intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận "Tính khoa học, cách mạng và nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh"

Chia sẻ: Nguyễn Xuân Trường Nguyễn Xuân Trường | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

117
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“…Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…”

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận "Tính khoa học, cách mạng và nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh"

  1. Câu hỏi: Tính khoa học, cách mạng và nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh? Bài làm “…Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có c ơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…” Đó là tâm nguyện lớn nhất trong cuộc đời của Người – người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong tâm khảm của mọi người dân Việt Nam và những người tiến bộ trên toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại, một nhà tư tưởng lớn, một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người đã đ ể lại dấu ấn không thể phai mờ trong quá trình phát triển của nhân loại, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội Đảng lần thứ VII (6-1991) đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư t ường, kim ch ỉ nam cho hành động. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần th ứ IX (4-2001) đã xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thu ộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo ch ủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truy ền th ống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hóa tinh hoa của nhân loại…”
  2. 1.Nguồn gốc, hoàn cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện không phải ở một cuốn sách chuyên biệt nào, mà chúng được cụ thể hóa một cách sính động trong các tác phẩm, bài viết và đặc biệt là trong hành động, trong suy nghĩ, trong cách ứng xử của Người đối với con người và đối với công việc. Tư tưởng bao giờ cũng là cái phản ánh hiện thực, và trong khi ph ản ánh hi ện th ực, t ư tưởng bao giờ cũng kế thừa, phát triển những giá trị của các tư tưởng trước đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài quy luật này. Có th ể nói rằng, trong khi phản ánh thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới những năm cuối thế kỉ XIX và trong thế kỉ XX, tư tưởng Hồ Chí Minh đã k ế th ừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền th ống Việt Nam, tinh hoa triết học và giá trị văn hóa của nhân loại và chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại mới. Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc lý luận khoa học và nguồn gốc thực tiễn cách mạng của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong điều kiện tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến chuyển. +Trong nước: Cuối thế kỉ XIX đầu Thế kỉ XX, Việt Nam trở thành nước thuộc địa n ửa phong kiến, trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thu ẫn gi ữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa giai cấp phong ki ến với giai cấp nông dân. Hàng loạt các phong trào yêu n ước liên t ục n ổ ra nhưng hầu hết đều thất bại. +Thế giới: Nền đại công nghiệp cơ khí phát triển mạnh, đẩy nhanh xã hội hóa - lực lượng sản xuất.
  3. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa độc quyền, ngày - càng bộc lộ đầy đủ bản chất phản động, xâm lược. Cách mạng tháng 10 Nga thành công, mở ra một thời đại mới, th ời - đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, là th ời đ ại đấu tranh cho hòa bình và độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2. Tính khoa học, cách mạng và nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh Bản chất tư tưởng chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung là s ự thống nhất hữu cơ giữa khoa học – cách mạng vàn nhân văn . a.Tính khoa học Là khoa học bởi những tư tưởng của người nảy sinh từ kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn , luôn xuất phát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí, mà chân lí là những tri thức khoa học phản ánh đúng đắn, chân thực hiện thực khách quan. Đó là sự phản ánh sáng tạo, được khái quát hóa, hệ thống hóa trong hình thức lí luận, vạch ra bản chất, xu hướng , quy lu ật v ận đ ộng và phát triển của thực tiễn cách mạng ở nước ta. Nh ững quan đi ểm tư t ưởng, lí luận chính trị của Người đồng thời còn có ý nghĩa là ph ương pháp, gắn liền với phương pháp cách mạng. Phương pháp ấy chính là ph ương pháp biện chứng duy vật mácxit về phát triển, vạch ra biện chứng của phát tri ển xã hội ở Việt Nam. Thống nhất lý luận và th ực tiễn là nét n ổi b ật, đ ặc s ắc thuộc về bản chất khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi luận điểm mà Người nêu ra đều thể hiện sinh động tinh thần và phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đều là nh ững khái quát lý luận từ thực tiễn chính trị - xã hội được Người cân nhắc một cách lịch sử - cụ thể, toàn diện, hệ thống và chỉnh thể. Ai nấy đều bi ết đ ến
  4. những phát hiện nổi tiếng của Người về chủ nghĩa tư bản thực dân như một con đỉa hai vòi, một vòi hút máu mủ từ thuộc địa, một vòi hút máu m ủ từ chính quốc. Muốn tiêu diệt chủ nghĩa tư bản thực dân phải đồng thời cắt bỏ cả hai cái vòi ấy đi. Nếu chỉ cắt một vòi thôi thì nó tiếp tục mọc ra. Vì thế cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, ch ống ch ủ nghĩa tư bản thực dân phải có sự phối hợp giữa phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa với phong trào đấu tranh của công nhân và lao đ ộng ở chính quốc, trên quê hương của chủ nghĩa tư bản thực dân. Nó giống như một con chim hai cánh, một cánh vỗ ở thuộc địa, một cánh vỗ ở chính quốc. Không như vậy không thể đưa được cách mạng tới thắng lợi được. Nhận thức ấy đã đưa đến kết luận quan trọng về sự đoàn kết, ph ối hợp giữa hai giai cấp công nhân và các dân tộc ở tất cả các nước, bởi chủ nghĩa tư bản, thực dân, đế quốc chính là kẻ thù chung của các dân tộc. Đó cũng là cơ sở để giáo dục ý thức cách mạng cho quần chúng, gắn liền dân tộc với quốc tế, đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Người còn đưa ra một nhận định: Cách m ạng ở các nước thuộc địa phải chủ động, không thụ động chờ đợi sự phát triển của các cách mạng ở chính quốc. Người còn dự báo rằng, có nhiều khả năng cách mạng ở thuộc địa nổ ra trước, thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc. Thực tiễn lịch sử đã xác nhận sự đánh giá và dự báo của Người là đúng đắn. Một tư tưởng lớn, đặc sắc của Hồ Chí Minh về chính trị là Người đã nhấn mạnh, trong cách mạng, sức mạnh và sự nỗ lực ở bên trong mỗi nước là quyết định. Sự phối hợp giúp đỡ quốc tế là quan trọng. Người kêu gọi và đúc kết thành một phương châm hành động: Đem sức ta mà gi ải phóng cho ta! Người phát hiện con đường giải phóng dân tộc trong th ời đ ại quá đ ộ t ừ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải đi qua cuộc cách mạng vô sản
  5. do Đảng cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đ ạo. “Ch ỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cu ộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng s ản và c ủa cách mạng thế giới”… “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên th ế gi ới khỏi ách nô nệ” … “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” . Bàn về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Người nhấn mạnh đặc điểm lớn nhất của ta trong thời kì quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát tri ển t ư bản chủ nghĩa. Do đó, thái độ khách quan khoa học đòi hỏi chúng ta ph ải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, cân nhắc kỹ lưỡng xem phải dùng phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến lên ch ủ nghĩa xã h ội? Mu ốn giải quyết tốt những vấn đề đó, muốn đỡ mò mẫm, muốn đ ỡ ph ải sai l ầm thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em và áp d ụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo. Chúng ta phải nâng cao s ự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có nh ư th ế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra đường lối, phương châm, bước đi cụ th ể của cách m ạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta. Như thế là phải học tập lý luận, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, trước hết là cán bộ cốt cán của Đảng. Đây là một trong những luận điểm tiêu biểu của Người cho thấy thái độ, quan điểm và phương pháp khoa học của Người đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bản chất khoa học trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh như đã nói trên, là dùng lý luận khoa học để soi đường chỉ dẫn cho hoạt động thực tiễn rồi từ th ực ti ễn và kinh nghi ệm
  6. mà nảy sinh hiểu biết, nâng hiểu biết đó tới trình độ lý luận rồi đem lý luận áp dụng vào cuộc sống, không lý luận suông mà cũng không rơi vào th ực tiễn mù quáng. Người viết: “Thực hành sinh ra hiểu biết Hiểu biết tiến lên lý luận Lý luận lãnh đạo thực hành”. b. Tính cách mạng Là cách mạng bởi tư tưởng chính trị của Người thể hiện sâu sắc tính triệt để, không dừng lại ở nhận thức mà đẩy tới hành động, c ải t ạo xã h ội cũ, xây dựng xã hội mới bằng cách mạng, mà đã làm cách mạng thì ph ải làm cho đến nơi theo gương cách mạng Nga. Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh thể hiện lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đó là tư tưởng về sự giải phóng, bao gồm giải phóng giai cấp, giải phóng xã h ội và giải phóng con người. Cách mạng là sáng tạo vì chân lý là cụ thể. Sáng tạo của Hồ Chí Minh là sáng tạo khoa học dựa vững ch ắc trên nh ững nguyên tắc và phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, Người đề xướng vấn đề giải phóng dân tộc, nhất là khi tình hình cách mạng bi ến chuy ển ở giai đo ạn bước ngoặt, giải phóng dân tộc trở thành yêu cầu bức xúc hàng đầu. Vấn đề là ở chỗ, Người đã đặt ra yêu cầu giải phóng dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc (độc lập dân tộc) với giai cấp (chủ nghĩa xã hội), vượt qua những hạn ch ế c ủa ý thức hệ phong kiến cũng như ý thức hệ tư sản trong vấn đề dân tộc, không rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt phái, cực đoan mà đặt chủ nghĩa dân tộc trong quan hệ với chủ nghĩa quốc tế, trên cơ sở của chủ nghĩa quốc t ế vô sản.
  7. Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Đảng cách mạng chân chính, sự cần thiết phải có Đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng. Người viết: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và t ổ ch ức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng c ốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đ ảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn ch ỉ nam. Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi ều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin” . Tư cách của người cách mạng đòi hỏi ph ải “.. giữ ch ủ nghĩa cho vững, hi sinh, ít lòng ham muốn về vật chất… xem xét hoàn c ảnh kĩ càng, quyết đoán, dũng cảm, phục tùng đoàn thể” . Đảng cách mạng không phải là một tổ chức làm quan phát tài, mà phải ph ấn đ ấu hy sinh làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng… Mỗi công việc của Đảng phải giữ vững tính cách mạng của nó, lại phải khéo dùng những cách thức thi hành cho hoạt bát… Ph ải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hỏa ra ngoài. Một Đảng mà che gi ấu khuy ết điểm của mình là một Đảng hỏng..”. Đó là nh ững điểm nổi bật nói lên b ản chất cách mạng trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh. c. Tính nhân văn Là nhân văn bởi tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đượm sâu sắc tính ch ất đạo đức và văn hóa, xoay quanh vấn đề con người, số phận và cuộc sống của nhân dân lao động, làm cách mạng để đánh đuổi đế quốc phong kiến, thực hiện giải phóng giai cấp, dân tộc và xã hội để giải phóng con người. Xây dựng chế độ chính trị dân chủ, phát triển kinh tế và văn hóa cũng không
  8. ngoài mục đích đem lại cuộc sống tự do ấm no và hạnh phúc, công b ằng và bình đẳng cho tất cả mọi người. Đối với Hồ Chí Minh, chính trị không chỉ là vấn đề quy ền lực và c ầm quyền mà còn là đạo đức, lối sống, là thái độ và hành vi ứng x ử c ủa ng ười lãnh đạo, người cầm quyền đối với dân chúng, là lòng trung thành, tận t ụy phục vụ nhân dân của mọi cán bộ đảng viên của Đảng và công chức nhà nước. Tư tưởng vể quyền lực của nhân dân, mục tiêu của mọi hoạt động chính trị đều hướng tới thực hiện quyền lực và lợi ích c ủa dân, kh ẳng đ ịnh vai trò của dân là chủ thể gốc của quyền lực, dân ủy quyền cho nhà nước và nhà nước thực thi sự ủy quyền đó của dân để mưu cầu hạnh phúc cho dân chúng – đó là tính nhân dân sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đi ều đó nói lên chiều sâu và tầm tư tưởng rộng lớn của chính trị Hồ Chí Minh, một kiểu chính trị nhân văn, lấy giá trị con người làm cốt lõi, l ấy phát tri ển con người và xã hội làm mục tiêu và động lực. Chất nhân văn trong chính trị Hồ Chí Minh thuộc về ch ủ nghĩa nhân đạo và nhân văn cộng sản, thể hiện bản chất của giai cấp công nhân cách mạng, của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Nh ờ đó, chính trị và quyền lực chính trị không chỉ dựa trên cơ sở kinh tế, do kinh t ế chi ph ối mà còn được đảm bảo bởi sức mạnh của đạo đức và văn hóa. Ng ười đ ặc bi ệt nhấn mạnh tới đạo đức, coi đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng. Đạo đức ấy là cần kiệm liêm chính, chí công vô t ư. Ra s ức trau d ồi, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng để có đủ s ức m ạnh và b ản lĩnh chiến thắng chủ nghĩa cá nhân, như một kẻ thù nguy hiểm nh ất, một th ứ giặc nội xâm, một căn bệnh mẹ đẻ ra mọi thứ bệnh con làm hư hỏng cán bộ, thoái hóa tổ chức và dẫn tới sự đổ vỡ, th ất bại c ủa phong trào cách mạng, sự nghiệp cách mạng.
  9. Người còn khẳng định, không đánh bại chủ nghĩa cá nhân thì không thể đưa cách mạng tới thành công tới đích, không th ể xây dựng thành công ch ủ nghĩa xã hội được. Để thực sự trở thành người cán bộ cách mạng, lấy phục vụ nhân dân làm lẽ sống, là sự phục tùng chân lý, để cho Đảng th ực s ự trong s ạch v ững mạnh, thực sự tiêu biểu cho đạo đức và văn minh và nhà nước thực s ự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, chế độ ta thực sự là chế độ dân chủ thì từ tổ chức tới con người, nhất là người lãnh đạo có chức có quyền phải thường xuyên chống chủ nghĩa cá nhân. Chính trị trong quan niệm và chủ kiến của Hồ Chí Minh phải có đạo đức và văn hóa, phải trở thành văn hóa chính trị, lấy dân làm g ốc, làm đi ều lợi cho dân, tránh điều hại cho dân, làm cho dân có ăn, làm cho dân có m ặc, có chỗ ở, được học hành, được hưởng quyền tự do hạnh phúc. Phải th ấu hiểu cuộc sống, tâm trạng và nguyện vọng của dân chúng, tiếp thu ý kiến phê bình của dân chúng và quyết tâm sửa ch ữa những khuy ết đi ểm l ỗi l ầm đã mắc phải để phục vụ dân chúng ngày một tốt hơn. Chính trị vì dân, vì con người như vậy mới thực sự là chính trị dân ch ủ và cách mạng, mới có thể thuyết phục dân, thúc đẩy dân, vận động và tổ chức dân làm cách mạng bằng sức mạnh đoàn kết nhất trí, sự đồng thuận, hòa hợp, sự gương mẫu của cán bộ đảng viên để dân chúng noi theo. Những luận điểm tiêu biểu dưới đây cho thấy rõ chât nhân văn trong chính trị Hồ Chí Minh. “Chúng ta tranh được độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập tự do cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ”. Người chủ trương phải tìm mọi cách để “nâng cao dần mức s ống c ủa nhân dân, đồng thời giảm nhẹ dần sự đóng góp của nông dân”
  10. “Ta phải tính cách nào, nếu cần có thể giảm bớt một ph ần xây dựng để giải quyết vấn đề ăn và mặc của quần chúng được tốt hơn nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá. V ấn đề con người là h ết s ức quan trọng. Nhà máy cũng rất cần có thêm, có sớm, nhưng cần hơn là con người, là sự phấn khởi của quần chúng nhân dân. Làm tất cả cho con người. Làm cho quần chúng hiểu chủ nghĩa xã hội đúng hơn”. Quan tâm sâu sắc và thiết thực tới cuộc sống của dân như vậy nên Người đặc biệt đề cao tinh thần tiết kiệm, coi đó là quốc sách, tiết kiệm vì th ương dân, ti ết ki ệm để lo cái ăn, cái mặc cho dân. Người căn dặn cán bộ: mỗi đồng ti ền, bát gạo mà chúng ta tiêu dùng đều là mồ hôi nước mắt của dân làm ra. Lãng phí là không thương dân, tham ô là có tội với dân, là một tội ác phải nghiêm trị. Phải biết quý trọng sức người, không để lãng phí sức người, sức của. Phải biết tôn trọng nhân cách của từng người. Phê bình công việc ch ứ không xúc phạm con người. Đó là những biểu hiện cao quý của đạo đức cách mạng, của văn hóa, thấm nhuần giá trị nhân văn trong chính trị Hồ Chí Minh. Người còn nói: Đạo nghĩa là chính sách của Chính ph ủ đối v ới dân chúng. Phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thi ện đ ời s ống nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ, phát triển kinh tế, văn hóa. Đoàn kết, liêm khiết, thanh khiết, từ việc nhỏ tới việc lớn, đó là chính trị, một kiểu chính trị nhân văn của Hồ Chí Minh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2