TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ<br />
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC<br />
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC<br />
MÃ SỐ: 52720401<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ<br />
VIÊN NÉN CHỨA CAO HÀ THỦ Ô ĐỎ<br />
(POLYGONUM MULTIFLORUM<br />
THUNB.,POLYGONACEAE)<br />
<br />
Cán bộ hướng dẫn<br />
ThS. ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM<br />
<br />
Sinh viên thực hiện<br />
BẰNG VĂN THÁI<br />
MSSV: 12D720401159<br />
LỚP: ĐH DƯỢC 7B<br />
<br />
Cần Thơ, năm 2017<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ<br />
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC<br />
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC<br />
MÃ SỐ: 52720401<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ<br />
VIÊN NÉN CHỨA CAO HÀ THỦ Ô ĐỎ<br />
(POLYGONUM MULTIFLORUM<br />
THUNB.,POLYGONACEAE)<br />
<br />
Cán bộ hướng dẫn<br />
ThS. ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM<br />
<br />
Sinh viên thực hiện<br />
BẰNG VĂN THÁI<br />
MSSV: 12D720401159<br />
LỚP: ĐH DƯỢC 7B<br />
<br />
Cần Thơ, năm 2017<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
Trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ<br />
quý báu từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, emxin bày tỏ lòng biết ơn<br />
sâu sắc đến ThS.Đặng Văn Như Tâm, người thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo điều<br />
kiệntốt nhất và trực tiếp giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận.<br />
Em cũng xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long, Công ty<br />
TNHH Dược phẩm Phương Nam đã hỗ trợ hóa chất, tá dược và thiết bị máy móc để<br />
hoàn thành tốt khóa luận này.<br />
Em cũng xin gửi đến Bộ môn Bào chế– Công nghiệp Dược, Bộ môn Dược liệu sự<br />
biết ơn vì đã cho em cơ hội được học, được thực tập và được hoàn thành khoá luận tại<br />
bộ môn. Những trải nghiệm này sẽ rất có ích cho công việc sau này.<br />
Emcũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu nhất trong gia đình,<br />
cảm ơn bạn bè – những người luôn sát cánh, động viên, giúp đỡtrong suốt quá trình<br />
học Tập cũng như làm khoá luận.<br />
<br />
i<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn<br />
là trung thực và chính xác.<br />
Sinh viên<br />
<br />
Bằng Văn Thái<br />
<br />
ii<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học – Năm học: 2016 – 2017<br />
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN CHỨA CAO HÀ THỦ Ô ĐỎ<br />
Polygonum multiflorum Thunb., Polygonaceae<br />
Sinh viên: Bằng Văn Thái<br />
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Văn Như Tâm<br />
Mở đầu<br />
Hà thủ ô đỏ được sử dụng rộng rãi để làm thuốc phục vụ đời sống con người từ xưa<br />
đến nay. Theo quan điểm của y học cổ truyền, Hà thủ ô đỏ có nhiều tác dụng quýnhư<br />
bổ huyết, điều hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân cốt, nhuận tràng, giúp ích cho sự<br />
tiêu hoá. Y học hiện đại còn phát hiện Hà thủ ô đỏ có tác dụng làm giảm lượng đường<br />
trong máu, có tác dụng tốt đối với các trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về<br />
thần kinh, làm tăng hoạt động của tim, làm tăng sự co bóp của ruột, có tác dụng<br />
chốngviêm.Tuy nhiên cách sử dụng Hà thủ ô đỏ vẫn thường dùng là dạng thuốc sắc,<br />
rượu thuốc.Để khắc phục những khuyết điểm trong cách sử dụng dược liệu theo y học<br />
cổ truyền, phong phú hóa dạng bào chế,đểphát huy tối đa công dụng và dễ dàng hơn<br />
trong nghiên cứu hiệu quả, tác dụng phụ của dược liệu, đề tài “Nghiên cứu bào chế<br />
viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ” được tiến hành với mục đíchnghiên cứu chuyển dạng<br />
cao chiết Hà thủ ô đỏ thành dạng viên nén.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Lựa chọn dung môi và phương pháp chiết.<br />
Điều chế cao lỏng và lựa chọn tá dược điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ.<br />
Điều chế viên nén từ cao khôHà thủ ô đỏ.<br />
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng viên nén từ cao khôHà thủ ô đỏ.<br />
Kết quả<br />
Nghiên cứu lựa chọn được phương pháp ngấm kiệt để điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ<br />
với dung môi ethanol 40 %.<br />
Chọn được tá dược sử dụng là tinh bột bắp để điều chế cao khô Hà thủ ô đỏ.<br />
Bào chế viên nén từ cao Hà thủ ô đỏ theo phương pháp dập thẳng.<br />
Kết luận<br />
Có thể điều chế viên nén từ cao chiết Hà thủ ô đỏ từ các kết quả nghiên cứu trên<br />
quy mô thí nghiệm nhỏ. Dạng bào chế này kết hợp tác dụng của dược liệu theo y học<br />
cổ truyền với phương pháp bào chế hiện đại, khắc phục nhược điểm của cách sử dụng<br />
thuốc theo y học cổ truyền.<br />
<br />
iii<br />
<br />