intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống nhằm hoàn thiện việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> KHOA LUẬT<br /> <br /> TRẦN THỊ THU NAM<br /> <br /> TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI<br /> KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT<br /> NAM<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ<br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TRẦN QUANG TIỆP<br /> <br /> NĂM 2007<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là<br /> Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị "Về một số<br /> nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số<br /> 48-NQ/TW ngày 24-05-2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược xây dựng và<br /> hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm<br /> 2020", Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị "Về<br /> Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", công cuộc cải cách tư pháp đã<br /> được các cấp ủy, tổ chức Đảng lãnh đạo tổ chức thực hiện với quyết tâm cao<br /> đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với<br /> công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, cuộc đấu tranh<br /> phòng, chống tội phạm đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an<br /> ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển<br /> kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br /> Tuy nhiên, kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mới tập<br /> trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác đấu tranh phòng, chống<br /> tội phạm còn nhiều hạn chế. Tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp<br /> trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tình hình tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản<br /> do người khác phạm tội mà có đang là vấn đề bức xúc của người dân. Thực<br /> tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, trong không ít vụ án, một số công dân<br /> do chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mặc dù biết tài sản mình chứa chấp, tiêu<br /> thụ là tài sản do người khác phạm tội mà có, đã cố tình chứa chấp, tiêu thụ<br /> những tài sản này, gây thêm khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong<br /> điều tra, khám phá vụ án. Việc một số công dân không tham gia đấu tranh<br /> <br /> 2<br /> <br /> chống tội phạm nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp<br /> của công dân, tổ chức, trái lại chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác<br /> phạm tội mà có, đã gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội, làm phức tạp<br /> thêm tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực tiễn đấu tranh phòng,<br /> chống tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đã<br /> đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu, giải<br /> quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội chứa<br /> chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, nguyên nhân, điều<br /> kiện của tội phạm này... Về mặt lý luận, xung quanh tội chứa chấp hoặc tiêu<br /> thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau,<br /> thậm chí trái ngược nhau.<br /> Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, "Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản<br /> do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự Việt Nam", mang tính cấp<br /> thiết, không những về mặt lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tội<br /> phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học đề cập trong<br /> Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình luật<br /> hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân<br /> dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học<br /> Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự<br /> Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb<br /> Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự<br /> 1999 (Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS.<br /> ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS.<br /> Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001...<br /> <br /> 3<br /> <br /> Các công trình nói trên đã đề cập tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản<br /> do người khác phạm tội mà có, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một<br /> cách toàn diện và có hệ thống về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người<br /> khác phạm tội mà có dưới góc độ pháp lý hình sự.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> Mục đích của luận văn<br /> Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tội<br /> chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, đề xuất những<br /> giải pháp mang tính hệ thống nhằm hoàn thiện việc áp dụng những quy định<br /> của pháp luật hình sự về tội phạm này.<br /> Nhiệm vụ của luận văn<br /> Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các<br /> nhiệm vụ sau:<br /> - Phân tích, làm rõ lịch sử hình thành và phát triển những quy định về<br /> tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật<br /> hình sự Việt Nam.<br /> - Làm sáng tỏ khái niệm, ý nghĩa của việc quy định tội chứa chấp hoặc<br /> tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội trong pháp luật hình sự; phân tích các<br /> quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này.<br /> - Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành<br /> về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; làm<br /> sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên những vướng mắc<br /> trong điều tra, truy tố, xét xử, đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên<br /> cứu giải quyết.<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những<br /> quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài<br /> sản do người khác phạm tội mà có.<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn<br /> Luận văn nghiên cứu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác<br /> phạm tội mà có.<br /> Phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> Luận văn nghiên cứu tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác<br /> phạm tội mà có, dưới góc độ pháp lý hình sự, trong thời gian 10 năm từ năm<br /> 1997 đến năm 2007.<br /> 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br /> Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng<br /> Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân<br /> và vì nhân dân, và về xây dựng pháp luật<br /> Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án<br /> về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; số liệu<br /> thống kê, báo cáo tổng kết của các cơ quan bảo vệ pháp luật về tội phạm này.<br /> Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và<br /> chủ nghĩa duy vật lịch sử.<br /> Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: hệ thống,<br /> lịch sử, lôgíc, thống kê, phân tích, tổng hợp, kết hợp với các phương pháp<br /> khác như so sánh pháp luật, điều tra xã hội...<br /> 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn<br /> Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt<br /> Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách tương đối toàn<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2