intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010

Chia sẻ: Bookstore_1 Bookstore_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

632
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam chúng ta đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần 86 triệu người (Tính đến ngày ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam: 85.789.573 người), nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực. Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Trong nhiều năm nay ,vấn đề lao động trong cả nước nói chung và ờ Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng luôn là một bài toán khó và cũng không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010

  1. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC …… TIỂU LUẬN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 1
  2. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam chúng ta đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần 86 triệu người (Tính đến ngày ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam: 85.789.573 người), nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực. Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Trong nhiều năm nay ,vấn đề lao động trong cả nước nói chung và ờ Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng luôn là một bài toán khó và cũng không thể một sớm một chiều mà chúng ta giải quyết ngay được. Đặc biệt, năm 2010 được xem là năm không nhiều biến động và có xu hướng phát triển tốt hơn năm 2009, nhưng thị trường lao động Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại nhiều nghịch lý khi độ ch ênh lệch giữa cung và cầu còn khá lớn, tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động luôn được xem là một bài toán cần phải giải quyết một cách triệt để. Để các bạn hiểu rõ hơn về những biến động lao động tại Thành Phố Hổ Chí Minh cũng như biết được xã hội cần gì và các bạn phải làm gì để ra trường có việc lảm tốt đó là lý do nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010”. 2. Mục đích Qua bài tiều luận, chúng ta có thể đánh giá được thực trạng lao động – việc làm và sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh , phát hiện các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm, sử dụng lao động một cách đầy đủ và hợp lý. 3. Yêu cầu Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động – việc làm và sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu của đề tài. . Đánh giá thực trạng lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh làm rõ kết quả đạt được đồng thời nhận định đúng những tồn tại và khó khăn hiện 2
  3. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 nay. . Đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn ở Thành Phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tiểu luận tập trung nghiên cứu và phân tích các đối tượng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận được tiến hành dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic _ lịch sử, phương pháp trừu trượng hóa khoa học, liên ngành, phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu….. 6. Phạm vi nghiên cứu: Lao động trên toàn địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh trong năm 2010. 7. Kết quả nghiên cứu Giúp các bạn hiểu rõ hơn về những biến động lao động tại Thành Phố Hổ Chí Minh cũng như biết được xã hội cần gì và các bạn phải làm gì để ra trường có việc lảm tốt . 3
  4. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn trường Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh và Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, tài liệu tham khảo… một cách tốt nhất. Xin chân thành đặc biệt cảm ơn Giáo Viên ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã tận tình giúp đỡ chúng tôi thực hiện thành công bài tiểu luận này. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, chúng tôi không thể tránh những sai sót, mong sẽ nhận được sự góp ý của cô và mọi người. Xin chân thành cảm ơn! Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 6 năm 2011. 4
  5. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm Người lao động Người lao động là những người trong độ tuổi lao động theo pháp luật quy định – là điểm chung của nhiều định nghĩa. Họ có cam kết lao động với chủ sử dụng lao động, thường là nhận yêu cầu công việc, nhận lương và chịu sự quản lý của chủ lao động trong thời gian làm việc cam kết. Kết quả lao động của họ là sản phẩm dành cho người khác sử dụng và được trao đổi trên thị trường hàng hóa, sản phẩm chân tay thì giá trị trao đổi thấp, sản phẩm trí óc thì giá trị trao đổi cao. - Theo nghĩa rộng, người lao động là người làm công ăn lương. Công việc của người lao động là theo thỏa thuận, xác lập giữa người lao động và chủ thuê lao động. Thông qua kết quả lao động như sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần cung cấp mà người lao động được hưởng lương từ người chủ thuê lao động. Ở nghĩa hẹp hơn, người lao động còn là người làm các việc mang tính thể chất, th ường trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (cách hiểu này ảnh hưởng từ quan niệm cũ: phân biệt người lao động với người trí thức). - Theo Bộ Luật Lao động nước ta, người lao động là người đến tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có giao kết và thực hiện hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động. Luật Lao động cũng quy định rõ ràng, cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia lao động, quy định về hợp đồng lao động, xử lý tranh chấp hợp đồng lao động, các chế độ chính sách đãi ngộ, phúc lợi xã hội bắt buộc. (Link sang Luật lao động) - Từ góc độ kinh tế học, người lao động là những người trực tiếp cung cấp sức lao động – một yếu tố sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ/ hàng hóa cơ bản của nền kinh tế. Những người đang lao động là những người có cam kết lao động, sản phẩm lao động đối với tổ chức, người khác. Như vậy, để hiểu rõ về người lao động chúng ta phải xem xét các yếu tố gắn với lao động của người lao động như: sự chuẩn bị năng lực lao động, cam kết và thực thi cam kết lao động (bao gồm tiếp nhận yêu cầu lao động, phương pháp và phương tiện lao động, 5
  6. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 giá thành lao động, đãi ngộ lao động, thái độ lao động, động lực lao động), kết quả và chất lượng lao động, sự hài lòng và không hài lòng của các bên tham gia hợp đồng lao động. 1.2 Phân Loại Nguồn Lao Động: 1.2.1 Căn cứ việc quản lý lao động và trả lương Lao động trong doanh nghiệp được chia làm hai loại: lao động trong danh sách và lao động ngoài danh sách  Lao động trong danh sách là lao động do đơn vị trực tiếp quản lý và trả lương trong kỳ, được đăng ký trong sổ lao động của đơn vị và là đối tượng nghiên cứu của thống kê lao động.  Lao động ngoài danh sách là nh ững lao động không thuộc quyền quản lý hoặc trả lương của đơn vị. Như :thực tập sinh, thợ học nghề của đơn vị khác gởi đến mà đơn vị không trả lương, lao động gia đình gia công cho đơn vị, những người làm công tác đảng, đoàn thanh niên, công đoàn do quĩ lương của đoàn thể trả lương… 1.2.2 Căn cứ mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng Số công nhân viên trong danh sách của đơn vị được chia làm hai loại:  Công nhân viên lâu dài: Là l ực lượng lao động chủ yếu của đơn vị, bao gồ m những người được tuyển dụng chính thức để làm việc lau dài và những người chưa có quyết định chính thức nhưng thực tế đã làm việc liên tục tại đơn vị từ 6 tháng trở lên  Công nhân viên tạm thời: là những người làm việc theo hợp đồng tạm tuyển để thực hiện những việc đột xuất hoặc có tính thời vụ tại đơn vị. 1.2.3 Căn cứ vào ngành hoạt động Công nhân viên trong danh sách được chia thành: công nhân viên thuộc ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, nông nghiệp… 1.2.4 Căn cứ vào mối quan hệ đối với quá trình sản xuất Công nhân viên trong danh sách được chia thành ba loại:  Lao động quản lý sản xuất kinh doanh 6
  7. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010  Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh  Lao động phục vụ sản xuất kinh doanh 1.2.5 Căn cứ vào chức năng của người lao động Công nhân viên được chia thành các bộ phận sau: Công nhân, Thợ học nghề, Nhân viên kỹ thuật, Nhân viên quản lý kinh tế, Nhân viên hành chính. 1.3 Độ tuổi lao động Lứa tuổi có khả năng lao động, do nhà nước quy định, được thống kê để tính ra nguồn lao động. Giới hạn tuổi lao động khác nhau ở mỗi quốc gia, được quy định theo điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán, tâm lí, sinh lí con người. Ở Việt Nam:  Nam 16 - 60 tuổi  Nữ 16 - 55 tuổi. Số người trong độ tuổi lao động thay đổi hàng năm tuỳ các yếu tố sinh, tử, di cư. Độ tuổi lao động có thể chia ra thành các nhóm:  Thanh niên (16 - 30 tuổi),  Trung niên (31 - 45 tuổi)  Già (trên 45 tuổi). 1.4 Đặc điểm của nguồn lao động Việt Nam trong nền Kinh Tế Thị Trường Trong nền kinh tế thị trường, nguồn nhân lực Việt nam có 6 đặc điểm nổi bật chủ yếu sau: - Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm. - Nguồn nhân lực trẻ, tỷ lệ nam- nữ khá cân cân bằng. - Cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ chưa hợp lý giữa thành thị, nông thôn, giữa vùng, miền lãnh thổ; giữa các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế. - Nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật còn thấp, bố trí không đều, sức khoẻ chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. - Nguồn nhân lực có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao và thời gian lao động ở khu vực nông thôn không thấp. 7
  8. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 - Nguồn nhân lực có năng suất lao động và thu nhập thấp. Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm là đặc trưng cơ bản về số lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới người lao động: 1.5.1 Các yếu tố quyết định cung lao động Mức thu nhập: Một người có việc làm hay không trước hết phụ thuộc vào quyết định của họ có đi làm hay là không. Quyết định này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là mức thu nhập mà một người muốn đi làm, hay là một mức thu nhập tối thiểu để người đó chấp nhận hy sinh thời gian nghỉ ngơi, học tập, làm nội trợ, chăm sóc con cái... để đi làm. Mức lương tối thiểu không quan sát được nên được thay thế bởi các nhân tố tác động tới nó như: kinh nghiệm, trình độ của người lao động, các đặc tính gia đình (có con nhỏ hay không, có sống chung cùng ông bà hay không, mức thu nhập trung bình của mỗi cá nhân trong gia đình, tình trạng có việc làm của các thành viên trong gia đình, mức thu nhập bình quân của hộ gia đình...). Như vậy, khi mức lương trên thị trường lao động lớn hơn mức lương tối thiểu thì người lao động quyết định tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, muốn có được việc làm còn cần tính tới các yếu tố khác mà chúng ta sẽ lần lượt xem xét sau đây. Các đặc tính của hộ gia đình: Các đặc tính của hộ gia đình như qui mô, cơ cấu gia đình, như: tình trạng hôn nhân, số con, gia đình hạt nhân hay gia đình nhiều thế hệ. Các đặc tính nhân khẩu học: Các đặc tính nhân khẩu học như tuổi, giới tính của người lao động. Các biến khả năng và động lực: Khả năng của người lao động quyết định phần lớn cơ hội có việc làm của họ. Nhưng rất tiếc, việc đo lường những biến này rất khó, nếu có thì không chính xác vì nhiều nguyên nhân. Ví dụ, biến trình độ học vấn là một biến phản ánh không chính xác khả năng có thể đảm nhận được công việc của người lao động. Thứ nhất, nó chỉ phản ánh hình thức đào tạo mà chưa đề cập tới những loại hình khác như đạo tạo trong công việc, đào tạo ngắn hạn; Thứ hai, chất lượng giáo dục ở các 8
  9. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 trường, vùng miền khác nhau là khác nhau; Thứ ba, những kiến thức học được ở trường cũng chưa chắc đã phù hợp đối với công việc trong thực tế. Biến kinh nghiệm làm việc, cũng là biến không được quan tâm trong một số cuộc điều tra, vì vậy người ta phải sử dụng biến tuổi để thay thế, nhưng khi sử dụng biến này chúng ta đã chấp nhận một giả định rằng người càng nhiều tuổi thì càng có kinh nghiệm, nhưng điều này không đúng cho mọi trường hợp. Trong nghiên cứu đã sử dụng các biến như trình độ học vấn để đánh giá khả năng của người lao động. Những động lực khuyến khích một người đi làm cũng sẽ làm tăng khả năng tham gia thị trường lao động của họ và do vậy ảnh hưởng tới khả năng có việc làm. Những nhân tố thường cũng khó đo lường như: Thái độ của gia đình, cha mẹ, vợ, chồng... đối với việc đi làm của một cá nhân, mức thu nhập bình quân của những thành viên trong gia đình, hoặc sống trong cảnh nghèo sẽ ít cơ hội mặc dù họ mong muốn điều này. Người nghèo sẽ ít có cơ hội được học tập, đào tạo nghề, họ thiếu thông tin, khó có điều kiện di chuyển để tìm việc làm cũng như dễ bị kỳ thị trên thị trường lao động. Đối với người nghèo, các chương trình hỗ trợ tạo việc làm và dạy nghề có tác động quan trọng tới khả năng có việc làm. Tuy nhiên, trong những hộ gia đình nghèo, không có đất đai, vốn để sản xuất, cũng là động lực để tìm kiếm việc làm, nhưng phần lớn họ chỉ tập trung vào những loại công việc lao động giản đơn. 1.5.2 Các biến quyết định cầu lao động: Cơ hội một người có thể có việc làm hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cầu lao động trên thị trường. Thị trường có nhiều cơ hội việc làm hay không? Người lao động có thể dễ dàng di chuyển xa từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm việc làm không? Người lao động có dễ dàng tiếp cận được với thông tin về việc làm hay không? Vùng nơi họ sinh sống. Cơ cầu ngành nghề ở địa phương. Trong nghiên cứu này, một số biến sau được sử dụng: (1) Thành thị/nông thôn, (2) Vùng kinh tế, Thành thị/nông thôn: đây là biến rời rạc. Người lao động sống ở thành thị, biến nhận giá trị là 1, nếu ở vùng nông thôn là 0. Biến này được sử dụng thay thế cho một số biến không quan sát được hoặc khó lượng hoá như ở thành thị dường như có nhiều công việc làm công ăn lương hơn ở nông thôn, hệ thống thông tin về việc làm ở thành thị cũng 9
  10. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 dễ tiếp cận hơn, việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm việc làm cũng dễ dàng hơn, cơ cấu ngành nghề ở thành thị cũng phong phú hơn. Vùng kinh tế: biến này xác định hộ gia đình thuộc vùng nào: 1.Đồng bằng sông Hồng, 2.Đông Bắc, 3.Tây Bắc, 4.Bắc Trung Bộ, 5.Duyên hải Nam Trung Bộ, 6.Tây Nguyên, 7.Đông Nam Bộ, 8.Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng kinh tế với những đặc điểm và trình độ phát triển khác nhau sẽ khác nhau về cơ hội tìm kiếm việc làm. Một số đặc tính của cung và cầu lao động: 1. Các đặc tính của người lao động: - Kinh nghiệm của người lao động. - Tuổi của người lao động. - Trình độ văn hoá, nghề nghiệp. 2. Các đặc tính của hộ gia đình: - Quy mô hộ gia đình. - Giới tính của chủ hộ. - Khả năng kinh tế hộ gia đình. - Tình trạng hôn nhân. 3. Một số kết quả - Kết quả còn cho thấy, trình độ phải đạt tới mức cao đẳng, đại học, trung học cơ sở và dạy nghề trở lên mới tăng khả năng có được việc làm trên thị trường của người lao động, yêu cầu về trình độ này làm tăng khả năng có việc làm của nữ cao hơn so với nam. - Thành viên các gia đình nghèo trong nghiên cứu này lại có khả năng có được việc làm cao hơn ở những hộ gia đình không nghèo. Điều này có thể là do gia đình nghèo thì động lực thúc đẩy các thành viên đi làm lớn hơn, mặt khác cũng phản ánh cơ cấu việc làm hiện nay cũng phù hợp đối với người nghèo, phổ biến nhiều công việc lao động chân tay, và việc làm trong khu vực phi kết cấu. Đối với nữ trong các gia đình nghèo, xác suất có việc làm cao hơn một chút so với nam giới. - Mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của hộ gia đình càng tăng thì càng làm giảm xác suất có việc làm của các thành viên, mức độ ảnh hưởng đối với nữ cao hơn đối với nam, có thể do động lực phải tìm kiếm việc làm và đóng góp thu nhập giảm. 10
  11. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 - Ở thành thị dễ kiếm việc làm hơn ở nông thôn, nam giới dễ kiếm việc làm ở thành thị hơn là nữ giới. - So sánh giữa các vùng kinh tế cho chúng ta thấy, so với vùng Đồng Bằng Sông Hồng thì các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, và Bắc Trung Bộ khả năng kiếm được công việc được trả lương thấp hơn, trong khi đó các vùng như Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long lại cung cấp nhiều công việc làm công ăn lương hơn, nhất là ở vùng Đông Nam Bộ. Cơ hội về việc làm ở các vùng giữa nam và nữ có sự khác biệt đôi chút. - So với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ phụ nữ khó kiếm việc làm hơn so với nam giới, nhưng ở vùng Tây Bắc nam giới lại khó kiếm việc hơn. Cũng so với vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long lại cung cấp nhiều việc làm hơn cho phụ nữ. Riêng vùng Tây Nguyên, so với Đồng bằng sông Hồng, nam giới ít có khả năng trong khi nữ giới lại có nhiều khả năng kiếm được việc làm hơn. 11
  12. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 2.1 Sơ lược về tình hình sử dụng lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, 2009 Năm 2008 Lực lượng lao động Thành phố tăng dần qua các năm, năm 2001 số người trong độ tuổi lao động là 3,6 triệu người, chiếm tỷ trọng 66,14% dân số. Năm 2008 lực lượng lao động là 4,6 triệu người, chiếm tỷ trọng 67,67% dân số Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2001 chiếm tỷ trọng 33,17%, năm 2008 chiếm tỷ trọng 49,11% trong tổng số lao động đang làm việc Số người có việc làm tăng dần qua các năm, năm 2008 có trên 3,2 triệu người, chiếm tỷ trọng 67,75% nguồn lao động Tỷ lệ thất nghiệp năm 2001 là 6,8% giảm dần dưới 6% năm 2008. Năm 2009 Sự bùng nổ dân số trong những thập niên vừa qua đã tạo nhiều áp lực lớn đối với thị trường lao động Việt Nam.Năm 2009,lực lượng lao động tăng đáng kể với nhóm tuổi 30 – 39 có tỷ lệ tăng cao nhất. Đối với người dân Việt Nam, tài sản tạo ra thu nhập chủ yếu là sức lao động; do đó việc tham gia vào thị trường lao động là tất yếu đối với nhiều người để tồn tại. Việc làm giúp nhiều người có thu nhập để đáp ứng những nhu cầu cơ bản như ăn, ở và nhiều nhu cầu khác.Năm 2009,lực lượng lao động tăng nhanh 49,3 triệu người , chủ yếu là do sự gia tăng dân số trong thời kỳ này. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được xác định bằng lực lượng lao động so với dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên), cũng tăng 2,1 điểm phần trăm. Tỷ lệ này ở mức 76,5% năm 2009, đây là mức cao nếu xem xét ở góc độ quốc tế (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 65,1% năm 2009. 12
  13. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 2.2 Thực trạng lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 2.2.1 Đặc điểm lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 Năm 2010: 275.000 lao động Thành phố Hồ Chí Minh có việc làm ổn định Trong số này có khoảng 271.000 lao động được giải quyết việc làm và hơn 120.000 lượt người có việc làm mới, là số liệu tổng kết của Trung tâm Dự báo và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh sau khi tổng hợp cơ sở dữ liệu của 18.036 doanh nghiệp tại Thành phố Những ngành nghề được liệt kê hút lao động nhất năm 2010 bao gồm: dệt may - da giày, nhựa - bao bì, dịch vụ - phục vụ, điện tử - viễn thông , marketing, bán hàng... Các ngành này sử dụng lao động phổ thông trong tổng nhu cầu tuyển dụng với cơ cấu trình độ chuyên môn đạt hơn 56%. Riêng trình độ cao đẳng - đại học chiếm tỉ lệ hơn 19%, chủ yếu rơi vào lĩnh vực: công nghệ thông tin, xây dựng - kiến trúc, quản lý kinh doanh - nhân sự, kiểm toán - kế toán; còn lại là đội ngũ lao động sơ cấp, trung cấp nghề. Mặc dù được xem là năm không nhiều biến động và có xu hướng phát triển tốt hơn năm 2009, thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 vẫn tồn tại nhiều nghịch lý khi độ chênh lệch giữa cung và cầu còn khá lớn, tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động luôn được xem là một bài toán cần phải giải quyết một cách triệt để. Theo đó, quý 1/2010, thị trường lao động diễn ra mất cân bằng, giữa nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu trình độ chuyên môn và ngành nghề. Nhu cầu lao động phổ thông trong khoảng thời gian này rất lớn, chiếm 71,16% so với tổng nhu cầu chỗ làm việc trống; trong khi đó, nhu cầu lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 30%. Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trong quý này chủ yếu là những ngành nghề thâm dụng lao động, nh ư: nhựa - bao bì, dệt may – giày da, chế biến, vệ sinh công nghiệp, mộc - mỹ nghệ. Bước sang quý 2/2010, từ những tác động chính sách quản lý nhà nước và chính sách sử dụng nhân lực của doanh n ghiệp, đặc biệt việc cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động, ổn định sản xuất kinh doanh, nâng cao tiền lương, thu nhập, đời sống lao động được cải thiện, thị trường lao động phát triển xu hướng tương đối cân bằng cung 13
  14. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 – cầu. Nhu cầu lao động phổ thông chiếm từ 71,76% xuống còn 56,42% so với tổng nhu cầu. Đến quý 3, tình hình đã có sự ổn định hơn. Nguồn cung và nguồn cầu đáp ứng được 80%; nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông đã giảm hẳn so với trước đó (40% so với tổng nhu cầu). Các doanh nghiệp tăng cường việc tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn cao, lao động có tay nghề và nhu cầu việc làm thời vụ, việc làm bán thời gian trong lĩnh vực gia công sản xuất, chế biến. Năm 2010 cũng là năm các hoạt động hỗ trợ thị trường lao động và hình thức tuyển dụng lao động trên hệ thống điện tử, trực tuyến phát triển mạnh cùng với các chính sách của doanh nghiệp về tuyển dụng linh hoạt, cụ thể thông tin chính sách sử dụng lao động đã hỗ trợ sinh viên học sinh, người lao động tìm việc thuận lợi hơn. 11 tháng qua, các kênh giới thiệu việc làm đã tổ chức giới thiệu và giải quyết việc làm được 271.061 lao động, đạt 100,39% kế hoạch; trong đó có 120.641 chỗ l àm việc mới. Ước cả năm 2010, giải quyết việc làm được trên 275.000 lao động. Trong tổng số người được giải quyết việc làm, tại các khu chế xuất, khu công nghiệp đã thu hút trên 30.000 lao động. Diễn biến nhu cầu nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2010 là thời điểm kinh tế phục hồi v à phát triển sau thời gian doanh nghiệp cắt giảm nhiều lao động. Đây cũng là thời điểm vào dịp lễ và Tết nên sau Tết, nhu cầu của các doanh nghiệp tập trung nhiều vào nguồn lao động phổ thông cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ thời vụ rất lớn. Trong 6 tháng cuối năm, thị trường lao động thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các doanh nghiệp thiếu lao động phổ thông đã cải thiện chính sách tổ chức sản xuất kinh doanh, tiền lương cùng nhiều chính sách phúc lợi khác, vì vậy nhu cầu lao động phổ thông giảm dần, thay vào đó là nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề và có trình độ cao. Những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao vẫn là những ngành nghề của 6 tháng đầu năm nhưng với yêu cầu về tay nghề và trình độ chuyên môn cao hơn. Trong khi đó, nguồn cung nhân lực trong năm 2010 cũng diễn biến theo những nghịch lý. Khi nguồn lao động phổ thông thiếu thì nguồn lao động có trình độ từ trung 14
  15. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 cấp, cao đẳng, đại học trong một số ngành nghề lại chưa đáp ứng số lượng, chất lượng so với nguồn cầu. Do đó, vẫn có hiện tượng thừa lao động có trình độ nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và làm việc của doanh nghiệp. Nhu cầu nhân lực về cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) Tổng số nhu cầu nhân lực 100,00 Trên Đại học - 1,06 Đại học - 7,48 Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề - 5,35 Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề - 10,27 Công nhân kỹ thuật lành nghề - 30,67 Sơ cấp nghề - 17,55 Lao động chưa qua đào tạo - 27,62 Năm 2010 cũng là năm diễn ra sự dịch chuyển lao động khá lớn (trên 30%), phần lớn lao động có nhu cầu tìm việc tại các sàn giao dịch việc làm, các phương tiện truyền thông , mạng việc làm, các trung tâm giới thiệu việc làm là những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có tay nghề. Trên 50% người tìm việc làm có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên, và với mức lương mong muốn trên 5 triệu đồng/tháng, đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa những người tìm việc làm có trình độ chuyên môn. Theo chương trình việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, nhu cầu việc làm cho năm tới được dự báo là trên 265.000 lao động, kể cả nhu cầu về lao động thay thế và lao động tuyển mới (khoảng 120.000 chỗ làm việc mới). Trong đó lao động phổ thông chiếm trên 45%, cao đẳng, đại học khoảng 20%, lao động có trình độ từ sơ cấp nghề đến trung cấp chiếm khoảng 35%. 15
  16. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 Chỉ số nguồn cung nhân lực ở Tp HCM năm 2010 (%) 40 36.91 35 30 25 20 14.4 15 10.14 10 6.4 5 5 0 Kế toán - Kiểm Quản lý nhân sự - Marketing- Nhân Kho bãi - Vật tư - Quản lý điếu hành toán Hành chính văn viên kinh doanh Xuất nhập khẩu phòng Nhu cầu tuyển dụng ở Tp HCM năm 2010 (%) 16 13.75 14 12 10 9 7.82 8 6.79 6 4.13 4 2 0 Cơ khí - luyện Dệt - may - giày da Công nghệ thông Giao thông vận tải Marketing - Nhân kim tin - thuỷ lợi viên kinh doanh 16
  17. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 2.2.2 Sự phân bố lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh theo từng ngành nghề: Trong tháng 10, Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh đã khảo sát, cập nhật tại các sàn giao dịch việc làm, ngày hội nghề nghiệp việc làm; hệ thống hoạt động giới thiệu việc làm và hệ thống thông tin của các doanh nghiệp th ường xuyên có nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn thành phố với tổng số 1.144 doanh nghiệp và 13.379 nhu cầu chỗ làm việc, 7479 người có nhu cầu tìm việc làm. Từ kết quả khảo sát trên, Trung tâm đưa ra phân tích tình hình thị trường lao động thành phố như sau. Về cơ cấu ngành nghề: Nhu cầu tuyển dụng lao động tháng 10/2010 tăng nh ẹ (1,47%) so với tháng 9. Marketing - Nhân viên Kinh doanh vẫn là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất (20,04%) trong tháng, kế đến là một số ngành nghề như dịch vụ và phục vụ (9,45%), Dệt - May - Giày da (8,57%), Tư vấn - Bảo hiểm (7,94%), Bán hàng (7,59%), Kế toán - Kiểm toán (7,21%). Ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong tháng 10 là: Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản tăng 5 lần, Điện tử - Viễn thông tăng 3 lần, Tài chính - Ngân hàng tăng 1,92 lần. Chỉ số nguồn cung nhân lực so với tháng 9, cho thấy một phần người tìm việc của các tháng trước đã tìm được việc làm. Chỉ số cung, cầu tháng 10 thể hiện sự cân bằng hơn. Những ngành nghề có chỉ số cung cao nhất vẫn là Kế toán - Kiểm toán (36,91%), Quản lý nhân sự - Hành chính văn phòng (14,40%), Marketing - Nhân viên kinh doanh (10,14%), Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu (6,40%), Quản lý điều hành (5,00%). Thị trường lao động bình ổn do các doanh nghiệp đang trong giai đoạn ổn định sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, các doanh nghiệp đang rất cần những nhà quản lý có trình độ, kinh nghiệm và chuyên môn cao, trong khi đó trên 40% sinh viên mới tốt nghiệp năm 2010 vất vả tìm việc làm do chỗ làm việc chưa phù hợp, thiếu thông tin mặc dù các ngày hội việc làm, các sàn giao dịch việc làm diễn ra thường xuyên và đa dạng . Riêng ngành nghề Dệt - May - Giày da tình hình thiếu hụt lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm vẫn tiếp diễn, một số doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng rất lâu và tình hình tiền 17
  18. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 lương đã được cải thiện nhưng vẫn không tuyển đủ số lao động cần tuyển, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may tư nhân trong nước. Người lao động có xu h ướng chuyển sang làm cho các doanh nghiệp dệt may của Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương trên 2.000.000 đồng/tháng và chế độ chính sách lao động ổn định. Về cơ cấu trình độ nghề: Chỉ số nhu cầu tuyển dụng về trình độ lao động phổ thông là 30,96% trong tháng 10/2010, giảm 29% so với nhu cầu tuyển dụng của tháng trước. Các ngành có nhu cầu tuyển lao động phổ thông chủ yếu là các ngành cần nhiều lao động thời vụ như: Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Mộc – Mỹ nghệ, Tư vấn – Bảo hiểm, Marketing - Nhân viên Kinh doanh. Lao động có trình độ Đại học 17,29%, Cao đẳng – Cao đẳng nghề 11,66%, Trung cấp – Trung cấp nghề 24,83%, Sơ cấp nghề 11,04%, Công nhân kỹ thuật lành nghề 3,37%. Nguồn lao động chủ yếu mà doanh nghiệp cần tuyển là lao động có trình độ và tay nghề. Đặc biệt, trình độ đại học và trên đại học lĩnh vực quản lý có nhu cầu tuyển cao nhất như: Quản lý điều hành, Kế toán - Kiểm toán, Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Xây dựng - Kiến trúc, Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng. Nhìn chung, thị trường lao động tháng 10/2010 có sự ổn định. Các doanh nghiệp đã thực sự chú trọng tuyển dụng nguồn lao động có tay nghề và trình độ cao. Nhu cầu tuyển lao động phổ thông cũng tương đối ổn định và chủ yếu là tuyển lao động làm việc thời vụ, bán thời gian. 18
  19. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 Sự phân bố lao động theo từng ngành nghề năm 2010 Thành Phố Hồ Chí Minh STT Ngành nghề Tỷ trọng (%) Công nghệ Thông tin – Viễn thông 7,75 1 Điện – Điện tử - Điện công nghiệp – Điện lạnh 6,82 2 Hóa – Hóa thực phẩm – Hóa chất – Hóa dầu 3,15 3 Cơ khí – Xây dựng – Giao thông vận tải – Hàng hải 7,36 4 Sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất 2,07 5 Kiến trúc – Thiết kế - Giấy bao bì – Xuất bản 6,42 6 Giáo dục – Đào tạo 3,08 7 Tài chính – Ngân hàng – Kiểm toán – Bảo hiểm 6,83 8 Y khoa – Y tế - Mỹ phẩm – Dược 4,56 9 Du lịch – Môi trường – Nhà hàng – Khách sạn 6,45 10 Marketing – Dịch vụ tư vấn 6,16 11 Quản lý – Quản trị - Hành chánh - Văn phòng 7,6 12 Phục vụ và bán hàng 5,18 13 Nông – Lâm – Ngư – Thủy sản 1,55 14 May dệt – giày da – Thủ công mỹ nghệ 18,79 15 Các ngành nghề khác 6,23 16 19
  20. Tiểu luận: Tình hình sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010 2.2.3 Chất lượng nguồn lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh : Thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn cao Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có nguồn nhân lực lớn nhất nước với khoảng 4,7 triệu người trong độ tuổi lao động, tổng số người có việc làm hiện vào khoảng 3,2 triệu người. Ðội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trên địa bàn chiếm tới 30% so với cả nước. Số lao động đã qua đào tạo tăng từ 40% năm 2005 lên 55% năm 2010. Thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 do Ðại hội Ðảng bộ Thành phố lần thứ 8 đề ra, đến nay nguồn nhân lực Thành phố đã có bước phát triển đáng kể. Ðội ngũ cán bộ công chức, khối hành chính sự nghiệp các cấp, các ngành đã có hơn 138.000 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng trong nước và gần 2.500 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Sở hữu nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nguồn nhân lực, tuy vậy nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố . Dự báo trong những năm tới, tình trạng thiếu hụt lao động chất lượng có thể sẽ càng trở nên trầm trọng hơn nếu không đưa ra được những giải pháp hợp lý, nhất là giải pháp gắn kết giữa tuyển dụng và đào tạo. Từ nhiều năm qua, vấn đề thiếu hụt lao động đã được đặt ra, tuy nhiên chưa bao giờ Thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn một cách nghiêm trọng như những năm gần đây do chỉ có 50% lao động mới qua đào tạo. Đặc biệt lực lượng lao động có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học trong một số ngành nghề còn rất ít ỏi, chất lượng chưa đạt so với yêu cầu. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở các ngành: quản lý điều hành, tin học, kế toán, nhân sự - hành chính văn phòng, tài chính - ngân hàng... Bên cạnh khu vực trung tâm, tại các vùng ngoại ô Thành phố , tình trạng khan hiếm lao động chất lượng càng trầm trọng hơn. Theo thống kê của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh, tại 5 huyện ngoại thành của Thành phố bao gồm Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh và Nhà Bè đang thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao trên nhiều lĩnh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2