intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận tài chính

Chia sẻ: Nguyen Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

750
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những tháng đầu năm 2008, do những tác động không thuận của biến động kinh tế thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận tài chính

  1. Câu hỏi: Ngân hàng trung ương(NHTW) đã sử dụng công cụ nào vào chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này? BÀI LÀM Trong những tháng đầu năm 2008, do những tác động không thuận của biến động kinh tế thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế, tình hình kinh tế Việt Nam diễn biến khá phức tạp. Lạm phát cao, nhập siêu tăng mạnh đã làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, đe doạ ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Đánh giá đúng tình hình, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng hợp lý bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu”. Trước những diễn biến suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện những nhiệm vụ mà Chính phủ đề ra nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Để làm việc này, NHTW đã sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như: Lãi suất, dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn, phát hành tín phiếu NHNN và các công cụ khác I. Các công cụ của chính sách tiền tệ NHTW đã sử dụng 1. Dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phải duy trì thep quy định của NHTW. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số tiền gửi trong một khoảng thời gian xác định. Công cụ này nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vat) của các NHTM. Chính vì vậy việc đầu tiên mà NHTW đã làm là việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng của NHTW theo Quyết định số 187/2008/QĐ-NHTW ngày 16/1/2008. Theo tinh thần Quyết định này, dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng tăng thêm 1% và quyết định mở rộng thêm phạm vi phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi trên 24 tháng, thay vì chỉ có tới 24 tháng như trước đây. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi VND không kỳ hạn đến dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, tiền gửi có kỳ hạn từ tháng 12 trở lên tăng từ 4% lên 5%; tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn đến có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, tiền 1
  2. gửi ngoại tệ có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%. Như vậy từ tháng 2/2008, các ngân hàng thương mại bỏ thêm ra ít nhất là gần 10.000 tỷ đồng để nộp dự trữ bắt buộc cho NHTW Đây có lẽ là tác động mạnh nhất đến các ngân hàng thương mại. Nhiều ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu gặp khó khăn về khả năng thanh khoản buộc phải tìm cách tăng cường huy động vốn. Do vậy, cuộc chạy đua lãi suất bắt đầu, đồng thời một số ngân hàng thương mại lớn tăng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng. 2. Ấn định lãi suất Lãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm đối với nền kinh tế của các nước vì nó có ảnh hưởng đến mọi hoạt động, mọi chủ thể của nền kinh tế. Việc điều chỉnh lãi suất là động tác thứ hai mà NHTW đã thực hiện. Ngày 30/1/2008, ban hành Quyết định số 305/QĐ-NHTW về điều chỉnh lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8,75% và Quyết định số 306/QĐ- NHTW về điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, theo đó lãi suất tái cấp vốn là 7,5% và lãi suất chiết khấu là 6,0%/năm. NHTW vẫn duy trì thị trường mở, với việc cung ứng 20.000 tỷ đồng để hỗ trợ các tổ chức tín dụng giải quyết tình trạng mất cân đối vốn khả dụng tạm thời, song những ngân hàng nhỏ vẫn không thể tiếp cận được với thị trường này vì không đủ điều kiện (không có nguồn vốn để dự trữ giấy tờ có giá). Đồng thời NHTW mở rộng biên độ mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng từ 0,75% lên 1%, kết hợp với điều hành linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng và sử dụng tiền rút về từ lưu thông để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước... 3. Chính sách lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn. Đây là cửa sổ chiết khấu rất quan trọng để tăng hoặc giảm khả năng cho vay của các NHTM làm tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Ngày 1/2/2008, NHNN ban hành Quyết định số 03/QĐ-NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Theo đó, quy định đầy đủ, rõ ràng và chặt chẽ các điều kiện các TCTD được cho vay chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán, và quy định về hệ số rủi ro cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán thuộc nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro là 250%, tỷ lệ cho vay theo mục đích này không vượt quá 20% vốn tự có. 2
  3. Quyết định số 03 nêu trên thay thế cho Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 của NHNN về kiểm soát quy mô chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và một số văn bản liên quan khác là sự thay thế một mệnh lệnh hành chính bằng một quy định pháp luật với những ràng buộc về điều kiện cần và đủ trong việc cho vay kinh doanh đầu tư chứng khoán. Những NHTM nào đáp ứng được những quy định của NHNN thì tiếp tục cho vay, những ngân hàng cho vay vượt mức 20% thì phải thực hiện các biện pháp giảm hoặc tăng vốn điều lệ và những NHTM không đủ điều kiện thì không được cho vay. Việc NHNN ban hành Chỉ thị 03 và Quyết định 03 nêu trên, tuy có làm cho thị trường chứng khoán chững lại, một số nhà kinh doanh, đầu tư chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng sẽ gặp khó khăn, song đó là biện pháp giảm tăng trưởng nóng và giảm cả tăng trưởng “bong bóng” trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam còn đang mới. Và đó là những giải pháp kịp thời. 4. Phát hành tín phiếu NHNN Tiếp theo, ngày 13/2/2008, NHNN ban hành Quyết định số 346/QĐ- NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày (một năm), lãi suất 7,8%/ năm, ngày phát hành 17/3/2008. Tín phiếu NHNN được phân bổ cho 41 NHTM theo quy mô tỷ trọng vốn huy động bằng đồng Việt Nam (4 NHTM Nhà nước, 28 NHTM cổ phần, 7 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 2 Ngân hàng liên doanh và công ty tài chính Dầu khí). Đó là những ngân hàng vẫn còn khá dồi dào nguồn vốn. Nhưng sau khi chấp hành quy định tăng dự trữ bắt buộc và mua tín phiếu bắt buộc theo quy định này làm cho một số NHTM đã khó khăn nay lại khó khăn hơn, trong khi trước đó đã “mạnh tay” đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản. Cuộc đua lãi suất trở nên quyết liệt hơn. Chính vì vậy, tháng 2/2008, NHNN phải ra Công điện số 02, yêu cầu các TCTD không được huy động lãi suất tiết kiệm với lãi suất vượt quá 12%/năm, đồng thời Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức thoả thuận giữa các hội viên thực hiện mức lãi suất không quá 11%/năm. Công điện số 02 nêu trên là cần thiết và đó là việc sử dụng “bàn tay Nhà nước” trong những điều kiện cụ thể để giữ cho thị trường ổn định. Một lần nữa, NHNN lại phải sử dụng văn bản mang tính hành chính trong bối cảnh chạy đua lãi suất, tranh thủ huy động vốn để, làm cho thị trường tiền tệ đã nóng lại thêm nóng thêm, thậm chí bị rối thì đó là việc cần thiết. 3
  4. Lãi suất huy động của các NHTM thực hiện theo Công điện số 02 của NHNN chính là trần lãi suất do NHNN chỉ đạo. Trong khuôn khổ trần lãi suất đó, thời gian đầu, các NHTM có thuận lợi trong việc xử lý các mức lãi suất cụ thể cùng với các “chiêu” khuyến mãi nên mức lãi suất huy động thường trên 12%, thậm chí có nơi lên đến 13-14%/ năm. Tuy vậy, nhiều ngân hàng vẫn không đủ nguồn vốn để cho vay, một số ngân hàng, chủ yếu là NHTMCP có quy mô nhỏ vẫn còn trong tình trạng thiếu khả năng thanh khoản, phải “chạy đôn chạy đáo” để vay, trong khi đó, những ngân hàng này vẫn không đủ điều kiện tiếp cận thị trường mở, nhưng NHNN chưa kịp thời thực hiện các biện pháp tháo gỡ. 5. Các công cụ khác NHTW đã có những biện pháp bao gồm từ việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra giám sát (cụ thể là Chỉ thị số 03/2008/CT-NHNN ngày 22/4/2008 “về việc tăng cường công tác thanh tra giám sát của NHNN”); những biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỉ giá như: xây dựng phương án điều hành tỉ giá năm 2008, xây dựng cơ chế kiểm soát luồng vốn nước ngoài; tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế điều hành dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở; xây dựng phương án điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng để cả năm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán không vượt quá 30%... Với những biện pháp chỉ đạo đồng bộ và khá quyết liệt phù hợp với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cùng với diễn biến của thị trường trong và ngoài nước, NHNN đã phát tín hiệu một cách rõ ràng, nhất quán đối với việc kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, vì vậy, ngay trong quý I /2008, đã có những kết quả nhất định như: rút về khoảng 40.000 tỷ đồng để mua 1,5 tỷ USD góp phần giảm bớt sức ép từ nguồn cung ngoại tệ dư thừa cho các NHTM (Tuy nhiên, sau một thời gian, tỷ giá ngoại tệ lại vào tình trạng đảo chiều, giá USD tăng, cầu ngoại tệ tăng và NHNN lại phải can thiệp). Mặt bằng lãi suất được kiểm soát ở mức hợp lý (lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng phổ biến ở mức 8%-10%/năm, lãi suất huy động VND của TCTD phổ biến ở mức 1%/tháng, lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 11%-13%/năm, cho vay trung và dài hạnở mức 14% -16%/năm, lãi suất USD được điều chỉnh tăng từ 0,11%- 1,29%/năm). Kết quả rõ nhất trong quý I/2008 là tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng bằng khoảng 1/2 tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước, hoạt động tín dụng của các NHTM được kiểm soát chặt chẽ hơn dẫn đến tỉ lệ lạm phát 4
  5. của tháng 4/2008 ở mức 2,2% (tuy nhiên, tháng 5/2008 lại tăng ở mức 3,91%, tăng dư nợ tháng 5/2008 lên 18%). II. Ý kiến chuyên gia về vấn đề trên "Từ khi tôi trở lại sinh sống và làm việc ở Việt Nam năm 1995, chưa bao giờ kinh tế lại trải qua những giờ phút căng thẳng như hiện tại. Để chặn đứng cơn sốt lạm phát, cần có những chính sách minh bạch, cứng rắn và hữu hiệu từ trên xuống dưới" - Giáo sư Hà Tôn Vinh, ĐH Hawaii viết cho VnExpress. Chỉ số giá tăng 19% so với cùng kỳ năm trước là một con số đáng kể. Hiện tượng lạm phát phi mã gần đây ở VN có tất cả những dấu hiệu của lạm phát ở các nước chậm tiến hay đang phát triển, đã được nhiều chuyên gia và các tổ chức quốc tế đề cập đến và cảnh báo khá nhiều từ hơn một năm nay. Nguy cơ lạm phát bùng nổ khi Chính phủ cũng như doanh nghiệp chạy theo chỉ tiêu và hào quang của tốc độ phát triển kinh tế cũng đã được đề cập. Chính phủ trong những năm gần đây thúc đẩy doanh nghiệp chạy nước rút để đạt nhiều chỉ tiêu kinh tế, năm sau cao hơn năm trước. Cố gắng này làm giảm sự chú ý tới khả năng chịu đựng và phát triển của doanh nghiệp, sự mất cân bằng cung cầu tiền tệ trong thị trường và ảnh hưởng của nền kinh tế dựa trên tiêu thụ và nhập khẩu của đại bộ phận doanh nghiệp và người dân. Chính phủ đã thấy rõ được tác hại của lạm phát trên nền kinh tế còn non trẻ của VN, trên cuộc sống của người dân, nhất là trên công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chính phủ đã có quyết tâm chặn đứng lạm phát bằng mọi giá, đã kịp thời giảm thiểu lưu lượng tiền trong nền kinh tế, cắt giảm tín dụng ngân hàng, áp dụng nhiều biện pháp chế tài mạnh mẽ, công khai chấp nhận không cần đạt chỉ tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá, kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng, điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước... Một số chính sách và công cụ tài chính tiền tệ đã bắt đầu có dấu hiệu tốt. Trong lúc mọi người chờ đợi lạm phát dừng lại hay giảm xuống, đây có lẽ là lúc Chính phủ phải bắt đầu một cuộc trường chinh chống lạm phát, ổn định kinh tế lâu dài và đem lại sự thịnh vượng bền vững cho đất nước. Tuy nhiên theo ông, trong bối cảnh lạm phát đang thao túng thị trường, để đạt được và duy trì sự cân bằng cho những yếu tố nêu trên, cần ngay một chính sách và công cụ kiểm soát lạm phát mới, được sử dụng trong 5
  6. một thập niên vừa qua tại nhiều nước tiến bộ cũng như đang phát triển hay chậm tiến. Chính sách và công cụ kiểm soát lạm phát mới này được gọi là “Inflation Targeting’’, tạm dịch là chính sách ‘’xác định hạn mức lạm phát”. Trong một thập kỷ qua từ khi chính sách “xác định hạn mức lạm phát” được đưa vào sử dụng, đã có một số quốc gia phát triển cũng như chậm tiến đã thành công trong việc sử dụng công cụ này để kiềm chế lạm phát, như New Zealand, Anh, Thụy Điển, Australia, đặc biệt tại nhiều quốc gia có khủng hoảng tài chính như Hàn Quốc, Thái Lan năm 1997-1998, Brazil, Chi Lê, và các nước xã hội chủ nghĩa chuyển đổi sang kinh tế thị trường như Ba Lan, Hungary, và Cộng hòa Czech. Sự ổn định về giá cả là nền tảng của chính sách “xác định hạn mức lạm phát”. Sự ổn định về giá cả trong chính sách kiềm chế lạm phát này được xem như thành công nếu lạm phát ở trong khoảng mà người dân có thể chịu được, có nghĩa là lạm phát không phải là yếu tố chính trong các quyết định liên quan đến cuộc sống và thói quen mua bán hàng ngày của dân chúng. Chúng ta thấy quá rõ tình trạng này trong những tháng gần đây, khi thị trường chứng khoán tưởng như bị đổ vỡ và lạm phát phi mã tưởng chừng không thể nào dừng lại được. Nhiều nước đang phát triển như Argentina, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Hàn Quốc... đã thấy quá rõ tai hại của lạm phát sau khi trải qua kinh nghiệm xương máu này, khi hàng triệu người trắng tay vì thị trường chứng khoán sụp đổ, ngân hàng mất tính thanh khoản và đồng tiền mất giá. Gần đây nhất, Zimbabwe đã cho thế giới thấy thế nào là lạm phát phi mã: Tỷ lệ lạm phát 100.000% (một trăm nghìn phần trăm). Người dân Zimbabwe bây giờ ai cũng là tỷ phú đô la… Zimbabwe. Với tờ giấy bạc mệnh giá 10 triệu đôla, người dân đủ ăn một bữa sáng có bánh mì và cà phê. Vậy mà chỉ một thời gian trước đây, Zimbabwe còn tự hào là thiên đàng của Châu Phi, được coi là đứa con cưng của lục địa đen và của các nhà đầu tư thế giới. Chính phủ nước này đang nỗ lực, nhưng rất tiếc mọi sự đã muộn rồi. Để góp thêm vào việc ổn định kinh tế, giúp phát triển bền vững, Chính phủ cần giảm bớt một số lệ thuộc hay ràng buộc, đặc biệt là tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào một ngoại tệ, như tình trạng đôla hóa hiện nay của nền kinh tế Việt nam. Các biến đổi về tỷ giá trong thị trường ngoại tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tức thời trên nền kinh tế và trên doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước tạo nên các làn sóng lạm phát khi các doanh 6
  7. nghiệp này tăng giá bán ra để bù vào chi phí chuyển đổi hay mua bán ngoại tệ. Chính phủ cũng cần giảm thiểu sự áp đảo của các tập đoàn kinh tế hay Tổng công ty Nhà nước trên thị trường tài chính cũng như ngân hàng. Doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng khoảng 80% lượng vốn tín dụng của các ngân hàng trong nước, cộng với khoảng 70% vốn vay từ các ngân hàng hay tổ chức tín dụng nước ngoài, trong khi chỉ tạo ra gần 40% tổng sản phẩm quốc gia (GDP). Việc này tạo nên sự mất cân đối trong kinh tế, làm giảm sự tin tưởng của người dân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hay khu vực tư nhân vào chính sách vĩ mô của Chính phủ. Chiến lược đầu tư tràn lan để chứng minh khả năng đa dạng hóa ngành nghề và sức mạnh của các Tập đoàn kinh tế hay Tổng công ty Nhà nước gần đây đã cho thấy một lỗ hổng rất lớn trong chính sách điều hành doanh nghiệp của Chính phủ. Các Tập đoàn hay Tổng công ty thay vì chú trọng xây dựng doanh nghiệp dựa trên sức mạnh cốt lõi của mình thì lại mở rộng sang các ngành nghề khác để theo đuổi chính sách lợi nhuận ngắn hạn, vô hình chung làm yếu đi thế mạnh của mình trong chiến lược phát triển lâu dài. Nhiều chuyên gia tin rằng chỉ khoảng trên dưới 30% các Tập đoàn hay Tổng công ty Nhà nước đang kinh doanh trong ngành có thế mạnh của mình, còn lại khoảng 70% tham gia vào thị trường đem đến lợi nhuận ngắn hạn, như chứng khoán, nhà đất... Điều này giải thích tại sao doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam không có thương hiệu nào khả dĩ có tiếng trong vùng và trên thế giới. Tình trạng thiếu điện trầm trọng hiện nay trong dân chúng và cho doanh nghiệp khiến người ta phải nhìn đến các khoản đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước trong ngành điện sang các sân khác. Nếu quả thực doanh nghiệp ngành điện của Nhà nước theo đuổi thành công mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn trong việc đầu tư vào các lĩnh vực khác, thì ai sẽ chịu trách nhiệm khi người dân và các doanh nghiệp khác bị thiệt thòi vì thiếu điện để sản xuất. Đây là hiện tượng trong thuật ngữ kinh tế gọi là “khôn ngoan được lợi tiền xu nhưng thiệt hại thì tiêu tan tiền đồng”. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có công xây dựng và duy trì sự phát triển kinh tế trong vòng hơn một thập kỷ qua, đưa đất nước từ một nền kinh tế tập trung chật hẹp đến việc hội nhập quốc tế, và tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa. Mong rằng lãnh đạo đất nước qua kinh nghiệm hiện tại sẽ không đợi “nước đến chân mới nhảy” hoặc “mất bò mới lo làm chuồng”. 7
  8. Nguồn: tạp chí ngân hàng 11/2008 www. vnexpress.com 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2