Tiểu luận: Văn hóa kinh doanh tại Việt Nam
lượt xem 71
download
Tiểu luận: "Văn hóa kinh doanh tại Việt Nam" trình bày tổng quan về văn hóa Việt Nam, văn hóa trong doanh nghiệp, một số triết lý kinh doanh, hình ảnh văn hóa tiêu biểu, hiệu quả và tác dụng của văn hóa kinh doanh. Mời bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Văn hóa kinh doanh tại Việt Nam
- Tiểu luận Văn hóa kinh doanh tại Việt Nam 1
- II.Tổng quan về văn hóa Việt Nam Có thể nói văn hóa kinh doanh là phần hồn của một doanh nghiệp, bởi vì chính nó ảnh hưởng, thậm chí chi phối, các hoạt động sản xuất, quyết định kinh doanh, các mối quan hệ nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Ở đây, có thể hiểu văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp như những quan niệm, những xác tín về mục đích và các giá trị văn hóa cần phải có trong mọi hoạt động. Nó là kết quả của một quá trình xây dựng nhiều năm với sự hưởng ứng, thực thi của mọi thành viên Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương đông thuộc góc tận cùng của phía đông nam nên có 1 nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hình mang đầy đủ các đặc trưng của văn hóa phương đông Văn hóa của người Việt Nam sau lăng kính của người Nước Ngoài Nhập gia tùy tục’. - Đôi với 1 doanh nhân khi gặp gỡ với đối tác là người Việt Nam Hãy mở đầu câu chuyện bằng việc giới thiệu về bản nhân. Bạn đừng lấy làm ngạc nhiên nếu họ muốn biết tuổi của bạn. Đó là cách để người Việt chọn vai khi xưng hô cho thêm phần thân mật do sự phong phú về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. - Tặng quà là một biểu hiện văn hóa cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, vàp dịp gần đến Tết cổ truyền của người Việt, đừng quên tặng quà và thiệp chúc mừng cho đối tác và các mối quan hệ của bạn ở đây! - Ăn uống là một phần tất yếu của sinh hoạt mang tính cộng đồng và trong cả hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Các bữa ăn tối với đại diện địa phương hoặc khách hàng giúp phát triển quan hệ và làm cho đại diện của bạn ở địa phương được ‘nở mặt nở mày’ .- Một điều tạm gọi là thú vị, đó là đàn ông Việt Nam rất hay phì phèo hút thuốc trong bữa ăn. Bởi họ khoái vừa ăn vừa lai rai tán gẫu. - Cách uống của người Việt trong bữa tiệc cũng khác. Nếu bạn hì hụi uống một mình, như thế là bất lịch sự. Thói quen của mọi người là chỉ uống sau khi đã cụng ly! Cầm ly tay phải, tay trái nâng cao một cách hào sảng, cùng hô ‘Trăm phần trăm’ (‘chum fun chum’) và nói ‘Chúc sức khỏe’ (‘chook sook hue’). Nếu bạn biết hát thì càng tốt, chuẩn bị vài bài ‘tủ’ vì sau bữa ăn thường sẽ là giao lưu bằng karaoke! Kinh nghiệm xương máu! - Nền hành chính còn nặng tính quan liêu ở Việt Nam, đặc biệt là bệnh sính giấy tờ, văn bản khá nặng nề. Tuy nhiên, hãy biết kiên nhẫn, mà người Việt thường nói là ‘cứ bình tĩnh’! - Nếu đối tác của bạn là doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì khỏi lo khoản ngôn ngữ. Còn với các công ty nhà nước thì nên có phiên dịch. Phiên dịch phải có kiến thức về ngành kinh doanh của bạn, thậm chí hiểu được tiếng địa phương vốn rất khác nhau theo vùng ở Việt Nam. - Người Việt Nam rất lịch sự, luôn mỉm cười và tỏ ra đồng ý với bạn, ngay cả khi, trên thực tế, họ có thể không hiểu hết điều bạn vừa nói! Nếu mà bạn cười thì sẽ tạo ra được không khí thoải mái và đối tác của bạn sẽ tích cực hơn trong việc trình bày với bạn những vấn đề liên quan. Nhưng đôi khi bạn cười ko đúng lúc thậm chí ko hiểu hết ý có khi đối tác của bạn lại cho rằng cười trừ. Đáp lại, bạn cũng nên giữ thái độ niềm nở. Điều quan trọng nhất trong đàm phán với người Việt là kiên trì! Vẻ ngoài tức giận, cau có bị xem là biểu hiện của ‘bản lĩnh kém’, chắc chắn sẽ gặp phải thái độ phản 2
- ứng tiêu cực và thất bại trong đàm phán.=> thể hiện tínhc cách hiếu thắng và tự ái “ cái gì ta cũng đã biết , đã hiểu” - Trong cuộc làm việc, phía Việt Nam thường hay nói, “chúng tôi sẽ xem xét”, “chúng tôi sẽ trả lời”. Cho nên nếu bạn cần quyết định sớm, tốt nhất là bạn hãy gửi mọi giấy tờ cần thiết trước cuộc gặp. Nếu là văn bản gửi cho các cơ quan nhà nước, hãy soạn nó bằng tiếng Việt! Mở đầu buổi đàm phán sẽ luôn là những câu chuyện ‘trời trăng mây nước’ ngoài lề. Bạn đừng sốt ruột, cái đó gọi là ‘tạo không khí’! Bạn cũng nên giấu luật sư của mình ‘sau cánh gà’ vì người Việt không muốn nhìn thấy anh ta khi đàm phán và cũng không thích vào đề từ phương diện dính dáng đến pháp luật. Đôi khi các doanh nhân việt luôn tỏ ra chậm chạp trong việc lắp bắt tình hình kinh doanh . Có thể nói thái độ chậm chễ giờ cao su là thái độ thường nhật trong con người Việt Nam hiện đại. Người trong cuộc nói gì? Mark Fazackerley, Giám đốc Kỹ thuật của hãng Oracle tại Sydney, đã có 3 lần đến Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm: “Tôi phải thức dậy rất sớm, ăn sáng xong xuôi trước 8 giờ. Các cuộc làm việc diễn ra sớm hơn ở Úc rất nhiều. Người Việt cũng có thói quen nghỉ trưa, kể cả khi đàm phán chưa xong. Trong các cuộc làm việc, thường có sự xuất hiện của phụ nữ. Nhiều khi chỉ để cho…duyên dáng! Nhưng nếu bạn tỏ ra thờ ơ với cô ấy thì thật thiếu lịch sự. Ngược lại, cách tốt nhất là vui vẻ khi giao tiếp, nhưng cương quyết và rõ ràng khi đàm phán, ra quyết định”. Giáo sư Kyle Tyron, một trong số ít giáo sư trẻ măng chưa đến 40 tuổi của trường Đại học Macquarie, Sydney, thì thích thú đặc biệt sau lần đầu tiên đến Việt Nam hồi năm ngoái: “Bia, rất nhiều bia. Đi ra đường là gặp bia. Tôi rất thích những quán bia hơi ở Hà Nội. Không gian và con người thật thoải mái, náo nhiệt khác thường. Đối tác của tôi là Đại học Kinh tế Quốc dân, họ thường mời ăn trưa ở nhà hàng sang trọng sau cuộc làm việc. Nhưng tôi vẫn khoái ra quán bia hơi hoặc quán nhậu hơn!”. Không chỉ người Úc để ý kỹ văn hóa Việt Nam, một người bạn Thụy Điển lâu năm của các cơ quan báo chí trong nước, Mats Wikman, tự nhận mình đã “may mắn” khi có đến ngót 10 lần qua đây làm việc, theo dự án của SIDA, mỗi lần chí ít cũng gần tháng trời. Anh nói: “Tôi có hai ‘đời’ vợ và tôi rất yêu trẻ con. Thật tuyệt là điều đó được chia sẻ ngay với các bạn Việt Nam. Người Việt rất thích nói chuyện gia đình, con cái. Ngay buổi làm việc đầu tiên tôi đã giới thiệu tôi là cha của năm đứa nhóc, tôi khoe ảnh của chúng. Và mọi thứ đều suôn sẻ kể từ lúc đó. Giữa chúng tôi hầu như không có e ngại, khoảng cách.” Một thực trạng đáng buồn đang diễn ra trong thời gian vuằ qua khi 1 số tờ báo nước ngoài có tham gia tìm hiểu về thị truờng Việt Nam đã đưa lên nhưng thông tin thật sự bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xong chúng ta không thể phủ nhận nó rằng : “’ Việt Nam đang thiếu văn hóa trong kinh doanh “” : +Gian lận thương mại +Làm hàng giả +Trốn thuế. +Gian lận sổ sách. +Đầu cơ chụp lợi . +Lừa đảo. +Phô truơng. +lãng phí Và đặc biệt trong thời gian vừa qua đã phát hiện biết bao những doanh nghiệp to vùa và nhỏ bất chấp lợi ích và sức khoe của người tiêu dùng vì cái lợi mà bỏ qua luân thường đạo lý ở đời gây ra bức xúc cho dư luận. Hạt dưa có chất gây ung thư , chân gà thối mỡ lợn thối ,gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Vedan thải chất thải ra sông thị vải gây ô nhiễm môi truờng.vv… 3
- Đây ko những làm ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp việt nam nói chung mà nó còn làm suy đồi phẩm chất thật thà chất pháp của con nguời Việt Nam từ truớc đến nay. Nói về sự thông minh? Dân tộc Việt Nam đáng tự hào lắm chứ, hằng năm chúng ta vẫn rinh về những giải thưởng quốc tế. Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh... vẫn thấy các học bổng toàn phần dành cho sinh viên Việt Nam, những bài báo khen ngợi họ như 1 trong những sinh viên xuất sắc nhất. Thế đâu là điểm yếu của người Việt Nam? Phải thừa nhận người Việt Nam rất thông minh, cần cù, ham học hỏi và có tính tiếp thu nhanh... nhưng... rất tiếc ở đây có 1 chữ nhưng... Nhưng người Việt Nam lại quá dễ thoả mãn với bản thân và thường ít khi "học đến đầu đến đuôi" nên thường kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Và ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi con người Việt Nam (phần lớn), khi nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì công ăn việc làm ít khi vì chí khí và đam mê. Đấy cũng là hệ quả tất yếu của 1 chương trình giáo dục đặt nặng về IQ thay vì EQ và SI, và 1 tư tưởng phong kiến phải thành đạt. Nhắc về sĩ diện, dĩ nhiên, trong mỗi con người chúng ta phải có cái sĩ diện cho riêng mình nhưng thường cái sĩ diện đó không đúng chỗ. Rất tiết kiệm, dè sẻn nhưng khi gặp một chuyện gì đó chạm tới tự ái, hoặc cũng chẳng cần phải chạm tới tự ái, là họ có thể tiêu ngay số tiền dành dụm bấy lâu 1 cách nhanh chóng, thuê 1 bộ váy cánh thật đẹp, mướn 1 chiếc xe tay ga, tổ chức 1 đám cưới linh đình... và sau đó lại tiếp tục thắt lưng buộc bụng để trả cho những chi phí đó. Lại ngó qua nước láng giềng là Trung Quốc, phải thừa nhận là họ mạnh hơn chúng ta, nhưng nếu xét từng nhóm nhỏ thì ta cũng đâu thua họ, điều này càng được chứng minh đối với các du học sinh, đa phần chúng ta đều nhìn họ với cái bĩu môi. Nhưng cứ mỗi khi ta nói chuyện với họ, nếu có cơ hội là họ bằng cách gián tiếp hay trực tiếp giới thiệu ngay về nước Trung Quốc của họ với những văn hoá, lịch sử. Còn rất nhiều tính cách không hay của người Việt nữa chẳng hạn như bừa bãi, lộn xộn, thích chen lấn... nhưng có lẽ bài viết cũng đã đi quá xa cho nên phải tạm dừng. Nhưng bạn hãy nên nhớ, dù bạn tự hào hay xấu hổ vì người Việt Nam, bạn cũng đang là người Việt Nam, là 1 đại biểu của người Việt Nam vậy hãy thay đổi sao cho người Việt Nam càng ngày càng hoàn thiện, bạn nhé. Mỗi cá nhân không thể đại diện ngay cho 1 dân tộc được nhưng sẽ giúp những người khác ý thức được việc đó. Chắc hẳn bạn đang định nói "đừng hỏi Tổ quốc làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gi cho Tổ quốc". Không, bạn ơi... câu của bạn đang dùng, không phải do bác Hồ hay bất cứ người Việt nào nói trước đâu, nếu tôi nhớ không lầm, đó chính là câu phát biểu của tổng thống Kennedy đó. (*): cũng do bức xúc về vấn đề này, nên KAR đang nghiên cứu 1 cách có trật tự và chính xác lịch sử Việt Nam. Hy vọng 1 ngày nào đó các bạn sẽ đọc 1 cuốn truyện dã sử chẳng hạn về 1 nhân vật Việt Nam của KAR. 3. Văn hóa trong doanh nghiệp bao gồm: 3.1. Lịch sử hình thành DN: 1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. 1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. 1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. 2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. 3.2 Một số Triết lý kinh doanh và hình ảnh văn hóa tiêu biểu: 4
- a. Ý nghĩa của thương hiệu: Logo của công ty sữa vinamilk bao gồm 2 phần : phần hình và phần chữ. Phần hình là cách viết tắt cách điệu của chữ vinamilk trong một vòng tròn khép kín tượng trưng cho tâm triết lý kinh doanh vì cộng đồng luôn luôn nhất quán trọn vẹn, cùng với 2 màu chủ đạo là xanh và trắng. Màu trắng thể hiện màu sắc chủ yếu của các sản phẩm sữa và từ sữa, hòa quyện cùng màu xanh, cho ta cảm giác yên tâm tin tưởng và sự trong lành. Phần text : VINAMILK là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. * Slogan của Vinamilk trước kia là : Cuộc sống tươi đẹp” thể hiện mục tiêu vì cộng đồng vì thế hệ tương lai của doanh nghiệp. Ngày nay Vinamilk đã phát triển lớn mạnh, trở thành thương hiệu nổi tiếng dành cho sức khỏe Việt, slogan Vinamilk đổi thành “Niềm tin Việt Nam” cho ta cảm nhận một niềm tin về tương lai tươi sáng của các thế hệ người Việt, sự vươn xa và khẳng định mình của một thương hiệu Việt trên trường quốc tế. b. Sứ mệnh- Tầm nhìn. * Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “ *Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” . c. Gía trị cốt lõi của doanh nghiệp. *Giá trị cốt lõi: Chính trực Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch. Tôn trọng Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng. Công bằng Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Tuân thủ Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty. Đạo đức Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức. d. Khẩu hiệu và triết lý kinh doanh. * “Chất lượng quốc tế , chất lượng Vinamilk”. * Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế Vinamilk tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Chính sách chất lượng của công ty sữa Vinamilk: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định. 5
- e. Cam kết tương lai. Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Biết bao con người làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chắt chiu, gửi gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho tương lai thế hệ mai sau, bằng tất cả tấm lòng. Đó cũng là cam kết của Vinamilk. f. Thực hiện triết lý kinh doanh của Vinamilk. Những hoạt động của công ty trong sản xuất kinh doanh luôn nhất quán với triết lý kinh doanh ban đầu của Vinamilk. • Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn… • Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau; • Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp để con đường sản phẩm đến tay khách hàng được thuận lợi hơn, với giá thành hợp lý. • Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy, phát triển nhân lực trên nền tảng có sẵn những nhà quản lý giàu kinh nghiệm và thành công. Ngoài ra, công ty luôn khuyến khích các thành viên công ty, các cổ đông tham gia góp ý kiến về hoạt động của công ty, chế độ lương thưởng rõ ràng. Vinamilk luôn cáo bạch rõ ràng các thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh sản xuất của công ty trước công chúng. Phát triển mạnh sự liên kết giữa công ty với khách hàng qua trang web của công ty, đặc biệt là mục phản hồi thông tin, trả lời những câu hỏi quan tâm của người tiêu dùng. Tất cả tạo nên tính minh bạch và niềm tin của khách hàng đối với Vinamilk. *Thực tế thực hiện của công ty: 1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. 1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. 2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. 2006: Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. * Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con nhằm đáp ứng nguồn sữa tốt và dồi dào cho công ty, để đưa tới khách hàng sản phẩm với giá thành hợp lý nhất. Bên cạnh đó, công ty tham gia rất tích cực vào các hoạt động xã hội , từ thiện như: cứu trợ lũ lụt, nhận nuôi bà mẹ Việt Nam anh hùng (năm 1997 Vinamilk đã nhận nuôi 20 bà mẹ Việt Nam anh hùng), tạo dựng quỹ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”… Ông Trần Bảo Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty Vinamilk cho biết: “Quỹ học bổng Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam là hoạt động xã hội mà công ty luôn dành sự quan tâm hàng đầu. Không ngoài cam kết của Vinamilk – Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho tương lai thế hệ mai sau, với chương trình này, chúng tôi hy vọng được góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước.. “ Với hoạt động này, Vinamilk đã và đang tích cực thực hiện rộng khắp trên cả nước với cam kết đóng góp thiết thực cho cộng đồng và hữu ích vì mục tiêu “Sức khoẻ và Trí tuệ” cho những thế hệ tương lai của đất nước. g. Giới thiệu về sản phẩm. * Sản Phẩm của công ty: sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa đặc (Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam) Sữa bột (Dielac), Ridielac ...dành cho trẻ em, bà mẹ và người lớn tuổi. 6
- Bột dinh dưỡng. Sữa tươi, đặc biệt là Công ty đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm SỮA TƯƠI 100% rất được ưa chuộng. Kem, sữa chua (Sữa chua ăn, Sữa chua uống, Sữa chua men sống - PROBI), Phô–mai (nhãn hiệu BÒ ĐEO NƠ). Sữa đậu nành, nước giải khát (nước ép trái cây: Đào ép, Cam ép, Táo ép...). Mang nhãn hiệu VFresh. Cà phê hòa tan, cà phê rang xay mang nhãn hiệu CAFE MOMENT. Nước uống đóng chai mang nhãn hiệu ICY. Bia Zorok (liên doanh). 3.3: Hiệu quả và tác dụng của văn hóa kinh doanh: Với khẩu hiệu và triết lý kinh doanh hướng tới chất lượng sản phẩm nhằm tạo nên sức khỏe cộng đồng và thế hệ tương lai phát triển hơn, Vinamilk đã chiếm lĩnh niềm tin lớn lao trong lòng người dân Việt về một thương hiệu sản phẩm vì sức khỏe Việt, cũng như ở nhiều khu vực khác trên thế giới. Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ. Khái quát về Vinpearl Công ty Cổ phần Du lịch Vinpearlland, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch, Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25/07/2001 tại Nha Trang – Khánh Hòa. Thành lập với mức vốn Điều lệ ban đầu là 290 tỷ đồng, đến nay, vốn Điều lệ của Công ty đã được nâng lên 1000 tỷ đồng, là một trong những Công ty sở hữu và kinh doanh Khu du lịch, vui chơi giải trí hiện đại nhất tại Việt Nam. Họat động chính của công ty là xây dựng và kinh doanh tổ hợp khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng, sân golf, làng du lịch và công viên giải trí tại đảo Hòn Tre, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, và cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành nội địa, vận tải hành khách. Công ty cũng tiến hành các họat động đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính. Triết lý kinh doanh được Vinpearl đưa ra là Phát triển bền vững và hiệu quả. Đầu tư nhân văn và hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích cộng đồng, với môi trường, giữa doanh nghiệp với người lao động Không theo đuổi các mục đích lợi nhuận nhất thời mà hướng đến sự phát triển bền vững 7
- Tuyệt đối tuân thủ pháp luật và kỷ luật Phát huy cao độ tinh thần, giá trị và bản lĩnh Việt Nam… Văn hóa doanh nghiệp: - bầu không khí doanh nghiệp xây dựng: Công ty CP Du lịch Vinpearlland cũng xây dựng hệ thống lương, thưởng dựa trên việc đánh giá năng lực, ý thức, hiệu quả là mức độ đóng góp của CBNV cho kết quả kinh doanh chung của Công ty để áp dụng chính sách khen thưởng phù hợp. Ngoài ra, Công ty đã rất quan tâm đến hoạt động đoàn thể, chú trọng đến quyền lợi của toàn thể nhân viên. Hàng năm Công ty đều thực hiện tốt các chế độ phúc lợi và đãi ngộ nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ nhân viên. Công tác xã hội cũng rất được Công ty chú trọng. Từ khi thành lập đến nay, Vinpearl đã đóng góp nhiều chục tỷ đồng cho các chương trình từ thiện xã hội và tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội khác của Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo đánh giá của Công ty, một trong những thế mạnh lớn của Vinpearl và là gốc của những thành công trong thời gian qua chính là đội ngũ CBCNV, là tinh thần đoàn kết và đồng tâm xây dựng “mái nhà chung” của các thành viên. Chính vì vậy lãnh đạo Công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng và tối ưu hóa chính sách đãi ngộ và phúc lợi, chú trọng đào tạo và phát triển nhân sự, chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp, thân thiện... với mục tiêu là hình thành được một đội ngũ nhân sự đẳng cấp 5 sao. Cánh cửa nghề nghiệp cùng những cơ hội làm việc tại Vinpearl cũng luôn rộng mở với những bạn trẻ nhiệt huyết và tài năng không chỉ của Việt Nam mà còn của cả các bạn trẻ nước ngoài. a. Ccơ cấu tổ chức, chính sách quản lý Để đảm bảo đáp ứng được sự phát triển Công ty về phạm vi và quy mô, tính đến ngày 31/12/2007 tổng số lao động của Công ty là ngày 31/12/2008 là 1.413 nhân viên (không kể số lao động theo thời vụ). Trong đó: Trình độ người lao động Số lượng (người) Đại học và sau đại học 241 Cao đẳng và Trung câp 226 Phổ thông 946 Tổng cộng 1.413 Chiến lược phát triển nhân sự của Ban lãnh đạo công ty là xây dựng, giữ gìn và không ngừng phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, nhằm mang lại các sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất, đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho du khách trong và ngoài nước Xây dựng một môi trường làm việc ổn định, lâu bền, sáng tạo, hiệu quả và đầy nhiệt huyết, cạnh tranh và nhiều triển vọng cho sự thăng tiến với thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt nhất. Xây dựng một đội ngũ CBCNV giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp tốt ngoại ngữ, có kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp và biết làm hài lòng khách hàng đồng thời không ngừng huấn luyện, đào tạo nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ quốc tế. Để thực hiện chiến lược này, công ty đã xây dựng và không ngừng cải tiến chính sách lương, thưởng, chế độ phúc lợi, tuyển dụng và đào tạo có tính cạnh tranh cao, thu hút được lao động có chất lượng từ thị trường lao động trong và ngoài nước. Đồng thời, công ty luôn quan tâm tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất, đảm bảo tính công bằng và cơ hội phát triển tối đa khả năng và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực luôn được đề cao tại Công ty Vinpearl. Ngân sách đào tạo hàng năm vào khoảng 2% của tổng quỹ lương và Công ty Vinpearl có các Phòng Đào tạo chuyên trách từng khu vực, đảm bảo tính hiệu quả của công tác đào tạo. 8
- Ngoài ra, Công ty cũng luôn quan tâm chú trọng đến đời sống tinh thần của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty thông qua các hoạt động như: Tổ chức sinh nhật, thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ, hội thi khéo tay, tham quan nghỉ mát, thăm hỏi nhân viên ốm đau, thai sản…Hàng năm, Công ty tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Công ty, thành lập Tập đoàn, các lễ hội nhân dịp Tết Trung thu, quốc tế thiếu nhi 1/6, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Quốc tế phụ nữ 8/3, Noel, Tết nguyên đán…vv. Thông qua các hoạt động tập thể được tổ chức xuyên suốt trong năm, Công đoàn Công ty cùng Ban văn thể đời sống đã phát huy tối đa vai trò không những trong việc đảm bảo đời sống tinh thần mà còn bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của cán bộ nhân viên trong toàn Công ty. Bằng nỗ lực của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, Vinpearl đã gặt hái được rất nhiều thành công. Với những đóng góp cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng, Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl đã khẳng định được vị trí là một thương hiệu mạnh trong và ngoài nước. Vinpearl đã nhiều lần vinh dự nhận được bằng khen của nhà nước và tỉnh Khánh Hòa và các giải thưởng khác điển hình như: Đến nay, Vinpearl đã đạt được nhiều thành tựu và được du khách trong và ngoài nước biết đến, yêu mến với cái tên Vinpearl Land - Hòn Ngọc của Việt Nam. Một số giải thưởng Vinpearl được nhận được trong các năm gần đây: Năm 2010 Sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010 – ( thư cảm ơn http://vinpearlland.com/vi-VN/Vinpearl/Tintuc- Sukien/2010/3/249.aspx) Thương mại dịch vụ Việt Nam Năm 2009 Cúp vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường Năm 2008 06/01: Nhận giải thưởng “Top Trade Services” do Bộ Công Thương tổ chức. 09/01: Nhận giải thưởng “Ngôi sao Kinh doanh” do Bộ Ngoại Giao trao tặng. 20/01: Nhận Giải thưởng “Quả Cầu vàng” của Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng được Cục Bản quyền tác giả VHNT (Bộ Văn hoá – Thông tin trước đây, nay là Bộ VH – TT & DL) và Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) trao tặng. 26/01: Nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích năm 2007” do bạn đọc báo Sài Gòn Giải Phóng bình chọn. 01/02: Nhận bằng khen “Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác 2007” do Bộ trưởng Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch trao tặng. 26/04: Nhận giải thưởng “Kiến trúc tiêu biểu Việt Nam thời kỳ đổi mới” do Hội kiến trúc sư Việt Nam trao tặng 02/09: Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” - Top 100 thương hiệu hàng đầu – năm thứ 2 liên tiếp. b. Các biện pháp kiểm soát. Các hoạt động của Công ty được đảm bảo an toàn, tuân thủ theo đúng pháp luật, thực hiện triển khai theo đúng các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và HĐQT công ty, tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững. Để làm được việc này, ngoài việc mở rộng và phát triển các mặt hoạt động kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng về tài chính, quy mô lĩnh vực kinh doanh thì quản trị rủi ro là một trong những nội dung quan trọng được tập trung quán triệt từ HĐQT, ban kiểm soát, ban Tổng Giám đốc đến từng phòng ban nghiệp vụ. Để làm được việc này, Ban lãnh đạo công ty đã chủ động triển khai đồng thời việc quy chuẩn hóa các quy trình, quy chế quản trị với việc tăng cường kiểm tra giám sát việc thực thi các quy chế trong các mặt hoạt động của công ty. Hoạt động của Ban kiểm soát, bộ phận pháp chế của Công ty được tăng cường nhằm phát huy vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động của Công ty, kịp thời phát hiện và khắc phục các 9
- thiếu sót, tạo đà cho việc phát triển bền vững hài hòa giữa lợi ích của Công ty, Nhà nước, các đối tác cũng như quyền lợi của người lao động. Chính sách lương, thưởng: Công ty đã xây dựng chính sách lương, thưởng phù hợp với từng vị trí công việc, kỹ năng và trình độ chuyên môn của CBNV phản ánh đúng khả năng của từng cá nhân trong công ty, đồng thời tạo động lực khuyến khích CBNV phát huy năng lực, trách nhiệm để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quản công việc. Chính sách tuyển dụng, đào tạo: Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vào làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu ngành nghề của công ty và phù hợp phương hướng mở rộng ngành nghề mới cho Công ty, tùy theo từng vị trí cụ thể mà Công ty có những yêu cầu về trình độ nghiệp vụ riêng, song nhìn chung tất cả các chức danh đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chuyên môn, có ý thức phát triển và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và có tính kỷ luật cao. Cán bộ quản lý phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành, nhiệt tình, năng động và ham học hỏi, yêu thích công việc, có khả năng sáng tạo cao, có ý thức trách nhiệm, có năng lực tổ chức, có các kỹ năng quản lý, lãnh đạo nhóm. Đối với các vị trí quan trọng, cần phải có thêm kinh nghiệm làm việc lâu năm, thâm niên công tác trong ngành, tư duy logic, khả năng suy luận tốt, cũng như đáp ứng đầy đủ về trình độ ngoại ngữ, tin học. Ngoài ra, Công ty cũng luôn quan tâm chú trọng đến đời sống tinh thần của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty thông qua các hoạt động như: Tổ chức sinh nhật, thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ, hội thi khéo tay, tham quan nghỉ mát, thăm hỏi nhân viên ốm đau, thai sản…Hàng năm, Công ty tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Công ty, thành lập Tập đoàn, các lễ hội nhân dịp Tết Trung thu, quốc tế thiếu nhi 1/6, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Quốc tế phụ nữ 8/3, Noel, Tết nguyên đán…vv. Thông qua các hoạt động tập thể được tổ chức xuyên suốt trong năm, Công đoàn Công ty cùng Ban văn thể đời sống đã phát huy tối đa vai trò không những trong việc đảm bảo đời sống tinh thần mà còn bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của cán bộ nhân viên trong toàn Công ty. . Đóng góp cho xã hội Công ty CP Du lịch Vinpearl Land với khách sạn Vinpearl Resort & Spa vinh dự nằm trong Top 10 Cúp vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường bởi những nỗ lực trong việc áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngày 25/10, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ trao giải thưởng Cúp Vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2009 cho các doanh nghiệp được đánh giá là đã tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, có nhiều sản phẩm thân thiện môi trường, tích cực đóng góp vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa bàn hoạt động. Công ty CP Du lịch Vinpearl Land với khách sạn Vinpearl Resort & Spa đã vinh dự nằm trong Top 10 của giải thưởng, bởi những nỗ lực trong việc áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng ngay trên vịnh Nha Trang - một trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới, đảo Hòn Tre lại rất gần với khu bảo tồn Hòn Mun. Vì thế, VinpearlLand luôn ý thức rằng để phát triển bền vững cần phải gắn sự phát triển kinh doanh liền với công tác bảo vệ, giữ gìn môi trường. Vinpearl Resort & Spa luôn được du khách đánh giá cao bởi thiết kế của nó hướng đến giá trị thiên nhiên bền vững, tận dụng lợi thế thiên nhiên với bốn bề là biển, trên đảo có rừng tự nhiên vẫn còn đang chứa đựng vô vàn những điều hấp dẫn chờ được khám phá. Khu du lịch VinpearlLand đang tiếp cận quy trình 10R, xem đó như một nguyên tắc cho cả một quy trình nằm trong hệ thống quản lý môi trường tại đây. Không chỉ quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp, Vinpearl Land còn tham gia rất nhiều các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Trong tiến trình xây dựng, Vinpearl Land đã rất nỗ lực tạo thảm thực vật đa dạng; phủ xanh đồi trọc đất trống ở Hòn Tre, biến hòn đảo thành rừng xanh nhằm cải thiện môi trường theo hướng bền vững của một khu bảo tồn quốc gia. Việc trồng cây trên đảo là hết 10
- sức khó khăn do nền đất tự nhiên là đất đá, vì thế, Vinpearl Land đã phải bố trí máy móc để đào hố sâu, đổ đất kèm chất dinh dưỡng rồi mới trồng cây. Tính đến thời điểm này, Vinpearl Land đã đầu tư khoảng 13 tỷ đồng dành riêng cho việc trông cây, phủ xanh cho nơi đây. Dự kiến đến hết quý I năm 2010, Vinpearl Land sẽ trồng phủ xanh tới 95% tổng diện tích toàn bộ khu du lịch giải trí biển đảo lớn nhất Việt Nam này. Một điều đặc biệt nữa là khi đến Vinpearl Land, bạn sẽ rất thích thú khi thấy tại đây, rất nhiều cây xanh được mang tên những hoa hậu đến từ các nước trên thế giới. Đây là những cây đã được các người đẹp trồng trong các cuộc thi sắc đẹp được tổ chức tại Vinpearlland. Việc phát triển hệ sinh thái trên đảo cũng là điều Vinpearl hết sức chú trọng. Cứ 3 tháng/lần,Vinpearl Land lại đưa về một số loài chim quý ở nơi khác về thả tại đảo Hòn Tre. Tính đến nay, đã có trên 50.000 con chim thuộc hơn 50 loài được thả về với tự nhiên tại đảo này và sinh trưởng tốt. Ngay cả hoạt động vui chơi giải trí tại Vinpearl Land cũng được gắn với việc triển lãm về thế giới tự nhiên, giúp du khách hiểu và yêu thích thiên nhiên hơn. Đó là khu Thủy cung rộng trên 3,400m2, như một đại dương thu nhỏ với 300 loài cá đẹp và quý hiếm. Không “đơn phương” trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, Vinpearl Land còn rất tích cực truyền thông ý thức này đến với du khách. Khách nghỉ tại Vinpearl Resort & Spa sẽ thấy các thông điệp như: tái sử dụng khăn tắm, ga trải giường nhằm tiết kiệm nước; phân loại rác vô cơ và hữu cơ... Những thông điệp này được du khách đón nhận và hưởng ứng một cách tích cực. Điều này giúp cho môi trường tại Vinpearl Land luôn trong lành, sạch sẽ, xứng đáng với đẳng cấp của một khu resort 5 sao. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Công ty CP Du lịch Vinpearl Land trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên trên đảo Hòn Tre đã được ghi nhận bằng một giải thưởng đáng quý: Top 10 Cúp vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường 2009. Giải thưởng này như một sự động viên, khích lệ, giúp Công ty càng có thêm niềm tin trong việc phát triển một tương lai bền vững. . 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp: Khái niệm văn hóa doanh nghiệp, vai trò văn hóa doanh nghiệp, các dạng văn hóa doanh nghiệp, phân biệt văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây
25 p | 2171 | 431
-
Tiểu luận: Văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần FPT. Thực tiễn và kiến nghị
12 p | 854 | 166
-
Tiểu luận triết học: Văn hóa kinh doanh dưới cái nhìn triết học
8 p | 270 | 64
-
Tiểu luận: Văn hóa trong kinh doanh của P&G
34 p | 470 | 44
-
Tiểu luận môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk
37 p | 307 | 42
-
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế: Sự thay đổi văn hóa của Nhật Bản và Matsushita
27 p | 172 | 34
-
Tiểu luận: Văn hóa kinh doanh trong thực hiện hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
17 p | 209 | 22
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)
20 p | 155 | 22
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý và chiến lược kinh doanh của Starbucks®
27 p | 152 | 17
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của công ty Nestlé
22 p | 69 | 15
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Viễn thông Viettel
18 p | 79 | 15
-
Tiểu luận: Văn hóa trong kinh doanh
18 p | 222 | 14
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trình bày về Mô hình văn hóa của một doanh nghiệp
16 p | 148 | 13
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trình bày triết lý, chiến lược kinh doanh của Viettel
22 p | 55 | 13
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của Tập đoàn Vinamilk
22 p | 38 | 12
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của tập đoàn Amaron
15 p | 54 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tìm hiểu văn hóa kinh doanh đầu thế kỷ XX thông qua nghiên cứu một số doanh nhân tiêu biểu
121 p | 26 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn