Tiểu luận: Tài sản
lượt xem 20
download
Đề tài thuyết trình Tài sản nhằm trình bày về tài sản và phân loại tài sản, sự khác nhau giữ vật và quyền tài sản.... ngoài ra bài thuyết trình còn trình bày một số tình huống cụ thể để phân tích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Tài sản
- NHÓM 3 : TÀI SẢN Các thành viên nhóm 3: 1.Tống Thị Lê Hân , 2. Nguyễn Thanh Phúc , 3. Phạm Bằng Phú , 4. Nguyễn Ngọc Tuấn , 5. Nguyễn Trần Hữu Thắng, 6. Châu Văn Phú , 7. Trương Trọng Hiếu 8. Phạm Thành Quang 9. Mai Hùng Nhân
- 1. Tài sản và phân loại tài sản? Sự khác nhau giữa vật và quyền tài sản? 2. Phân loại vật? Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại vật? 3. Vật là gì? 4. giấy tờ trị giá được bằng tiền là gì? 5. Chế độ pháp lý của tài sản? Ý nghĩa của việc xác định chế độ pháp lý của tài sản trong quan hệ dân sự? 6. Quyền tài sản? Các căn cứ xác lập quyền tài sản? 7. Hãy phân biệt động sản và bất động sản? Ý nghĩa của sự phân biệt này là gì? Có sự chuyển hóa từ động sản sang bất động sản hay không? Tại sao? Trường hợp nào? 8. Tài sản vô hình là gì? Hãy cho ví dụ minh họa? 9. vật vô chủ là gì? Vật vô chủ có thể là bất động sản được hay không ? tại sao ? 10. Có vật nào mà không thể xác lập được quyền sở hữu hay không? Nếu có hãy cho ví dụ? Nếu không thì tại sao? 11. quyền sử dụng đất có phải là một lọai tài sản hay không? Đây là vật hay quyền tài sản? 12. Có mấy nhóm quyền sử dụng đất theo quy định của luật Việt Nam hiện hành? Đó là những nhóm nào?
- Tình huống số 1: Hai sinh viên đại học yêu nhau, nhưng rất nghèo, không đủ tiền học. Nữ sinh viên bỏ học đi làm phục vụ bàn trong một quán ăn để nuôi nam sinh viên ăn học, sau khi nam sinh viên đã cam kết lấy nữ sinh viên làm vợ khi ra trường. Trong quá trình chung sống cả hai không có tài sản gì đáng kể. Khi ra trường nhận bằng đại học, nam sinh viên bội ước không cưới cựu nữ sinh viên. Câu hỏi: trình độ đại học có phải là một lọai tài sản để nữ sinh viên yêu cầu phân chia hay không? Tại sao ? Tình huống số 2: Theo đơn khởi kiện của ông Đ., trước đây ông đã mua hai mảnh đất có trồng cà phê và cây ăn trái. Trên hai mảnh đất còn có hai ngôi nhà gỗ, một ngôi nhà tạm và hai giếng nước. Sau đó, vì phải đi xa làm việc, ông đã nhờ gia đình người chị trông coi nhà cửa, vườn tược. Đầu năm 2007, ông nghe tin gia đình người chị đã đăng ký quyền sử dụng đất và tặng mảnh vườn cho con gái nên đã đòi gia đình người chị phải trả lại. Tuy nhiên, gia đình người chị đã không đồng ý… Do vậy, ông đã khởi kiện ra TAND huyện Krông Năng (Dăk Lăk) yêu cầu gia đình người chị phải trả lại số tài sản trên, bao gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Hỏi: tài sản là đối tượng của tranh chấp trong tình huống này là gì? Tài sản gắn liền với đất hay quyền sử dụng đất
- Tình huống số 3: Sáu năm trước, mẹ của anh em ông A. (Bình Phước) chết để lại cho hai con một ngôi nhà và mảnh vườn trồng tiêu. Ông A. chưa có gia đình nên vẫn sống trong nhà cha mẹ, lo thờ cúng, trông coi đất đai, nhà cửa. Người em đã ra riêng nên hằng ngày chỉ đến làm vườn. Hai năm trước, hai anh em thống nhất ông A. sẽ được hưởng căn nhà và một ít vườn tiêu. Phần vườn tiêu còn lại là của người em. Ranh giới đất đai giữa hai nhà là một đường thẳng từ đầu đất chạy qua cái giếng nước. Hai anh em sẽ sử dụng cái giếng nước chung để tưới tiêu, trồng trọt và sinh hoạt. Chia tài sản xong xuôi đâu đó, hai anh em cắm cúi lo cho công việc của mình. Đầu năm, người em có ý định bán đất vườn để lấy vốn làm ăn. Người mua đến xem, đã hỏi đến cái giếng nước tưới có nằm trong đất của người em hay không. Người em cho biết giếng nước chung của hai nhà. Người mua ngần ngừ, bảo như vậy sẽ rất bất tiện cho họ sau này. Tranh chấp xảy ra giữa hai anh em liên quan đến cái giếng nước. Hỏi: 1. Giếng nước có là một lọai tài sản theo quy định hiện hành hay không? Là lọai nào? Tại sao? Nếu không thì tại sao? 2. nếu giếng nước là một lọai tài sản thì được xếp vào nhóm tài sản nào? Động sản hay bất động sản? tại sao?
- CÂU 1 : TÀI SẢN VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN? SỰ KHÁC NHAU GIỮA VẬT VÀ QUYỀN TÀI SẢN? Tài sản: bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản ( là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ ). Phân Loại Tài Sản: 2 loại 1. Bất động sản 2. Động sản (điều 174 BLDS)
- BẤT ĐỘNG SẢN VÀ ĐỘNG SẢN Bất động sản: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản: là những tài sản không phải là bất động sản.
- QUYỀN TÀI SẢN Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. 1. Sự khác nhau giữa vật và quyền tài sản? Vật là những cái cụ thể được xác định bằng quan các giác quan. Ví dụ : cái bàn 2. Quyền tài sản là quyền liên quan tới tài sản.
- CÂU 2: VẬT LÀ GÌ? CÂU 3 : PHÂN LOẠI VẬT? Ý NGHĨA PHÁP LÝ CỦA VIỆC PHÂN LOẠI VẬT? 1. Với ý nghĩa phạm trù pháp lý, vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng một nhu cầu nào đó về vật chất của con người. Ngòai yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao dịch dân sự. 2. Phân loại vật? Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại vật? 5 Phân loại vật 1. Vật chính và vật phụ 2. Vật chia được và vật không chia được 3. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao 4. Vật cùng loại và vật đặc định 5. Vật đồng bộ
- VậT CHÍNH VÀ VậT PHỤ 1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. 2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Vd: Xe gắn máy là vật chính, kíếng chiếu hậu.
- VẬT CHIA ĐƯỢC VÀ VẬT KHÔNG CHIA ĐƯỢC 1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. 2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia. Vd: Bánh trung thu (vật chia được); xe đạp (vật không chia được).
- VẬT TIÊU HAO VÀ VẬT KHÔNG TIÊU HAO 1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn. 2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vd: nhiên liêu (vật tiêu hao); cái ly (vật không tiêu hao
- VẬT ĐỒNG BỘ Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác (BLDS điều 180). Vd: điện thọai và sạc pin
- VậT CÙNG LOạI VÀ VậT ĐặC ĐịNH 1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau. (BLDS điều 179) Vd: 10 xe bò 2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó. (BLDS điều 179) Vd: xăng, dầu
- CÂU 4: GIẤY TỜ TRỊ GIÁ ĐƯỢC BẰNG TIỀN LÀ GÌ? Là giấy tờ có thể quy đổi thành tiền Vd: Cổ phiếu, trái phiếu
- CÂU 5 : CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA TÀI SẢN? Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CỦA TÀI SẢN TRONG QUAN HỆ DÂN SỰ? Chế độ pháp lý của tài sản: là những quy định liên quan đến tài sản. Ý nghĩa: là cơ sở để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản. Ví dụ tài sản riêng, tài sản chung.
- CÂU 6: QUYỀN TÀI SẢN? CÁC CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN TÀI SẢN? Điều 181-BLDS : Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Căn cứ xác lập quyền tài sản: các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
- CÂU 7: HÃY PHÂN BIỆT ĐỘNG SẢN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN? Ý NGHĨA CỦA SỰ PHÂN BIỆT NÀY LÀ GÌ? CÓ SỰ CHUYỂN HÓA TỪ ĐỘNG SẢN SANG BẤT ĐỘNG SẢN HAY KHÔNG? TẠI SAO? TRƯỜNG HỢP NÀO? Phân biệt động sản và bất động sản như sau: Động sản là một tài sản có thể chuyển động được từ nơi này đến nơi khác. Vd: Xe ôtô, xe gắn máy… Bất động sản là tài sản nằm ở vị trí cố định. Vd: Nhà, đất… Ý nghĩa : Gồm 3 phương diện : 1. Căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ; 2. Căn cứ để xác định thời hiệu xác lập quyền sở hữu; Vd: Chiếm hữu động sản trong 10 năm, BĐS trong 30 năm không tranh chấp thì trở thành chủ sở hữu của tài sản đó; 3. Căn cứ để xác lập phẩm quyền cùa tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản. Có sự chuyển hóa tư động sản sang bất động sản. Vd: Các tubin máy phát điện khi chưa lắp đặt vào nhà máy phát điện thì nó là một động sản nhưng khi lắp vào nhà máy nó trở thành BĐS.
- CÂU 8: TÀI SẢN VÔ HÌNH LÀ GÌ? HÃY CHO VÍ DỤ MINH HỌA? Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TS vô hình. Tiêu chuẩn ghi nhận TS vô hình: Một tài sản vô hình được ghi nhận là TS vô hình phải thỏa mãn đồng thời: Định nghĩa về TSvô hình; và Bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau: (a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm. (d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. TS vô hình của doanh nghiệp gồm các loại sau đâu: Quyền sử dụng đất; Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm máy vi tính; Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; TS vô hình khác. Một số TS vô hình có thể chứa đựng thực thể vật chất. Ví dụ như đĩa compact (trong trường hợp phần mềm máy tính được ghi trong đĩa), văn bản pháp lý (trong trường hợp giấy phép hoặc bằng sáng chế). Để quyết định một tài sản bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình được hạch toán theo quy định của chuẩn mực TS hữu hình hay chuẩn mực TS vô hình, doanh nghiệp phải căn cứ vào việc xác định yếu tố nào là quan trọng.
- CÂU 9 : VẬT VÔ CHỦ LÀ GÌ? VẬT VÔ CHỦ CÓ THỂ LÀ BẤT ĐỘNG SẢN ĐƯỢC HAY KHÔNG ? TẠI SAO ? - Vật vô chủ là vật chưa có chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó - Vật vô chủ có thể là BĐS, tại vì: Nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 239.
- CÂU 10: CÓ VẬT NÀO MÀ KHÔNG THỂ XÁC LẬP ĐƯỢC QUYỀN SỞ HỮU HAY KHÔNG? NẾU CÓ HÃY CHO VÍ DỤ? NẾU KHÔNG THÌ TẠI SAO? Có vật không thể xác lập quyền sở hữu : Ví dụ : vật vô hình là không khí, cá tôm ngoài đại dương khi nó bơi vào vùng biển của nước nào thì là quyền sở hữu của nước đó, nhưng khi no bơi ra khỏi vùng biển đó thì không còn nữa .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Marketing sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh
33 p | 6202 | 1812
-
Tiểu luận: Tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với bất động sản
15 p | 305 | 84
-
TIỂU LUẬN: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang
80 p | 266 | 78
-
Bài tiểu luận: Kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao
47 p | 725 | 76
-
Tiểu luận: Hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) năm 2009
19 p | 311 | 49
-
Tiểu luận: Tái định vị thương hiệu sản phẩm Kotex
31 p | 356 | 48
-
Tiểu luận Tài chính ngân hàng và sự phát triển: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tài chính để phát triển thị trường bất động sản ở thành phố Hà Nội
35 p | 300 | 45
-
TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả quản lí tài sản tại Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control
75 p | 102 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam
29 p | 100 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng đảm bảo không bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
126 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp marketing cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Kon Tum
126 p | 15 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp marketing cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Ngãi
26 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam
14 p | 79 | 3
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam
14 p | 85 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đà Nẵng
27 p | 2 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
27 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng bảo đảm không bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam - Chi nhánh bắc Đà Nẵng
142 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn