối chính sách về xúc tiến thương mại của Chính phủ Braxin, kết hợp lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ quan có 5 văn phòng đại diện ở nước ngoài tại Miami, Lisbon, Frankfurt, Varsovi và Dubai. Ngoài ra, ở một số cơ quan Bộ, ngành khác cũng có những đơn vị chuyên thực hiện quản lý, theo dõi đầu tư như Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương. Để được xét, cấp phép đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào cần có hồ sơ dự án đầu tư, nêu rõ lý lịch chủ đầu tư, của cơ quan đầu tư, vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, trình độ công nghệ sử dụng lao động, đầu vào sản xuất và quy mô, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, vị trí và địa điểm đầu tư, thời hạn đầu tư và chu chuyển vốn, tác động đến môi trường và kết quả đối với kinh tế xã hội. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Braxin phải đặt dưới sự quản lý và giám sát của Nhà nước thông qua một số cơ quan đầu mối như Ngân hàng Trung ương, và sự phối hợp của các Cơ quan chuyên môn khác thuộc Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính và Bộ Môi trường. Công dân nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài được phép mua bất động sản ở ngoài phạm vi ven biển, biên giới, khu an ninh quốc gia. 4. Rào cản thương mại: 15
- Tổng thống Brazil Dilma Rousseff ngày 4-8-2011 tiếp tục đưa ra kế hoạch giúp các ngành công nghiệp nội địa tăng cường tính cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.Kế hoạch mang tên “Bigger Brazil”, được công bố vài giờ sau khi Cục thống kê Brazil đưa ra số liệu cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 6-2011 của Brazil giảm 1,6% so cùng kỳ năm ngoái. Kế hoạch bao gồm các biện pháp tăng cường kiểm soát thương mại qua biên giới, chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu, miễn giảm thuế và khuyến khích doanh nghiệp sản xuất trong nước xuất khẩu. Brazil đã sẵn sàng ban hành các biện pháp chống bán phá giá, chủ yếu tập trung vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. Chính phủ Brazil cũng kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề sở hữu trí tuệ và sẽ hủy bỏ giấy phép nhập khẩu nếu các sản phẩm có nhãn hiệu không đúng với nguồn gốc xuất xứ - nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh rào cản thương mại của các công ty nước ngoài bằng cách xuất sản phẩm sang các nước Nam Mỹ khác rồi tiếp tục xuất sang thị trường Brazil. Đối với Việt Nam: Brazil đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách điều tra chống bán phá giá giày, thông qua danh sách 74 doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hàng thuỷ sản sang thị trường Brazil và hiện Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ 6 vào nước này. Hai nước cũng đã trao đổi về khả năng hợp tác trên một số lĩnh vực như sản xuất và sử dụng cồn etanol, sản xuất thép, chế tạo máy, nông nghiệp. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước chủ yếu là do khoảng cách địa lý xa xôi, thiếu thông tin… IV. KINH TẾ 1. Liên kết kinh tế: a. Mercosur: Brazil là thành viên của liên minh Mercosur thuộc liên minh các quốc gia Nam Mỹ. Mercosur là một hiệp định thương mại tự do được thành lập vào năm 1991 giữa các nước Brasil, Argentina, Uruguay, Paraguay. Đến tháng 6 năm 2006, Mercosur kết nạp 16
- thêm Venezuela. Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru hiện là các thành viên liên kết của Mercosur. Mercosur bao trùm một không gian rộng 17.320.270 km2, gần như toàn bộ lục địa Nam Mỹ, gồm 365.555.352 dân (tính cả các thành viên liên kết), với tổng sản phẩm nội địa (theo PPP) năm 2007 ước hơn 3,07 nghìn tỷ dollar Mỹ, bình quân đầu người 12.389 dollar. Ngôn ngữ làm việc của Mercosur là tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Guaraní. Trụ sở chính đặt tại Montevideo. Khối thị trường chung Nam Mỹ Mercosur áp dụng những chính sách chung về thương mại, đầu tư và nhập cư nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nội khối. Sau khi bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng kinh tế và chính trị, các nhà lãnh đạo Mercosur đang mong muốn xây dựng khối này thành một thể chế tương tự như EU. Về kinh tế, sau khi đã bị trì hoãn gần 1 thập kỷ do các cuộc khủng hoảng về kinh tế và chính trị đe doạ gây nên sự tan vỡ của khối, Mercosur đã lấy lại được đà tăng tốc. Nền kinh tế Mercosur đang tăng trưởng với tốc độ thường niên từ 7,5 đến 9%, và giá trị thương mại nội khối, bao gồm cả các thành viên tiềm năng như Venezuela, đã tăng lên gần 40 tỷ USD. Khối này cũng tăng cường sự hội nhập với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới, chẳng hạn như EU. Các đại diện đến từ Colombia, Peru, Bolivia, Chile và Ecuador đều bày tỏ mong muốn tăng cường sự hội nhập của Mercosur. Trong khi đó, sự tham dự của các thành viên ngoài khối như Guyana, Suriname, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, UAE và Xi-ri lại cho thấy vai trò ngày càng tăng của Mercosur trong nền kinh tế toàn cầu. Năm 2010, Mercosur đã đạt được thỏa thuận về FTA với EU. Hiệp định đi đến việc cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng công nghiệp (tại Mercosur) và giảm bớt sự trợ cấp của chính phủ đối với các nhà sản xuất nông nghiệp EU. Theo các nhà lãnh đạo của hai khối kinh tế lớn này, FTA EU-Mercosur sẽ giúp tăng trao đổi thương mại song phương lên 100 tỷ euro mỗi năm và mang lại lợi ích cho hơn 700 triệu người dân của hai khu vực. b. Nhóm các nền kinh tế mới nổi G20: G20 một cơ chế bao gồm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới và các nước thị trường mới nổi quan trọng nhất, vốn là thành viên của G77. Mục tiêu hoạt động: Đưa các nền kinh tế công nghiệp và đang phát triển quan trọng lại cùng nhau một cách có hệ thống để thảo luận các vấn đề quan trọng trong kinh tế toàn cầu. 17
- 2. Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã giảm rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998. Hiện nay, tỷ lệ lạm phát ở Brazil là 3,87%. Ngân hàng trung ương Brazil đang tiến hành nâng lãi suất để kìm chế lạm phát. 3. Tỷ giá: Đầu năm 2011, đồng Real của Brazil đang tăng giá lên mức cao nhất so với USD kể từ năm 1999. Ngân hàng Trung ương Brazil đã chi khoảng 36 tỉ đô la Mỹ để can thiệp vào các thị trường trong nỗ lực làm chậm đà tăng giá nội tệ. Nhưng kết quả chưa đáng kể. 4. Cơ sở hạ tầng: a. Truyền thông - Thông tin Braxin có 136 kênh truyền hình khác nhau của trung ương, địa phương, đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, nhà thờ, tôn giáo. Hệ thống phát sóng truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số đã che phủ được nhiều thành phố và địa phương. Một số kênh, mạng truyền hình được nhiều người xem gồm : Globo, TV COMENTADA, Sbt, Band, Record, Rede Tv ,Tve, TVCultura, TV Gazeta, CNT, Rede vida, Tv Senado. Ngoài ra có thể hợp đồng thuê bao xem các kênh truyền hình quốc tế. b. Đài phát thanh : Đài phát thanh đầu tiên của Braxin ra đời ngày 7/09/1922 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Quốc khánh Braxin. Đến nay đã có 23 đài phát thanh chính trên toàn quốc. Một số Đài phát thanh phủ sóng quốc gia được nhiều người hâm mộ là :Radio CBN; BandNews; Jovem Pan AM ;Nacional AM. c. Báo chí Braxin : Một số tờ báo có số lượng phát hành lớn, xếp thứ tự bao gồm : Folha de São Paulo (phát hành trung bình mỗi ngày hơn 300.000 tờ) ,O Globo (RJ), O Estado de São Paulo, Extra, O Dia, Correio do Povo, Zero Hora, Diário Gaúcho, Agora São Paulo, Diário de S.Paulo, Gazeta Mercantil, Jornal do Brasil(RJ), Estado de Minas, Lance, Jornal da Tarde, Correio Braziliense, Últimas CorreioWeb (DF), O Nacional (Passo Fundo, RS), Diário de Cuiabá, Midianews (MT), Diário de Pernambuco, O Norte (PB), Diário do Grande ABC (SP), , A Tribuna (litoral SP), Folha da Região (Araçatuba, SP), Badaue OnLine (MA). 18
- Tờ báo đầu tiên Gazeta do Rio de Janeiro ở Braxin chính thức ra đời ngày 13/05/1808 khi Vua Bồ Đào Nha Pedro I tản cư sang Braxin. Thời kỳ thuộc Bồ, báo chí ở nước Bồ Đào Nha cũng như ở các thuộc địa bị kiểm duyệt chặt chẽ, cấm phê phán, đề cập tới một số lĩnh vực như quyền lực chuyên chế của nhà Vua, tôn giáo, nhà thờ Thiên chúa giáo. Đến thể kỷ 17 - Kỷ nguyên Ánh Sáng, báo chí cũng được ảnh hưởng bởi các dòng tư tưởng triết học tiến bộ ở Châu Âu. Thời kỳ quân chủ chuyên chế ở Braxin đầu thế kỷ 20, báo chí vẫn được nhà Vua kiểm duyệt nhằm hạn chế tiếng nói của phong trào đòi xoá bỏ chế độ nô lệ, thiết lập chính quyền phi tôn giáo. Thời kỳ giới Quân sự nắm chính quyền vào những năm 1960, tất cả các loại ấn phẩm đều bị thanh tra địa phương kiểm duyệt để hạn chế bớt dư luận và phong trào công chúng đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, chống bắt bớ, cầm tù. Sau thời kỳ giới Quân sự thôi nắm chính quyền, là thời kỳ dân chủ, xã hội được hưởng quyền tư do ngôn luận và tự do báo chí. Nhiều đảng phái và tổ chức hội, kinh tế, quần chúng đăng ký tự do phát hành báo chí nhưng vẫn tuân thủ quy định của pháp luật. d. Điện thoại và internet -Tên miền Internet :.br -Mã số điện thoại:+55 Một số hãng cung cấp dịch vụ thuê bao điện thoại : - Điện thoại cố định : GVT - Global Village Telecom; (http://www.gvt.com.br); Braxin Telecom; Oi Fixo; Telefónica; CTBC Telecom UNIVOIP; (http://www.univoip.com.br); FALE 91; (http://www.fale91.com.br). Trong đó Hãng Telefónica S. A. là một công ty lớn, có trụ sở gốc ở Tây Ban Nha, thành lập ngày 24/4/1924. Năm 2003, Công ty Telefonica Celular điện thoại di động hợp nhất với Portugal Telecom, Telesp Celular và Global Telecom (PR e SC), với mục đích thống nhất các công ty dịch vụ điện thoại di động để thành lập công ty lớn hơn về dịch vụ điện thoại di động ở Braxin mang tên Vivo. - -Một số Công ty cung cấp dịch vụ thuê bao điện thoại di động : · Amazônia Celular · Braxin Telecom GSM · Claro · Oi (operadora) · CTBC Telecom · TIM 19
- · Vivo · Sercomtel e. Giao thông, vận tải E1) Đường bộ Mạng đường bộ hiện tại ở Braxin được xây dựng vào thế kỷ XIX nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông sản phẩm hàng hoá và đi lại cuả nhân dân. Braxin có hệ thống đường bộ cao tốc khá phát triển. Tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên Washington Luis nối thành phố Rio de Janeiro với TP. Petropolis được khánh thành năm 1928. Ngành công nghiệp ô tô phát triển vào giữa thế kỷ 20 càng làm cho hệ thống đường bộ phát triển hơn, nối liền các Bang rộng lớn, trở thành một phương tiện giao thông chính (96,2%) ở Braxin, với tỷ trọng vận tải hàng hoá chiếm 61,8 %. E2) Hàng không Ngành hàng không Braxin phát triển nhanh từ sau những năm 1990, đáp ứng khối lượng vận tải hàng hoá gần 0,31% và 2,45 % lượng hành khách tham gia giao thông. - Cảng hàng không-Sân bay : Tổng số có 4.276 (2006) cảng sân bay, trong đó 714 sân bay đã lát đường băng. Có nhiều cảng sân bay quốc tế lớn như Guarulhos, Congonhas (TP. Sao Paulo) trong vòng 01 giờ trung bình có 45 máy bay chở khách cất cánh. Riêng thành phố São Paulo có hơn 1.500 toà nhà có sân bay trực thăng trên tầng thượng. - Một số Công ty Hàng không Braxin : Braxin : Abaeté Linhas Aéreas, ABSA - Aerolinhas Brasileiras (M3), Air Brasil, Air Minas, America Air, ATA Brasil, Flex Linhas Aéreas, GOL Transportes 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: "Phân tích môi trường ngành của công ty sữa Vinamilk"
9 p | 3950 | 683
-
Tiểu luận Quản trị marketing: Chiến lược marketing bánh trung thu tập đoàn Kinh Đô
47 p | 1061 | 325
-
Tiểu luận: Phân tích môi trường bên ngoài của Vinamilk
32 p | 3293 | 247
-
Đề tài: Phân tích môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam
207 p | 1334 | 219
-
Đề tài: Phân tích môi trường vi mô của Pepsi
24 p | 3364 | 153
-
Tiểu luận Phân tích chiến lược của ngân hàng ACB
26 p | 535 | 78
-
Tiểu luận: Chiến lược mở rộng thị trường của Tập đoàn Cafe Trung Nguyên
27 p | 1011 | 66
-
Tiểu luận: Phân tích ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của doanh nghiệp
18 p | 853 | 58
-
Tiểu luận: Phân tích môi trường, chiến lược cạnh tranh công ty CP tập đoàn Mai Linh
22 p | 274 | 46
-
Tiểu luận: Phân tích đánh giá về thị trường sữa bột trẻ em thời gian qua
3 p | 357 | 43
-
Đề tài: Phân tích môi trường ngành của may rèm cửa tại Việt Nam
21 p | 332 | 37
-
Tiểu luận: Phân tích tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh tại phân xưởng chế tạo phôi
7 p | 339 | 28
-
Tiểu luận: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA ĐẾN MARKETING TẠI AI CẬP VÀ NAM PHI
20 p | 260 | 28
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến việc quyết định chiến lược Công ty cổ phần Kinh Đô
18 p | 71 | 18
-
Tiểu luận: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty và của Phòng kinh tế đối ngoại
30 p | 171 | 14
-
Bài tiểu luận: Phân tích chiến lược kinh doanh và chiến lược thành phần của Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket
40 p | 53 | 14
-
Tiểu luận:Phân tích môi trường vi mô của nước Úc
23 p | 91 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích môi trường và định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Nhập khẩu và Thương mại Minh Tuyết (Đức Minh sport)
70 p | 26 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn