Tiểu luận: So sánh việc bảo hộ thị trường thương mại trong nước bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan
lượt xem 15
download
Bài viết so sánh việc bảo hộ thị trường thương mại trong nước bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, trình bày các biện pháp thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, thương mại hàng hóa, ví dụ về việc bảo hộ thị trường trong nước bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, so sánh thuế quan và phi thuế quan cùng với một số giải pháp,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: So sánh việc bảo hộ thị trường thương mại trong nước bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền MỤC LỤC I. CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN: 1. Các khái niệm cơ bản: Thuế quan là loại thuế lấy vật phẩm xuất nhập qua biên giới quốc gia hay quá cảnh làm đối tượng thu thuế, tạo thành khoản thu nhập thuế của nhà nước do hải quan thực hiện. Một số hiệp định quốc tế đã đưa ra định nghĩa rõ ràng hơn về thuế quan là “ Thuế thu theo tỷ suất thuế kê rõ trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu”. Khái niệm này một mặt tách đối tượng nghiên cứu với thuế trong nước, mặt khác tách biệt thuế quan với các loại thuế khác thu được từ xuất khẩu, nhập khẩu như thuế chống phá giá, thuế trả đũa… các loại thuế như vậy chuyên thu với hàng nhập khẩu không gắn liền với thuế quan. Thuế trần là sự cam kết không tăng thuế vượt quá một mức thuế đã được xác định, được gọi là mức thuế trần. Mức thuế trần được thể hiện trong các danh mục mở cửa thị trường. Trong trường hợp ngoại lệ có thể phá bỏ mức thuế trần nhưng phải tiến hành đàm phán với các nước có liên quan. Biểu thuế cam kết (Biểu thuế nhân nhượng hải quan) là những cam kết giảm thuế và mức thuế trần đối với hàng hóa nhập khẩu. Lộ trình cắt giảm thuế là kết quả của các vòng đàm phán Urugoay về việc thành lập WTO, theo đó chấp nhận giảm từng bước hàng rào thuế quan. Mỗi quốc Nhóm 1 1
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền gia tham gia thỏa thuận phải áp dụng thống nhất cam kết của mình với hàng hóa nhập khẩu của tất cả các nước thành viên WTO phù hợp với nguyên tắc tối huệ quốc. 2. Vai trò của thuế quan: Thuế là một công cụ quan trọng mà bất kỳ nhà nước nào cũng sử dụng để hoàn thành chức năng của mình. Mục đích đánh thuế của mỗi quốc gia, ở vào các thời kì khác nhau không giống nhau. Trong xã hội phong kiến, thu thuế chủ yếu là tăng thu nhập tài chính quốc gia. Bước sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa, thuế quan không chỉ là nguồn thu tài chính mà còn là công cụ thực hiện chính sách ngoại thương của các nước. Tuy nhiên, trong tất cả các nền kinh tế xã hội, thuế đều có vài trò như nhau: 2.2.1 Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Trong nguồn thu ngân sách của các quốc gia, thông thường gồm các khoản thu như: Thuế, phí và các khoản cho vay ngân sách của chính phủ. Trong các khoản thu đó, có thể nói rằng thuế bao giờ cũng là khoản thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Suốt thời kỳ dài của lịch sử từ sau khi thuế quan ra đời, nhìn chung mục đích của thu thuế là để cho giai cấp thống trị hoặc thu nhập tài chính quốc gia hoặc cung đình. Sau khi kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, để bảo vệ sản xuất và phát triển kinh tế của mình, các nước lợi dụng thuế quan làm phương tiện bảo vệ bảo hộ, từ đó xuất hiện thuế quan bảo hộ nhưng thuế quan tài chính vẫn là nguồn thu nhập tài chính của quốc gia. Từ kinh nghiệm của các nước, có hai vấn đề có tính nguyên tắc cần chú ý trong chính sách thuế quan để có thể tạo nguồn thu dồi dào cho ngân sách là : + Đối với nhà nước, thuế suất phải đem đến một năng suất thu tối đa mà lại không gây cản trở, thậm chí còn kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Thuế không được triệt tiêu thuế mà trái lại thuế phải nuôi thuế. + Đối với người chịu thuế, thuế cần phải hạ, làm sao để người chịu thuế bớt cảm thấy gánh nặng của thuế. 2.2.2 Thuế là công cụ quản lý và điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân: Khi kinh tế phát triển, chính phủ có thể gia tăng thuế để làm cán cân thu nhập nghiêng về phía nhà nước, hạn chế thu nhập có thể sử dụng, tăng tích lũy nhà nước, tạo ra một nguồn nhất định dự phòng khi kinh tế bị suy thoái hay gặp điều kiện bất lợi. Nói cách khác, chính phủ sẽ giảm thuế khi nền kinh tế khó khăn. Nhóm 1 2
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền Để phù hợp với chính sách của chính phủ trong từng giai đoạn, thuế được sử dụng như một biện pháp chỉnh lại cơ cấu sản xuất thông qua các mức thuế suất phân biệt đối với từng sản phẩm, dịch vụ hoặc giữa các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, có chính sách ưu đãi thuế đối với một số mặt hàng, ngành hàng. 2.2.3 Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển: Để bảo hộ sản xuất trong nước, một trong những biện pháp hữu hiệu mà chính phủ các nước hay sử dụng là đánh thuế cao hàng nhập khẩu để làm tăng giá thành hàng hóa nhập khẩu, dẫn đến giảm mức cạnh tranh với sản phẩm trong nước. Thuế bảo quan bảo hộ nói chung là bảo hộ cho công nghiệp nội địa còn yếu kém và hàng hóa mẫn cảm cạnh tranh. Tỷ lệ thuế quan bảo hộ về lý thuyết sẽ không thấp hơn mức chênh lệch giữa giá trong nước và giá nhập khẩu. Nhưng trong thực tế thì tỷ lệ thuế cao hay thấp còn phụ thuộc vào tình hình cung cầu cũng như điều kiện thay đổi cung cầu gây ảnh hưởng đến giá cả hàng nhập khẩu. 2.2.4 Thực hiện phân biệt đối sử trong quan hệ thương mại: Có thể nói, thuế quan là biện pháp hay sử dụng để thực hiện phân biệt đối xử giữa các nước trong quan hệ thương mại. Các nước có thể thực hiện thuế ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước có thỏa thuận áp dụng chính sách tối huệ quốc hoặc những thỏa thuận ưu đãi riêng và áp dụng thuế trả đũa đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước có thực hiện các biện pháp bán phá giá, trợ giá của chính phủ hoặc từ những nước có sự phân biệt đối xử hàng hóa của nước mình. 2.2.5 Góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối: Trong nền kinh tế tập trung, tình trạng phân cực giàu nghèo là khó có thể tránh khỏi. Tình trạng này không chỉ nói lên mức sống bị phân biệt mà còn liên quan đến đạo đức, công bằng xã hội. Vì vậy sử can thiệp, điều tiết của chính phủ là rất quan trọng, trong đó thuế là một công cụ hữu ích. Thông qua thuế, chính phủ có thể thực hiện điều tiết thu nhập bằng cách đánh thuế cao đối với những công ty, cá nhân có thu nhập cao và đánh cao vào những hàng hóa dịch vụ cao cấp mà đối tượng phục vụ chủ yếu là tầng lớp có thu nhập cao và ngược lại. Có thể nói thuế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách ngoại thương của mọi quốc gia. Trong xu hướng đưa hoạt động ngoại thương và thương mại quốc tế vào môi trường tự do cạnh tranh, các quốc gia đều cố gắng giảm dần mức thuế quan xuống, tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ( GATT ) đã đề xướng tự do thương mại. Trong 7 vòng đàm phán ( 1948 – 1994 ) các thành viên GATT đã đạt thỏa thuận giảm thuế cho 89.900 hạng mục hàng hóa. Tỷ lệ thuế quan nói chung đã giảm đi nhiều, theo hiệp định Urugoay ( kết quả vòng đàm phán thứ 8 của GATT ), mức thuế quan trung bình giảm 40%. Khi đó mức thuế nói chung ở các nước công nghiệp phát triển còn Nhóm 1 3
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền khoảng không quá 5%, trừ hàng dệt và may mặc, mức trung bình khoảng 1040% chủ yếu là đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Mức thuế quan trung bình ở các nước Đông Á chỉ còn 515%, Nam Á 1060%, Mỹ Latinh, Trung Đông, Châu Phi 1025%. 3. Phân loại thuế quan: 2.3.1 Phân loại theo mục đích đánh thuế: Thuế tài chính (thuế ngân sách): Là thuế đánh vào hàng hóa để tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước. Thuế quan bảo hộ: Là mức thuế suất cao đánh vào hàng nhập khẩu, làm cho giá cả hàng nhập khẩu cao hơn so với giá hàng trong nước và bị suy giảm sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước. 2.3.2 Phân theo đối tượng chịu thuế: Thuế xuất khẩu: Chủ yếu đánh vào những mặt hàng mà nhà nước hạn chế xuất khẩu ra nước ngoài. Những mặt hàng xuất khẩu này sau khi chịu thuế sẽ bị hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới do những bất lợi về giá cả. Thuế nhập khẩu: Đánh vào hàng nhập khẩu, thực hiện đồng thời cả hai chức năng về tài chính và bảo hộ. Thuế quá cảnh: Là loại thuế đánh vào hàng hóa khi đi qua biên giới hay lãnh thổ của một quốc gia. 2.3.3 Phân loại theo phương pháp tính thuế: Thuế tính theo giá: Là loại thuế tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị của lô hàng. Thuế tính theo lượng: Là loại thuế tính ổn định theo số lượng hoặc trọng lượng của lô hàng. Thuế hỗn hợp : Là loại thuế kết hợp cả tính theo giá và tính theo lượng. 2.3.4 Phân loại theo mức tính thuế: Thuế suất ưu đãi : Áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ những nước hay khu vực hợp tác kinh tế trên cơ sở ký kết các thỏa thuận dành cho nhau những ưu đãi về thuế quan. Mức thuế phổ thông: Là mức thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ những nước hoặc khu vực không có thỏa thuận dành cho nhau ưu đãi về thuế quan. Nhóm 1 4
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền Mức thuế tự vệ: Là mức thuế do chính phủ quyết định áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: Khi hàng hóa nước ngoài được bán phá giá trong thị trường nước mình hoặc hàng hóa nhập khẩu từ một nước có chính sách bảo hộ, trợ giá cho hàng xuất khẩu. II. CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN: 1. Khái niệm: Phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan làm cản trở tự do thương mại. Trước kia các nước thường hay sử dụng biện pháp phi thuế quan với mục đích chủ yếu là để bảo hộ sản xuất trong nước, nhưng hiện nay cùng với xu thế quốc tế hóa ngày càng được mở rộng, biện pháp này dần dần được xóa bỏ và thay thế bằng các biện pháp thuế quan. Phi thuế quan được hiểu là cách thức ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng không phải là đánh thuế nhập khẩu. 2. Vai trò của phi thuế quan: Phi thuế quan cũng thường được sử dụng với những mục đích tương đối giống thuế quan. Tuy nhiên, theo thời gian, đi đôi với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là sự phát sinh nhiều vấn đề và vai trò của phi thuế quan đã được mở rộng, gây ảnh hưởng gián tiếp đến những quan hệ khác. Một trường hợp điển hình là nó được sử dụng như là một trong những biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường – một vấn đề được coi là vấn đề toàn cầu hiện nay. Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến chính sách ngoại thương giữa các nước, đặc biệt là quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, liên quan đến việc chuyển vốn và công nghệ. Theo nguyên tắc lợi thế so sánh, ngoại thương sẽ tạo ra lợi nhuận cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, nhưng đối với những nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, không khí, đất đai mà mọi người nghĩ là vô tận thì không thể phản ánh được chi phí môi trường vì chi phí để bảo vệ, làm sạch hầu như không thể hiện. GATT thừa nhận những trường hợp ngoại lệ của việc tự do hóa ngoại thương như đưa ra những biện pháp qui định để bảo vệ sức khỏe của con người, tài nguyên thiên nhiên nhưng vấn đề bảo vệ môi trường cũng không được qui định rõ ràng. Trên thực tế, các nước vẫn đưa ra những biện pháp khác nhau để bảo vệ môi trường đối với hoạt động ngoại thương, trong đó tích cực sử dụng các biện pháp phi thuế quan như đặt ra tiêu chuẩn về vệ sinh đối với mặt hàng lương thực thực phẩm, tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với máy móc thiết bị,… 3. Các biện pháp phi thuế quan: Nhóm 1 5
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền Các biện pháp phi thuế quan có thể chia làm 2 nhóm chính: Hàng rào hành chính và Hàng rào kỹ thuật. Hàng rào hành chính là các quy định có tính chất mệnh lệnh hành chính nhà nước nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế xuất nhập khẩu. Hàng rào hành chính bao gồm các quy định pháp luật về cấm nhập, cấm xuất, giấy phép, hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc. 2.3.1 Cấm xuất khẩu nhập khẩu : Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là việc các quốc gia cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu một loại hàng hóa hoặc sản phẩm nào đó. Đây là biện pháp bảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế. Trong thương mại quốc tế có nhiều trường hợp cấm nhập khẩu như: Cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạm thời, cấm vận, cấm sản phẩm nhạy cảm, tạm dừng cấp phép nhập khẩu... WTO yêu cầu không được phép áp dụng, nếu không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp ngoại lệ sau: Cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia. Cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ con người, động vật và thực vật, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm (Điều XX của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) quy định các thành viên WTO có thể được phép áp dụng các biện pháp không mâu thuẫn với những quy định trong các Hiệp định của WTO, nếu việc áp dụng các biện pháp này “là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống của con người, động thực vật” (Mục XX.b) hoặc “có liên quan tới việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt” (Mục XX.g) bảo vệ các tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ, với điều kiện là các biện pháp này cần phải thực hiện kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng nội địa liên quan tới chúng; và liên quan tới nhập khẩu hay xuất khẩu vàng và bạc; Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác; Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định để phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế. Danh mục hàng cấm nhập khẩu của Việt Nam hiện nay bao gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ; hóa chất độc; pháo các loại; hàng điện tử đã qua sử dụng... Ngoài ra trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam cũng có quy định về cấm, hạn chế nhập khẩu các loài động thực vật quý hiếm, giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với Công ước Cities , các loại phế thải, phế liệu, hóa chất độc hại theo Công Nhóm 1 6
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền ước Basel ... Quy định cấm nhập khẩu ở Việt Nam chủ yếu dựa trên những cân nhắc về mục tiêu an ninh xã hội. Về cơ bản các quy định về cấm, hạn chế nhập khẩu của Việt Nam vì lý do môi trường, an toàn và an ninh phù hợp với các quy định của WTO chứ không gây phân biệt đối xử, không tạo ra rào cản trá hình đối với thương mại và dựa trên cơ sở khoa học. 2.3.2 Hạn ngạch nhập khẩu: Hạn ngạch nhập khẩu là giới hạn về khối lưọng hoặc giá trị đối với những hàng hóa nhất định được phép mang từ nước ngoài vào trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Trên thực tế, việc quản lý các hạn ngạch về giá trị khó thực hiện vì thế các hạn ngạch về số lượng được áp dụng một cách phổ biến. Nhà nước quy định hạn ngạch nhập khẩu là để bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên và cải thiện cán cân thanh toán. 2.3.3 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER): Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biến tướng của hạn chế nhập khẩu, là thỏa thuận theo đó một nước đồng ý hạn chế xuất khẩu của mình sang nước khác đối với một mặt hàng xác định với một mức tối đa. Các thỏa thuận này tự nguyện chỉ ở mức độ xuất khẩu muốn tránh một mối đe dọa lớn hơn đối với ngoại thương của mình và do đó chọn biện pháp ít thiệt hại hơn. Nói cách khác, hạn chế xuất khẩu tự nguyện được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm ngăn chặn những mối đe dọa và hạn chế đối với ngoại thương nước mình. 2.3.4 Giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu hàng hoá là một biện pháp quản lý nhập khẩu của Nhà nước. Nó đòi hỏi khi nhập khẩu hàng hoá phải có giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước. Trong hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu của WTO, giấy phép nhập khẩu được coi là thủ tục hành chính của chế độ giấy phép nhập khẩu, yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đệ trình đơn hoặc các tài liệu khác cho cơ quan quản lý hành chính có liên quan như là một số điều kiện để nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu có hai loại thường gặp: Giấy phép tự động và giấy phép không tự động. Với loại giấy phép thứ nhất: Người nhập khẩu xin phép nhập khẩu thì cấp gay không cần đòi hỏi gì cả. Với loại giấy phép thứ hai: người nhập khẩu bị ràng buộc bởi các hạn chế nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu ngày nay ít được sử dụng hơn so với trước. Mặc dù vậy, hệ thống giấy phép này vẫn cần để quản lý nhập khẩu một số mặt hàng. 2.3.5 Chế độ hạn ngạch thuế: Nhóm 1 7
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền Chế độ hạn ngạch thuế là chế độ trong đó quy định áp dụng dụng mức thuế thấp hơn hoặc bằng không (0%) đối với những hàng hoá được nhập khẩu theo đúng số lượng quy định, nhằm bảo đảm cung cấp với giá hợp lý cho người tiêu dùng. Khi hàng hoá nhập khẩu vượt quá số lượng quy định thì sẽ áp dụng mức thuế cao (thuế lần 2) để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Chế độ hạn ngạch nhập khẩu thuế được thiết lập dựa trên quan điểm đảm bảo hài hoà mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng và mục tiêu bảo hộ người sản xuất nội địa. Vì vậy, Chính phủ thường nghiên cứu kỹ càng việc áp dụng chế độ hạn ngạch thuế đối với từng mặt hàng trên cơ sở xem xét cung cầu, thực trạng sản xuất trong nước để đề ra mức thuế olần một, lần hai và thời hạn áp dụng... nhằm thúc đẩy tự do hoá ngoại thương. Như vậy chế độ hạn ngạch nhập khẩu, nhà nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu trong phạm vi số lượng quy định., Còn trong chế độ hạn ngạch thuế, nhà nhập khẩu vẫn có thể nhập khẩu vượt quá số lượng quy định nhưng phải nộp thuế theo mức thuế quy định (mức thuế lần 2) đối với phần vượt đó. Theo quy định của GATT/ WTO, các nước thành viên không được sử dụng chế độ hạn ngạch thuế với điều kiện không có sự phân biệt đối sử với tùng nước. Hàng rào kỹ thuật: 2.3.6 Các biện pháp mang tính hành chính – kỹ thuật hạn chế nhập khẩu: Đây là nhóm biện pháp nhằm gián tiếp ngăn cản, giám sát hàng xuất, nhập khẩu ra nước ngoài và từ nước ngoài vào. Các biện pháp hành chính kỹ thuật rất phong phú và đa dạng. Tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế, mỗi quốc gia đưa ra những biện pháp hành chính kỹ thuật khác nhau để kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. III. Thương mại hàng hóa: 1. Khái niệm thương mại hàng hóa: Hàng hóa: sản phẩm nào được xác định là hàng hóa trong thương mại Quốc tế được xác định theo công ước của hệ thống hải quan thế giới về hệ thống hài hòa mã số và mô tả hàng hóa ( HS ). Thương mại hàng hóa Quốc tế là tổng thể các hoạt động thương mại liên quan tới hàng hóa được các nước tiến hành với nhau Khái niệm thương mại được hiểu nghĩa rộng của thuật ngữ này bao gồm tất cả các tính chất mang tính thương mại. 2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa: Nhóm 1 8
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền 2.2.1 Tính hữu hình của đối tượng trao đổi: Sản phẩm đưa ra thị trường trao đổi tồn tại ở dạng vật thể hữu hình, nên các chủ thể thương mại có thể dùng các giác quan để cảm thụ về hàng hóa. Nhà kinh doanh, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước đều có thể dễ dàng hơn trong việc nhận biết sản phẩm về số lượng, chất lượng, mức độ công năng, lợi ích và sự an toàn của sản phẩm đối với người dùng. 2.2.2 Sự chuyển quyền sở hữu sản phẩm trong trao đổi: Dù các giao dịch có đa dạng như thế nào chăng nữa, trong thương mại hàng hóa, kết thúc quá trình mua bán quyền sở hữu về sản phẩm sẽ chuyển từ người bán sang người mua. Tuy nhiên, người mua không được sở hữu về tài sản trí tuệ hay bản quyền, nhãn hiệu sản phẩm đó. 2.2.3 Lưu thông hàng hóa tách rời sản xuất và tiêu dùng: Chức năng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng đối với hàng hóa tương đối độc lập với nhau. Đối với nhà sản xuất, có thể sản xuất ra bán ngay hoặc chưa bán, người tiêu dùng mua hàng hóa nhưng chưa thể sử dụng, còn đối với nhà thương mại có thể mua nhưng chưa bán hoặc bán nhưng lại chưa mua. 2.2.4 Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các khâu của quá trình lưu thông: Quá trình lưu thông hàng hóa bao gồm quá trình mua, bán, vận chuyển và dự trữ kho hàng. Nhìn nhận tổng thể quá trình lưu thông, hàng hóa chỉ thoát khỏi quá trình sản xuất và vận động tới tiêu dùng nếu có sự thống nhất và kết hợp các quá trình bộ phận lưu chuyển hàng hóa ( mua, bán ) và giao nhận ( Vận chuyển và kho hàng ). Tuy nhiên, ở từng khâu của quá trình lưu thông lại có sự mâu thuẫn và tách rời giữa lưu chuyển hàng hóa và giao nhận, hoặc mâu thuẫn trong từng quá trình bộ phận đó. IV. VÍ DỤ VỀ VIỆC BẢO HỘ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN: 1. Biện pháp thuế quan: 3/2002, Chính Phủ Hoa Kỳ đã áp đặt 1 khoản thuế theo giá trị với mức thuế từ 8 30% lên các mặt hàng thép nhập khẩu từ bên ngoài. Mục đích: Bảo vệ các nhà sản xuất sắt thép trong nước khỏi sự cạnh tranh của thép nhập khẩu giá rẻ. Nhóm 1 9
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền Tác động: Làm tăng giá thép và sản phẩm thép tại Hoa Kỳ lên tới 3050% 11/2003 WTO đã tuyên bố: mức thuế mà Hoa Kỳ đánh lên thép nhập khẩu đã vi phạm các nguyên tắc của WTO Hoa Kỳ đã bỏ thuế này vào tháng 12 cùng năm. Trong nước sản xuất được 40.000 tấn đối với mặt hàng A nhưng nhu cầu lên tới 70.000 tấn Áp dụng thuế thấp cho 30.000 tấn đầu tiên nhập về, tới tấn 30.001 phải áp dụng thuế cao hơn (công cụ phổ biến được nhiều nước áp dụng). Ô tô ở Mỹ và các nước được nhập khẩu vào Mỹ có mức thuế là 3%. Ngược lại ô tô của Mỹ nhập khẩu sang Nhật phải chịu loại thuế nhập khẩu. Nhật áp dụng thuế hàng hóa 23%, đối với lonh kiện điều hòa nhiệt độ thuế 18.5%, thậm chí chi phí chuyên chở cũng bị đánh thuế. 1 chiếc ô tô của Mỹ bán tại Nhật có thể đắt gấp đôi so vs ở Mỹ. Thuế của Mỹ là thuế quan tài chính trong khi thuế mà Nhật áp dụng mang tính chất thuế bảo hộ nhiều hơn. 2. Biện pháp phi thuế quan: Ví dụ 1: Với các mặt hàng điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, hàm lượng sáng tạo tại nước hưởng GSP không được ít hơn 40%, đồ trang trí làm từ kim loại không ít hơn 30%... Đặc biệt, mặt hàng giày dép sẽ chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như mũi, đế… ở dạng rời được sản xuất ở nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu từ những nước này. Giấy phép để nhập khẩu là giấy tờ bắt buộc phải làm đơn để được cấp giấy phép cho một vài loại hàng hoá. Những thủ tục này làm rào cản tới các loại hàng hoá cần nhập khẩu. Cấm xuất nhập khẩu liên quan tới quy định của mỗi nước không cho xuất hoặc nhập khẩu một số loại hàng hoá như về an ninh, về quốc phòng, môi trường hay những sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm dịch động thực vật cũng gây ra các rào cản thương mại. Hạn chế việc xuất khẩu tự nguyện. Hình thức này là sự thoả thuận giữa 2 nước, hạn chế hay giới hạn lại dựa vào khối lượng hoặc giá trị hàng hoá nào đó xuất khẩu vào nước bên kia. Ví dụ 2: Dù là một nền kinh tế mạnh nhất thế giới, nhưng Hoa Kỳ vẫn áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước, dù chỉ là một ngành sản xuất nhỏ như cá da trơn. Bởi vì ở tất cả các quốc gia tăng trưởng cao về xuất khẩu, cho dù đã gần đạt được xu hướng tự do hóa hoàn toàn thì họ vẫn sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ thị trường trong nước và ở đây nói tới đó chính là biện pháp phi thuế quan. Nhóm 1 10
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền Ví dụ 3: Tình trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014. Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế do chính phủ một số quốc gia đặt ra để bảo vệ hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu không vượt quá số lượng đã ấn định, giới hạn hàng nhập khẩu để bảo vệ doanh nghiệp (DN) trong nước. Biện pháp hạn chế định lượng là một trong những hàng rào phi thuế mà hàng hoá và DN Việt Nam sẽ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Ðây là biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó có tính chất bảo hộ rất cao. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật thường được các nước áp dụng. Một mặt các tiêu chuẩn này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được quy cách, chất lượng của sản phẩm nhưng mặt khác chúng cũng có thể trở thành rào cản thương mại nếu quá khác biệt giữa các nước. Một trong những rào cản lớn khác với hàng hóa và DN Việt Nam là biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (bao gồm biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, trợ cấp và đối kháng). Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến biện pháp chống bán phá giá. Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức giá của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu. Các nước được phép đánh thuế chống bán phá giá với các sản phẩm bán phá giá khi điều tra được hàng nhập khẩu đã được bán phá giá vào thị trường nước mình đồng thời chứng minh được việc bán phá giá này gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước. Nhóm 1 11
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền Có thể nói, không một nước nào trên thế giới lại từ bỏ việc áp dụng các biện pháp phi thuế một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước hay để đạt được một số mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Theo quy định của WTO, các nước sẽ phải dần dần xóa bỏ một số hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, việc tạo ra và sử dụng các công cụ phi thuế mới, tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi. Trong quá trình mở cửa, hội nhập Việt Nam càng cần phải hiểu rõ các hàng rào phi thuế quan để vừa đẩy mạnh được xuất khẩu, vừa bảo hộ hiệu quả các ngành sản xuất non trẻ trong nước. V. SO SÁNH THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN: 1. Giống nhau:Đều là những "hàng rào" của quốc gia dựng lên để bảo hộ sản xuất trong nước. 2. Khác nhau: 2.1. Thuế quan: Sử dụng công cụ thuế thông qua thuế suất, thuế biểu để điều chỉnh việc nhập khẩu. Tồn tại có tính chất lâu dài và là một nguồn thu ngân sách chủ yếu của 1 Quốc Gia. Chịu sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức thương mại song phương và đa phương, các nước tham gia phải cam kết cắt giảm theo thỏa thuận. .2. Phi thuế quan: Sử dụng nguyên tắc điều chỉnh về số lượng để điều chỉnh việc nhập khẩu. Không tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ít bị chi phối trong các thỏa thuận về thương mại quốc tế. Nó còn được xem như một "biện pháp tự vệ" trong thương mại quốc tế. Nhóm 1 12
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP: Về thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua sự tác động vào giá cả của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường. Thuế nhập khẩu có tác dụng như một công cụ cản trở hàng hóa nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước được hưởng lợi về giá và lượng. Tác động này của thuế nhập khẩu chỉ có ý nghĩa khi các doanh nghiệp nội địa có khả năng cung ứng sản phẩm với chất lượng và giá cả tương đương doanh nghiệp nước ngoài. Sự bảo hộ của Nhà nước trong điều kiện hội nhập chỉ có thể tồn tại trong ngắn hạn. Còn xét về dài hạn, dưới sức ép của các cam kết hội nhập và sức ép của chính người tiêu dùng trong nước, Nhà nước buộc phải từng bước mở cửa thị trường và giảm thuế suất. Nếu doanh nghiệp không tích cực sử dụng năng lực cạnh tranh ngắn hạn để tạo lợi thế, khẳng định năng lực cạnh tranh dài hạn thông qua giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng thì trong dài hạn doanh nghiệp sẽ mất năng lực cạnh tranh khi thị trường mở cửa. Các doanh nghiệp có mặt hàng khi tham gia thị trường nước ngoài phải nghiên cứu kỹ thị trường và luật pháp của các nước đó, đặc biệt là phải nắm được các rào cản phi thuế và phải có sự phối kết hợp với Nhà nước. Ngoài ra, khi xuất hiện tranh chấp, Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam phải thay mặt doanh nghiệp đứng ra bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp cũng như mặt hàng xuất khẩu. Nhóm 1 13
- GVHD: Bùi Ngọc Tuyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bách khoa toàn thư mở,[pdf] https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA %BF_quan, 08/02/2018. 2 Nguyễn Xuân Thiện, Giáo trình thương mại quốc tế , Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 3 Surya P.Subedi. GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. Dịch từ tiếng Anh. Nguyễn Thanh Tâm và các cộng sự, 2012. Hà Nội : Nhà xuất bản Công an Nhân dân. 4 https://baomoi.com/hangraophithuequandoivoihoatdongxuatnhapkhau thuctrangvakhuyennghi/c/14225804.epi 5 Phòng Hội nhập kinh tế quốc tế trong nước, Cẩm nang hội nhập kinh tế quốc tế. Nhóm 1 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo chuyên đề : Phân tích tầm quan trọng của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải 110KV. So sánh sự giống nhau, khác nhau của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải và bộ điều chỉnh điện áp không điện
27 p | 1328 | 429
-
TIỂU LUẬN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Văn thư - Lưu trữ trong văn phòng Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh C ông nghiệp
45 p | 1123 | 102
-
luận văn: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VINATOUR
43 p | 266 | 66
-
Luận văn hay: Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay
34 p | 164 | 58
-
Luận văn:“Một số giải pháp nâng cao năng lực mời thầu trong xây dựng cơ bản của ban quản lý dự án tỉnh Lạng Sơn”
66 p | 142 | 50
-
Tiểu luận: Nghiên cứu kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở công ty dệt may Việt Nam
73 p | 160 | 47
-
Đề tài “So sánh triết học phương Đông cổ đại và Hy Lạp cổ đại”
21 p | 185 | 31
-
TIỂU LUẬN:Một số phần hành kế toán cơ bản tại công ty công trình đường thủy.Lời nói đầuThực tập là điều kiện thuận lợi cho mọi sinh viên trong việc củng cố kiến thức ,tìm hiểu thực tế và so sánh lý thuyết với thưc tế, là giai đoạn quan trọng trước k
59 p | 122 | 23
-
Tiểu luận Phân tích so sánh các thể loại Báo chí
11 p | 170 | 23
-
TIỂU LUẬN: Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
60 p | 104 | 20
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và một số nước trong hoạt động các khu vực kinh tế - dưới gốc độ so sánh
80 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận
103 p | 49 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Nghiên cứu năm gốc so sánh 1994 sang năm 2005 cửa một số chỉ tiêu trong thống kê tài khoản quốc gia
105 p | 79 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con người - Phân tích từ thực tiễn công trình thủy điện Tuyên Quang
126 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Khảo sát tại văn phòng Trụ sở chính
133 p | 19 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán (Đề tài này được nghiên cứu cụ thể tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC)
64 p | 20 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty TNHH kKiểm toán Việt Nhất
81 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn