Tiểu luận: Phân tích nhu cầu vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Trường Sinh & những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay
lượt xem 22
download
Tiểu luận: Phân tích nhu cầu vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Trường Sinh & những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay trình bày tổng quan về công ty và ngành kinh doanh, phân tích nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch kinh doanh, phân tích thuận lợi và khó khăn của từng loại hình tài trợ vốn đối với công ty nói riêng và DNVN nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích nhu cầu vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Trường Sinh & những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay
- Tiểu luận PHÂN TÍCH NHU CẦU VỐN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MINH TRƯỜNG SINH & NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY 1
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ NGÀNH KINH DOANH ...................... 6 1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Minh Trường Sinh .................................................6 1.2. Tổng quan về ngành và môi trường kinh doanh ...................................................6 1.2.1. Tổng quan về ngành ô tô Việt Nam ...................................................................6 1.2.2. Môi trường kinh doanh ........................................................................................8 Chương 2 : PHÂN TÍCH NHU CẦU TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP .................. 10 2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch kinh doanh ...................................10 2.1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ........................10 2.1.2. Hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm ........................................................12 2.1.3. Kết quả kinh doanh.............................................................................................13 2.1.4. Kế hoạch kinh doanh ..........................................................................................14 2.2. Tình hình tài chính ......................................................................................................14 2.2.1. Chỉ số về khả năng sinh lời: ..............................................................................14 2.2.2. Chỉ số về hoạt động: ............................................................................................15 2.2.3. Chỉ số về khả năng thanh toán: ........................................................................15 2.2.4. Chỉ số đòn bẩy:.....................................................................................................16 2.3. Nhu cầu tài trợ.............................................................................................................16 2.3.1. Nhu cầu về dịch vụ bảo lãnh ...............................................................................16 2.3.2. Nhu cầu vốn ngắn hạn .........................................................................................17 Chương 3: PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỪNG LOẠI HÌNH TÀI TRỢ VỐN ĐỐI VỚI CÔNG TY NÓI RIÊNG VÀ DNVVN NÓI CHUNG ....... 20 3.1. Huy động vốn từ vay ngân hàng..............................................................................20 3.1.1. Về phía ngân hàng ...............................................................................................20 3.1.2. Về phía doanh nghiệp .........................................................................................21 3.2. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu ..................................................................24 3.2.1. Đối với doanh nghiệp ..........................................................................................24 3.2.2. Về phía nhà đầu tư ..............................................................................................25 2
- 3.3. Phát hành trái phiếu...................................................................................................27 Chương 4: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP ............................................................................... 28 4.1. Đề xuất hình thức huy động vốn cho Công ty Minh Trường Sinh ..................28 4.2. Một số giải pháp và đề xuất về huy động vốn cho DNVVN ..............................29 4.2.1. Đối với bản thân doanh nghiệ p ........................................................................29 4.2.2. Đối với các Ngân hàng thương mại .................................................................29 4.2.3. Đối với cơ quan quản lý .....................................................................................30 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 32 3
- LỜI MỞ ĐẦU Theo thống kê, số lượng DNVVN chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% lực lượng lao động của nền kinh tế quốc gia và đóng góp khoảng 50% GDP hàng năm. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn từ năm 2011 đến nay, trong số doanh nghiệp ngừng sản xuất và phá sản thì đa phần là các DNVVN vì đây là đối tượng mà nội lực về vốn và quản trị yếu hơn so với các khối doanh nghiệp khác. Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây cho thấy, có 22,5% doanh nghiệp cho biết không thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng vì lãi suất quá cao, 20,2% doanh nghiệp cho rằng không đáp ứng được các điều kiện ngân hàng đưa ra, 2,5% doanh nghiệp nói có nợ xấu, 41,6% doanh nghiệp không có nhu cầu vay và 13,1% thuộc về các trạng thái khác. Có nhiều cơ sở để tin rằng, hơn 40% doanh nghiệp có nhu cầu về vốn nhưng không thể tiếp cận được vốn vay đa phần là nhóm DNVVN. Nguyên nhân khiến khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN rất hạn chế bởi đặc điểm của nhóm doanh nghiệp này là kinh doanh quy mô nhỏ, ít có chiến lược bài bản nên không đáp ứng được điều kiện tài s ản thế chấp. Nhiều dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của DNVVN không chứng minh được tính khả thi trong khi tình hình tài chính thiếu minh bạch và số liệu không đáng tin cậy. Hệ quả là việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNVVN không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp. Do đó, tỷ lệ DNVVN t iếp cận được với vốn vay ngân hàng thấp so với nhu cầu vốn thật sự. Trong bối cảnh nền kinh tế đang hết sức khó khăn, giá cả nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất tăng, nguồn tín dụng cho sản xuất chưa được khơi thông, hàng tồn kho nhiều, tổng cầu giảm… càng làm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kém hiệu quả. Nhìn chung, DNVVN thiếu điều kiện về tài s ản thế chấp nên khó tiếp cận với các nguồn tín dụng dài hạn. Không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt kinh doanh dựa chủ yếu vào vốn ngân hàng đã làm cho nhiều DNVVN rơi vào tình trạng sản xuất với thiết bị cũ, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao và cuối cùng dẫn đến năng lực cạnh tranh bị hạn chế. Trước thực trạng nhiều DNVVN rơi vào tình trạng đình đốn sản xuất với lượng hàng hóa bị tồn kho lớn, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Tô Hoài Nam nhận định, mặc dù DNVVN đang rất khát vốn, nhưng việc lãi suất cho vay hạ về mức 9 - 10% vào lúc này cũng không ích gì với các doanh nghiệp nếu như các ngân hàng thương mại không thực thi cho các doanh nghiệp giãn nợ, đảo nợ, có cơ hội phục hồi sản xuất. Nếu tình trạng này kéo dài, thì các DNVVN sẽ không vay vốn 4
- và không còn đủ sức để đi vay, cho dù ngân hàng thương mại nới lỏng các gói tín dụng ưu đãi hay tiếp tục hạ lãi s uất. Tăng trưởng tín dụng, tính đến ngày 7/9, chỉ đạt 1,82%, trong khi ở hầu hết các ngân hàng, tín dụng DNVVN lại giảm mạnh. Những con số thống kê cho thấy "bi kịch" khát vốn mà không tiếp cận được nguồn vốn, có nhu cầu về vốn mà lại không dám vay vốn của số đông các DNVVN. Vì vậy bài nghiên cứu của chúng tôi muốn phân tích các nhu cầu tài trợ vốn của DNVVN, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình tiếp cận với các nguồn vốn để từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính phù hợp. Giúp các DNVVN có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Đồng thời chúng tôi xin kiến nghị một số chính sách cho vay của các Ngân hàng sao cho phù hợp với đặc điểm và nhu cầu tài trợ vốn của DNVVN. Về phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin được lấy Công ty TNHH M inh Trường Sinh làm cơ sở nghiên cứu thực nghiệm và có liên hệ với các bài nghiên cứu khác để từ đó rút ra giải pháp tài chính phù hợp với doanh nghiệp nghiên cứu nói riêng và với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung. Nội dung bài nghiên cứu gồm 4 phần như sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Minh Trường Sinh và ngành kinh doanh Chương 2: Phân tích nhu cầu tài trợ của Công ty TNHH Minh Trường Sinh Chương 3: Phân tích thuận lợi và khó khăn của từng loại hình tài trợ vốn đối với Công ty nói riêng và DNNVV nói chung Chương 4: Đề xuất và giải pháp 5
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ NGÀNH KINH DOANH 1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Minh Trường Sinh Công ty TNHH Minh Trường Sinh được thành lập từ năm 2000 theo giấy Đăng Ký Kinh doanh số 0102000617 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp, với vốn điều lệ là 8 tỷ đồng. Tính đến nay, số vốn góp của các thành viên công ty đã lên tới 18,6 tỷ đồng do ông Nguyễn Như Bội và Nguyễn Như Hưng góp vốn. Ngành nghề kinh doanh của công ty là Đại lý bán ô tô; Buôn bán ô tô; Lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa các mặt hàng công ty kinh doanh (chủ yếu là ô tô, máy móc, thiết bị điện, điện lạnh); …. Hiện tại, Công ty Minh Trường Sinh đang góp vốn vào Công ty cổ phần ô tô Nam Hà Nội có địa chỉ tại Km12, Quốc lộ 1A, Xã Vĩnh Quỳnh, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Tổng số tiền góp vốn vào Công ty Nam Hà Nội là: 1.800.000.000 VND tương đương với tỷ lệ: 3,33%. Thực chất, Công ty cổ phần ô tô Nam Hà Nội cũng là vốn ông Nguyễn Như Bội – Giám đốc công ty bỏ ra thành lập. Trước đây, khi chưa thành lập Công ty ô tô Nam Hà Nội thì Công ty Minh Trường Sinh ký Hợp đồng đại lý với khá nhiều đơn vị như: Vidamco (các dòng xe ô tô con, xe du lịch); Nhà máy sản xuất ô tô 1-5; Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự, … (các dòng xe ô tô tải, ô tô khách ghế ngồi, giường nằm). Tuy nhiên, năm 2008 sau khi Vidamco có ý kiến về việc Công ty ký Hợp đồng Đại lý song song với các đối tác khác ngoài Vidamco thì Giám đốc công ty đã quyết định thành lập Công ty cổ phần ô tô Nam Hà Nội để kinh doanh dòng xe ô tô tải, ô tô khách ghế ngồi, giường nằm. 1.2. Tổng quan về ngành và môi trường kinh doanh 1.2.1. Tổng quan về ngành ô tô Việt Nam Trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên kết đầu vào và đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công nghệ cao nhất. Do vậy ngành này có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế quốc dân nhưng cũng chính bởi lý do đó việc thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô thành công là rất khó khăn. Ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam là một ngành công nghiệp non trẻ, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô với mong muốn đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành mũi nhọn vào năm 2020. Trong những năm qua Nhà nước đã bảo hộ cho sản xuất ô tô trong nước thông qua việc ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế nhập khẩu và thậm chí cả thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tương đối dài và đã phải trả một giá khá đắt để có được 11 liên doanh ô tô (VAMA). Tuy nhiên tính cho đến thời điểm hiện tại,công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức lắp ráp đơn thuần. Việt Nam vẫn chưa sản xuất được linh kiện,phụ tùng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lắp ráp các loại ô tô trong nước. Bên cạnh đó giá xe ô tô ở Việt Nam thuộc vào dạng đắt nhất trên thế giới mà tỷ lệ nội địa hóa lại không cao_đây chính là một thiệt thòi lớn cho người tiêu dùng Việt Nam. 6
- Đặc điểm nổi trội của ngành ô tô trước tiên chính là sự phức tạp của sản phẩm: nói một cách tương đối ô tô yêu cầu nhiều linh kiện,phụ kiện hơn so với những ngành công nghiệp khác như công nghiệp xe máy.Tính hợp nhất trong thiết kế, tính an toàn và tiêu chuẩn cao đồng thời có kích cỡ lớn ,nhiều chức năng hơn và tốc độ cao hơn so với xe máy.Chính vì lẽ đó ngành công nghiệp ô tô yêu cầu phụ trợ công nghiệp lớn và phức tạp trong khi đó các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Cũng vì lý do ngành Công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn yếu kém mà các hãng ô tô thế giới không còn đánh giá Việt Nam là đ iểm đến đầy tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á nữa, thay vào đó Indonesia. Theo hãng tin AFP, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia M.S Hidayat vừa cho hay kinh phí nâng cấp Nhà máy Renault-Nissan ở Cikampek (Tây Java) của Nissan sẽ cao hơn dự tính ban đầu 100 triệu đô la Mỹ. “Nhà máy sẽ tăng năng lực sản xuất từ 100.000 xe lên 250.000 xe mỗ i năm vào năm 2014”. Thông báo này được đưa ra ngay sau khi Honda cũng vừa công bố việc xem xét xây dựng một nhà máy xe hơi mới tại Jakarta với vốn đầu tư khoảng 337 triệu đô la Mỹ, gấp ba công suất nhà máy hiện tại của Honda tại Indonesia, lên 180.000 xe. Nhà máy này nhắm sản xuất dòng xe nhỏ như Brio phục vụ cho thị trường Asean. Trong khi đó, ở thị trường Việt Nam, Honda cho rằng họ chưa khai thác hết dây chuyền nhà máy ô tô 60 triệu đô la Mỹ của mình tại Vĩnh Phúc nên chưa có kế hoạch gì cho việc đầu tư thêm. Và h iện tại Nissan cũng chưa có được một nhà máy chính thức tại Việt Nam mà chỉ lắp ráp xe của mình tại Công ty liên doanh Sản xuất ô tô Hòa Bình (VMC) hoặc nhập một số xe nguyên chiếc về phân phối. Đặc điểm thứ hai là về mẫu thiết kế cho thị trường: thiết kế ô tô thường giống nhau giữa các nước( chẳng hạn như Toyota Camry phổ biến trên toàn thế giới).Yêu cầu của ngành ô tô là cần được sản xuất quy mô lớn ở một địa điểm trung tâm.Đó cũng chính là lý do mà đối với các nước đi sau việc bắt đầu sản xuất ô tô gặp khó khăn lớn so với các ngành công nghệ khác. Thị trường của các nhà sản xuất ô tô Việt Nam là thị trường nội địa nhưng phần lớn các liên doanh đều khẳng định thị trường Việt Nam còn hết sức nhỏ bé ( 0.043 triệu xe vào năm 2003) .Kích cỡ thị trường là yếu tố quan trọng để phát triển công nghiệp ô tô. Thị trường ô tô Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng mạnh mẽ song vẫn quá nhỏ bé để đạt được hiệu quả sản xuất Các Công ty, Nhà máy sản xuất tập trung chủ yếu tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Cụ thể được phân bổ như sau: Tại Hà Nội (GM Daewoo, Nhà máy sản xuất ô tô 1- 5); Tại Hải Dương (Ford); Tại Vĩnh Phúc (Toyota, Honda, Vinaxuki); Tại Bắc Giang (Xe 29 Hyundai Đồng Vàng); Tại Hưng Yên (Nhà máy sản xuất ô tô Ngô Gia Tự); ... Đây cũng là một trong các khu vực tập trung đông dân cư, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu cuộc sống của người dân cao hơn các nơi khác. Việc mở các Công ty, nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô và các đại lý kinh doanh ô tô tại Hà Nội và các tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm phương tiện đi lại đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh hiệu quả hơn. 7
- Đặc điểm thứ ba là ngành là bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố mang tính chu kỳ như: tâm lý của phần đông người tiêu dùng thường đầu tư mua sắm xe vào cuối năm để chạy vào dịp năm mới, tâm lý chạy theo xu hướng công nghệ do đó khi một mẫu xe mới được tung ra thì thị trường oto sôi động hơn rất nhiều. 1.2.2. Môi trường kinh doanh Theo số liệu vừa được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố sáng nay, 9/1, doanh số bán hàng của toàn thị trường tháng 12/2012 đạt 9.983 chiếc, tăng 4% s o với tháng trước. Trong số này có 7.701 chiếc lắp ráp trong nước, giảm 1%; trong khi xe nhập đạt 2.282 chiếc, tăng 28% so với tháng trước. Toàn thị trường ô tô Việt Nam có doanh số 92.584 chiếc, giảm 33% so với năm 2011, trong đó lượng xe du lịch (sedan, SUV, cros sover..) chiếm hơn 35.500 chiếc, phần còn lại hơn 57.000 chiếc thuộc xe thương mại (xe tải, xe buýt…). Với số liệu trên có thể thấy năm 2012 là một trong những năm khó khăn nhất của thị trường ô tôViệt Nam trong một thập kỷ qua. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế thế giới và việt nam nói chung. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do việc tăng phí, thuế cùng với việc các loại thuế, phí mới được ban hành. Đầu năm nay, quy định mới về khung lệ phí trước bạ ô tô tăng từ 10-15% lên 10- 20%, với mức thu cụ thể do các tỉnh, thành tự quyết. Theo đó, từ ngày 1/1/2012, mức thu lệ phí trước bạ tại Hà Nội đối với ô tô dưới 10 chỗ tăng từ 12% lên 20%; còn tại TP.HCM, tăng từ 10% lên 15%. Vì đây là hai thị trường ô tô lớn nhất cả nước nên việc tăng mức thu phí trước bạ đã lập tức tác động tới tình hình tiêu thụ xe. Do đó, doanh số của thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 1/2012 rơi xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 3 năm. Những tháng tiếp sau, doanh số có khá hơn, nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Tính gộp 11 tháng đầu năm 2012 (chưa có số liệu thống kê của tháng 12), VAMA bán được 71.860 xe, chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kì năm 2011. Cuối năm 2012, Bộ Giao Thông Vân tại có sửa đổi, bổ sung một số diều Nghị định 71 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, nội dung được quan tâm nhất là quy định tăng mạnh mức xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ. Tuy nhiên, trước phản ứng mạnh mẽ và bức xúc của người dân, Chính phủ đã yêu cầu tạm thời không phạt xe không chính chủ, để chờ soạn thảo lại thông tư hướng dẫn thực hiện. Trung tuần tháng 11, Bộ Tài Chính đã ban hành quy định về mức phí sử dụng đường bộ. Theo đó, , từ ngày 1/1/2013, xe mô-tô sẽ phải nộp từ 50.000 - 150.000 đồng/năm, còn với ô tô là từ 1,56 - 12,48 triệu đồng/năm. Nhận thấy sự không đồng nhất giữa các chính sách của các bộ ngành, mới đây chính phủ đã có Công văn số 7895/ VPCP – KTTH thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yếu cầu các bộ Tài chính, Công thương căn cứ các chức năng nhiệm vụ theo quy định rà soát các vấn đề liên quan đến ngành công nghiệp ôtô của VN hiện nay (như 8
- chính sách thuế, phí, hải quan, quản lý nhập khẩu ôtô, xuất xứ linh kiện ôtô nhập khẩu…) và đề xuất cách giải quyết, báo cáo Thủ tướng chính phủ. Đây là t ín hiệu cho thấy ngành oto sẽ sớm ổn định được chính sách và định hướng phát triển. 9
- Chương 2 : PHÂN TÍCH NHU CẦU TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch kinh doanh 2.1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty Minh Trường Sinh đã hoạt động được 12 năm trong lĩnh vực kinh doanh các loại xe ô tô, đã trải qua rất nhiều các biến động của thị trường từ thuận lợi đến khó khăn, trong đó giai đoạn khó khăn nhất có thể kể đến cuối năm 2011 - 2012. Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm của Ban giám đốc Công ty trong hoạt động kinh doanh & tiềm lực tài chính ổn định tích lũy được trong các năm qua đã giúp Công ty vững vàng vượt qua khó khăn & tiếp tục khẳng định tên tuổi trong làng kinh doanh xe ô tô khu vực Miền Bắc. Mục tiêu, chiến lược phát triển trong thời gian tới của Công ty là tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh các mặt hàng truyền thống thông qua các Hợp đồng đại lý ký với các Công ty, Nhà máy sản xuất truyền thống đặc biệt là Vidamco để trở thành đầu mối cung cấp xe hàng đầu tại Miền Bắc. Việc quyết định đầu tư dự án Showroom & trạm bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô tại Hải Dương cuối năm 2012 - trong giai đoạn nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn đã nói lên quyết tâm của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể đội ngũ CBNV trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh trong thời gian tới của Công ty. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình, Công ty Minh Trường Sinh đang dựa trên các lợi thế hiện có như sau: + Nguồn hàng đa dạng (xe lắp ráp trong nước và nhập khẩu); + Mặt bằng & Showrooom đẹp. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng Showroom trên thì Công ty có hệ thống các Showroom & văn phòng làm việc như sau: Showroom & văn phòng làm việc của Công ty có diện tích 446 m2 (diện tích phòng trưng bày là: 200 m2) tại Km2 đường Pháp Vân – Phường Yên Sở - Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội (thời hạn thuê đến 2020). Showroom & văn phòng làm việc có diện tích 965,86 m2 (diện tích phòng trưng bày là: 350,28 m2) tại mặt đường QL 5 – Khu 2 Phường Cẩm Thượng – TP Hải Dương (thời hạn thuê đến 2020). Showroom & trạm bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô & văn phòng làm việc có diện tích 4.418,8 m2 (diện tích phòng trưng bày là: 800 m2 & diện tích xưởng, văn phòng làm việc tầng 2: 2.000 m2) tại mặt đường QL 5 – Thôn Tiền – TT Lai Cách – Huyện Cẩm Giàng – TP Hải Dương (thời hạn thuê đến 2034). 10
- Ngoài ra, Công ty còn có 01 điểm trưng bày tại Km2+300 đường Pháp Vân – Phường Yên Sở - Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội (chờ cải tạo để đưa vào sử dụng) & văn phòng làm việc có diện tích 90 m2 tại số 91 Nguyễn Du – Phường Trung Đô – TP Vinh – Nghệ An. Thực tế là 02 điểm giao dịch tại Pháp Vân đang chờ Cầu Thanh Trì & hệ thống đường dẫn chạy qua trước cửa hoàn tất sau đó Công ty mới sửa sang lại để tiếp tục khai thác. Hiện tại, các giao dịch tại k hu vực Pháp Vân được chuyển về văn phòng Công ty CP ô tô Nam Hà Nội nằm mặt đường QL 1 (gần đối diện với Vidamco). + Có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có khả năng tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng; + Cập nhật giá cả thị trường thường xuyên, nhanh nhạy; + Tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, hỗ trợ khách hàng trong việc lái thử xe, mua bán trả góp qua ngân hàng, hỗ trợ đăng ký, đăng kiểm, thay dầu, bảo dưỡng xe theo định kỳ; Đầu vào của Công ty: Sau một thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, Công ty Minh Trường Sinh đã thiết lập được một hệ thống các Nhà cung cấp hàng đầu vào ổn định & rất có năng lực, uy tín như: Công ty liên doanh ô tô Việt Nam (VIDAMCO), Nhà máy sản xuất ô tô 1-5, Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự thông qua các Hợp đồng đại lý được ký kết hàng năm. VIDAMCO là một trong những liên doanh sản xuất ô tô lớn & lâu đời tại Việt Nam. Các đối tác còn lại là ô tô 1-5 & ô tô Ngô Gia Tự cũng là các đơn vị có tiềm lực trong Vinamotor. Trong quan hệ với các đối tác trên, đặc biệt là VIDAMCO Minh Trường Sinh luôn là đại lý số 1 với doanh số bán hàng rất lớn. Như vậy, nguồn cung cấp hàng cho Công ty khá đa dạng từ xe du lịch đến xe khách ghế ngồi, giường nằm (trong đó xe du lịch là chủ yếu). Thông thường, Công ty tiến hành đặt hàng theo từng lô hàng tại Vida mco & phát hành bảo lãnh thanh toán từ Ngân hàng với thời hạn tối đa là 30 ngày. Sau đó, Công ty tiến hành vay vốn thanh toán cho Vidamco. Chu trình mua & bán hàng của Công ty Minh Trường Sinh được mô tả như sau: Đặt hàng → Phát hành BLTT & nhập hàng → Vay vốn thanh toán & tiêu thụ → Đặt hàng. Sản lượng cung cấp: Trên cơ sở thỏa thuận trong Hợp đồng đại lý & đơn đặt hàng từ Minh Trường Sinh. Hiện tại, Công ty đang tiêu thụ từ 400 – 500 xe các loại/năm (trong đó chủ yếu là xe 4-5 chỗ của VIDAMCO). Với năng lực sản xuất hiện tại của Vidamco đồng thời với vị trí Đại lý số 1 của Minh Trường Sinh thì khả năng cung cấp đủ sản lượng là đảm bảo. Kết luận: Như vậy, với hệ thống cơ sở Showroom, văn phòng làm việc & cơ sở bảo trì, bảo dưỡng đầu tư rất bài bản cộng với kinh nghiệm lâu năm trong nghề của Ban lãnh đạo Công ty & quan hệ truyền thống lâu năm với các đối tác cung cấp hàng đầu vào (đặc 11
- biệt là Vidamco) thì Công ty Minh Trường Sinh sẽ có lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với các đối thủ. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ giảm đi rất nhiều. 2.1.2. Hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm Như trên đã trình bày, dòng xe du lịch luôn là dòng xe dẫn đầu trong tất cả các dòng xe tiêu thụ tại thị trường Việt Nam cả về số lượng lẫn doanh số bán. Tính đến hết 11 tháng đầu năm 2012, số lượng tiêu thụ của dòng xe này gấp 2,4 lần dòng xe đa dụng MPV (xếp vị trí thứ hai) cũng như dòng xe việt dã SUV (xếp vị trí thứ ba). Bên cạnh đó, trong bảng tổng kết 5 dòng xe loại 5 chỗ bán chạy nhất trên thị trường hiện nay thì có tới 3 dòng xe thuộc về Vidamco là: GM Daewoo Lacetti, GM Daewoo Gentra & GM Daewoo Spark. Có được kết quả này là do các dòng xe của Vida mco rất phù hợp với thị hiếu của số đông người tiêu dùng cả về hình thức, tính năng lẫn giá cả. Cụ thể, kết quả sản xuất kinh doanh của Vidamco năm 2011 & 2012 như sau: + Năm 2011, thực hiện mục tiêu “15 năm 15 nghìn xe”, Vidamco đã sản xuất 15.000 xe và số lượng bán ra là hơn 11.000 xe đạt tỷ lệ 73%. + Kế hoạch sản xuất xe năm 2012 của Vidamco là 11.000 xe, đến nay đã vượt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ là 14.000 xe, vượt tỷ lệ đạt 27%. Mặt khác, thị trường xe ô tô tại Việt Nam hiện vẫn rất tiềm năng, tuy nhiên do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành, do đó thời gian tới phân khúc thị trường dành cho loại xe 5 chỗ vẫn rất lớn khi mà số lượng người tiêu dùng đủ khả năng tài chính & có nhu cầu mua sắm phương tiện cá nhân ngày càng tăng. Như vậy, với các tín hiệu khả quan trên thì khả năng tiêu thụ các sản phẩm Vidamco của Công ty là hoàn toàn đảm bảo. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động, đến nay Công ty Minh Trường Sinh đã tạo lập được một mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh thành Miền Bắc cho tới các tỉnh bắc Miền Trung bao gồm: + Các Trường dạy nghề lái xe; + Các Công ty, Doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, các Doanh nghiệp cho thuê xe tự lái; + Các công ty kinh doanh vận tải, du lịch; Đồng thời, với lợi thế là Đại lý số 1 của các Nhà cung cấp nên hoa hồng được hưởng từ các Hợp đồng đại lý là cao nhất & đây chính là 1 trong những lợi thế cạnh tranh của Minh Trường Sinh bên cạnh lợi thế đội ngũ CBNV hoạt động chuyên nghiệp, bài bản & dịch vụ cung ứng tốt. Về việc tổ chức hoạt động bán hàng: Hiện tại, Công ty đang duy trì phát triển mạng lưới bán hàng rộng khắp trên địa bàn Hà Nội & các tỉnh Miền Bắc, Bắc Trung Bộ. Phương thức bán hàng & thanh toán tiền hàng được Công ty áp dụng như sau: 12
- + Trả ngay: Chỉ chiếm khoảng 10% doanh thu. + Trả chậm: Chiếm khoảng 05% doanh thu. Việc trả chậm chỉ được Công ty áp dụng đối với các DNNN quen thuộc, có quan hệ truyền thống, có uy tín thanh toán cao & là các khách hàng tiềm năng mua theo từng lô. Tuy nhiên, Công ty cũng chỉ áp dụng đối với các trường hợp đối tác thực sự thân thiết. + Trả góp: Chiếm 85% doanh thu. Đây là phương thức quen thuộc thường được các Công ty kinh doanh xe ô tô áp dụng. Đó là khách hàng đặt cọc tối thiểu 30% trị giá xe & xuất trình bản gốc Cam kết cho vay/ Thông báo tín dụng từ Ngân hàng cho vay vốn với trị giá tối đa 70%.trị giá xe. Sau đó, Công ty cử người cầm giấy tờ xe & đưa xe đi đăng ký cùng khách hàng & giao Giấy hẹn lấy đăng ký bản gốc cho Ngân hàng đồng thời chuyển xe về bãi quản lý. Ngay sau khi Ngân hàng chuyển tiền thanh toán toàn bộ phần còn lại, Công ty sẽ giao xe cho khách hàng. Về chính sách giá: Công ty luôn áp dụng chính sách giá bán rất linh hoạt trong từng thời kỳ, cụ thể là trong giai đoạn thị trường khó khăn Công ty ưu tiên giảm giá để đẩy hàng ra, khi thị trường bình ổn, Công ty áp dụng việc bán đúng giá niêm yết & khi thị trường sôi động nóng (cháy hàng) thì Công ty kết hợp với các Công ty thành viên để bán giá theo giá thị trường. 2.1.3. Kết quả kinh doanh Đơn vị: triệu VND Tăng Tăng Tăng Năm trưởng trưởng Mục/Năm Năm 2011 Năm 2012* trưởng so 2010 so 2012 so 2011 (% ) (% ) 2010(%) - Doanh thu thuần 202.436 49% 240.307 19% 135.698 -43.53% - Giá vốn hàng bán 195.486 35% 233.252 19% 129.073 -44.66% - Lợi nhuận sau thuế 1.558 15% 1.952 25% 2.182 11.76% Năm 2012 do ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu & việc tách doanh thu các mảng xe khác chuyển sang Nam Hà Nội & Minh Trường Sinh chỉ bán xe Vidamco nên doanh thu đã sụt giảm nhiều. Tuy nhiên, do được hưởng lợi thế từ các chính sách kích cầu của Chính phủ nên sang năm 2010 doanh thu bán xe tăng rất mạnh, tuy nhiên, do sự gia tăng các loại chi phí sản xuất đã làm lợi nhuận của công ty chỉ tăng được 15% so với năm 2012. Năm 2011, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều khởi sắc, lợi nhuận tăng 25% so với năm 2010. Tuy nhiên sự tăng trưởng bị chững lại trong năm 2012, do bối cảnh kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu và bi quan về những chính sách vĩ mô của nền kinh tế. Kết quả là doanh thu dự kiến của công ty bị sụt 13
- giảm đến 43.53%. Tuy nhiên, với sự nỗ lực trong việc quản lý chặt chẽ các chi phí từ giá vốn cho đến chi phí quản lý đã giúp cho mức lợi nhuận sau thuế năm 2012 dự kiến vẫn tăng trưởng 11.78% so với năm 2011. Trong tổng doanh thu của Công ty, doanh thu từ hoạt động bán các loại xe ô tô chiếm đến 97%, phần còn lại 3% là doanh thu dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa & bán phụ tùng. 2.1.4. Kế hoạch kinh doanh Mức độ Năm kế Chỉ tiêu Năm 2012 tăng hoạch trưởng Doanh thu 135.698 211.689 156% Giá vốn hàng bán 129.073 197.482 153% Lợi nhuận dự kiến 2.182 2.858 131% Chu kỳ kinh doanh =360: (360/ Vòng 10 8 quay hàng tồn kho + 360/ Vòng quay các khoản phải thu) Nhu cầu vốn cho 1 vòng quay 13.000 25.000 192% VCSH tham gia vào VLĐ 3.000 3.500 117% Phải trả người bán 1.500 1.500 100% 2.2. Tình hình tài chính 2.2.1. Chỉ số về khả năng sinh lời: Chỉ số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012* a. LN gộp/Doanh thu thuần (%) 3 3 5 b. LN trước lãi và thuế và khấu hao 2,11 1,95 3,52 (EBITDA)/Doanh thu thuần (%) c. LN trước thuế/Doanh thu thuần 1,07 1,13 2,14 (%) d. LN sau thuế/Tài sản dài hạn 23,04 28,66 7,58 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty được duy trì tốt & khá ổn định qua các năm. Riêng đối với năm 2012, tuy mức tổng doanh thu đạt được không cao như các năm trước nhưng các chỉ số sinh lời vẫn đạt được ở mức rất khả quan. Sở dĩ, Công ty đạt được các chỉ số này là do giá vốn hàng bán đã giảm mạnh từ mức 97% xuống còn 95% (do xe bán ra nhanh hơn, chi phí cho việc tiêu thụ xe giảm đồng thời chiết khấu từ VIDAMCO & các nhà cung cấp xe khác cao hơn so với các năm trước) trong khi các chi phí khác đều được quản lý tốt đã làm cho mức lợi nhuận cũng như các chỉ số sinh lời đạt được khả quan hơn. Tuy nhiên, để đạt được các kết quả trên không thể không nhắc đến tác dụng từ chính sách giảm 50% thuế VAT, 50% phí trước bạ, chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ đối với các dự án đầu tư trung, dài hạn & hiệu quả đem lại từ các dòng xe 14
- mới rất phù hợp của VIDAMCO với nhu cầu người tiêu dùng trong nước như: Daewoo Lacetti, Gentra, Matiz đời mới cải tiến. 2.2.2. Chỉ số về hoạt động: Năm Năm Năm Chỉ số 2010 2011 2012 a. Số ngày tồn kho bình quân 6 5 12 b. Số ngày phải thu 15 12 23 c. Số ngày phải trả người bán 5 1 4 d. Tổng CF QLDN/ Doanh thu thuần = (Khấu hao + CF bán hàng + CF QLDN + chi phí khác) / Doanh 2 1 2 thu thuần e. Hiệu quả sử dụng TS = Doanh thu thuần /Tổng 10,34 10,48 3,15 TS Các chỉ số về hoạt động tương đối ổn định qua các năm. Cụ thể, tỷ lệ Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp/ Doanh thu thuần qua các năm dao động ở mức 1-2%. Đây cũng là tỷ lệ phù hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cùng ngành nghề. Công nợ phải thu khách hàng & hàng tồn kho của Công ty Minh Trường Sinh không biến động nhiều. Nếu như công nợ phải thu khách hàng thường dao động từ 4–6 tỷ đồng, thì hàng tồn kho thường dao động từ 3–5 tỷ đồng. Do đặc thù của hoạt động đại lý bán xe ô tô là khách hàng thường đặt hàng từng lô sau đó nhận hàng về tiêu thụ hết lô lại đặt tiếp, đồng thời việc tiêu thụ hàng của Công ty nhắm tới hệ thống các khách hàng quen thuộc. Vì vậy, trị giá hàng tồn kho & công nợ phải thu khách hàng là khá ổn định. Về giá cả hàng hóa: Do đây là mặt hàng xa xỉ, có thương hiệu, tiêu thụ mạnh trên thị trường & thị trường tiêu thụ còn rất rộng lớn đồng thời đặc thù của loại hàng hóa này là giá cả thường dao động tăng. Vì vậy, biến động lớn về giá trị hàng hóa là rất nhỏ. Về hiệu quả sử dụng tài sản: Nếu như năm 2010 & 2011, 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh sẽ lần lượt sinh ra 10,34 đồng & 10,48 đồng thì đến năm 2012 chỉ còn 3,15 đồng. Sở dĩ nă m 2012 hiệu quả sử dụng tài sản thấp hơn nhiều so với 02 năm trước là do Công ty Minh Trường Sinh sử dụng vốn tự có & vay các tổ chức tín dụng để đầu tư lớn xây dựng Showroom & trạm bảo trì, bảo dưỡng xe ô tô tại Hải Dương làm cho quy mô tổng tài sản tăng trong khi mức tổng doanh thu đạt được thấp hơn nhiều so với các năm. Từ đó đã làm cho hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Hiệu quả sử dụng tài sản sẽ tăng dần khi dự án đi vào khai thác. 2.2.3. Chỉ số về khả năng thanh toán: Chỉ số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012* a. Khả năng thanh toán hiện 1,43 1,29 1,33 hành 15
- b. Khả năng thanh toán nhanh 1,07 0,74 0,94 c. Dòng tiền ròng từ hoạt động - 1.595 3.549 KD d. Dòng tiền sau chi phí tài chính - 503 2.530 e. Dòng tiền sau trả nợ - 503 2.530 g. Dòng tiền ròng từ hoạt động - 1,46 3,48 kinh doanh/Lãi ngân hàng h. EBITDA/Tổng nợ 0,56 0,36 0,32 i. EBIT/chi phí trả lãi vay (Khả 2,80 3,48 5,82 năng thanh toán lãi vay) Khả năng thanh toán hiện hành của Minh Trường Sinh qua các năm đều ổn định ở mức >1, bên cạnh đó chỉ tiêu thanh toán nhanh của Công ty cũng giữ ở mức khá tốt (gần 1), các chỉ tiêu này thể hiện khả năng có thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán của Công ty trong ngắn hạn. Nếu như dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh năm 2011 chỉ là 1.595 triệu đồng thì sang năm 2012 dòng tiền này đã được cải thiện tốt hơn nhiều & đạt mức 3.549 triệu đồng. Điều này có được là do trong năm 2012, bên cạnh việc chiếm dụng được nguồn vốn từ đối tác (877 triệu đồng) thì Công ty Minh Trường Sinh còn giảm được phần trả trước cho người bán (1.828 triệu đồng) cũng như tiết kiệm được khá nhiều chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp (554 triệu đồng). Dòng tiền sau chi phí tài chính & dòng tiền sau trả nợ đều dương, thể hiện việc Công ty hoàn toàn đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. 2.2.4. Chỉ số đòn bẩy: Đơn vị: Lần Chỉ số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012* a. Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 1,05 1,30 1,07 b. Vay ngân hàng/Vốn chủ sở 0,61 1,10 0,93 hữu Do người đứng đầu Công ty là ông Nguyễn Như Bội là người có kinh nghiệm rất lâu năm trong lĩnh vực hoạt động & làm ăn rất chắc chắn nên chỉ số đòn bẩy về vốn không được sử dụng triệt để. Kết luận: Nhìn chung tình hình tài chính của khách hàng là khá tốt. So sánh với doanh nghiệp khác trong ngành thì hoạt động của Minh Trường Sinh ổn định, hiệu quả, công ty không bị mất cân đối nguồn vốn. 2.3. Nhu cầu tài trợ 2.3.1. Nhu cầu về dịch vụ bảo lãnh 16
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: - Trị giá bảo lãnh: 8.000.000.000 VND (Tám tỷ đồng chẵn). - Đơn vị thụ hưởng: Công ty ô tô Việt Nam – Daewoo (nhà cung cấp chính của Minh Trường Sinh). - Nội dung bảo lãnh: Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng sẽ được ký kết giữa Minh Trường Sinh và Vidamco. - Trị giá ký quỹ: 1.200.000.000 VND (tương đương với 15% trị giá thư bảo lãnh). - Thời hạn bảo lãnh: 12 tháng kể từ ngày phát hành bảo lãnh. Năm 2013 là năm đầu tiên Công ty ô tô Việt Nam – Daewoo (VIDAMCO) bắt đầu áp dụng chính sách yêu cầu các Đại lý của Công ty phải phát hành bảo lãnh thực hiện Hợp đồng có thời hạn 12 tháng trước khi ký kết Hợp đồng đại lý. Mục đích của việc phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng chính là việc đảm bảo 100% các đơn đặt hàng của hệ thống đại lý của Vidamco đều được thực hiện tại mọi thời điểm (khi thị trường thuận lợi cũng như thị trường khó khăn). Yêu cầu sản lượng tối thiểu hàng năm của Vidamco đối với các đại lý được xác định trên cơ sở sản lượng đăng ký của các đại lý. Năm 2013, Minh Trường Sinh đăng ký tiêu thụ tối thiểu 600 xe các loại. Với năng lực hiện tại việc đạt sản lượng đăng ký của Công ty là hoàn toàn có cơ sở. Bảo lãnh thanh toán: Do đặc thù của ngành ô tô nói chung cũng như các Công ty kinh doanh thương mại xe ô tô nói riêng thì việc mua, bán xe thường gắn liền với nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán từ Ngân hàng. Do đó, Công ty thường xuyên phát sinh & phải có thư bảo lãnh thanh toán trước khi nhận từng lô hàng. Với đặc thù đó, Minh Trường Sinh cần thiết được một tổ chức tín dụng cấp hạn mức bảo lãnh thanh toán ngắn hạn. Thực tế trong năm 2011, 2012, Minh Trường Sinh thường sử dụng nghiệp vụ phát hành bảo lãnh thanh toán qua Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – CN Nam Hà Nội với hạn mức bảo lãnh tối đa 8 tỷ đồng. Hạn mức bảo lãnh thanh toán Minh Trường Sinh cần trong năm 2013 sẽ được xác định căn cứ vào kế hoạch kinh doanh nằm trong tổng nhu cầu vốn ngắn hạn và được trình bày chi tiết dưới đây. 2.3.2. Nhu cầu vốn ngắn hạn Đối với nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, do có tính luân chuyển nhanh nên việc tài trợ vốn theo hình thức hạn mức tín dụng ngắn hạn là phương án tài trợ hợp lý nhất đối với Minh Trường Sinh. 17
- Đơn vị tính: Triệu đồng Nhu cầu vốn ngắn hạn Mức độ tăng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 trưởng Doanh thu 135.698 211.832 156% Giá vốn hàng bán 129.073 197.004 153% Lợi nhuận dự kiến 2.182 2.852 131% Chu kỳ kinh doanh =360: (360/ Vòng quay hàng tồn kho + 360/Vòng quay 10 8 các khoản phải thu) Nhu cầu vốn cho 1 vòng quay 13.000 25.000 192% Vốn chủ sở hữu tham gia vào vốn lưu 3.000 3.500 117% động Phải trả người bán 1.500 1.500 100% Tài trợ từ các tổ chức tín dụng khác 8.500 20.000 118% Vốn vay khác 0 0 Hạn mức bảo lãnh thanh toán 8.000 10.000 125% Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 0 8.000 Nhu cầu vốn của Công ty được xây dựng dựa trên kế hoạch kinh doanh, chu kỳ kinh doanh và các giả định chủ yếu sau đây: Giá trị Diễn giải (triệu Căn cứ VND) Trong năm 2010, Công ty đã đạt mức doanh thu là hơn 202 tỷ đồng, doanh thu năm 2011 tăng lên hơn 240 tỷ đồng. Tuy nhiên sang năm 2012 do bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước bị chững lại và có nhiều diễn biến bất lợi nên doanh thu cả năm đã sụt giảm rất nhiều & chỉ đạt gần 136 tỷ đồng bằng 56,5% so với năm 2011. Sang năm 2013, Công ty dự tính sẽ đạt mức doanh thu gần 212 tỷ đồng tăng 56% so với Doanh thu 211.832 năm 2012 nhưng chỉ bằng 88% doanh thu của cả năm 2011. Mức dự kiến này được tính toán rất thận trọng dựa trên tình hình thị trường được dự báo là đã khởi sắc hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi cơ sở hạ tầng, năng lực bán hàng cũng như cung cấp dịch vụ đã được đầu tư tăng gấp đôi. Mặt khác với các dòng xe Vidamco thế mạnh đã được thị trường chấp nhận & đánh giá trong thời gian qua sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện tốt kế 18
- hoạch năm 2013 của Minh Trường Sinh. Như vậy, kế hoạch về doanh thu của Công ty là khả thi. Chiếm khoảng 93% doanh thu của Công ty. Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu dự kiến trong năm 2013 tuy có thấp hơn một chút so với năm 2012. Tuy nhiên, tỷ lệ này là phù Giá vốn 197.004 hợp do sau khi Công ty đầu tư lớn vào Showroom & trạm bảo dưỡng, sửa chữa tại Hải Dương thì Công ty đã thật sự trở thành đại lý số 1 của Vidamco nên chính sách về chiết khấu, ưu đãi bán hàng cao hơn trước. = Chi phí quản lý + Chi phí bán hàng + Chi phí tài chính. Tổng các chi phí này chiếm khoảng 5% tổng doanh thu và cao hơn so với năm 2012. Mức này là phù hợp do chi phí Tổng chi phí 11.026 tài chính đang tăng ở mức rất cao đồng thời chi phí bán hàng dự kiến trong năm nay cũng sẽ tăng cao do ngành không còn được hưởng các chính sách ưu đãi nữa. Lợi nhuận 3.802 = Doanh thu - Giá vốn hàng bán – Tổng chi phí. trước thuế =360/ (360/ Vòng quay hàng tồn kho + 360/ Vòng quay các khoản phải thu). Chu kỳ kinh doanh của năm 2012 là 10 Chu kỳ KD dự vòng, tuy nhiên do năm 2013 kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn 8 kiến trong khi ngành không được hưởng ưu đãi như trong năm 2012 nữa. Vì vậy, thời gian dự trữ hàng tồn kho & thời gian thu hồi công nợ khách hàng sẽ bị kéo dài hơn. Nhu cầu vốn cho 1 vòng 25.000 = Giá vốn hàng bán/ Chu kỳ kinh doanh quay Vốn tự có 3.500 = Nguồn vốn dài hạn – TSCĐ & ĐT dài hạn. Theo dự báo nền kinh tế sẽ sáng sủa hơn trong năm 2013 tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy việc trả Phải trả nhà 1.500 chậm tiền hàng cho các nhà cung cấp sẽ khó được chấp cung cấp nhận, do đó Công ty dự kiến mức tương đương với năm 2012 là phù hợp. Vay vốn từ các = Nhu cầu vốn cho 1 vòng quay – Phải trả nhà cung cấp – 20.000 Ngân hàng Vốn tự có. Kết luận: Nhìn chung, các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh của Công ty được tính toán rất thận trọng & khá sát với thực tế. Phương án kinh doanh của Công ty khả thi, hiệu quả, nhu cầu vay vốn Ngân hàng 20 tỷ đồng là hợp lý với quy mô hiện tại & hoạt động trong thời gian tới của Công ty Minh Trường Sinh. 19
- Chương 3: PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỪNG LOẠI HÌNH TÀI TRỢ VỐN ĐỐI VỚI CÔNG TY NÓI RIÊNG VÀ DNVVN NÓI CHUNG 3.1. Huy động vốn từ vay ngân hàng 3.1.1. Về phía ngân hàng Đầu tiên, chúng ta nói đến chiến lược của ngân hàng, các ngân hàng dường như vẫn chỉ “tin tưởng” và các doanh nghiệp lớn hoặc các dự án lớn của những doanh nghiệp lâu năm, có uy tín. Điều này thể hiện ở việc, dòng vốn chủ yếu của các ngân hàng vẫn chảy vào các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn hay công ty có thứ hạng trên thị trường, cho dù 97% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 50% GDP, trong đó 26,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ làm về thương mại, 6000 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất. Thế nhưng, thị trường mở cửa cho doanh nghiệp mở ra ồ ạt với quy mô nhỏ không thể tạo niềm tin cho nhà đầu tư, ngân hàng thương mại, nhiều doanh nghiệp chỉ có vốn đăng ký hợp pháp dưới 5 triệu VNĐ đã được chính thức thành lập, nhiều khi chỉ là tự hộ gia đình kinh doanh phát triển lên, nhiều doanh nghiệp chỉ lập ra như một “công ty ma”, rất khó có tính thuyết phục. Ở góc độ nhìn nhận như thế này của ngân hàng đã gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ khó có thể cạnh tranh, ngay cả từ việc vay vốn nếu như bên cạnh đó, một doanh nghiệp lớn, hay một công ty có thứ hạng cũng muốn vay vốn cùng thời điểm, kể cả là số vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ vay có nhỏ hơn rất nhiều. Thứ hai, hệ thống ngân hàng vẫn luôn nhìn doanh nghiệp với nhiều yếu kém còn tồn tại trong thời gian qua. Trình độ quản lý luôn là cái nhìn đầu tiên của ngân hàng vào các doanh nghiệp. Với trình độ quản lý thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thì rất khó thuyết phục được ngân hàng. Tiếp theo đó, ngân hàng sẽ có cảm giác đồng tiền của họ sẽ gặp rủi ro mang tính mất mát nhiều hơn vì quả thực những doanh nghiệp này không có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của ông chủ doanh nghiệp. Việc này sẽ có tác động rất lớn nếu như dự án của họ phá sản sẽ kéo theo đồng tiền của ngân hàng mà sau đó sẽ không biết đòi ai, lấy tiền của ai? Sự yếu kém về trình độ quản lý còn thể hiện ở mặt quản lý tài chính và kế toán. Nhiều khi, doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ “chạy theo thị trường” mà làm theo hướng “chộp giật”. Việc chạy theo xu hướng của thị trường mà không phát triển một hoặc một vài loại sản phẩm cố định để tạo thương hiệu sẽ rất khó khăn trong việc quản lý ngành nghề kinh doanh. Thị trường thì thay đổi từng ngày, thị hiếu cũng thay đổi điều này khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục thay đổi và chỉ làm theo thời điểm hoặc thời kỳ ngắn, kinh doanh không dài hạn sẽ khiến ngân hàng khó có thể biết được đồng tiền của mình sẽ trôi nổi và đầu tư cho ai, làm cá i gì và sử dụng như thế nào. Ngoài ra, việc sử dụng lao động thiếu tay nghề cũng là một trong số những rủi ro được các nhà đầu tư quan tâm. Việc tuyển nhân sự nhiều khi chỉ dựa vào tình huống đặc biệt, mà không xét nhiều đến trình độ, dẫn đến nếu có sự thay đổi sẽ không kịp thay đổi theo và làm chậm tiến độ, nhiều khi không thể bù đắp được chi phí bỏ ra khiến cho lỗ xảy ra. Lúc này, với vốn tự chủ nhỏ, các doanh 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích tài chính của Vinamilk
54 p | 2869 | 963
-
Tiểu luận “Phân tích tình hình chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng - thương mai - vận tải Phan Thành”
39 p | 2069 | 899
-
Tiểu luận: Phân tích SWOT về thị trường viễn thông Việt Nam
21 p | 1626 | 452
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu
18 p | 863 | 345
-
Tiểu luận: " Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Cơ Điện Hà Nội "
78 p | 435 | 232
-
Tiểu luận: “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư”
14 p | 606 | 166
-
Tiểu luận: “Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm”
78 p | 286 | 109
-
Tiểu luận Phân tích hợp tác thương mại Việt Nam- Liên minh Châu Âu trong lĩnh vực dệt may
20 p | 248 | 76
-
TIỂU LUẬN: Phân tích phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan
24 p | 394 | 44
-
Tiểu luận "Phân tích mô hình công ty mẹ công ty con".
23 p | 254 | 40
-
Thuyết trình: Làm thế nào để phân tích nhu cầu & xác định mục tiêu đào tạo trong một tổ chức, doanh nghiệp?
11 p | 267 | 38
-
Bài tiểu luận: Phân tích khối phổ
29 p | 197 | 36
-
TIỂU LUẬN: Phân tích khả năng và hiện thực của kinh tế Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế
12 p | 235 | 32
-
TIỂU LUẬN: Phân tích một bộ phận nào đó của ý thức xã hội trong giai đoạn nào đó phải dựa trên trên cở tồn tại xã hội
6 p | 150 | 28
-
Tiểu luận:Phân tích vĩ mô thị trường Australia từ đó đưa ra phương thức thâm nhập
83 p | 235 | 24
-
Tiểu luận:PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHẦN MỀM MICROSOFT OFFICE TỪ ĐÓ ĐƯA RA CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO
16 p | 415 | 16
-
Tiểu luận Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán vé tàu
57 p | 45 | 14
-
Tiểu luận: PHÂN TÍCH SỰ CẦN THIẾT CỦA CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN ASEAN. CƠ CHẾ NHÂN QUYỀN NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP VỚI KHU VỰC
14 p | 147 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn