intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Vai trò của hoạch định chiến lược

Chia sẻ: Asdfcs Fsdfd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

240
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạch định là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định và lựa chọn mục tiêu của tổ chức và vạch ra các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Vai trò của hoạch định chiến lược

  1. ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA DU LỊCH BÀI TẬP NHÓM Vai trò của hoạch định chiến lược Danh sách nhóm: HBT 1. Đỗ Thị Thư 36k3.2 2. Huỳnh Thị Thắm 36k3.2 3. Lê Trung Hiếu 36k3.2 4. Trần Thanh Tùng 36k3.2 5. Lê Phước Song Bảo 36k03.2 6. Trần Thị Bông Trang 36k03.1 1
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 3 I. KHÁI NIỆM HOẠCH ĐỊNH 3 A. ĐịNH NGHĨA: 3 B. VAI TRÒ CỦA HOẠCH ĐỊNH. 3 II. PHÂN LOẠI HOẠCH ĐỊNH 4 TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH 4 Bước 1:Phát triển sứ mệnh và mục tiêu: 4 Bước 2 : Chuẩn đoán cơ hội và đe dọa : 5 Bước 3 : Chuẩn đoán điểm mạnh và điểm yếu : 5 Bước 4 : Phát triển các chiến lược : 5 Bước 5 : Chuẩn bị các kế hoạch chiến lược : chuẩn bị các kế hoạch chiến lược 6 Bước 7 : Kiểm tra và chuẩn đoán kết quả : 7 Bước 8 : Tiếp tục hoạch định : 7 2
  3. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC I. Khái niệm hoạch định a. Định nghĩa: - Hoạch định là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định và lựa chọn mục tiêu của tổ chức và vạch ra các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu. Hoạch định là chức năng cơ bản nhất của nhà quản trị . Hoạch định thiết lập ra những cơ sở và định hướng cho việc thực thi các chức năng của tổ chức, lãnh đọa và kiểm tra. b. Vai trò của hoạch định. Thực hiện tốt chức năng hoạch định có thể giúp các nhà quản trị phát hiện các cơ hội mới, lường trước, tránh né được các bất trắc trong tương lai, vạch ra các hành động một cách hữu hiệu và nhận thức rõ các hiện tượng không chắc chắn và những rủi ro trong quá trình hoạt động của tổ chức. Hoạch định cũng góp phần vào cải thiện vị thế cạnh trạnh của tổ chức nhờ vào việc cập nhật và đổi mới, duy tri sự ổn định, cải thiện một cách hiệu quả các hoạt động của tổ chức. Hoạch định tốt sẽ giúp thiết lập nên một khuôn khổ mang tính định hướng cho việc thực hiện các chức năng cũng như vai trò của các thành viên trong tổ chức. * Sự phối hợp tốt hơn. Hoạch định cung cấp các nền tảng cần thiết cho sự phối hợp các hoạt động của tổ chức. Một kế hoạch rõ ràng sẽ hỗ trợ cho việc định rõ các trách nhiệm của ccas bộ phận cũng như phối hợp hoạt động của các bộ phận. * Tập trung suy ngẫm về tương lai Thực hiện chức năng hoạch định sẽ thúc đẩy nhà quản trị suy nghĩ về tương lai khi luôn cân nhắc những nguồn lực cần thiết và các cơ hội nền tảng hoặc các rủi ro mà tổ chức có thể đương đầu * Kích thích sự tham gia. Xây dựng và thực thi các kế hoạch đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức và tăng cường sự hợp tác của họ. Sự tham gia của mọi người sẽ mang lại cho tổ chức lợi hơn khi tạo lập nề tảng về chuyên môn và kiến thức rộng hơn trong việc xây dựng kế hoạch. Điều này cũng làm cho các nhân viên cũng hào hứng hơn khi thực hiện các kế hoạch mà họ được tham gia xây dựng. * Hệ thống kiểm tra hiệu quả hơn. Kế hoạch của tổ chức cung cấp nền tảng cho tiến trình kiểm tra. Hoạch định thiết lập các mục tiêu hoặc tiêu chuẩn, nhờ vậy tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác kiểm tra. 3
  4. II. Phân loại hoạch định Hoạch định thường được phân loại theo nhiều cách khác nhau -Dựa vào thời gian gồm: hoạch định ngắn hạn, hoạch định trung hạn và hoạch định dài hạn - Dựa vào cấp độ gồm: hoạch định vĩ mô, hoạch định vi mô - Dựa vào mức độ: hoạch định chiến lược, hoạch định tác nghiệp - Dựa vào phạm vi: hoạch định toàn diện, hoạch định từng phần - Dựa vào lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ, tài chính, nhân sự v.v - Theo J. Stoner, hệ thống hoạch định của một tổ chức bao gồm hoạch định mục tiêu, hoạch định chiến lược, hoạch định tác nghiệp. Các kế hoạch tác nghiệp được phân thành 2 nhóm: + Kế hoạch đơn dụng (cho những hoạt động không lặp lại) gồm có ngân sách, chương trình và dự án + Kế hoạch thường xuyên (cho những hoạt động lặp lại) bao gồm chính sách, thủ tục và qui định III.Chức năng của hoạch định chiến lược - Định hướng chiến lược cho hoạt động của tổ chức - Đảm bảo thế chủ động chiến lược khi tiến công cũng như phòng thủ trong kinh doanh - Huy động, khai thác và tập trung sử dụng những thế mạnh chiến lược trong tổ chức - Đảm bảo tính thích nghi chiến lược với mọi điều kiện và thay đổi của thị trường nói riêng và môi trường nói chung trong tương lai dài hạn - Phòng ngừa mọi rủi ro và nguy cơ nếu nó có khả năng xuất hiện và tận dụng mọi cơ hội trong tương lai - Xây dựng và phát triển thế và lực mọi nguồn tài nguyên trong tổ chức TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH Bước 1:Phát triển sứ mệnh và mục tiêu: Sứ mệnh viễn cảnh và các mục tiêu của tổ chức được phát triển dựa trên việc trả lời các câu hỏi sau: - Chúng ta nên kinh doanh loại hình nào? 4
  5. - Chúng ta cam kết cái gì? - Cái gì cần đạt được ? Mục tiêu cung cấp định hướng cho việc ra quyết định và nố không thể thay đổi theo từng năm. Các sứ mệnh và mục tiêu không được xây dựng một cách tách rời nhau Bước 2 : Chuẩn đoán cơ hội và đe dọa : - Đối thủ cạnh tranh :cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành là rất khác nhau và được xem như là cơ hôi hoặc các đe dọa trong ngành. Các nhận thức về đối thủ cạnh tranh là cơ sở để thiết lập các chiến lược và đưa ra các hành động chống lại nguy cơ đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh. Những phản ứng chiến lược này bao gồm việc giảm giá hoặc tăng các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới, cải tiến.. Ba biến số có tác đọng mạnh mẽ đến sự canh trah của các đối thủ trong ngành là : số lượng các hãng, chỉ số tăng trưởng cảu ngành, và chi phí cố định trong doanh nghiệp vá ngành nói chung - Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng : là các hãng mới xâm nhập trong ngành khi thấy được mức sinh lời cao của các hãng hoạt động trong ngành khi có tăng trưởng cao. Hai cản trở quan trong la quy mô kinh tế và sự đòi hỏi vốn để thâm nhập của đối thủ cạnh tranh - Khách hàng : quyền lực mặc cả của khách hàng phụ thuộc vào năng lực của họ trong việc thương lượng với một hãng hay nhiều hãng khác để giảm giá, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hoặc mua nhiều sản phẩm và dịch vụ cùng lúc với một mức giá - Nhà cung cấp : quyền lực của nhà cung cấp gia tăng khi họ có thể gia tăng hoặc bảo vệ thị phần, tăng giá hoặc lờ đi đặc điểm nào đó cảu sản phẩm ca dịch vụ và it lo ngại việc mất mát khách hàng. - Các sản phẩm và dịch vụ thay thế : Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thê phụ thuộc vào năng lực và sự sẵn lòng của khách hàng để thay đổi thói quen mua sắm của họ Bước 3 : Chuẩn đoán điểm mạnh và điểm yếu : Chuẩn đoán điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức giúp nha quản trị có khả năng nhận thức các năng lực cốt lõi và xác định các hoạt động cần thiết để cải tiến. Chuẩn đoán bao gồm xác định vị thế của hãng trong mối tương quan giữa các hãng cạnh tranh, năng lực đổi mới cải tiến, các kỹ năng nguồn nhân lực, năng lực công nghệ, các nguồn lực tài chính, trình độ quản trị và các yếu tố thuộc về văn hóa, giá trị đội ngũ nhân viên. Bước 4 : Phát triển các chiến lược : Để phát triển các chiến lược cần đánh giá các vấn đề : 5
  6.  Các cơ hội và đe dọa bên ngoài,  Các điểm mạnh và điểm yếu bên trong  Các chiến lược có khả năng tốt nhất để giúp cho tổ chức hoàn thành sứ mệnh và các mục tiêu a) Chiến lược thâm nhập thị trường : chiến lược này tập trung vào sự nỗ lực tăng trưởng trên thị trường hiện có với các sản phẩm hiện tại. b) Chiến lược phát triểm thị trường : chiến lược tập trung nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới cho sản phẩm hiện tại. Có 3 cách căn bản để làm được điều đó : (1) thâm nhập thị trường ở các khu vực địa lý mơí, (2) thâm nhập vào các thị trường mục tiêu mới, (3) mở rộng việc sử dụng các thiết bị và sản phẩm hiện tại c) Chiến lược phát triển sản phẩm : chiến lược này bao gồm việc phát triển sản phẩm mới cho các thị trường hiện tại. Cách tiếp cận này có thể tiến hành bằng 1 trong 3 cách sau :(1) cải tiến đặc điểm, (2) nâng cao chất lượng về đọ tin cậy, tốc độ, tính hiệu quả, độ bền, (3) nâng cao đọ thẩm mỹ và lôi cuốn của sản phẩm, (4) giới thiệu mô hình về sản phẩm Bước 5 : Chuẩn bị các kế hoạch chiến lược : chuẩn bi các kế hoạch chiến lược  Sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức  Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp bao gồm cả thị trường mà tổ chức hướng tới  Phân tích về thị trường bao gồm những cơ hội và đe dọa kế hoạch dự phòng hco những sự kiện xảy ra ngoài dự tính  Các chiến lược để tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực công nghệ, sản xuất, marketing, và nguồn nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định, bao gồm việc tận dụng các điểm mạnh cũng như khắc phục các điểm yếu cũng như thiết lập các kết hoạch dự phòng  Các chiến lược để phát triển và sử dụng các năng lực của tổ chức và đội ngũ nhân viên  Các báo cao tài chính bao gồm các báo cáo lãi , lỗ, báo cáo ngân quỹ và điểm hòa vốn Bước 6 : Chuẩn bị các kế hoạch chiến lược Các kế hoạch chiến thuật phát triển nhằm thực thi các kế hoạch chiến lược 6
  7. Bước 7 : Kiểm tra và chuẩn đoán kết quả : Việc kiểm tra là cần thiết để đảm bảo chắc chắn rằng việc thực thi các kế hoạch được như mong đợi và đanh giá kết quả được các kế hoạch này Bước 8 : Tiếp tục hoạch định : Hoạch định là một tiến trình liên tục và không ngừng. Các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong là không ngừng biến đổi. Một số những thay đổi diễn ra đàn và thấy trước được. Những sự thay đổi khác thì bất ngờ và không dự đoán được. Vì thế việc thực thi cần thực hiện một cách liên tục và thường xuyên để ứng phó với sự thay đổi đó 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2