intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

81
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận trình bày khảo sát tình hình sử dụng thuốc của người dân tại các hộ gia đình. Tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và hành vi thực hành của người dân khi bị bệnh. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

  1. TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚ HÒA TRẠM Y TẾ XÃ HÒA TRỊ …………..o0o………….. BS. NGUYỄN THỊ DUYÊN Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TÂN DƯỢC CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HÒA TRỊ, HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN HÒA TRỊ - 2012 1
  2. VẤN ĐỀ Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi người và toàn xã hội, là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những công tác ưu tiên hàng đầu, trong đó thuốc là loại hàng hóa đặc biệt liên quan đến sức khỏe con người vừa mang tính chuyên môn kỷ thuật, vừa mang tính xã hội có vai trò quyết định đến sự thành công của công tác điều trị bệnh [5], Trong những năm qua, công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta nói chung và ở tỉnh Phú Yên nói riêng tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mạng lưới y tế đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi, các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế có nhiều cố gắng hơn trước [3] [31]. Trong cuộc sống, hiện vẫn còn rất nhiều người xem thường sức khỏe của mình, những lúc ốm đau bệnh tật không đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh mà có thể tự ý mua thuốc điều trị các bệnh thông thường bằng sự hiểu biết của chính họ, sự chỉ dẫn quầy thuốc, qua quảng cáo (đài, báo, ti vi), sự mách bảo người thân, hay dùng đơn cũ để mua và nhiều lý do khác, chứ không cần một sự tư vấn nào của bác sĩ, dược sĩ, hay cán bộ y tế để rồi có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, tỷ lệ đối tượng tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế còn thấp vẫn còn có tình trạng “lựa chọn ngược” chỉ có người ốm, người bệnh mới tham gia bảo hiểm y tế [1],[5]. Thực tế cho thấy người dân là lực lượng đông đảo nhất, đồng thời là đối tượng sử dụng thuốc quan trọng nhất nhưng là người ít hiểu biết nhất về thuốc, nên vấn đề sử dụng thuốc tại cộng đồng còn chưa được người dân hiểu biết một cách đầy đủ, nên việc chỉ định, tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ, cán bộ y tế là rất quan trọng, còn về phía bệnh nhân là khâu cuối cùng thực hiện các ý đồ sử 2
  3. dụng thuốc để đạt hiệu quả cao và an toàn. Nếu bệnh nhân không thực hiện đúng chỉ định thì mọi điều cố gắng của bác sĩ, cán bộ y tế, đều không có hiệu quả và trở thành vô ích [10]. Để tìm hiểu thực trạng về hiểu biết và thói quen dùng thuốc của người dân nhằm góp phần xây dựng giải pháp tuyên truyền phổ biến để họ thay đổi hành vi của mình khi ốm đau bệnh tật cần phải dùng thuốc như thế nào cho hợp lý và an toàn. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân xã Hòa Trị huyện Phú Hòa tỉnh Phú Yên” Nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc của người dân tại các hộ gia đình. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và hành vi thực hành của người dân khi bị bệnh. 3
  4. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. NHU CẦU THUỐC CHỮA BỆNH PHỤ THUỘC VÀO BỆNH TẬT Tuyên ngôn AlmaAta đã khẳng định “Sức khỏe là tình trạng thỏa mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải là tình trạng không có bệnh tật hoặc khuyết tật, là quyền cơ bản của con người và việc đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể thực hiện được là mục tiêu xã hội toàn cầu quan trọng nhất”. Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi người và toàn xã hội, bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước [3] Trong những năm gần đây, số lượng thuốc được sản xuất trong nước và nhập khẩu vào nước ta đã gia tăng với tốc độ nhanh khiến dược phẩm trở thành một trong những mặt hàng khá phức tạp và khó quản lý nhất với hàng chục ngàn biệt dược khác nhau được lưu hành trên thị trường. Ngoài ra có những có những loại thuốc đặc biệt là thuốc dùng cho những bệnh thông thường nhiều người mắc không hề là phát minh sáng chế mới, mà chỉ đặt tên lại theo kiểu “bình mới rượu cũ” nhưng nhờ quảng cáo ròng rã ngày đêm mà được người dân tìm mua [16], thực tế này cộng với tâm lý chủ quan ngại đi bệnh viện, không có thẻ BHYT hoặc vì điều kiện kinh tế không có tiền sẵn có thể khám mắc nợ tại nhà, và một phần do sự thiếu hiểu biết về các nguy cơ mà thuốc có thể gây ra, nên rất nhiều người mỗi khi ốm đau, thay vì đi khám bệnh, thường tự mua thuốc điều trị theo hướng dẫn của người bán thuốc, theo quảng cáo hoặc theo kinh nghiệm của bản thân và những người xung quanh, một số người còn tự điều trị theo đơn thuốc của người khác được cho là mắc bệnh giống mình [25] Theo qui chế kê đơn thuốc mới được giới thiệu tại hội nghị do Bộ Y Tế và chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển tổ chức ngày 27/12/2007, thời gian có giá trị mua thuốc của một tờ đơn chỉ có giá trị trong vòng 5 ngày [12] Người ta cho rằng: “Mỗi một cá thể ở một phương diện nào đó giống tất cả mọi người, ở một phương diện khác chỉ giống một số người và có những 4
  5. phương diện không giống ai cả, như vậy con người vừa có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất, nên việc chăm sóc phải xuất phát từ nhu cầu và sở thích của từng cá nhân sao cho phù hợp với từng đối tượng”[18],[27]. Theo Bùi Văn Ty (2010) không thể làm điều này vì có thể có triệu chứng giống nhau nhưng lại xuất phát từ hai bệnh khác nhau mà không thể dùng một thuốc, ngay cả khi cùng bệnh thì mỗi người có một tình trạng sức khỏe tính mẫn cảm, mắc kèm các bệnh khác nhau, nên chưa hẳn có thể dùng được thuốc như nhau [26]. Mức độ sử dụng thuốc phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Điều kiện kinh tế, thói quen, tâm lý, thị hiếu, trình độ hiểu biết, phong tục, tôn giáo…của từng vùng, muốn tăng cường sử dụng thuốc hợp lý nói chung, kháng sinh nói riêng cần xem xét toàn diện các yếu tố ảnh hưởng sử dụng thuốc để can thiệp vào tất cả những vấn đề chưa hợp lý như:[4] Thiếu hiểu Thông tin Thông tin biết Thói không Cá nhân quen cũ đầy đủ Ảnh Văn hưởng của hóa công việc Sử dụng Mối quan hệ thuốc Áp lực Người công việc bệnh đòi và nhân lực hỏi Nơi làm việc Hạ tầng Quản cơ sở lý Mối quan hệ Nhóm làm việc Sơ đồ 1.1. Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng thuốc Nguồn Bộ Y Tế (2005) sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị. 5
  6. 1.2. SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ AN TOÀN 1.2.1. Sử dụng thuốc hợp lý Tại Nairobi, Kenya năm 1985, Tổ chức y tế đã nhóm họp bàn về việc sử dụng thuốc hợp lý và đưa ra định nghĩa: “Sử dụng thuốc hợp lý là việc đảm bảo cho người bệnh nhận được các thuốc thích hợp với yêu cầu của lâm sàng liều lượng phù hợp với từng cá thể, trong một thời gian vừa đủ và giá thành thấp nhất cho mỗi người cũng như cho cộng đồng của họ” Sử dụng thuốc hợp lý bao gồm các tiêu chuẩn[8], [9]: - Đảm bảo chất lượng. - Chỉ định phù hợp với bệnh cảnh - Thuốc thích hợp. - Liều lượng đường dùng và thời gian dùng thích hợp - Phù hợp với cơ địa bệnh nhân. - Phân phối đúng. - Người bệnh tuân thủ điều trị. 1.2.2. Sử dụng thuốc an toàn Nhiều bác sĩ khi kê đơn thuốc lại không hướng dẫn đầy đủ về cách dùng, đường dùng, số lần dùng, cách pha, thời gian dùng…, cho bệnh nhân cũng khiến quá trình dùng thuốc thiếu an toàn [11],[28]. - Thuốc được cân nhắc kỹ lưỡng nhất. - Ít tác dụng phụ, ít phản ứng có hại nhất. - Dùng thuốc được hướng dẫn đầy đủ nhất. - Dùng thuốc được theo dõi kỹ lưỡng nhất. - Tốt nhất nên dùng thuốc với nước đun sôi để nguội [10], [20] Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn là biện pháp quan trọng nhất để tiết kiệm cho người bệnh tránh lãng phí thuốc tạo ra sự thiếu thuốc giả tạo, tránh lạm dụng thuốc nhất là thuốc kháng sinh, corticoid…, có thể gây nhiều tác động xấu cho người bệnh và cộng đồng tại thời điểm và cả tương lai. Sử dụng thuốc hợp lý an toàn luôn là mặt trận hàng đầu trong công tác điều trị [26]. 6
  7. Muốn sử dụng thuốc hợp lý an toàn phải thiết lập mối quan hệ dược sĩ, bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân trong sử dụng thuốc qua sơ đồ sau: Y văn về thuốc Bác sĩ Dược sĩ Điều dưỡng Kinh nghiệm lâm sàng Bệnh nhân Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa dược sĩ, bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân trong sử dụng thuốc Nguồn Bộ Y Tế (2005) Sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị. 1.3. PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA THUỐC, DỊ ỨNG THUỐC 1.3.1. Phản ứng bất lợi của thuốc Thuốc là “con dao 2 lưỡi” bên cạnh những lợi ích to lớn trong phòng ngừa và điều trị bệnh, bản thân thuốc cũng có thể gây ra những phản ứng bất lợi, những bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho người dùng thuốc kể cả dùng đúng liều đúng qui định các phản ứng như vậy gọi là phản ứng bất lợi. Theo Tổ chức y tế thế giới (2002) “phản ứng bất lợi của thuốc là một phản ứng độc hại, không được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi chức năng sinh lý ” Định nghĩa này không bao gồm những phản ứng do dùng sai thuốc, dùng sai liều, dùng liều cao có chủ định hay vô tình, trong định nghĩa này, yếu tố đáp ứng cá thể là rất quan trọng [29]. 7
  8. 1.3.2. Dị ứng thuốc Dị ứng thuốc là phản ứng xảy ra bất ngờ khó dự đoán trước, kể cả khi dùng đúng thuốc. Tuy nhiên việc nắm vững các kiến thức về thuốc (phản ứng bất lợi, liều lượng, cách dùng, tương tác thuốc…) và về người bệnh (cơ địa dị ứng, tiền sử dùng thuốc, khả năng chấp hành y lệnh…) sẽ góp phần quan trọng vào việc hạn chế tai biến này [17]. 1.4. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH MỘT CÁCH HỢP LÝ Vác cin dùng để phòng bệnh, vitamin tổng hợp để bù đắp sự thiếu hụt vitamin, điều trị nâng cao thể trạng, phối hợp với các thuốc khác để điều trị triệu chứng, kháng sinh là thuốc chữa bệnh cứu sống con người, kháng sinh là một loại thuốc quan trọng trong danh mục thuốc thiết yếu của mỗi quốc gia, loại thuốc này càng ngày càng khẳng định vị trí trên danh mục thuốc thiết yếu và được đặt biệt ưu tiên đầu tư nghiên cứu. Trên thế giới hiện nay có khoảng 4.000 loại kháng sinh được chiếc xuất từ nấm, vi sinh vật và có khoảng 30.000 kháng sinh bán tổng hợp, có khoảng 100 kháng sinh được sử dụng trong y học, thị trường thuốc kháng sinh vô cùng phong phú và đa dạng do vậy việc mua thuốc, dùng thuốc của người dân tại cộng đồng thuận tiện hơn nhiều so với trước đây [23]. Việt Nam là nước nhiệt đới bệnh nhiễm khuẩn rất dễ phổ biến do vậy việc dùng kháng sinh không thể thiếu được, hàng năm có tới 100 tấn kháng sinh được nhập vào Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế thì chi phí cho kháng sinh chiếm tới 40% - 50% tổng chi phí thuốc [22]. Một nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu về thực trạng kê đơn thuốc kháng sinh tại tuyến xã tình trạng lạm dụng kháng sinh khá phổ biến tỷ lệ kê kháng sinh đúng chỉ định rất thấp chỉ chiếm 49,4% tỷ lệ các đơn kê đúng liều đúng loại càng thấp hơn trong khi còn tồn tại tình trạng lạm dụng chỉ định kháng sinh cho cả những thể bệnh không cần thiết thì đại đa số các đơn kê kháng sinh lại kê thuốc ít hơn liều qui định, chỉ có 11,4% tổng số đơn đã cho đúng 3 tiêu chuẩn qui định (đúng chỉ định, đúng loại, đủ ngày) [14] 8
  9. Sử dụng kháng sinh không an toàn hợp lý không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến kinh tế đất nước tăng gánh nặng cho ngành y tế do phải tăng liều dùng, sử dụng kháng sinh thế hệ mới và giải quyết hậu quả của phản ứng có hại [15]. Bộ Y Tế đã có hướng dẫn về sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý và hiệu quả như sau: - Cung ứng đủ các loại kháng sinh chất lượng, giá thành hợp lý theo yêu cầu của điều trị đảm bảo hiệu quả điều trị, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước và giảm chi phí cho người bệnh. - Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc không để tai biến xảy ra. - Tổ chức thực hiện nghiêm túc trong tất cả các khâu từ cung ứng đến tồn trử kê đơn, điều trị quản lý đến sử dụng kháng sinh ở tất cả các khoa phòng. - Công tác chống nhiễm khuẩn đã thực hiện tốt ở các khâu điều trị làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm lượng kháng sinh sử dụng [31]. Hiểu biết sử dụng thuốc hợp lý là cần thiết, là vấn đề thiết thực mà mỗi người cán bộ y tế cần thiết phải làm đúng và mọi người dân trong cộng đồng phải hiểu biết và tránh lạm dụng nếu không hiểu biết nó. 1.5. THỰC TRẠNG CỦA MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐC Ở CÁC TRẠM Y TẾ XÃ PHƯỜNG Được biết hàng năm, y tế cơ sở phải đảm nhiệm 75-80% các dịch vụ khám chữa bệnh, phải được thực hiện toàn bộ những nhiệm vụ khác như tiêm chủng mở rộng, phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và nhiều nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác, hiện nay cả nước ta có 10.339/10.732 xã đã có trạm y tế. Nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng thuốc của nhân dân đòi hỏi mỗi xã phường phải có nhiều quầy dược, nhân viên bán thuốc có trình độ chuyên môn để phục vụ nhu cầu của người dân. Một nghiên cứu của Nguyễn Văn Sinh (2005) đánh giá về thực trạng sử dụng thuốc tại cộng đồng. Người phụ trách các cơ sở bán lẻ thuốc chủ yếu là người có trình độ chuyên môn dược tá 54,28%. Do vậy việc hướng dẫn sử 9
  10. dụng thuốc hợp lý an toàn nhất là thuốc kháng sinh cho người dân là rất khó khăn [22]. Người bán thuốc ở tuyến xã phường đa số là dược tá và đối với chất lượng đội ngũ này thì ít khi được đào tạo lại, việc đào tạo lại cho họ có thể bị lảng quên, trong khi các chương trình đào tạo về chăm sóc sức khỏe ban đầu khác đã được thực hiện nhiều năm nay 1.6. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI DÂN Theo nghiên cứu của Bùi Tùng Hiệp (2009) tại Hải Phòng việc người dân tự mua thuốc, tự điều trị là một thực tế rất phổ biến, chiếm tới 83,4%, tại các điểm bán thuốc, số người đến mua thuốc theo đơn bác sĩ chiếm tỷ lệ rất thấp, đa số là mua thuốc theo “kinh nghiệm” hoặc do “người khác mách”, mua theo đơn cũ “đã từng dùng” hoặc mua theo tư vấn của người bán thuốc, 95% nhà thuốc bán ngay kháng sinh khi người mua yêu cầu [9]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Lộc Hải (2008) tại bệnh viện huyện Phong Điền tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc đúng theo đơn là 28,75%, 71,25% bệnh nhân thực hành sử dụng thuốc theo đơn không đúng [10] Theo nghiên cứu của Đỗ Thiện Tùng (2008) tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang [24]: Tỷ lệ tự khai bệnh để mua thuốc là 72, 5% Tự đề nghị mua thuốc là 21, 6% Có đơn bác sĩ 7, 8% Nghiên cứu của Trường ĐH Y Dược Hà Nội (2008) tại bệnh viện nhân dân 115 có 95,97% người được phỏng vấn là bệnh nhân, trong đó tỷ lệ bệnh nhân biết mình đang mắc bệnh gì chiếm tỷ lệ cao nhất 92,93%. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân biết cách sử dụng thuốc chỉ chiếm 51,52% [30]. Nghiên cứu khác của Bùi Tuấn Long tại Hà Nội tỷ lệ người bán thuốc có hỏi người mua thuốc triệu chứng, tiền sử… của bệnh nhân < 15% [22]. Theo khảo sát bệnh viện Bạch Mai (2008) trong số 350 trường hợp dị ứng thuốc điều trị tại khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng chỉ có 38% số người dùng thuốc theo đơn bác sĩ, 62% còn lại tự điều trị [25]. 10
  11. 1.7. TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC TẠI TRẠM Y TẾ XÃ HÒA TRỊ - Vấn đề khám chữa bệnh: Tại trạm trong năm 2012 có khoảng 30.770 lượt bệnh nhân khám và điều trị, với hầu hết các mặt bệnh, trong đó bệnh nhiễm khuẩn chiếm đa số, số tiền thuốc sử dụng tại trạm khoảng 800.000.000 đồng /năm . - Vấn đề sử dụng thuốc: +Kháng sinh: Augmentin, Crocin, Amoxcillin, Metronidazon, Cefalexin, Cefaclor , Clarocil, Erythromycin, Pyfadrox, Cefradin, Ofloxacin, Cotrim… + Hạ sốt giảm đau: Paracethamol, Melocicam, Diclofenac… + Vitamin: B1, B6, B12, VitaminC, Vitamin tổng hợp… + Nhóm thuốc điều trị các bệnh xã hội: Lao, Tâm thần, Sốt rét... + Nhóm thuốc Corticoid: Presnisolon, Dexamethazon. + Nhóm thuốc khác ( tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường…) Toàn xã có 2 phòng khám tư nhân, 6 quầy thuốc, người phụ trách cơ sở bán lẻ thuốc chủ yếu có trình độ chuyên môn là dược tá. 1.8. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI, Y TẾ XÃ HÒA TRỊ Xã Hòa Trị thuộc khu vực đồng bằng, diện tích tự nhiên 15,9km2 dân số 21.178 người, có 5 thôn với 4595 hộ, nghề chính là làm nông , số ít buôn bán nhỏ, công nhân viên chức, thợ xây dựng và các nghề khác - Về kinh tế: thu nhập chủ yếu dựa vào nghề nghiệp của họ, thu nhập tương đối ổn định. - Về văn hóa xã hội: Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, triển khai đầy đủ các chương trình y tế quốc gia. - Hệ thống y tế xã : trạm y tế xã lồng ghép PKĐK từ 1995 đến 29.7.2010 PK chuyển về BV Huyện, có quyết định thành lập trạm, được phép hoạt động khám chữa bệnh từ tháng 6.2011 và từng bước được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo giờ giấc làm việc có phân công trực trạm 24/24h, trạm biết kết hợp và có sự chỉ đạo hiệu quả của UBND xã 11
  12. - Về cơ sở hạ tầng: trạm chưa củng cố nâng cấp, nằm ở trung tâm xã thuận lợi cho việc cấp cứu, khám chữa bệnh, với đội ngũ nhân viên gồm 10 người: 1 Bác sĩ đa khoa, 2 y sĩ đa khoa, 1 y sĩ sản nhi, 1 y sĩ đông y, 2 nữ hộ sinh, 2 điều dưỡng trung học, 1 dược sĩ trung học và 5 y tế thôn bản. Hoạt động của trạm bao gồm: + Chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh + Quản lý các bệnh xã hội, các chương trình y tế quốc gia, suy dinh dưỡng, phục hồi chức năng. + Tổ chức quản lý sức khỏe học sinh, người cao tuổi. + Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, thực hiện khám quản lý thai nghén ở địa phương. + Thực hiện công tác dự phòng: TCMR, phòng chống dịch bệnh… 12
  13. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng: Chọn mỗi hộ 1 người để nghiên cứu - Tiêu chuẩn chọn đối tượng: + Chọn những người đã và đang bị bệnh, hay trong gia đình có người bị bệnh. + Từ 18 tuổi trở lên. + Chọn người này được xem là 1 thành viên có trách nhiệm trong vấn đề sử dụng thuốc để chữa trị các bệnh thông thường cho các thành viên trong gia đình. 2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tại các hộ gia đình tại xã Hòa Trị 2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 1/2012 đến tháng 11/2012 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang, mô tả, phân tích trên kết quả thu được tại cộng đồng. 2.4.2. Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên Z2 (1- α/2) x p(1-p) n= d2 Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu p: tỷ lệ sử dụng thuốc đúng chưa xác định nên chọn p= 0,2 chọn α = 0,05 với độ tin cậy 95% 13
  14. Z2 (1- α/2) = 1,962 d: độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể, d=0,05 (1,96)2 x 0,2 x ( 1- 0,2 ) vậy cỡ mẫu n = = 246 2 0,05 Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu 250 mẫu 2.5. CÁCH TIẾN HÀNH 2.5.1. Lập phiếu điều tra với những nội dung sau - Phần hành chính: + Họ và tên. + Tuổi. + Địa chỉ (tổ, khu phố) + Nghề nghiệp. + Trình độ văn hóa. - Phần hỏi điều tra đối tượng nghiên cứu: + Khi ốm đau bản thân biết đi khám và dùng thuốc theo đơn Y, Bác sĩ không? + Trong nhà có tủ thuốc gia đình không? + Các bệnh thông thường để tự dùng thuốc? + Các thuốc thường dùng (kháng sinh, hạ nhiệt giảm đau, corticoid, vitamin, an thần, các thuốc khác…) + Tình hình tự dùng thuốc khi bị bệnh? (tự dùng thuốc khi bị bệnh, theo chỉ dẫn quầy, theo quảng cáo, sử dụng đơn cũ) + Thời gian dùng thuốc? + Khi dùng thuốc có được hướng dẫn của y, bác sĩ không? + Uống hết thuốc theo đơn đi khám lại hay dùng đơn cũ để mua? + Những người trong gia đình khi ốm đau sử dụng thuốc chung hay đi khám bệnh dùng thuốc riêng? + Các biểu hiện bất thường, gặp khi sử dụng thuốc không? 14
  15. + Nếu có thường gặp các dấu hiệu nào sau đây? (Mẫn ngứa, ban đỏ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ỉa lỏng, phù nề và các dấu hiệu khác) 2.5.2. Đến từng hộ gia đình để điều tra đối tượng nghiên cứu Phỏng vấn đối tượng và dựa vào bộ câu hỏi đã có sẵn để thu thập những thông tin liên quan. Đối với những người khó khăn trong trả lời câu hỏi phỏng vấn thì có sự trợ giúp của những người thân trong gia đình, người này được xem là một thành viên có trách nhiệm, trong vấn đề sử dụng thuốc để chữa trị các bệnh thông thường cho các thành viên trong gia đình. Đối tượng nghiên cứu trả lời theo bộ câu hỏi, nếu có khám bệnh yêu cầu họ cho xem đơn thuốc, sổ khám bệnh hoặc những mẫu thuốc đã dùng, nếu người bệnh không còn đơn hoặc không đi khám mà tự dùng thuốc, không còn mẫu thuốc và không nhớ rõ rằng họ đã dùng thuốc gì chúng tôi cho họ xem những nhóm thuốc thường dùng mang theo để họ nhận định họ đã hay đang sử dụng loại thuốc gì. 2.5.3. Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra 2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Xử lý bằng phương pháp thống kê y học thông thường. 15
  16. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo giới và tuổi Giới Nam Nữ Tỷ lệ n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Tổng số Nhóm tuổi (%) 18 - < 30 2 2,10 4 2,58 6 2,4 30 -
  17. 3.1.3. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) Sinh viên, CBCC 30 12,0 Công nhân, thợ xây dựng 58 23,2 Làm nông 122 48,8 Buôn bán 24 9,6 Nghề khác 16 6,4 Tổng cộng 250 100,0 Theo kết quả chúng tôi nhận thấy người làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao: 48,8%, nghề khác chiếm tỷ lệ thấp nhất: 6,4% 3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI DÂN 3.2.1. Kiến thức của người dân 3.2.1.1. Kiến thức chung của người dân về việc sử dụng thuốc khi bị bệnh Bảng 3.4 Khi ốm đau bản thân biết dùng thuốc Số nhà có tủ thuốc theo đơn của y, bác sỹ Gia đình Biết Tỷ lệ Không Tỷ lệ Có Tỷ lệ Không Tỷ lệ (%) biết (%) (%) (%) 199 79,6 51 20,4 47 18,8 203 81,2 18,8% 20,4% 79,6% 81,2% Không biết Biết Có Không Khi ốm đau biết dùng thuốc theo đơn Số nhà có tủ thuốc gia đình Đa số người trong địa bàn điều tra đều biết dùng thuốc theo đơn của y bác sỹ. Số hộ có tủ thuốc gia đình chiếm tỷ lệ: 18,8% 17
  18. 3.2.1.2. Các bệnh thông thường để tự dùng thuốc: Bảng 3.5 Stt Tên Bệnh Số người Tỷ lệ(%) 01 Cảm cúm 178 71,2 02 Ỉa chảy 82 32,8 03 Ho + Sốt 70 28,0 04 Mụn nhọt 52 20,8 05 Suy nhược cơ thể 95 38,0 06 Bệnh khác 87 34,8 80 71,2 70 60 50 38 40 32,8 34,8 28 30 20,8 20 10 0 Cảm cúm Ỉa chảy Ho+Sốt Mụn nhọt Suy nhược Bệnh khác - Các bệnh như cảm cúm người dân tự dùng thuốc khá cao: 71,2% - Tỷ lệ trung bình và thấp ở các bệnh còn lại. 3.2.1.2. Nhận biết các nhóm thuốc thường dùng trong các bệnh thông thường Bảng 3.6. Tỷ lệ người dân nhận biết các nhóm thuốc thường dùng Tên thuốc Số lượng Tỷ lệ (%) Kháng sinh 224 89,6 Hạ nhiệt, giảm đau 232 92,8 Corticoid 43 17,2 Vitamin 216 86,4 An thần 48 19,2 Các thuốc khác 53 21,2 18
  19. 100 89,6 92,8 86,4 90 80 70 60 50 40 30 17,2 19,2 21,2 20 10 0 Kháng H.nhiệt- Corticoid Vitamin An thần Thuốc sinh G.đau khác Các thuốc mà người dân xã Hòa Trị thường dùng nhiều là: hạ nhiệt, giảm đau chiếm 92,8%, kháng sinh là: 89,6%, vitamin: 86,4% 3.2.1.3. Kiến thức của người dân về thời gian dùng thuốc Bảng 3.7. Thời gian dùng thuốc Thời gian dùng Số lượng Tỷ lệ (%) 1 ngày 21 8,4 2 ngày 45 18,0 3 ngày 95 38,0 4 ngày 14 5,6 Theo đơn ≥ 5 ngày 75 30,0 Tổng cộng 250 100,0 Bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn ≥ 5 ngày chiếm tỷ lệ: 30%, bệnh nhân sử dụng thuốc 3 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất: 38% 3.2.1.4. Tỷ lệ người dân có hướng dẫn dùng thuốc của y, bác sĩ Bảng 3.8. Hướng dẫn dùng thuốc của y, bác sĩ Nội dung Số lượng Tỷ lệ (% ) Có hướng dẫn 201 80,4 Không hướng dẫn 49 19,6 Tổng cộng 250 100,0 19
  20. 19,6% 80,4% Có hướng dẫn Không h.dẫn Có 80,4% người dân có hướng dẫn dùng thuốc của y bác sỹ, 19,6% là không có hướng dẫn của y bác sỹ. 3.2.1.8. Kiến thức của người dân nhận biết các biểu hiện bất thường Bảng 3.9. Biểu hiện bất thường và các dấu hiệu thường gặp STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ(%) Biểu hiện bất thường 1. Có 19 7,6 Không 231 92,4 Dấu hiệu thường gặp 2. Mẩn ngứa 9 47,37 Đau đầu, chóng mặt 3 15,79 Nôn, buồn nôn 7 36,84 Trong quá trình dùng thuốc biểu hiện bất thường ít xảy ra, chỉ có 19/250 trường hợp chiếm tỷ lệ: 7,6%, chủ yếu là mẫn ngứa, nôn, buồn nôn và đau đầu chóng mặt. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2