intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận " Tác động của sự đổi mới tư duy đường lối đối ngoại đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1991- 1995 "

Chia sẻ: Hoang Bao Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

330
lượt xem
108
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại Đại hội VII của Đảng, lời tuyên bố “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” 1 đã cho thấy hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới; là một nhân tố tích cực của hoà bình, hợp tác, phát triển; đang khôi phục và phát huy được sự tin cậy, đồng tình và ủng hộ mà nhân dân thế giới và nhiều chính phủ đã từng dành cho đất nước và nhân dân ta trong những năm kháng chiến....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận " Tác động của sự đổi mới tư duy đường lối đối ngoại đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1991- 1995 "

  1. TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- TIỂU LUẬN Tác động của sự đổi mới tư duy đường lối đối ngoại đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1991- 1995. 1
  2. Mục lục LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................. 3 U Lý luận chung về đổi mới tư duy đối ngoại ................................................... 4 Đổi mới tư duy đối ngoại là gì? ..................................................................... 4 III. Tác động của đổi mới tư duy đối ngoại đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1991-1995................................................. 10 1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN ............................... 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 18 1. 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU Tại Đại hội VII của Đảng, lời tuyên bố “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” 1 đã cho thấy hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới; là một nhân tố tích cực của hoà bình, hợp tác, phát triển; đang khôi phục và phát huy được sự tin cậy, đồng tình và ủng hộ mà nhân dân thế giới và nhiều chính phủ đã từng dành cho đất nước và nhân dân ta trong những năm kháng chiến. Với phương châm ấy, hội nhập quốc tế vừa là một nội dung, vừa là điều kiện không thể thiếu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Năm 1995, sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức khu vực ASEAN đã đánh dấu bước tiến mới trong tiến trình hội nhập quốc tế của ta. Tuy nhiên, thành công đó không phải ngày một ngày hai mà đạt được. Đây là kết quả của cả quá trình nỗ lực, phấn đấu, kết quả của việc ta hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại một cách đúng đắn, có hiệu quả. Năm 1991 là năm đánh dấu rất nhiều sự kiện lớn trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam. Liên Bang Xô-viết tan rã, chính thức đánh dấu chấm hết cho Chiến tranh lạnh cũng như thế hai cực đối đầu Đông Tây, cho thấy sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội và sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản. Cục diện thế giới biến đổi – “Thế giới đang khẩn trương đi vào một cuộc cờ mới. Bàn cờ đang được sắp đặt lại” 2 Trong khu vực, chấm dứt những căng thẳng, đối đầu, thời kỳ hợp tác trong quan hệ Việt Nam – ASEAN được mở ra bằng cột mốc là việc ký kết Hiệp định Pari về Campuchia tháng 10/1991. Trong nước diễn ra sự kiện chính trị quan trọng: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, hoạch định những phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991-1995 nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Với một năm có nhiều biến chuyển như vậy, công cuộc đổi mới mà Đảng ta khởi xướng từ năm 1986 đã bước sang giai đoạn tiếp theo, trong đó có việc đối mới đường lối chiến lược đối ngoại cho phù hợp. Đổi mới tư duy đối ngoại chính là nền tảng, là cơ sở cho việc hoạch định chính sách đối ngoại. Nhận thấy được tầm quan trọng lớn lao của vấn đề này, đặc biệt là ý nghĩa quyết định của nó đối với những bước tiến mà Việt Nam đạt được trong quan hệ với ASEAN, trong khuôn khổ một bài tiểu luận, nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Tác động của đổi mới tư duy đối ngoại đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1991-1995”. Thông qua bài tiểu luận, chúng tôi cũng mong muốn đem đến một cái nhìn sâu hơn và hiểu được những nỗ lực của Việt Nam để gia nhập thành công ASEAN trong chặng đường 1991-1995. : Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội VII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1991, tr.147 1 : Trần Quang Cơ: Cục diện thế giới mới và vận nước 2 3
  4. Lý luận chung về đổi mới tư duy đối ngoại Đổi mới tư duy đối ngoại là gì? Tác giả Vũ Dương Huân, trong bài viết “Về vấn đề đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam” đã đưa ra một định nghĩa như sau: “Đổi mới tư duy đối ngoại là đổi mới nhận thức, quan niệm, cách tiếp cận, cách đánh giá về tình hình thế giới và quan hệ Quốc tế, trước hết là các vấn đề thời đại như nội dung, tính chất, đặc điểm, vấn đề chiến tranh và hòa bình, các lực lượng Cách mạng, chủ nghĩa tư bản và hiện đại và các xu thế phát triển của thế giới hiện nay” 3 . Đổi mới về tư duy đối ngoại, mặt khác, cũng là thay đổi cách thức, cách tiếp cận trong việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại, xác định mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, phương châm hoạt động đối ngoại cũng như những hướng ưu tiên. Trong đổi mới về đối ngoại, đổi mới về tư duy lý luận đóng vai trò nền tảng, làm cơ sở cho đổi mới đường lối chính sách, cũng như xác định tư tưởng chỉ đạo, phương châm triển khai đường lối, chính sách đối ngoại và ngoại giao. 2. Sơ lược về quá trình Đổi mới tư duy đối ngoại Đổi mới tư duy đối ngoại là một quá trình liên tục.Quá trình này đã được manh nha từ trước Đại hội VI (12/1986) đến Đại hội VI, VII và kéo dài cho đến tận ngày nay - Đại hội XI. Trước Đại hội VI, Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị với tiêu đề: “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta” đã đặt bước đi đầu tiên của việc đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại. Các Đại hội VI, VII và VIII là những bước tiến vĩ đại trong công cuộc đổi mới tư duy đối ngoại. Bằng việc đánh giá đúng đắn các đặc điểm, xu thế lớn của thế giới; nhìn nhận chuẩn xác tình hình, bối cảnh quốc tế (trật tự hai cực tan rã, phe XHCN lâm vào khủng hoảng, xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ...), các Đại hội Đảng đã từng bước đưa ra những quan điểm đối ngoại hợp lí, kịp thời. Từ “giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế” 4 đển “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” 5 . Chính nhờ sự sáng suốt trong chỉ đạo đường lối đối ngoại đúng đắn. Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thêm bạn bớt thù, kinh tế được cải thiện và trên đà đi lên. Trong khu vực Đông Dương, mối quan hệ anh em khăng khít Việt Nam - Lào - Campuchia đã càng thêm bền chặt, vấn đề Campuchia đã có được một giải pháp chính trị êm đẹp, quan hệ với Trung Quốc đã 3 Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 1(68), Tháng 3/2007, TR.9-19 4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đại hội VI, (Hà Nội: NXB Sự thật 1987), TR.99 5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đại hội VIII, (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia 1996), TR.76 4
  5. Đại hội IX và X của Đảng lại đánh dấu thêm một cộc mốc trong tư duy đối ngoại đổi mới. Đó là chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” - thể hiện một tầm nhìn mới trong tư duy lý luận, gạt bỏ mọi định kiến sai lầm trước đây Sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang thu được “những thành tựu lớn có ý nghĩa lịch sử” 6 , và sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai, cả về kinh tế-xã hội đến chính trị và trong cả tư duy đối ngoại. 3. Nội dung đổi mới tư duy đối ngoại 3.1 Đổi mới nhận thức về thế giới Nhìn nhận, đánh giá một cách khoa học, khách quan tình hình thế giới và quan hệ quốc tế là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hoạch định đường lối chính sách đối ngoại.Trong bối cảnh CNXH đang bị khủng hoảng nghiêm trọng và đi vào thoái trào, Đảng ta đã có nhận thức mới là thắng lợi của CNXH trên phạm vi thế giới không phải là khả năng trực tiếp, dễ dàng, thời kì quá độ sẽ kéo dài và gặp nhiều khó khăn. Đánh giá tình hình, đi sâu vào phân tích, Đảng ta cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu, Mông Cổ. Đó là căn bệnh chủ quan duy ý chí; coi thường quy luật khách quan; cơ chế quan liêu, bao cấp còn nhiều bất cập; thiếu dân chủ, chậm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ... Từ sau khi trật tự hai cực sụp đổ, mâu thuẫn thế giới cũng đã có nhiều thay đổi. Nắm bắt kịp thời đại, Đảng ta cũng đã có những cải tiến trong cách nhìn nhận những mâu thuẫn cơ bản: đó là mâu thuẫn giữa phe XHCN với phe Đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn trong lòng các nước tư bản và cả mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển. Thêm vào đó, Đảng ta cũng đã có những nhận định mới về Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa tư bản và quan hệ giữa chúng với nhau, những nhận thức mới về các xu thế phát triển của thế giới.Đó là những nhận định khách quan, khoa học, giúp nhìn nhận và đánh giá bản chất chế độ chính xác hơn, tạo điều kiện tốt cho công cuộc hoạch định chính sách đối ngoại. 3.2 Đổi mới quan điểm về an ninh và phát triển, về lợi ích dân tộc - giai cấp, tập hợp lực lượng... Về an ninh - phát triển, an ninh của mỗi quốc gia phải dựa vào sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ. Sức mạnh quân sự không còn là khía cạnh chủ chốt.Có ba nhân tố liên quan đến độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, đó là sức mạnh kinh tế, lực lượng quân sự và quan hệ đối ngoại. Ba nhân tố này có quan hệ biện chứng với nhau. 6 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐH X (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia 2006), TR.19 5
  6. Về vấn đề lợi ích dân tộc - giai cấp, ta quyết tâm xây dựng thành công CNXH, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ra sức phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh...đồng thời luôn phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới. Về vấn đề đồng minh và tập hợp lực lượng, đối tượng, đối tác. Ta sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế; thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong hoạt động đối ngoại. Chủ trương này phù hợp với tình hình thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ, khối XHCN Đông Âu tan rã, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của xu thế toàn cầu hóa... Ta mở rộng quan hệ, không còn bó buộc dựa trên ý thức hệ như trước kia. 3.3 Đổi mới nhận thức về bản thân đường lối, chính sách, tư tưởng chủ đạo, phương châm chính sách đối ngoại. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng ta đã từng bước đánh giá, điều chỉnh chủ trương, mục tiêu chiến lược sao cho lợi ích quốc gia được đặt lên trên hết. Qua năm tháng, chính sách đối ngoại của ta dần được định hình rõ, phù hợp với xu thế thời đại, cùng đi lên với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Tư tưởng chỉ đạo trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kì Đổi mới là “giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có quan hệ” 7 . I. Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN (1991-1995) Cở sở của đường lối chính sách nào cũng phải bắt nguồn từ cơ sở điều kiện thực tiễn. Mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lại đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải đưa ra các đường lối thích hợp với tình hình diễn biến. 1.Tình hình thế giới và khu vực: 1.1 Những năm cuối thập kỉ 80, đầu thập kỉ 90, thế giới đã trải qua vô vàn những biến động to lớn trên bàn cờ quốc tế. Tháng 12 năm 1989, lãnh đạo cấp cao Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt tình trạng thái chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỉ. Một năm sau, Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ, trật tự thế giới hai cực kết thúc. Nguy cơ chiến tranh thế giới có tính hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố lại gia tăng ở nhiều khu vực. Tuy nhiên hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo. Nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh đòi hỏi có sự hợp tác của tất cả các nước để giải quyết. 7 Văn kiện Hội nghị TW 3, Hà Nội tháng 6/1992. 6
  7. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục phát triển như vũ bão đã tạo ra những thay đổi lớn cả về lượng và chất đối với mọi mặt của đời sống xã hội loài người, làm tăng nhanh xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa. Thị trường thế giới trở thành một khối thống nhất và liên kết, hội nhập kinh tế trở thành xu thế tất yếu. Các nước đều đặt ưu tiên cao cho phát triển kinh tế vì kinh tế trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia. Đồng thời các nước đều đẩy mạnh đa dạng hóa quan hệ quốc tế nhằm tạo vị thế thuận lợi cho an ninh và phát triển của mình. Do đó, tập hợp lực lượng xuất phát từ lợi ích quốc gia và nó diễn ra một cách cơ động, linh hoạt chứ không theo ý thức hệ như trước kia nữa. 1. 2. Đối với khu vực Đông Nam Á, tình hình cũng có những chuyển biến thuận lợi. Hiệp định Pari về Campuchia được kí ngày 23/10/1991, Campuchia thành lập Chính phủ liên hiệp và bầu ra Quốc hội mới. Mỹ rút quân khỏi căn cứ không quân ở Philippin. Lần đầu tiên trong lịch sử từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Đông Nam Á không còn căn cứ quân sự và quân đội nước ngoài, không còn đối đầu. Tháng 1/1992 diễn ra một sự kiện quan trọng, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 họp tại Singapore quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong thời hạn 15 năm (l/1993 - l/2008). Lúc này, các nước ASEAN không những chấm dứt chia rẽ mà còn nhận rõ và đánh giá cao vai trò quan trọng của các nước Đông Dương đối với hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực.Các nước trong khu vực có điều kiện để hội nhập, hợp tác cùng nhau phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, độc lập, ổn định và phát triển, tiến tới xây dựng tổ chức ASEAN ngày một lớn mạnh và khu vực không có vũ khí hạt nhân. Một thuận lợi nữa là Đông Nam Á nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năng động, phát triển với tốc độ cao hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, trong khu vực tồn tại nhiều nhân tố bất trắc tiềm ẩn dễ gây mất ổn định, như phát triển không bền vững, chủ nghĩa ly khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới đất liền, hải đảo, đặc biệt là tranh chấp biển Đông. Chính vì thế, nhu cầu hợp tác cùng phát triển về kinh tế và an ninh càng trở nên cấp thiết và quan trọng hơn. Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Đảng ta đã chỉ rõ: “ Tình hình thế giới và khu vực nói trên đã tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa tạo ra 7
  8. 2. Tình hình trong nước: Thực hiện đường lối Đổi mới từ những năm 1986, sau 5 năm, trên lĩnh vực kinh tế, nước ta đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, từ chỗ thiếu đói triền miên, đến năm 1989, chúng ta đã bắt đầu xuất khẩu gạo. Lạm phát được kiềm chế. Đời sống nhân dân ổn định hơn và được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, lòng tin được củng cố. Trên mặt trận đối ngoại, chúng ta từng bước thực hiện thắng lợi chủ trương giữ vững hòa bình, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để tập trung sức xây dựng đất nước. Chúng ta đã “kịp thời đổi mới quan hệ với Liên Xô và các nước ĐÔng Âu và cả với hai nước láng giềng Lào và Campuchia, kiên trì thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mở rộng quan hệ nhiều mặt với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và nhiều nước độc lập, từng bước thúc đẩy quan hệ với Mỹ.” Đặc biệt trong giai đoạn này phải kể tới việc ta đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN và quyết định tiến tới gia nhập tổ chức khu vực này. Với đường lối đối ngoại "đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế" cùng những thắng lợi ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới , các nước thành viên cũ của ASEAN đã chủ động đặt vấn đề có thể sớm kết nạp Việt Nam vào ASEAN nếu ta tự thấy đã sẵn sàng. Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM) họp ở Bangkok tháng 7/1994 ta chính thức trả lời "Việt Nam sẵn sàng gia nhập sớm" và thông qua nghị quyết tiến hành, chuẩn bị các thủ tục cần thiết theo quy trình. 9 Và ngày 28/7/1995, lễ trọng thể kết nạp Việt Nam vào ASEAN đã được tổ chức tại Bandar Seri Begawan, thủ đô của Brunei trong dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28. ASEAN trở thành ASEAN-7. Việt Nam gia nhập ASEAN đã làm chấm dứt tình trạng khu vực Đông Nam Á chia rẽ thành 2 khối đối địch nhau, chuyển sang một kỷ nguyên mới tất cả các nước trong khu vực đoàn kết với nhau dưới một mái nhà chung, hợp tác với nhau để mỗi nước phát triển và cả khu vực cùng phát 8 : Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX 9 : http: //daidoanket.vn/printPreview.aspx?ID=15155 8
  9. triển, mở ra triển vọng hiện thực hóa ước mong của các nhà sáng lập ASEAN là ASEAN sẽ bao gồm tất cả các nước trong khu vực. Những thành tựu đối ngoại đã tạo môi trường quốc tế thuận lợi hơn cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi một bước âm mưu bao vây, cô lập đối với nước ta, tăng thêm bầu bạn, nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế. 3. Nhận thức của các nhà lãnh đạo: Từ sau khi trật tự hai cực sụp đổ, mâu thuẫn thế giới cũng đã có nhiều thay đổi. Nắm bắt kịp thời đại, Đảng ta cũng đã có những cải tiến trong cách nhìn nhận những mâu thuẫn cơ bản. Về mâu thuẫn giữa phe XHCN với phe Đế quốc chủ nghĩa, Cương lĩnh 1991 đã xác định lại rằng đó là “mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB”, và mâu thuẫn này “đang diễn ra gay gắt”. Điều này phù hợp với trật tự không còn hai phe của thế giới mới cũng như phản ánh đúng sự đấu tranh giữa hai xu hướng: TBCN và XHCN ở nhiều nước trên thế giới. Về mâu thuẫn trong lòng các nước tư bản, Đảng ta cũng có những nhận định mới. “Mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc”. 10 Ngoài ra, trong lòng chế độ tư bản còn có “mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân rộng rãi với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn tiếp tục phát triển”. Một mâu thuẫn nữa cũng được đánh giá lại là “mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển” và mâu thuẫn đó cũng “ngày càng tăng lên”. 11 Thêm vào đó, Đảng ta cũng đã có những nhận định mới về Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa tư bản và quan hệ giữa chúng với nhau, những nhận thức mới về các xu thế phát triển của thế giới. Đó là những nhận định khách quan, khoa học, giúp nhìn nhận và đánh giá bản chất chế độ chính xác hơn, tạo điều kiện tốt cho công cuộc hoạch định chính sách đối ngoại. Trước tình hình quốc tế và trong nước có những chuyển biến đáng kể như vậy, các nhà lãnh đạo đạo ý thức được rằng xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, khu vực hóa là 1 xu hướng không thể đảo ngược và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài qui luật phát triển chung ấy của nhân loại. Và có thể nói, quyết định gia nhập ASEAN là 1 quyết sách đúng dắn có ý nghĩa lịch sử quan trọng. 10 : Vũ Dương Huân: “ Về vấn đề đổi mới tư duy đối ngoại”. 11 : Vũ Dương Huân: “ Về vấn đề đổi mới tư duy đối ngoại”. 9
  10. Về vấn đề ASEAN, Đảng ta đã nhận thức rõ :Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là sự gặp nhau giữa chủ trương của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và yêu cầu của các nước trong khu vực nhìn nhận về vai trò của Việt Nam trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế. Nói một cách khác, “ Việt Nam cần ASEAN và ASEAN cũng cần Việt Nam”. 12 Tuy vậy, gia nhập ASEAN ta cũng có một số khó khăn, thách thức ban đầu nhất định, như sự đồng thuận xã hội chưa cao, trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với các thành viên khác, do nền kinh tế của ta có xuất phát điểm thấp, lại bị tàn phá nặng nề qua 30 năm chiến tranh liên tục, tiếp đó là cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng kéo dài; đội ngũ cán bộ của ta còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong các tổ chức đa phương và trong hội nhập. II I. Tác động của đổi mới tư duy đối ngoại đến chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN giai đoạn 1991-1995 1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN Dựa trên cơ sở là đặc điểm của tình hình thế giới cũng như hoàn cảnh trong nước những năm đầu thập kỉ 90, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề ra nhiệm vụ của công tác đối ngoại, đó là: “giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. 13 Trước nhiệm vụ đối ngoại đó, chính sách đối ngoại đối với ASEAN cũng đã được Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định rõ ràng tại Đại hội VII: phát triển quan hệ hữu nghị với Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Cụ thể, Ngày 15/10/1993, Tổng bí thư Đỗ Mười đã nêu chính sách bốn điểm của Đảng ta: 1. Chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá. 2. Phát triển quan hệ với từng nước và tổ chức ASEAN, sẵn sàng gia nhập ASEAN. 3. Sẵn sàng tham gia các diễn đàn đảm bảo hoà bình, an ninh, xây dựng khu vực Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, hợp tác, phát triển, không có căn cứ quân sự nước ngoài, không có vũ khí hạt nhân. 4. Thông qua thương lượng giải quyết vấn đề tồn tại, kể cả tranh chấp ở biển Đông. Tác động của đổi mới tư duy đối ngoại đến chính sách của Việt Nam 2. 12 : http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/asean/2010/8/F4FA243F5E8B45AC/ 13 : Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội VII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1991, tr.147 10
  11. Từ những chính sách đối ngoại với ASEAN mà Đảng đã đề ra, có thể thấy đây là bằng chứng cho sự đổi mới nhận thức về bản thân đường lối, chính sách, tư tưởng chủ đạo; sự đổi mới tư duy về chính sách tập hợp lực lượng và đổi mới quan điểm về các cặp quan hệ: an ninh-phát triển; Lợi ích dân tộc- nghĩa vụ quốc tế, hợp tác-đấu tranh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường – đa dạng hoá, đa phương hoá. 14 Để có thể nhìn nhận một cách rõ ràng sự thay đổi về tư duy đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn này so với những giai đoạn trước, dưới đây xin nêu qua về chính sách bốn điểm của Việt Nam với các nước Đông Nam Á ngày 5/7/1976 bao gồm: 1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình; 2. Không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào các nước khác trong khu vực; 3. Thiết lập quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt, giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua thương lượng; 4. Phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng của mỗi nước, vì lợi ích dân tộc, hoà bình, trung lập thật sự ở Đông Nam Á, góp phần vào sự nghiệp hoà bình trên thế giới. Như vậy, qua thời gian, đường lối, chính sách với ASEAN của Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt thể hiện sự thay đổi trong tư duy. Thứ nhất, có sự đổi mới tư duy về an ninh và phát triển: trước chú trọng về an ninh, trong chính sách bốn điểm năm 1976 thì những chính sách về an ninh được đặt lên hàng đầu – vấn đề về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược... được đặt lên trước vấn đề phát triển, hợp tác. Với bối cảnh mới, Bộ Chính trị đã khẳng định: “Cần có quan điểm mới về an ninh và phát triển trong thời đại ngày nay để khẳng định mạnh mẽ phương hướng ưu tiên tập trung cho sự nghiệp giữ vững hoà bình và phát triển kinh tế”. Với phương châm đó, chính sách bốn điểm năm 1993 của ta với ASEAN đã đảo trật tự của những điều khoản về an ninh từ trên xuống dưới, chú trọng những điều khoản về phát triển. Vấn đề đa phương hoá quan hệ, hợp tác, gia nhập khu vực được đặt lên trước vấn đề về an ninh, tranh chấp lãnh thổ… Điều này không những phản ánh quan điểm mới của Đảng trong việc đặt mục tiêu phát triển đất nước lên hàng đầu mà còn cho thấy cách nhìn nhận mới về sức mạnh tổng hợp của quốc gia mà nghị quyết 13 Bộ Chính trị tháng 5/1988 trước đó đã khẳng định: “Với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn”. 15 Thứ hai, đổi mới tư duy về vấn đề tập hợp lực lượng, đây là vấn đề lớn, có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại quốc gia. So với đường lối đối ngoại trước đây, khi nhìn vào những chính sách 14 : Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội VII 15 : Vũ Dương Huân: Vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam 11
  12. lớn, “chúng ta vẫn còn nặng tư tưởng tập hợp lực lượng trên cơ sở ý thức hệ” 16 thì từ sau đổi mới ta chủ trương thực hiện “chính sách thêm bạn, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ”. 17 Đối với các nước ASEAN, giai đoạn trước đổi mới, cái nhìn của Việt Nam vẫn còn đầy nghi kị. Ta luôn cho họ là khối SEATO trá hình, các nước ASEAN là tay sai của Mỹ và bảo vệ lợi ích cho Mỹ. Do đó mà vấn đề gia nhập ASEAN không hề được đề cập đến trong chính sách của ta. Từ sau đổi mới, ta chủ động bày tỏ quan điểm: sẵn sàng gia nhập ASEAN, sẵn sàng tham gia một tổ chức đa phương ở khu vực, xoá bỏ rào cản về vấn đề ý thức hệ, sự khác biệt về chế độ chính trị giữa ta và các quốc gia ASEAN cũng như những bất đồng trong quá khứ. Đó cũng chính là sự thể hiện của phương châm “thêm bạn bớt thù” với tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” 18 của ta . Thứ ba, đổi mới nhận thức về bản thân đường lối, chính sách, tư tưởng chủ đạo, phương châm chính sách đối ngoại. Với tư tưởng chỉ đạo trong chính sách đối ngoại đã nêu tại Hội nghị trung ương 3 (6/1992) là “giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thế của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có quan hệ”, Đảng ta đã đổi mới nhận thức về hướng ưu tiên đối ngoại. Trước thời kì đổi mới, ta ưu tiên phát triển quan hệ với các nước có cùng chế độ chính trị, “trước hết, ra sức củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác giữa nước ta với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa anh em”. 19 Sang giai đoạn mới, với nhận thức mới về thời đại, hướng ưu tiên đối ngoại của ta là các nước láng giềng - “Việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ đảm bảo độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia; ngoại giao kinh tế, văn hoá, ngoại giao đa phương là những trọng tâm trong hoạt động đối ngoại của chúng ta”. 20 Chính vì thế, trong chính sách bốn điểm mà ta nêu ra năm 1993, có điều khoản: sẵn sàng tham gia các diễn đàn đảm bảo hoà bình, an ninh, xây dựng khu vực Đông Nam Á thành khu vực hoà bình… và điều khoản: Thông qua thương lượng giải quyết vấn đề tồn tại, kể cả tranh chấp biển Đông. Tóm lại, từ chỗ đánh giá đúng đắn những diễn biến mới trên thế giới và khu vực, nhận thức đúng đắn tình hình quốc tế, ta đã có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách đối ngoại với ASEAN. Cùng với việc đưa mục tiêu phát triển lên hàng đầu, Việt Nam đã nhìn nhận sáng suốt vị trí, vai trò của quan hệ với các nước láng giềng, các nước cùng khu vực. Phát triển quan hệ láng giềng, với các nước cùng khu vực trở thành nhiệm vụ chiến lược, bởi vì quan hệ này luôn luôn trực tiếp ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh và phát triển của nước ta. 16 : Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 13/BCT, ngày 20/05/1988 17 : Vũ Dương Huân: Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975-2002), tr.67 18 : Vũ Dương Huân: Vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam 19 : Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội VII, tr.88 20 : Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội VI, tr.178 12
  13. IV. Triển khai chính sách đối ngoại với ASEAN giai đoạn 1991-1995 Trước thời kì đổi mới, do sự thiếu nhạy bén, “nhìn nhận tình hình một cách bất biến và đánh giá bạn thù một cách cứng nhắc quan lăng kính của hai cuộc chiến tranh ác liệt”, 21 ta đã không đưa ra được chính sách khôn khéo, mềm dẻo với các nước ASEAN từ đó quá trình triển khai chính sách đã dẫn đến những bất lợi lớn trong quan hệ với ASEAN. Kể từ khi Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện với chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, ta đã tiến hành nhiều hoạt động đối ngoại nhằm triển khai chính sách, nhất là đã dần dần gỡ bỏ được trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam – ASEAN là vấn đề Campuchia. Cùng thời điểm chiến tranh lạnh kết thúc đem lại sự hoà dịu giữa các siêu cường trên thế giới và ở Đông Nam Á, “việc ký kết Hiệp định hoà bình Pari về Campuchia tháng 10/1991 đã đánh dấu sự chấm dứt của “thời kỳ Campuchia” trong quan hệ Việt Nam – ASEAN, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ hợp tác của hai bên”. 22 Giai đoạn 1991-1995, ta đã kịp thời triển khai các chính sách đối ngoại đã đề ra đối với các nước ASEAN trong quan hệ đa phương cũng như quan hệ song phương. 1. Trong quan hệ đa phương Coi ASEAN là một đối tượng quan trọng của chính sách đối ngoại, sau đổi mới mà đặc biệt là từ năm 1991, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động ngoại giao với tổ chức này. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Công sản Việt Nam lần thứ ba khoá VII (tháng 6/1992) đã đề cập việc “ Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, tham gia các diễn đàn đối thoại với ASEAN, tích cực nghiên cứu mở rộng quan hệ với ASEAN trong tương lai” và ngày 11/7/1992, tại Hội nghị Lần thứ 25 Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (AMM), Việt Nam đã chính thức tham gia hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của ASEAN. Với tư cách quan sát viên của ASEAN, Việt Nam cũng đã được mời tham dự các cuộc họp hằng năm hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Năm 1993, ta tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN – ARF với tư cách là một trong những thành viên sáng lập để bàn về các vấn đề chính trị và an ninh của khu vực. Đồng thời trong năm này, ASEAN đã mời Việt Nam tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên năm lĩnh vực: Khoa học công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá thông tin, phát triển xã hội, cùng một số dự án hợp tác chuyên ngành: thủ công, phòng ngừa ma tuý (cho thanh niên)… Từ tháng 2 năm 1993, Việt Nam đã tuyên bố “sẵn sàng tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp” và sau một quá trình cải thiện, tăng cường quan hệ với tổ chức này, ngày 28/7/1995, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ thứ bảy của ASEAN. 21 : Trịnh Xuân Lãng: Một vài suy nghĩ về chính sách của ta đối với các nước ASEAN và đối với Mỹ từ năm 1975 đến năm 1979 22 : Vũ Dương Huân: Vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam 13
  14. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một quyết định chiến lược, đúng đắn và kịp thời, phù hợp với xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá và với lợi ích của Việt Nam. Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc củng cố xu thế hoà bình hợp tác ở khu vực, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là hoà bình và phát triển ở Việt Nam. Gia nhập ASEAN, Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, có quan hệ đối ngoại hoặc hiệp thương với hầu hết các nước lớn, các trung tâm chính trị - kính tế trên thế giới, có điều kiện để mở rộng quan hệ với các nước qua tham gia các hiệp định hợp tác của ASEAN với các nước đối thoại như EU, Canada, Austrualia...cũng như hàng trăm dự án hợp tác cụ thể được các bên đối thoại của ASEAN tài trợ. ASEAN cũng ủng hộ Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Mỹ, ký hiệp định khung hợp tác với Liên minh Châu Âu và tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực lớn hơn như APEC, WTO... 2. Trong quan hệ song phương Tháng 10/1991 đến giữa năm 1992, Việt Nam đã cử đoàn cấp cao đi thăm các nước ASEAN. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã lần lượt đi thăm tất cả các nước ASEAN để thúc đẩy quan hệ song phương, mở ra giai đoạn mơi trong quan hệ với các nước ở khu vực.(Inđônêxia, Xinhgapo, Thái Lan: tháng 12/1991, Malaxia: 1992, Philíppin và Bruynây: tháng 2/1992). 23 Kể từ đó, quan hệ Việt Nam với từng nước ASEAN đã phát triển nhanh chóng. Các chuyến viếng thăm diễn ra dồn dập ở các cấp. Các nước ASEAN đã bỏ những hạn chế về thương mại và đầu tư với Việt Nam, từng bước phát triển quan hệ với Việt Nam. Chỉ trong hai năm, Việt Nam đã kí với các nước này gần 40 hiệp định các loại ( Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học – kỹ thuật, Hiệp định về bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định về bưu điện, Hiệp định về hàng không, hàng hải…). 24 Các quan hệ kinh tế và thương mại cũng tăng nhanh chóng. Trong lúc này, các nước ASEAN đã tiêu thụ hoặc tái xuất một khối lượng lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam, và đầu tư trực tiếp của họ cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Trong quan hệ song phương, Việt Nam cũng đã tiến hành giải quyết những vấn đề tồn tại với các nước ASEAN bằng thương lượng.Với Malaxia, ta thoả thuận việc cùng khai thác cùng chống lấn; hồi hương người di tản; với Thái Lan: tiếp tục giải quyết cho Việt Kiều nhập quốc tịch, khai thông hợp tác sông Mêkông, lập quỹ khu vực, duy trì viện trợ thoả thuận về vùng chống lấn trên biển. Ta cũng tiến hành giải quyết với Inđonêxia về phân định lãnh hải giữa hai nước. Việc ta dành sự quan tâm cần thiết đến quan hệ với mỗi quốc gia trong ASEAN cũng như quan hệ đa phương với tổ chức đã cho thấy sự biến chuyển rõ rệt của tư duy đối ngoại, góp phần cải thiện hình ảnh của Việt Nam ở khu vực, nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế. V. Đánh giá và bài học kinh nghiệm 23 : Vũ Dương Huân: Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975-2002), tr.135 24 : Vũ Dương Huân: Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975-2002), tr.137 14
  15. 1. Đánh giá 1.1 Mặt thành công Năm năm không phải là một quãng thời gian dài, nhất là trong đời sống chính trị- ngoại giao. Nhưng 5 năm sau Đại hội Đảng 7 tháng 6 năm 1991, Việt Nam nói chung và ngành Ngoại giao Việt Nam nói riêng đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ và thể hiện rất tốt hình ảnh quốc gia ra bên ngoài khu vực. Tất cả là nhờ có sự Đổi mới trong tư duy đối ngoại, một sự Đổi mới cần thiết, sáng suốt và hết sức hiệu quả. Có thể nói, việc Việt Nam thay đổi cái nhìn cũ, áp dụng đường lối đối ngoại Đổi mới với ASEAN là điểm sáng nhất trong quãng thời gian từ năm 1991 đến 1995. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn đến Việt Nam và đương nhiên là với cả cộng đồng ASEAN. Đối với chúng ta, để hiện thực hóa những sự tiến bộ trên lý thuyết về đường lối đối ngoại thực sự là một khó khăn, nhất là khi giữa Việt Nam và ASEAN đã và đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, đối đầu tại thời điểm bấy giờ. Ưu điểm đầu tiên của sự đổi mới đường lối đối ngoại này là Việt Nam đã có một sự thay đổi tích cực, tiến bộ trong cơ sở ý thức hệ.Chúng ta nên nhớ là mới chỉ trước đó vài năm, tình hình bán đảo Đông Dương và ASEAN hết sức căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia. Đấy là còn chưa kể đến cái nhìn vẫn còn đầy thù hằn của Việt Nam với một số nước ASEAN đã từng tham gia vào chiến tranh Việt Nam như Thái Lan, Philippin, Malaysia hay Singapore. Do đó, sự thay đổi trong tư duy đối ngoại trên đã thực sự giúp Việt Nam thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn trong việc tìm kiếm giải pháp giúp đất nước sớm thoát ra khỏi khủng hoảng từ sự sụp đổ của Liên Xô- người anh cả của Chủ nghĩa xã hội và một loạt những hệ lụy xung quanh nó. Ngoài ra, “ việc có một chính sách đúng đắn và hợp lý với khu vực là một đảm bảo quan trọng cho an ninh quốc gia” 25 . Bởi với Việt Nam, Đông Nam Á và ASEAN có ý nghĩa chiến lược vì khu vực này lien quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước. 26 Và với việc thiết lập mối quan hệ tốt với khu vực chúng ta sẽ có một điểm tựa vững chắc cho sự phát triển lâu dài.Thế và lực của Việt Nam được nâng cao hơn, quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện.khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập được tăng cường. 27 Và ưu điểm lớn nhất của sự đổi mới tư duy ngoại giao này có lẽ là chúng ta đã bắt đầu một cuộc Phục hưng đất nước. Những năm cuối thập niên 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ chế độ bao cấp quan liêu, đất nước yếu kém về nhiều mặt. 25 : Nguyễn Mạnh Cầ m: Trên đường triển kha i chính sách đối ngoại theo định hướng mới 26 : http://www.seasfoundation.org/research-documents/geopolitics/415-vit-nam-gia-nhp-asean-bc-hi-nhp-chin-lc 27 : Nguyễn Di Niên: Chính sách và hoạt động đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới 15
  16. Nhưng với sự đổi mới ngoại giao, nhất là với khu vực Đông Nam Á và ASEAN, chúng ta “đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cô lập.mở rộng hơn bao giờ hết quan hệ quốc tế cả về chính trị lẫn kinh tế, không ngừng nâng cao vị thế ở khu vực và trên thế giới, tạo ra môi thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 28 Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm hiểu điều này hơn ai hết. Chính bởi vậy mà tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM) họp ở Bangkok tháng 7/1994, khi được hỏi về việc sẵn sàng tham gia ASEAN, Bộ trưởng đã chính thức trả lời :” Việt Nam sẵn sàng gia nhập sớm 1.2. Mặt tồn tại: Cuộc đổi mới tư duy đối ngoại đã đến thật đúng lúc và như thổi một luồng gió mới vào nền ngoại giao Việt Nam cũng như trên nhiều phương diện khác.Nó đã đem đến cho nước ta một diện mạo mới, một hình ảnh mới trên trường quốc tế.Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo cả, song song với những ưu điểm của mình, sự thay đổi tư duy đối ngoại của Việt Nam với ASEAN vẫn còn tồn tại những điểm chưa được.Có thể nói, tại thời điểm đó “Việt Nam cần ASEAN, ASEAN cũng cần Việt Nam” 29 nhưng dưới nhiều góc nhìn chuyên môn thì việc Việt Nam thúc đẩy những nỗ lực, tiến hành gia nhập sớm ASEAN là hơi nóng vội. Thứ nhất, tại thời điểm những năm đầu thập niên 90, thành quả của công cuộc Đổi mới 1986 có thể nói là vẫn chưa đủ để làm chỗ tựa vững chắc cho Việt Nam. Nền kinh tế của chúng ta vẫn còn thua kém nhiều nước trong khu vực.Hơn thế nữa là sự khác biệt khá lớn trong thể chế chính trị.Nếu không có một sự chuẩn bị kỹ càng, thì Việt Nam rất dễ bị một cú sốc khi gia nhập sớm vào ASEAN. Bên cạnh đó, trước giai đoạn này, Việt Nam mới chỉ gia nhập vào một khối là SEV của các nước Xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, nếu gia nhập ASEAN thì Việt Nam sẽ thiếu một nguồn nhân lực có khả năng sử dụng tiếng Anh để tham gia các cuộc họp của ASEAN hàng năm. 30 Ngày 24 tháng 9 năm 1994, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức thành lập Vụ ASEAN, một bộ máy hoàn chỉnh để hợp tác với tổ chức khu vực này. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có hạn cũng chính là lý do khiến Việt Nam còn khá thụ động trong vài ba năm đầu gia nhập ASEAN. 2 Bài học kinh nghiệm. Sau 5 năm thực hiện đổi mới đường lối tư duy đối ngoại, cũng như qua những thành công và tồn tại trong sự đổi mới đó của Việt Nam với ASEAN, ngoại giao nước nhà đã nhìn nhận và rút ra được rất nhiều bài học quý báu, nhưng có lẽ bài học quan trọng nhất đó là: Phải luôn phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường đi đôi với tăng cường đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế, kết hợp 28 : Vũ Khoan: Thành tựu trong lĩnh vực đối ngoại qua 20 năm Đổi mới 29 : http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/asean/2010/8/F4FA243F5E8B45AC/ 30 : http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=15155 16
  17. sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, xác định đúng, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu, có cách nhìn đúng đắn, linh hoạt về đối tượng và đối tác trong bối cảnh mới. 31 Bên cạnh đó, chúng ta còn có thêm một bài học về thay đổi tư duy đối ngoại. Đó là vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận Mác- Lê nin và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, và luôn áp dụng nguyên tắc “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến” , “ Thêm bạn bớt thù”. 32 Và chúng ta phải luôn nhớ rằng, quan hệ với các nước láng giềng, các nước cùng khu vực là mối quan tâm hàng đầu của ngoại giao. 33 LỜI KẾT Ngày 28 tháng 7 năm 1995, quốc kỳ Việt Nam được kéo lên tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei đánh dấu việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 trong ngôi nhà chung của Đông Nam Á này. Một chặng đường vất vả đã đi qua, nhiều khó khăn thách thức đã được chinh phục, Việt Nam có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được trong 5 năm vừa qua. Từ một Việt Nam bi quan, tự khép kín mình, chúng ta đã trở thành một quốc gia năng động, một quốc gia có tiềm năng trong khu vực và xa hơn là trên thế giới. Sự chuyển mình ngoạn mục này có được là từ nhiều nhân tố, tuy nhiên nhân tố chủ đạo mang tính chiến lược chính là sự đổi mới trong tư duy đối ngoại của Nhà nước Việt Nam. Tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, nhưng sự đổi mới này đã thực sự làm thay đổi không những đất nước, con người Việt Nam mà nó còn thay đổi bộ mặt của khu vực Đông Nam Á. Tại thời điểm đó, vẫn còn một vài nước chưa gia nhập vào ngôi nhà chung ASEAN nhưng mọi người đều hiểu rằng cái ngày đoàn tụ đông đủ không còn xa nữa. Và lịch sử đã chứng minh cho điều này. “Việt Nam cần ASEAN, ASEAN cần Việt Nam” – đó là điều không thể phủ nhận được nữa. 31 : Nguyễn Di Niên: Chính sách và hoạt động đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới 32 : Nguyễn Di Niên: Chính sách và hoạt động đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới 33 : Nguyễn Khắc Huỳnh: Một số suy nghĩ về mấy bài học quan trọng nhất 17
  18. Sự tỉnh táo nhận xét tình hình thế giới và khu vực, một cái nhìn đầy tính chiến lược và sự đổi mới đường lối tư duy đối ngoại kịp thời, hiệu quả - tất cả đã góp phần mang lại thắng lợi to lớn cho nền Ngoại giao nước nhà nói riêng và sự phát triển của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Dù đã vượt qua bao khó khăn trở ngại trong tiến trình gia nhập ASEAN, nhưng trước mắt Việt Nam chắc chắn vẫn còn nhiều thách thức cần phải tiếp tục đối mặt. Tuy nhiên, với một nền tảng ngoại giao vững chắc, cùng những thành công trong sự đổi mới ngoại giao của mình, Việt Nam đã, đang và sẽ vững vàng vượt qua những ghềnh thác đó, góp sức mình vào quá trình xây dựng một ASEAN hòa bình- thịnh vượng, hợp tác cùng phát triển, vì hòa bình khu vực và trên thế giới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VI, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1991 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hôi VII, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đại hội VIII, NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội, 1996 5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại Hội X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 6. Hồng Hà, Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, 12/1992 7. Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 8. Học viện Quan hệ Quốc tế, Kỉ yếu hội thảo: 50 Năm Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội, 1995 9. Lưu Văn Lợi, 50 năm Ngoại giao Việt Nam, NXB Công an nhân dân, T.2 (1975 – 1995), Hà Nội, 1998 18
  19. 10. Vũ Dương Huân, Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975 – 2002), Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2002 11. Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 1, tháng 3/2007 12. Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam, T.2 (1975 – 2006) 13. Trần Văn Đào – Phan Doãn Nam, Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế (1945 – 2000), Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2001 14. http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?953 , 10 năm đồng hành hội nhập, Thông tấn xã Việt Nam 15. http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/asean/2010/8/F4FA243F5E8B45AC/, Việt Nam tham gia ASEAN – Một quyết sách đúng đắn có ý nghĩa lịch sử quan trọng, Nguyễn Mạnh Cầm 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2