Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
lượt xem 21
download
Nghiên cứu đề tài “Chính sách Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam” nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái và tác động của chúng đến nền kinh tế nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN -----o0o----- MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ TÊN ĐỀ TÀI: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GVHD: ThS. NHÓM: 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021
- MỤC LỤC
- A. LỜI MỞ ĐẦU B. C. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều dấu mốc quan trọng. Sự chuyển đổi của đất nước ta từ tự cung tự cấp là chủ đạo sang phù hợp với nền kinh tế thế giới đã mở ra một kỷ nguyên mới, trong đó nền kinh tế đã đạt được một tầm cao mới. Trong cả quá trình này, các doanh nghiệp nước ta đã trút bỏ lớp áo cũ, khoác lên mình tấm áo nhung mới nhầm tham gia hội nhập, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Khi các tham vọng kinh tế đạt đến mức không thể tóm tắt trong khuôn khổ, các công ty muốn kinh doanh sản phẩm mới nên nhập khẩu những bộ phận chưa thể đáp ứng được trong nước. Vì vậy, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa đang trở thành vấn đề nóng được nước ta quan tâm. Về xuất nhập khẩu, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề tỷ giá hối đoái - đo lường giá trị của một loại tiền tệ này so với một loại tiền tệ khác. Việc áp dụng quy định tỷ giá hối đoái sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện thanh toán quốc tế thông qua các ngân hàng thương mại dễ dàng hơn, đồng thời giúp hội nhập kinh tế sâu rộng, củng cố và tăng cường. Không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập khẩu, một số ngành dịch vụ khác cũng rất cần thiết, đó là du lịch, giúp ngành này thu hút khách du lịch nước ngoài, từ đó giúp tăng dự trữ ngoại hối của ngân hàng nhà nước. D. E. Nghiên cứu sự thay đổi tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng cũng rất mới mẻ và thú vị, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vận động không ngừng ở Việt Nam và luôn thay đổi. Xuất phát từ những thực tế trên, nhóm chúng em sẽ nghiên cứu đề tài “Chính sách Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam” nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái và tác động của chúng đến nền kinh tế nước ta. F.
- G. PHẦN NỘI DUNG H. a. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Được hiểu là tỷ giá hối đoái là tỷ kệ giữa giá trị của các đồng tiền so với nhau. Cũng có thể hiểu tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ một được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. Các nước có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá trị ngoại tệ thường sử dụng cách thứ hai là dùng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. Chẳng hạn ở Việt Nam người ta thường nói đến số lượng đồng Việt nam nhận được khi đổi một đồng USD DEM hay một FFR ... Trong thực tế , cách sử dụng tỷ giá như vậy thuận lợi hơn .Tuy nhiên trong nghiên cứu lý thuyết thì cách định nghĩa thứ nhất dùng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ sẽ thuận lợi hơn. Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau . Một đồng tiền hay một lượng đồng tiền nào đó đôi được bao nhiêu đồng tiền khác được gọi là tỷ lệ giá cả trao đổi giữa các đồng tiền với nhau hay gọi tắt là tỷ giá hói đoái. Tỷ giá hối đoái được xem là một loại giá cả đặc biệt, là giá trị của tiền chứ không phải giá trị của hàng hóa. Cách đọc tỷ giá hối đoái: Đồng tiền đứng trước được hiểu là đồng tiền yết giá, đồng tiền đứng thứ hai gọi là đồng tiền định giá. Trong ví dụ về tỷ giá hối đoái trên thì USD là đồng tiền yết giá còn VNĐ là đồng tiền định giá. a.i. 1.2 Sự hình thành tỷ giá hối đoái I. Trong các giai đoạn phát triển kinh tế tỷ giá hối đối cũng dần dần hình thành dựa vào các cơ sở khác nhau: trước chiến tranh thế giới thứ nhất thương mại và thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên tỷ giá hối đoái “bản vị vàng”. Có ba đặc điểm: thứ nhất, Chính
- phủ mỗi nước cố định giá vàng tính bằng đồng trong nước; thứ hai, Chính phủ mỗi nước duy trì khả năng chuyển đổi tiền trong nước ra vàng; thứ ba, các Chính phủ tuân theo quy tắc phát hành đồng tiền với dự trữ vàng Nhà nước nắm giữ. J. Đối với Việt Nam tiền gửi nội tệ là VND hay tiền gửi ngoại tệ ví dụ là USD. Lúc này nhân tố tác động đến cầu VND hay USD phụ thuộc vào việc so sánh tỷ suất lợi tức tiền gửi dự tính của những tài sản đó. Để so sánh được cần phải đổi các tỷ suất lợi tức đó cùng một đơn vị tiền tệ. Nếu tỷ suất lợi tức tiền gửi USD cao hơn VND thì cả người Việt Nam và người nước ngoài đều nắm giữ USD nhiều vì cầu về USD cao hơn và ngược lại nếu cầu giảm. Nếu tiền gửi Việt Nam tính ra ngoại tệ không phải bằng mức lãi tiền gửi mà được điều chỉnh theo sự gia tăng hay giảm của đồng nội tệ (VND). Tiền gửi ngoại tệ tính ra đồng Việt Nam phải được điều theo sự tăng hay giảm của đồng tiền ngoại tệ (USD). Giá trị của mỗi đồng tiền nằm ở sức mua hay trao đổi hàng của nó và nó củng chính là hàng hóa cho nên một đồng tiền càng mua được nhiều hàng hóa K. Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác để mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra tại nước đó là một nước xuất khẩu đáp ứng về cầu càng nhiều thì đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối. Đường cầu về tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc xuống phía phải. Nên tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở lên đắt hơn đối với những người nước ngoài và ít hàng hoá xuất khẩu hơn L. Cung về tiền trên thị trường ngoại hối để người dân nước này có thể mua được các hàng hóa ở các nước khác họ phải đổi một lượng lớn để mua với mức tiền như nước kia. Khi đó lượng tiền của nước này đã bước vào thị trường quốc tế. Đường cung về tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc lên phía phải. Nên tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ và hàng hoá ngoại được nhập khẩu ngày càng nhiều. M. Các tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung và cầu. Nếu có bất kỳ cái gì làm tăng cầu hoặc làm giảm cung của một đồng tiền đều có xu hướng làm tăng tỷ giá hối đoái. Hoặc có bất kỳ cái làm giảm cầu hoặc làm tăng cung của
- đồng tiền ấy trên các thị trường ngoại hối sẽ làm giá trị trao đổi của nó giảm xuống. N. a.i. 1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái O. Có nhiều loại tỷ giá khác nhau do đó có nhiều cách phân loại khái niệm này. Sau đây là các loại tỷ giá hối đoái phổ biến như: Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá P. Tỷ giá chính thức: tỷ giá do ngân hàng của từng nước xác định. Dựa trên cơ sở của tỷ giá mà các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay hay có kỳ hạn hay hoán đổi. Q. Tỷ giá thị trường: tỷ giá được hình thành trên các cơ sở quan hệ về cung cầu thị trường của hối đoái. Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán R. Tỷ giá giao ngay: tỷ giá do các tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng đảm bảo các quy định do ngân hàng nhà nước ban hành. Việc thanh toán giữa các bên phải thực hiện trong vòng hai ngày tiếp theo sau ngày cam kết mua hoặc bán S. Tỷ giá giao dịch kỳ hạn: tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau. Đảm bảo các biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngân hàng nhà nước tại thời điểm đã ký hợp đồng Căn cứ vài giá trị T. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: tỷ giá của một loại tiền tệ được thể hiện theo các giá trị hiện tại. Tỷ giá này không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát. U. Tỷ giá hối đoái thực: tỷ giá có tính tác động của lạm phát và sức mua và đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó V.
- a. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG a.i. 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá a.i.1. 2.1.1 Cán cân thanh toán W. Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ của một số nước so với các nước khác trong giao dịch quan hệ quốc tế lẫn nhau. Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia thâm hụt hoặc thặng dư. X. Nếu cán cân thanh toán thường xuyên thâm hụt (chi>thu) thì dự trữ ngoại hối của quốc gia có thể giảm, tình hình ngoại tệ căng thẳng, từ đó tạo ta nhu cầu ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ tăng. Y. Nếu cán cân thanh toán thặng dư (thu>chi), dự trữ ngoại hối có thể tăng, cung ngoại tệ trên thị trường tăng, giá ngoại tệ có khuynh hướng giảm. a.i.1. 2.1.2 Lạm phát Z. Lạm phát là sự suy giảm sức mua của nội tệ và được đo lường bằng chỉ số giá cả chung ngày càng tăng lên. Để chứng minh mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát, Gustav Cassel ( 1772 – 1823 ) đã đưa ra lý thuyết ngang giá sức mua – Purchasing Power Parity. AA. Theo lý thuyết này, giả thiết trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, và cước phí vận chuyển, thuế hải quan được giả định bằng không. Do đó, nếu các hàng hoá đều đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nước nào mà giá thật sự thấp. a.i.1. 2.1.3 Lãi suất AB. Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ chặt chẽ. Bằng cách kiểm soát lãi suất, các ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến cả lạm phát và tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ tác động đến lạm phát và giá trị tiền tệ. Một nền kinh tế có lãi suất cho vay cao sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho chủ nợ so với các nền kinh tế khác. Nhờ đó, lãi suất cao thu hút vốn đầu tư nước ngoài và làm tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên tác động của lãi suất cao sẽ trở nên tiêu cực, nếu lạm phát trong nước cao hơn nhiều so với các nước khác , hoặc có thêm những yếu tố khác làm giảm giá trị đồng tiền. Ngược lại, lãi suất giảm sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái. a.i.1. 2.1.4 Thu nhập AC. Thu nhập của một quốc gia cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ giá hối đoái. Khi mà thu nhập của quốc
- gia tăng lên đồng nghĩa với việc người dân sẽ có xu hướng thích tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, lúc này nhu cầu về ngoại tệ tăng lên, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng. AD. Về mặt gián tiếp, khi thu nhập của người dân tăng lên thì mức sống cũng sẽ tăng lên, chi tiêu nhiều hơn. Điều này làm cho tỷ lệ lạm phát giảm và làm tăng tỷ giá hối đoái. a.i.1. 2.1.5 Nợ công AE. Là nguyên nhân làm thâm hụt ngân sách của quốc gia. Khi gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách, các quốc gia sẽ có xu hướng quy động nguồn tài trợ từ nước ngoài thông qua hình thức vay nợ. Điều này làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm xuống. AF. Mặt khác, khi mà đất nước phải gánh chịu một khoản nợ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho tình hình lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó thì khi đất nước huy động nguồn ngoại tệ để trả nợ lãi, đến một giai đoạn nào đó, nợ đã được trả hết , giá trị của đồng ngoại tệ giảm xuống, tỷ giá hối đoái cũng theo đó mà giảm. a.i. 2.2 Tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế: AG. Một biến số kinh tế là tỷ giá. Nền kinh tế ảnh hưởng đến hầu hết các mặt hoạt động, nhưng rất khác nhau về hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động khác nhau. Trong đó , tác động của hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng đến hiệu quả tác động của tỷ giá. Chính vì vậy, trong hợp tác , hội nhập và tự do hoá thương mại, các nước luôn sử dụng tỷ giá hối đoái như là một công cụ hữu hiệu điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu. 2.2.1 Tác động của tỷ giá tới lạm phát AH. Về mặt lý thuyết, khi có lạm phát sức mua đồng nội tệ của một quốc gia giảm, hàng hóa và dịch vụ trong nước sẽ cao hơn trên thị trường nước ngoài, với tỷ giá hối đoái không đổi. Theo quy luật cung cầu , vì giá rẻ hơn nên người dân trong nước sẽ chuyển sang sử dụng hàng ngoại nhiều; điều tất yếu xảy ra là nhập khẩu tăng là yếu tố dẫn đến cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì làm tăng giá cả, người nước ngoài sẽ giảm bớt sử dụng nhập khẩu hàng hóa hơn. Nguyên nhân làm tỷ giá hối đoái tăng là chuyển đổi hoạt động xuất khẩu giảm sút đến cung ngoại tệ trên thị trưởng giảm.
- AI. Do đó, dịch vụ ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ dẫn đến lạm phát tác động đến cung và cầu, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền tệ , lạm phát làm mất giá đồng tiền, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đưa tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp đều có lạm phát ở các quốc gia thì những hoạt động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn tương phản đồng nội tệ sẽ bị mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng lên. Đối với nước ta, lạm phát hiện nay đang ở mức cao nên việc tăng tỷ giá là điều không thể tránh khỏi. AJ. Năm 2019, do cầu về hàng hóa thế giới, giá các nhóm hàng hóa trên thị trường thế giới đều giảm, so với năm 2018 tăng chậm hơn: Giá thực phẩm giảm 4,6% (năm 2018 tăng 0,3%), năng lượng giảm 13,6% (năm 2018 tăng 27,8%), nguyên liệu thô giảm 4% (năm 2018 tăng 0,3%), phân bón tăng 1% (năm 2018 tăng 11,1%), kim loại và khoáng sản giảm 5,4% (năm 2018 tăng 5,5%). Giá hàng hóa thế giới giảm tác động ngay đến giá trong nước thông qua kênh nhập khẩu, với giá nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng mức 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2018 tăng 1,4%). AK. Giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 4,6% của cùng kỳ năm 2018; trong đó, giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 tăng 3,1%). Nhờ đó, tính chung 9 tháng đầu năm 2019, giá sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng 1,1% (năm 2018 tăng tương ứng 1,2% và 2,3%). Trong khi đó, giá sản xuất dịch vụ (vốn ít chịu ảnh hưởng của giá hàng hóa thế giới) tăng 3,1% trong 9 tháng đầu năm 2019, cao hơn mức tăng 2,95% của cùng kỳ năm 2018. Điều này cho thấy vai trò của giảm giá hàng hóa thế giới đối với ổn định giá đầu vào sản xuất trong năm 2019. Giá hàng hóa thế giới giảm cũng giúp ổn định giá tiêu dùng trong năm 2019, nhất là giá thực phẩm và giá giao thông. Trong tháng 11, mặc dù giá thực phẩm tăng đột biến do nguồn cung thịt lợn thiếu hụt tạm thời, nhưng mức tăng bình quân chỉ đạt
- 4,4%, không cao hơn nhiều mức tăng 3,5% của năm 2018; giá giao thông giảm bình quân 1,4%, trong khi năm 2018 tăng 6,4%. Ngoài ra, giá dịch vụ y tế trong nước tăng không nhiều cũng góp phần kiểm soát lạm phát. Giá dịch vụ y tế trong năm 2019 ước tăng bình quân 4,8% (theo số liệu 11 tháng đầu năm 2019), thấp hơn nhiều mức tăng bình quân 13,9% của năm 2018. AL. Do đó, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, tín dụng trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng chậm dần so với tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Điều này dẫn đến tỷ lệ tín dụng và cung tiền so với GDP đang dần đi ngang. Giữa tỷ lệ tín dụng so với GDP và xu thế dài hạn của tỷ lệ này có thể thấy rõ sự thận trọng của chính sách tín dụng trong năm 2019. Nếu như từ quý II/2016 đến quý IV/2018 tín dụng (tính theo tỷ lệ so với GDP) cao hơn xu thế dài hạn thì trong năm 2019, tín dụng được giữ thấp hơn xu thế dài hạn. Tính trung bình, năm 2019 tín dụng thấp hơn xu thế dài hạn 1,9% GDP (trong khi năm 2018 cao hơn xu thế dài hạn 1,3% GDP). AM. Mặc dù, lạm phát được kiểm soát nhưng áp lực từ cầu trong nước đang tăng dần. Áp lực từ cầu trong nước đối với lạm phát được phản ánh qua xu hướng tăng dần của lạm phát cơ bản. Tính đến tháng 11/2019, lạm phát cơ bản đã lên mức 2,2% 2.2.2 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại AN. Thương mại cân bằng của một quốc gia là sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia đó. Các nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu được ngoại hối. Để tiếp tục kinh doanh, muốn lấy được nội tệ thì nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ, mua hàng hóa, dịch vụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Các cung ngoại hối trên thị trường tăng,và làm tỷ giá hối đoái. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhà nhập khẩu cần có ngoại tệ để thanh toán cho tất cả các đối tác và mua ngoại tệ trên thị trường. Do hành động này làm cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hiện tượng trên trong việc hình thành tỷ giá hối đoái là ngược chiều. Cuối cùng, tỉ lệ hối đoái sẽ tăng hay giảm theo tác động của hệ yếu tố, đó là thương mại cân bằng. Nếu một quốc gia có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn so với cầu ngoại tệ, thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm và đồng nội tệ sẽ tăng giá. Khi thâm hụt
- thương mại, cung ngoại tệ ít hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá. AO.Năng lực sản xuất hàng hóa trong nước còn hạn chế, các mặt hàng sản xuất trong nước đều phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu khiến tỷ giá ít tác động đến cán cân thương mại. Về lý thuyết, nếu đồng Việt Nam định giá quá cao, sản phẩm trong nước sẽ mất dần sức cạnh tranh, ảnh hưởng đến xuất khẩu và cán cân thương mại. Ngược lại, nếu tiền đồng được định giá thấp, hàng hóa trong nước sẽ trở nên cạnh tranh hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và cải thiện cân bằng thương mại. Do tỷ giá tương đối cứng nhắc, nên chênh lệch nhanh chóng mở rộng và chắc chắn giá quá cao. Điều này phản ánh cán cân thương mại của Việt Nam chủ yếu được xác định bởi các yếu tố “thực” và “cơ cấu” hơn là các yếu tố “danh nghĩa”. Do sản xuất cơ cấu trong nước và xuất khẩu phụ thuộc vào đầu nhập khẩu, công ty hỗ trợ còn thiếu và phát triển chậm. AP. Khảosát các ngành hàng xuất khẩu cho thấy, hầu hết xuất khẩu của các nhóm ngành công nghiệp chế biến – chế tạo đều kích thích nhập khẩu mạnh mẽ. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp đến 65% giá trị xuất khẩu và chủ yếu tận dụng lao động rẻ để gia công tại Việt Nam. Mặc dù, doanh nghiệp này đóng góp lớn đến xuất khẩu nhưng cũng là nguyên nhân gia tăng nhập khẩu. Vì vậy, mục tiêu cải thiện cán cân thương mại một cách bền vững khó có thể đạt được với các cách điều hành tỷ giá nếu không có cải thiện trong mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nền kinh tế. AQ. Hiện nay, VND lên giá tương đối so với giỏ tiền tệ. NEER đã khiến tỷ giá hữu hiệu thực tăng theo và tăng mạnh hơn, do khoảng chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và tám nước trong giỏ tiền tệ ngày càng mở rộng. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa, trong dài hạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến cán cân thương mại. Tính đến hết năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 213,77 tỷ USD và nhập khẩu 211,1 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam xuất siêu 2,67 tỷ USD trong năm 2021. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam với 58,5 tỷ USD, sau đó
- tới Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. AR. Sự xuất hiện ngày càng nhiều, trên quy mô lớn của chuỗi sản xuất toàn cầu đang đặt ra những vấn đề mới cho việc xem xét, nhìn nhận lại thương mại quốc tế. Các kết quả cho thấy, việc giảm giá VND vẫn có thể có tác động khuyến khích xuất khẩu ban đầu, nhưng sau đó tác động này có thể giảm đi do làm gia tăng các yếu tố đầu vào. Đối với các mặt hàng gia công, tỷ giá cũng có thể có tác động, ít nhất là thông qua hiệu ứng “ảo ảnh tỷ giá”. Sự xuất hiện ngày càng nhiều, trên quy mô lớn của chuỗi sản xuất toàn cầu đang đặt ra những vấn đề mới cho việc xem xét, nhìn nhận lại thương mại quốc tế, trong đó có xuất khẩu và tác động của các yếu tố khác đến thương mại, trong đó có tỷ giá. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy, yếu tố chính quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế là khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia. Vậy nên, tỷ giá hối đoái chỉ có tác dụng hỗ trợ nhất định, không phải là then chốt. AS. Việc phá giá giúp doanh nghiệp xuất khẩu thay thế đầu vào nhập khẩu bằng hàng sản xuất trong nước. Ví dụ như sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử. Doanh nghiệp xuất khẩu thay vì phải nhập khẩu một chi tiết nào đó, chẳng hạn, con vít (giá 1 USD, tương đương với 20.000 VND, so với con vít cùng loại và chất lượng tương đương sản xuất tại Việt Nam với giá thành cao hơn khoảng 20.500 VND), thì nay doanh nghiệp xuất khẩu có thể mua cũng con vít đó sản xuất trong nước với giá rẻ hơn sau khi VND bị phá giá (Ví dụ, từ 20.000 VND/USD lên thành 21.000). Nghĩa là, khi phá giá, rất có thể hàm lượng hàng nhập khẩu trong hàng xuất khẩu sẽ giảm đi. Suy rộng ra cho cả nền kinh tế, khi hàng hóa sản xuất trong nước trở nên cạnh tranh hơn sau khi phá giá, hàng nhập khẩu sẽ ít hơn. Do hàng Việt Nam chất lượng còn kém, xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu và tỷ giá thực của VND vẫn còn định giá cao nên cán cân thương mại Việt Nam khó duy trì thặng dư thương mại lâu dài. Phá giá VND không thể giúp Việt Nam cải thiện được tỷ trọng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phá giá cũng là cần thiết để đưa VND gần với giá trị thực, tránh tạo áp lực trữ ngoại tệ, ổn định tỷ giá, cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Việc phá giá VND
- cũng cần phải tính đến yếu tố tâm lý, tránh tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, gây nên tình trạng đô la hóa trong dân. Do vậy, ngoài việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái có lợi cho cán cân thương mại về mặt dài hạn, nước ta cũng cần có các biện pháp theo định hướng sau: AT. – Về phương diện vĩ mô: Cán cân thương mại, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá chỉ đóng góp một phần. Việc nhập siêu ở nước ta trong những năm gần đây là mang tính cơ cấu mặt hàng, do xuất khẩu của quá phụ thuộc vào nhập khẩu. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, trước tiên phải thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, nhập khẩu những máy móc công nghệ nguồn và tăng đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, làm tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, giảm tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu. Để làm được điều này, cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách chọn lọc, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu từ nước ngoài, có các biện pháp bảo hộ hợp lý với sản xuất trong nước. Việc xác lập một tỷ giá thỏa đáng, kích thích xuất nhập khẩu, hỗ trợ kinh tế phát triển luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Do vậy, với cơ sở nghiên cứu thực tiễn, bài viết khuyến nghị rằng, Việt Nam chỉ nên phá giá VND quanh ngưỡng 2% là hợp lý. 2.2.3 Tác động của tỷ giá đến nguồn vốn đầu tư AU. Về nguyên tắc, nếu phá giá để đưa tỷ giá về mức bền vững thì nền kinh tế sẽ ổn định hơn, dù trong ngắn hạn tốc độ tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng vì các nhà đầu tư được giải tỏa rủi ro, tỷ giá trong tương lai. Tuy nhiên, nếu phá giá không đủ mạnh và uy tín của NHTW không cao thì các nhà đầu tư có thể vẫn ngần ngại. Cần lưu ý rằng tỷ giá chỉ là một trong những nhân tố gây thâm hụt thương mại cao tại Việt Nam. Yếu tố chính vẫn là các dòng tiền từ bên ngoài đổ vào Việt Nam như FDI, FPT, ODA, kiều hối và các chính sách thương mại khác. Đợt điều chỉnh tỷ giá này sẽ thúc đẩy thu hút thêm các dòng vốn đầu tư gián tiếp, và giúp khối nhà đầu tư nước ngoài tự tin hơn trong việc giải ngân, nhờ sự ổn định tỷ giá có thể tiên đoán trong thời gian tới. Đối với đầu tư ra nước ngoài, người dân trong
- nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp. Những nhà đầu tư này muốn thực hiện kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ ở trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào của một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoải ròng âm. Theo quy luật tối ưu hóa, luồng vốn sẽ chảy vào nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ. Điều chỉnh tỷ giá lần này là một bước làm nhằm lành mạnh hóa thị trường ngoại tệ, giúp tăng tính thanh khoản, cân bằng cung cầu ngoại tệ, từ đó hỗ trợ việc thực thi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, kèm theo đó phải là một loạt biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết hạn chế đầu tư công, cơ cấu lại kinh tế theo hướng hiệu quả hơn, từ đó tăng năng suất, giảm chỉ số ICOR hơn nữa... những biện pháp như vậy mới làm tăng giá trị nội tệ nhờ tăng trưởng kinh tế một cách chắc chắn, đó là cách lâu dài để ổn định tỷ giá, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. AV. a. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 3.1 Các chính sánh can thiệp của chính phủ vào tỷ giá hối đoái a.i.1. 3.1.1 Can thiệp của chính phủ AW. Nguyên nhân cho sự can thiệp của chính phủ AX. + Giảm biến động tỷ giá hối đoái AY. + Thiết lập biên độ cao động ngầm của tỷ giá hối đoái AZ. + Phản ánh với sự mất cân bằng tạm thời BA. Tuynhiên sự can thiệp của chính sách vào tỷ giá tùy thuộc vào sự lựa chọn mô hình kinh tế của mỗi quốc gia là tự do hay hỗn hợp,
- đồng thời còn tùy thuộc sự lựa chọn vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế là duy trì môi trường ổn định hay chủ động can thiệp kinh tế theo định hướng chiến lược. BB. Can thiệp chính sách của chính phủ BC. Mục tiêu chính sách: BD. + cân bằng đối nội Tăng trưởng (sản lượng) Ổn định (lạm phát) Toàn dụng (việc làm) được áp dụng vào chính sách thương mại, kiểm soát vốn. BE. Mục tiêu chính sách của chính phủ BF. Khi mục tiêu của chính phủ là tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, tăng xuất khẩu, chính phủ sẽ chủ động duy trì đồng nội tệ yếu bằng cách trực tiếp tác động tăng tỷ giá, hoặc làm tăng lượng cung tiền, hoặc tác động vào BOP thông qua các chính sách thương mại, kiểm soát dòng vốn. BG. Ví dụ: Khi muốn kích thích nền kinh tế theo hướng xuất khẩu, NHTW có thể sử dụng phương pháp tác động trực tiếp lên tỷ giá bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối mua ngoại tệ, bán nội tệ, điều này sẽ làm tăng lượng cung nội tệ, đồng nội tệ giảm giá. BH. Đồng nội tệ yếu sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. hoặc chính phủ thông qua chính sách thương mại như tăng trợ giá và trợ cấp, tăng thuế quan và hạn ngạch cũng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Đồng thời khi kích thích nền kinh tế phát triển, chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng để thực hiện kích cầu như giảm lãi suất để tăng chi tiêu và đầu tư, tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế… khi đó nền kinh tế sẽ được thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Tuy nhiên, khi thực hiện các chính sách trên chính phủ phải đánh đổi với việc tăng lạm phát do cung tiền nội tệ tăng. BI. Khi nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng quá nóng, lạm phát đang ở mức cao, chính phủ phải thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát. Các biện pháp đối nội như tăng lãi suất làm tăng chi phí vay mượn để giảm chi tiêu, đầu tư hoặc thực hiện chính sách tài khóa tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ. Khi chính phủ tăng lãi suất là một can thiệp gián tiếp làm đồng nội tệ lên giá, tỷ giá sẽ giảm. Tuy nhiên, khi kiềm chế lạm phát, hạn chế sự tăng trưởng quá
- nhanh của 1 quốc gia, thì chính phủ phải đánh đổi với việc tăng tỷ lệ thất nghiệp. Như vậy các mục tiêu của chính sách đối nội thường vận động ngược nhau, chính phủ khó có thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng lúc. Điều này chỉ đúng khi ngắn hạn và không có khủng hoảng kinh tế. a.i.1. 3.1.2 Can thiệp bằng công cụ tỷ giá BJ. Can thiệp tỷ giá của Chính phủ bằng công cụ tỷ giá là hành vi can thiệp theo mục tiêu chính sách kinh tế của chính phủ thông qua điều chỉnh tỷ giá. BK. - Chính phủ thực hiện can thiệp tỷ giá nhằm các mục tiêu: BL. + Duy trì môi trường kinh tế ổn định BM. + Cân bằng đối ngoại (điều chỉnh BOP) BN. + Chủ động theo định hướng chiến lược BO. Về cơ bản, tỷ giá hối đoái là một công cụ chính sách tiền tệ, giống như các luật lệ về thuế và mức cung tiền. Nó được chính phủ dùng để cải thiện nền kinh tế thông qua việc hạ giá hay tăng giá đồng tiền của mình trong vài trường hợp nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế như mong muốn. BP. Ởmỗi nước, ngân hàng trung ương có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối để kiểm soát giá trị tiền tệ của nước này. Các NHTW thường quản lý tỷ giá hối đoái vì các lý do sau: BQ. + Nhằm giảm biến động tỷ giá hối đoái: Hành động ổn định sự dịch chuyển của tiền tệ qua thời gian có thể giữ chu kì kinh doanh ít biến động. NHTW khuyến khích thương mại quốc tế bằng cách giảm sự không chắc chắn về tỷ giá. Bên cạnh đó, xoa dịu biến động tiền tệ có thể giảm lo ngại trên thị trường tài chính và hoạt động đầu cơ, nguyên nhân chính gây ra giảm sút trong giá trị đồng tiền BR. + Nhằm thiết lập biên độ giao động ngầm của tỷ giá hối đoái: Một số NHTW cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái trong một biên độ không chính thức hoặc biên độ ngầm. Các nhà phân tích thường đưa ra tiên đoán rằng một đồng tiền sẽ không thể thấp hơn hoặc cao hơn một giá trị chuẩn cụ thể bởi NHTW sẽ can thiệp để ngăn chặn điều đó.
- BS. +Nhằm phản ứng lại với sự mất cân bằng tạm thời: Trong một vài trường hợp NHTW có thể can thiệp để bảo vệ giá trị đồng tiền khỏi sự mất cân bằng tạm thời. BT. - Định hướng can thiệp tỷ giá: BU. + Nâng cao nội tệ: Nâng giá tiền tệ là việc tăng giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Khi tỷ giá của đồng tiền một quốc gia tăng lên thì giá cả hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Điều đó gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. BV. + Phá giá nội tệ: Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng. BW. + Quốc nội hóa nội tệ: Một đồng tiền được xem là có khả năng thanh toán quốc tế phải đáp ứng đủ ba yếu tố cần và đủ là quy mô, khả năng thanh toán và tính ổn định.Lợi ích của việc quốc tế hoá nội tệ: Tăng khả năng chi trả cho sự thâm hụt của cán cân thanh toán bằng chính đồng nội tệ, giảm rủi ro của hiện tượng chênh lệch tiền tệ, tăng lợi nhuận kinh doanh cho các tổ chức tài chính trong nước xuất phát từ lợi thế cạnh tranh do giao dịch bằng đồng nội tệ …. BX. * Các cách can thiệp của chính phủ vào tỷ giá hối đoái: BY. 1) Can thiệp trực tiếp: BZ. a) Sử dụng dự trữ chính thức: CA. - Năng lực can thiệp trực tiếp của NHTW phụ thuộc số lượng dự trữ có thể sử dụng. NHTW có lượng dự trữ đáng kể có thể sử dụng để can thiệp vào thị trường ngoại hối thì việc can thiệp trực tiếp thường mang lại hiệu quả cao hơn các nước khác. Nếu NHTW có lượng dự trữ thấp, NHTW khó có thể gây nhiều áp lực lên giá trị đồng tiền. Các tác nhân thị trường gần như là lấn át hành động của NHTW.
- CB. - Khi hoạt động trên thị trường ngoại hối phát triển, sự can thiệp của NHTW trở nên kém hiệu quả hơn. Ngày nay, khối lượng các giao dịch ngại hối trong một ngày vượt quá giá trị dự trữ của tất cả các NHTW cộng lại CC. - Việc can thiệp trực tiếp gần như là hiệu quả hơn khi nó được điều phối bởi một số NHTW. CD. b) Tác động trực tiếp cung cầu trên thị trường hối đoái để ảnh hưởng mức tỷ giá cân bằng thị trường CE. Để thúc đẩy đồng nội tệ giảm giá, NHTW có thể can thiệp trực tiếp bằng cách đổi nội tệ sang đồng ngoại tệ khác trên thị trường ngoại hối. Bằng cách làm đồng nội tệ tràn ngập thị trường, NHTW gây áp lực giảm giá đồng nội tệ. Nếu NHTW muốn đồng nội tệ mạnh lên, nó có thể đổi các đồng ngoại tệ khác sang nội tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó gây áp lực lên giá đồng nội tệ. CF. 2) Can thiệp gián tiếp CG. a) Can thiệp gián tiếp thông qua thông qua các chính sách của chính phủ CH. NHTW có thể can thiệp trực tiếp đến giá trị của môth đồng nội tệ một cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Bằng công cụ lãi suất, chính phủ có thể hạ thấp lãi suất nội tệ để làm nản lòng các nhà đầu tư vào chứng khoáng trong nước và tạo áp lực giảm giá đồng nội tệ. CI. b) Can thiệp gián tiếp thông qua các hàng rào của chính phủ CJ. Thông qua các biện pháp can thiệp này, chính phủ cũng có thể tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế. CK. 3) Can thiệp tỷ giá khử hiệu ứng phụ CL. Can thiệp tỷ giá và tổng cung nội tệ: CM. cầu ngoại tệ = cung nội tệ CN. cung ngoại tệ = cầu nội tệ CO. Để loại bỏ tác động của can thiệp tỷ giá đến Tổng cung nội tệ, chính phủ có thể thực hiện can thiệp tỷ giá “khử hiệu ứng phụ”. CP. * Chính sách tỷ giá hối đoái:
- CQ. Chính sách đồng nội tệ yếu: đối với nền kinh tế có thể làm tăng nhu cầu của nước ngoài đối với sản phẩm nội địa, gia tăng hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Do đó, tạo nhiều công ăn việc làm giảm tình trạng thất nghiệp, cải thiện cán cân mậu dịch và gia tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia. CR. Chính sách đồng nội tệ mạnh: đối với nền kinh tế sẽ tạo áp lực lên các nhà sản xuất trong nước phải cải tiến sản xuất nhằm hạ giá thành và cạnh tranh với hàng hoá giá rẻ từ nước ngoài. Cho nên, người tiêu dùng nội địa sẽ hưởng lợi từ việc tiêu dùng hàng hoá giá rẻ và có thể làm giảm lạm phát nếu các điều kiện khác cố định. CS. Hai công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái: CT. +Công cụ lãi suất tái chiết khấu: để điều chỉnh tỷ giá hối đoái với mong muốn tạo ra sự thay đổi tức thời về tỷ giá. Lãi suất tái chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất thị trường, làm thay đổi hướng chảy của các dòng vốn đầu tư bằng việc các nhà đầu tư trong một nước sẽ chuyển đổi đồng tiền mình đang sở hữu sang đồng tiền có lãi suất cao hơn, cung-cầu ngoại tệ thay đổi làm cho tỷ giá thay đổi theo. CU. + Công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ: thực chất là hoạt động của NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. a.i. 3.2. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái a.i.1. 3.2.1. Chính sách chiết khấu CV. Đây là chính sách mà Ngân Hàng Trung Ương bằng cách thay đổi lãi suất cho vay chiết khấu của mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. CW. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm muốn cho tỷ giá hạ xuống thì ngân hàng nhà nước nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường cũng nâng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần tăng cung và đồng thời làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng hạ xuống.
- CX. Còn khi ngân hàng Trung Ương muốn cho tỉ giá tăng lên thì sẽ làm ngược lại bằng cách giảm lãi suất chiết khấu xuống. CY. Tuy nhiên, chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và hạn chế đến các vấn đề liên quan tới tỷ giá hối đoái, bởi vì giữa tỷ gái và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước. CZ. Lãisuất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó mà biến động của lãi suất không nhất định đưa tỷ giá hối đoái biến động theo. DA. Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng trong tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước đó không ổn định thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó đặt ra là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi nhiều. a.i.1. 3.2.2. Chính sách hối đoái: DB. Đây là chính sách mà Ngân Hàng Trung Ương can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán ngoại hối trên thị trường. Cụ thể: Khi tỷ giá lên cao, ngân hàng Trung Ương tăng cường bán ngoại hối ra thị trường làm cung ngoại hối trên thị trường tăng lên do đó làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối trên thị trường và kéo tỷ giá tụt xuống. Khi tỉ giá giảm xuống , ngân hàng Trung Ương sẽ mua vào ngoại hối, tăng nhu cầu ngoại hối trên thị trường và làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường dẫn tới tỉ giá hối đoái từ từ tăng lên. DC. Một hình thức khác của chính sách hối đoái đó là việc thành lập quỹ bình ổn hối đoái. Nhà nước sẽ thành lập quỹ này dưới hình thức bằng ngoại tệ, vàng hoặc phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn, chủ động mua vào bán ra ngoại tệ để kịp thời can thiệp làm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Tỷ giá hối đoái – mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam
26 p | 391 | 91
-
Bài tiểu luận: Các phương thức thanh toán quốc tế
31 p | 1281 | 82
-
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Quan điểm về việc Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên phá giá đồng nội tệ để khuyến khích xuất nhập khẩu cải thiện cán cân thương mại
14 p | 301 | 50
-
Thuyết trình: Các vấn đề cơ bản của cán cân thanh toán quốc tế và thực tiễn tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong 3 năm trở lại đây
85 p | 235 | 44
-
Tiểu luận: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
60 p | 196 | 42
-
Tiểu luận: Hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương mại
29 p | 231 | 41
-
Thuyết trình Thanh toán quốc tế: CHEQUE (séc)
21 p | 237 | 34
-
Tiểu luận: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
42 p | 182 | 20
-
Tiểu luận: Cán cân thanh toán quốc tế là gì ? Kết cấu ? Nội dung ghi chép? Ý nghĩa? Các cơ chế tỷ giá hối đoái nào thường được áp dụng? Chính sách tỷ giá hối đoái nào thường được thực hiện
10 p | 295 | 19
-
Tiểu luận: Cán cân thanh toán quốc tế
26 p | 221 | 19
-
Tiểu luận: Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại
30 p | 116 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp: Các nhân tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay
95 p | 25 | 10
-
Tiểu luận: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế Tại các NHTM Việt Nam
48 p | 94 | 7
-
Tiểu luận: Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại
7 p | 102 | 7
-
Thuyết trình: Hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương mại
44 p | 170 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Đà Nẵng
137 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Nam
89 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn