Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)
lượt xem 22
download
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) giới thiệu đến các bạn những nội dung về Cơ sở lí thuyết về chiến lược kinh doanh; Phân tích chiến lược kinh doanh của viettel. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Học phần: Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Đề tài: Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) Giảng viên: Thầy Nguyễn Quang Chương NHÓM 13 Họ và tên MSSV Cao Lan Anh 20180392 Nguyễn Mai Hằng 20180449 Nguyễn Thị Đào 20180423 Trịnh Thị Gái 20182003 1
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 3 PHẦN I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ......................................... 4 1.Nguồn gốc chiến lược ......................................................................................................... 4 2.Quá trình phát triển của khái niệm chiến lược kinh doanh ................................................. 4 3.Bản chất của chiến lược kinh doanh ................................................................................... 5 4.Khái niệm chiến lược kinh doanh ....................................................................................... 5 5.Đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh ..................................................................... 6 6.Vai trò của chiến lược kinh doanh ...................................................................................... 6 7.Phân loại chiến lược ............................................................................................................ 6 8.Quy trình xây dựng chiến lược ........................................................................................... 7 PHẦN II: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL ................................ 8 1.Giới thiệu về Tổng công ty Viettel ..................................................................................... 8 2.Phân tích chiến lược kinh doanh ......................................................................................... 8 2.1.Chiến lược cấp công ty ................................................................................................ 8 2.1.1.Chiến lược thâm nhập thị trường ......................................................................... 9 2.1.2.Chiến lược phát triển thị trường .......................................................................... 9 2.1.3.Chiến lược phát triển sản phẩm ......................................................................... 10 2.2.Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ............................................................................ 10 2.2.1.Chiến lược về chi phí thấp ................................................................................. 11 2.2.2.Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm ................................................................... 11 2.2.3.Chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường xác định ........................... 12 2.3.Chiến lược cấp bộ phận chức năng ........................................................................... 12 2.3.1.Chiến lược về marketing ................................................................................... 12 2.3.2.Chiến lược đầu tư vào công nghệ thông tin (R&D) .......................................... 12 2.3.3.Chiến lược về nhân sự ....................................................................................... 13 2.4.Chiến lược đầu tư nước ngoài ................................................................................... 15 3.Các thành công đã đạt được .............................................................................................. 16 4.Bài học kinh nghiệm rút ra................................................................................................ 16 4.1.Bài học kinh nghiệm ................................................................................................. 16 4.2. Các biện pháp hành động của Viettel từ những bài học kinh nghiệm...................... 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 20 2
- MỞ ĐẦU Là người Việt Nam, không ai trong số chúng ta không biết tới Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) – một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ “made in Vietnam” chính hiệu. Bắt đầu được thành lập từ năm 1989, trải qua hơn 30 năm, từ một công ty viễn thông với doanh thu chỉ vào khoảng 7.000 tỷ đồng và lợi nhuận chưa đến 1.500 tỷ đồng, Viettel đã vươn lên trở thành một trong những Tập đoàn công nghệ - viễn thông hàng đầu thế giới. Tính đến nay, Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 30 thương hiệu Viễn thông giá trị nhất thế giới. Vậy để đạt được những thành công như ngày nay, Viettel đã phải có những chiến lược kinh doanh như thế nào ? Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Quang Chương – giảng viên bộ môn Văn hoá kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp, nhóm 13 chúng em đã thực hiện một bài tập lớn với đề tài : “Phân tích chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội”. 3
- PHẦN I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1. Nguồn gốc chiến lược "Chiến lược" là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy lạp "Strategos" dựng trong quân sự: Stratos ( quân đội, bầy, đoàn) và agos (lãnh đạo, điều khiển). Trong quân sự cũng có rất nhiều quan niệm về chiến lược: - Clausewitz cho rằng: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ chiến đấu ở vị trí ưu thế” - Larouse coi: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng” - Theo Machael Porter, giáo sư trường đại học Harvard : “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh” - Học giả Đào Duy Anh, trong từ điển tiếng Việt đã viết: Chiến lược là các kế hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận. Những năm thập kỷ 60 của thế kỉ XX, chiến lược được đi vào áp dụng và dẫn đến sự ra đời của khái niệm chiến lược kinh doanh. Chiếc lược là công cụ định hướng đi và điều khiển các hoạt động của doanh nghiệp theo các mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh môi trường. Nó có đóng góp quan trọng trong việc quyết định dự thành, bại của mọi doanh nghiệp. 2. Quá trình phát triển của khái niệm chiến lược kinh doanh • Tiếp cận khái niệm theo kiểu truyèn thống: Năm 1962, Chandler định nghĩa chiến lược như là "việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này". Đến những năm 1980 Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn "chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ". Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại: "Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan". • Tiếp cận theo kiểu hiện đại: Kenneth Andrews: “Chiến lược là những gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh có những cơ hội và cả những mối đe dọa”. Henderson: "Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo". 4
- 3. Bản chất của chiến lược kinh doanh Dù tiếp cận theo cách nào (là truyền thống hay hiện đại) thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác. 4. Khái niệm chiến lược kinh doanh Theo cách hiểu như bản chất của chiến lược kinh doanh thì thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất: - Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. - Đưa ra các chương trình hành động tổng quát. - Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. → Chiến lược kinh doanh là việc xác lập các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đưa ra các chương trình hành động một cách tổng quát nhất, sau đó lựa chọn những phương án hành động, triển khai phân bổ các nguồn lực để có thể thực hiện được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Nội bộ Ngoại vi bộ Điểm mạnh Cơ hội Chiến lược kinh doanh Điểm yếu Thách thức 1. Chiến lược kinh doanh là phạm trù khoa học quản lý • “ Việc các định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuối các hành động cũng nhue việc phân bố các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” ( Chandler, 1962) • “ Là mô thức hay kế hoạch tích hợp của các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kêtd một cách chặt chẽ” ( Quinn, 1980) 2. Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật tạo dựng lợi thế cạnh tranh • Brace Henderson: “Chiến lược là sự tìm kiếm thật trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều kiện khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. • Michael Porter: “ Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo". 5
- 5. Đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh - Xác định rõ những mục tiêu cơ bản, phương hướng kinh doanh cần đạt tới trong từng thời kì - Chỉ mang tính định hướng - Được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp - Mọi quyết định được phản ánh trong cả một quá trình liên tục - Luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi - Chiến lược quan trọng đều tập trung vào nhóm quản trị viên cấp cao. 6. Vai trò của chiến lược kinh doanh - Giúp doanh nghiệp nhận rõ được mục đích , hướng đi của mình trong tương lai - Giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh , đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa - Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cưng vị thế của doanh nghiệp - Tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp để đề ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. 7. Phân loại chiến lược Trong một tổ chức, chiến lược có thể tiến hành ở 3 cấp cơ bản: Cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấp bộ phận chức năng. a. Chiến lược cấp công ty - Xác định các ngành mà công ty theo đuổi cũng nhue quy mô hoạt đọng của các ngành kinh doanh - Xác định mục đích, mục tiêu của công ty - Xác định các ngành nghề mà công ty theo đuổi - Xác định các ngành nghề mà công ty tập trung và phân phối nguồn nhân lưucj giữa các lĩnh vực kinh. b. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh - Xác định khả năng cũng như cách thức hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị kinh doanh và nhờ đó góp phần hoàn thành chiến lược cấp công ty - Làm rõ đơn vị tham gia cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh kỳ vọng của đơn vị. c. Chiến lược cấp bộ phận chức năng - Tập trung hỗ trợ cho chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp đơn vị kinh doanh - Chính là chiến lược của các phòng ban chức năng trong công ty như marketing, R&D , tài chính, nhân sự, sản xuất..... 6
- 8. Quy trình xây dựng chiến lược 1. Xác định sứ mạng của tổ chức 2. Xác định mục tiêu của chiến lược 3. Phân tích môi trường bên ngoài 4. Phân tích các yếu tố bên trong 5. Xây dựng và lựa chọn chiến lược Chiến lược kinh doanh được nhìn nhận là một nguyên tắc, một tôn chỉ trong kinh doanh. Chính vì vậy, doang nghiệp muốn thành công trong kinh doanh điều kiện tiên quyết cần có chiến lược kinh doanh hay tổ chức thuẹc hiện chiến lược tốt. 7
- PHẦN II: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL 1. Giới thiệu về Tổng công ty Viettel Viettel có tên đầy đủ là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt Nam. Đây là doanh nghiệp viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất trên toàn quốc. Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân. Sản phẩm nổi bật của Tập đoàn Viễn Thông Quân đội Viettel là mạng di động Viettel mobile và Viettel Telecom. Tính từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp đã tạo ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận đạt 334 nghìn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 134 ngàn tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn đã sử dụng 3.500 tỷ đồng để thực hiện các chương trình xã hội. Năm 2019, tập đoàn nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao. Bên cạnh đó, còn vinh dự thuộc Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới. Biết đến tập đoàn Viettel nhiều năm, nhưng chắc chắn rằng, nhiều người không thể thống kê được hết những lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp này. Đa số mọi người đến Viettel ở mảng viễn thông mà ít ai biết rằng bên cạnh đó, doanh nghiệp còn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Dưới đây là những lĩnh vực kinh doanh của Viettel hiện nay: • Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình đa phương tiện • Hoạt động thông tin và truyền thông • Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát • Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, trung gian tiền tệ • Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, dự án đầu tư • Xây lắp, điều hành công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, CNTT, truyền hình • Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh thiết bị kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh • Kinh doanh hàng lưỡng dụng • Thể thao 2. Phân tích chiến lược kinh doanh 2.1.Chiến lược cấp công ty Chiến lược cấp công ty là những chiến lược mang tính dài hạn. Mục tiêu của chiến lược cấp công ty: - Tăng năng lực SX kinh doanh 8
- - Mở rộng thị trường, tăng thị phần - Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Chiến lược cấp công ty mà Viettel đang sử dụng là “chiến lược tăng trưởng tập trung” (trong đó sử dụng 3 chiến lược là “chiến lược thâm nhập thị trường” , “chiến lược phát triển thị trường” và “chiến lược phát triển sản phẩm” ) 2.1.1. Chiến lược thâm nhập thị trường Vào thời điểm mới ra mắt, giá dịch vụ cước viễn thông tại Việt Nam ở mức khá cao so với trung bình thu nhập của người dân Việt Nam. Bởi đó, Viettel đã tạo ra trào lưu giảm giá và siêu khuyến mãi liên tục để kích thích thị trường bùng nổ, đồng thời đánh vào tâm lí khách hàng Việt nam ưu thích “Ngon-bổ-rẻ”. Viettel đã tăng số nhân viên bán hàng và mở rộng đại lí tại các tỉnh thành trên cả nước. Hệ thống cửa hàng, địa điểm giao dịch Viettel trên toàn quốc là vô cùng lớn, trải dài từ Bắc – Trung – Nam, từ các trung tâm thành phố đến những quận huyện nhỏ. Do đó khách hàng có thể nhanh chóng tìm đến cửa hàng bất kể khi nào cần hỗ trợ. Ví dụ: tại Hà Nội có 41 cửa hàng – điểm giao dịch Viettel; tại thành phố Hồ Chí Minh có 50 cửa hàng... Tăng cường các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, internet, báo chí, băng rôn. Đẩy mạnh chiến dịch khuyến mại gói cước giá rẻ. Ví dụ: Gói cha và con (con vẫn dùng di động. Tiền phụ thuộc và cha, cha cho bao nhiêu thì con được dùng bấy nhiêu); gói happyzone; gói tomato; gói sumosimgói cước sinh viên, .... 2.1.2. Chiến lược phát triển thị trường Công ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhằm tận dụng nguồn vốn lớn và đội ngũ nhân lực có sẵn cùng hệ thống kênh phân phối khắp các tỉnh thành và quan trọng nhất là người tiêu dùng chuyển hướng sở thích và có sự đánh giá. Cơ hội thị trường đang phát triển vì thế mà công ty đã đưa ra các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng đồng thời mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh để tận dụng khả năng của công ty nhằm chiếm lĩnh thị trường với mục tiêu dẫn đầu một số lĩnh vực có lợi thế. Ví dụ : Viettel đã tiếp cận những phân khúc thị trường mới cho mạng thuê bao di động: • Khách hàng có đối tượng nghe nhiều : Gói cước Tomato với những ưu điểm như: không tính cước thuê bao tháng, sử dụng tài khoản không thời hạn chỉ cần trong vòng 60 ngày có phát sinh nạp thẻ, cuộc gọi đi, tin nhắn đi có tính cước, hoặc sử dụng Data truy cập internet trên điện thoại. Gói cước Tomato đặc biệt dành cho nhóm khách hàng mong muốn sử dụng điện thoại di động nhưng ít có nhu cầu gọi mà nghe là chủ yếu. • Đối tượng trẻ thích sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng : Gói cước Ciao : Ciao là gói cước sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng thấp, với những lợi ích như : o Khi khách hàng sử dụng các gói dịch vụ giá trị gia tăng gồm I-muzik và gói EDGE tốc độ cao sẽ rất tiết kiệm chi phí. o Cước MMS rẻ hơn tới 40%. Các gói cước khác 500đ/MMS, thuê bao sử dụng gói cước Ciao 300đ/MMS. o Tài khoản của thuê bao không bị giới hạn thời gian sử dụng. 9
- • Đối tượng sinh viên: Gói cước sinh viên với các lợi ích : o Mức cước thoại và nhắn tin rẻ nhất trong số các gói cước trả trước. o Không giới hạn thời gian sử dụng. o Được cộng 25.000 đồng vào tài khoản nội mạng cộng hàng tháng. o Được đăng ký mặc định và miễn phí cước thuê bao gói data tốc độ cao với 30MB lưu lượng sử dụng miễn phí hàng tháng (cước vượt lưu lượng 25đ/50KB). o Được đăng ký gói Mimax, MimaxSV với giá ưu đãi 50.000 đ/tháng o Ưu đãi gói SMS100 o Sử dụng tính năng gọi nhóm tiết kiệm 50% chi phí. Tính đến tháng 7/2020, Viettel trở thành nhà mạng lớn nhất Việt Nam với 65 triệu thuê bao di động, chiếm 54% thị phần (trong đó 45 triệu thuê bao data) và 5,8 triệu thuê bao Internet cáp quang chiếm 41,5% thị phần di động đồng thời cũng chiếm thị phần lớn trong các sản phẩm và dịch vụ khác mà công ty đang kinh doanh. 2.1.3. Chiến lược phát triển sản phẩm Công ty đã và đang hoạt động nhiều trong lĩnh vực với cơ cầu chủng loại sản phẩm đa dạng thích hợp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ : • Mạng di động Viettel Mobile • Cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình và truyền thông đa phương tiện • Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính và chuyển phát : Viettel post • Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và trung gian tiền tệ: Viettelpay • Mạng xã hội âm nhạc và tải nhạc chất lượng cao : Keeng • Ứng dụng nhắn tin, trò chuyện miễn phí nội mạng Viettel : Mocha • Tiện ích thanh toán, nạp tiền điện thoại tiện lợi từ ngân hàng di động : BankPlus Tất cả các sản phầm đều là tầm nhìn chiến lược của Viettel muốn hướng tới cuộc sống thông minh hơn cho người Việt, từ đó tạo nguồn thu bền vững cho doanh nghiệp qua nhiều mảng kinh doang khác nhau xung quang đời sống của người tiêu dùng. 2.2.Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh mang tính trung và dài hạn, gồm có: “chiến lược chi phí thấp”,”chiến lược khác biệt hoá sản phẩm” và “chiến lược tập trung vào một số phân khúc thị trường riêng biệt”. 10
- 2.2.1. Chiến lược về chi phí thấp Là chiến lược mà theo đó doang nghiêp ưu tiên mọi nỗ lực của mình để hướng tới một mục tiêu “giảm thiểu giá thành”. Viette đã định vị mình là một thương hiệu giá thấp để mọi người dân đều có thể tiếp cận những dịch vụ của họ. Khi mới bắt đầu bước vào thị trường di động Việt Nam, Mobiphone và Vinaphone là những ông lớn độc chiếm thị trường. Thế nhưng, sau năm hoạt động, Viettel đã vượt qua Vinaphone và Mobiphone, đứng vị trí thứ nhất Nhờ chiến lược định giá phù hợp, giá cả các dịch vụ và sản phẩm của Viettel là cực kì hấp dẫn. 2.2.2. Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm Là chiến lược mà theo đó doang nghiệp tìm cách tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên tính đặc thù của sản phẩm cung cấp, được thị trường thừa nhận và đánh giá cao. • Khác cách làm : - Trong khi các doanh nghiệp viễn thông đều coi hợp tác với các đối tác nước ngoài, liên doanh, liên kết là đương nhiên thì Viettel lại chọn cách tự làm tất cả.Viettel chủ động tự đầu tư, xây dựng thiết kế, lắp đặt, tự khai thác vận hành, tự nâng cao chất lượng, làm chủ khoa học công nghệ - Không chỉ kinh doanh trong nước mà Viettel còn đầu tư ra nước ngoài. Tính đến nay, Tập đoàn này đã đầu tư ra 10 quốc gia và 3 châu lục khá nhau, từ Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Đông Timor...) đến các nước châu Phi (Mozambique, Nam Sudan) và Mỹ Latinh. - Tập đoàn không chỉ kinh doanh mà còn phục vụ quốc phòng, các khí tài được sản xuất bởi Viettel đang được trang bị trong quân đội. Năm 1997, đóng góp đầu tiên của Viettel đối với hạ tầng quân sự quốc gia là tập trung khảo sát, thiết kế, xây dựng tuyến cáp quang Bắc-Nam 1A với gần 2000km. Với đường trục này, Viettel đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới SDH ghép bước sóng trên một sợi quang, tốc độ 5GB/s, qua đó nâng dung lượng lên gấp 2 lần (từ 2 sợi lên tương đương 4 sợi), đã làm thay đổi một bước quan trọng về chất mạng thông tin quân sự. Đến nay, Viettel đã xây dựng được 4 tuyến đường trục cáp quang, tạo thành “xa lộ” thông tin với công nghệ tiên tiến, là mạng truyền dẫn lớn nhất Việt Nam cả về dung lượng, số trạm nhiều nhất; vùng phủ sóng lớn nhất, tới cấp xã trong cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo. Mạng Viettel đã cung cấp cho mạng thông tin quân sự hàng ngàn ki-lô-mét sợi quang, hàng trăm luồng truyền dẫn đến những nơi mà mạng thông tin quân sự chưa vươn tới. Mạng lưới của Viettel đã trở thành hạ tầng thứ hai của mạng thông tin quân sự quốc gia, thực hiện vu hồi trong thời bình và sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng-an ninh trong mọi tình huống, nếu chỉ vì lợi ích kinh tế, sóng của Viettel đã không ra biển khơi, đến với quần đảo Trường Sa và vùng khai thác dầu khí, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ quốc phòng-an ninh tại địa bàn chiến lược này. • Tiếp tục “nghĩ khác,làm khác”: Đầu 2009, Bộ TT&TT ra đầu bài thi tuyển cung cấp dịch vụ 3G. Lúc đó, hầu hết người dân chỉ biết 3G là một thế hệ di động mới, người ta có thể gọi điện thoại mà vẫn nhìn thấy mặt nhau, hay xem phim trên điện thoại, .. và chắc chắn là giá sẽ rất đắt. Đến khi hồ sơ thi tuyển được 11
- chấm xong, nhiều người đã kinh ngạc khi Viettel cam kết một vùng phủ rộng khắp cả nước, xuống tận đến các huyện với số trạm phát sóng hơn gần gấp đôi nhà cung cấp đứng ngay sau trong bảng điểm . Lãnh đạo Viettel tuyên bố, 3G sẽ là dịch vụ viễn thông đảm bảo 2 tiêu chí cơ bản là rộng và rẻ. Từ năm 2019, Viettel đã tập trung nguồn lực để triển khai nghiên cứu phát triển trạm thu phát sóng 5G, chip cho 5G và từ tháng 6/2020 đã triển khai thử nghiệm trạm 5G tại Bộ TT&TT. Hiện nhà mạng này cũng đang tiếp tục tối ưu mạng lưới 5G để triển khai trên diện rộng. Chính những suy nghĩ khác làm khác của Viettelđã biến Viettel trở thành mạng di động được ng tiêu dùng ưa chuộng và có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam. 2.2.3. Chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường xác định Là chiến lược theo đó doanh nghiệp tìm cách tránh sự đối đầu trực tiếp với các đối thủ để kiểm soát một thị trường nhất định Viettel định vị mình là một thương hiệu giá thấp để tất cả những đối tượng ít chịu chi nhất vẫn có thể sử dụng, như nông thôn, học sinh, sinh viên là các đối tượng chính Viettel muốn nhắm tới. Đây là cách mà Tập đoàn tấn công thị trường trong thời gian đầu bằng cách lấy đi thị phần từ phân khúc vốn không được Mobifone và Vinaphone đầu tư nhiều. Đồng thời xây dựng cho mình thế hệ khách hàng tương lai từ học sinh, sinh viên – chính những người sẽ là khách hàng chủ lực trong tương lai. 2.3.Chiến lược cấp bộ phận chức năng 2.3.1. Chiến lược về marketing - Định vị giá thấp để mọi người dân có thể sử dụng dịch vụ - Thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau” đã tạo được sự tin cậy trong người tiêu dùng. Viettel đã tạo ra một slogan có độ phủ sóng cực cao, đi sâu vào tâm trí khách hàng “Theo cách của bạn”. 90% dân số Việt Nam biết đến thương hiệu Viettel thông qua slogan này. - Viettel luôn chú trọng đến công tác giáo dục và chăm sóc cộng đồng, thường xuyên tổ chức những chương trình từ thiện thiết thực. Chính những hình ảnh này đã xây dựng được hình ảnh đẹp của Viettel trong mắt khách hàng. - Đầu tư, xây dựng hệ thống tại các quốc gia đang phát triển như Lào, Campuchia, Đông Timor, Haiti, .... Thay vì chỉ tập trung vào thành thị như những hãng lớn, Viettel đều xây dựng mạng lưới hạ tầng sâu và rộng với nỗ lực phủ sóng 80-90% dân số, giúp cho những người dân ở vùng sâu, vùng xa cũng có thể tiếp cận được dịch vụ. 2.3.2. Chiến lược đầu tư vào công nghệ thông tin (R&D) Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó đã trở thành công cụ trợ giúp đắc lực cho bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào. Nhận thức đc tầm quan trọng của công nghệ thông tin, trong nhiều năm qua, Viettel đã đề ra chiến lược đầu tư vào công nghệ thông tin. Hiện nay tại Viettel đã hình thành các trung tâm công nghệ và công ty phát triển lớn với đội ngũ hơn 1000 kỹ sư phần mền và hàng trăm kĩ sư thiết kế phần cứng, hình thành các tổ chức như : Viện nghiên cứu phát triển chuyền thiết kế, phát triển các thiế bị CNTT-VIETTEL; 2 12
- trung tâm phần mềm, chuyên thiết kế và sx phần mềm; trung tâm tích hợp giải pháp chuyên cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp, các tổ chức và Chính phủ; Trung tâm CNTT toàn cầu đảm nhiệm việc quản tị, sát hạch và khai thác dịch vụ toàn cầu ... Ngoài ra, còn đầu tư vào các khu công nghệ cao có quy mô lớn tại Hà Nội (khu công nghệ cao Hoà Lạc), Đà Nẵng, Hồ Chí Minh Thành tựu : thiết bị cảnh báo sóng thần, cảnh báo hồ chứa, thiết bị giám sát nhà trạm, tủ nguồn, USB 3G, hệ thống thông quan điện tử, hệ thống kê khai thuế điẹn tử, hệ thống chứng thực chữ ký số, số liên lạc cho ngành giáo dục và sổ y bạ cho ngành y tế ... 2.3.3. Chiến lược về nhân sự Con người là yếu tố căn bản tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức. Chiến lược dùng người của Viettel là : • Coi trọng tố chất và kỹ năng làm việc hơn bằng cấp Một người không có kỹ năng làm việc sẽ rất khó có thể làm việc hết mình với công việc. Những người có tố chất thường sẽ nhanh chóng tìm ra các giải pháp phù hợp cho hướng phát triển của mình và doanh nghiệp. Điều này bằng cấp không thể phản ánh hết được khả năng của một cá nhân. Do đó, nếu chỉ dựa trên bằng cấp mà sắp xếp cho nhân sự làm việc tại những vị trí họ không yêu thích hoặc chưa đủ kỹ năng thì chưa đủ. Nếu họ chưa có kỹ năng cho vị trí này thì không thể nào phát huy chính xác khả năng của mình. Vì thế, bằng cấp chỉ làm một nhân tố nhỏ trong quá trình tuyển dụng nhân sự cấp cao và quản lý nhân sự tại Viettel. Tại Viettel, nhân viên đều được tôn trọng góp phần xây dựng nên ngôi nhà chung của tập đoàn viễn thông. • Kinh nghiệm dùng người phù hợp văn hóa doanh nghiệp CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng trong quá trình tuyển dụng nhân sự áp dụng triết lý “Tôn Ngộ Không”. Tuyển người với phương châm đãi cát tìm vàng. Thay vì việc lựa chọn nhiều ứng viên, với 10 người sau 6 tháng chỉ lấy 5 người. Đây là những nhân viên chất lượng và đảm bảo đặt họ vào đúng người, đúng vị trí. Với những người không phù hợp sẽ nhanh chóng bị loại bỏ, điều này giúp họ có thể lựa chọn được những công việc khác phù hợp hơn. Tiêu chí tuyển dụng nhân sự cao cấp cho Viettel là tìm kiếm những ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, có tinh thần làm việc cao, quyết tâm hoàn thành công việc,... đồng thời phù hợp với các giá trị sống của Viettel,.. Những người phù hợp sẽ đảm bảo dễ dàng thực hiện công việc tốt hơn, dễ đoàn kết hơn. Việc áp dụng công tác chọn lọc ứng viên phù hợp giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với công việc nhanh chóng. Các cá nhân tốt sẽ giúp xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh, bền vững. CEO Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, các ứng viên qua quá trình tuyển dụng nhân sự cấp cao vào Viettel sẽ đều trải qua 2 khóa huấn luyện cơ bản. Một khóa huấn luyện về lịch sử, văn hóa và quy định của doanh nghiệp. Khóa huấn luyện còn lại đào tạo huấn luyện về quân sự một tháng. Công tác huấn luyện thực sự đảm bảo những yêu cầu cần thiết cho một chiến sĩ thực thụ. • Luân chuyển cán bộ phù hợp với chiến lược kinh doanh 13
- Chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn nếu có sự thay đổi trong từng giai đoạn cần phải luân chuyển cán bộ. Việc luân chuyển này vừa là cách để đào tạo phát hiện nhân lực quản lý, vừa là cách để tìm ra các ứng viên quản lý cho các vị trí phù hợp. Luân chuyển quản lý cấp cao cũng là nghệ thuật quản lý nhân sự cấp cao giúp phát hiện những khả năng của cá nhân. Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, việc luân chuyển quản lý là cách để tăng cường các mối quan hệ. Mối quan hệ được thể hiện trong các phòng ban, giữa các cá nhân, từ tập đoàn xuống các đơn vị. Tại Viettel việc luân chuyển thể hiện văn hóa làm việc. Thông qua quá trình tuyển dụng nhân sự cấp cao qua các trang web uy tín và việc luân chuyển cán bộ sẽ phát hiện và giúp nhiều cán bộ trưởng thành hơn, trở thành những người lãnh đạo quan trọng của tập đoàn. Các doanh nghiệp nếu không tạo cơ hội cho từng cá nhân sẽ khó để mọi người bộc lộ được hết những khả năng của mình. Công tác quản lý nhân sự cần chú trọng môi trường để nhân viên phát huy khả năng. • Người lãnh đạo làm gương cho sự phát triển doanh nghiệp Tại Viettel, người lãnh đạo được đào tạo 3 trong một, bao gồm: chuyên gia, lãnh đạo và người điều hành. Để quản lý nhân sự doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, Viettel tuyển chọn giám đốc điều hành có định hướng, nhận xét, đào tạo ứng viên và biết tháo gỡ các khó khăn khi cần thiết. Lãnh đạo sẽ vạch ra các hoạch định chiến lược và tổ chức điều hành để thực hiện chiến lược này. Đồng thời phát hiện, tuyển dụng nhân sự qua các website tuyển dụng nhân sự cấp cao uy tín và sắp xếp nhân lựa thực thi sao có hiệu quả. Chiến lược và cách thức thực thi sẽ quyết định sự thành bại của chính doanh nghiệp. Những người đề xuất ý tưởng luôn là những người phù hợp nhất để đưa ý tưởng vào doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt đòi hỏi người điều hành có năng lực mới có thể điều chỉnh chiến lược nhanh chóng. Đây chính là lý do các giám đốc của Viettel thực sự có nghệ thuật quản lý nhân sự cấp cao sâu sắc, bám sát thực tiễn doanh nghiệp. • Điều hành hàng ngày Môi trường kinh doanh có sự thay đổi nhanh chóng, chỉ có những người điều hành thường xuyên mới có thể nhận thấy sự thay đổi dù là nhỏ nhất. Công tác điều hành từ quản lý giúp các cá nhân nắm bắt dễ dàng với sự thay đổi trong các chính sách, chiến lược của mình. Viettel luôn chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự cấp cao, tìm người thay thế. Một tổ chức để đảm bảo phát triển bền vững thì cần có đội ngũ nhân viên kế cận chất lượng. Tại Viettel thế hệ lãnh đọa thường cần tìm ra các nhân tố mới, bồi dưỡng để trong vòng 3-5 năm sau sẽ có những thế hệ lãnh đạo mới có thể thay thế. Những người quản lý nhân sự thường sẽ phải dành phần lớn thời gian để đào tạo thế hệ lãnh đạo sau sao cho thấm nhuần các giá trị doanh nghiệp.Thế hệ mới đảm bảo đầy đủ năng lựa để giúp thế hệ sau phát triển phù hợp với tổ chức. Theo chia sẻ của CEO Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay Viettel thực hiện giao công việc cho cán bộ quản lý theo tháng và tiến hàng đánh giá kết quả từng tháng. Từng quản lý các cấp thường sẽ không quản lý số lượng trên 20 người cấp dưới. Việc giao việc cũng như đánh giá trong số lượng 20 sẽ giúp công tác giám sát trở nên sát sao hơn. 14
- 2.4.Chiến lược đầu tư nước ngoài Tuy là Tập đoàn Viễn thông số 1 Việt Nam nhưng nếu so sánh trên quy mô toàn cầu, Viettel vẫn chưa đủ sức để có thể cạnh tranh với các nhà mạng tại những quốc gia lớn. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm có sẵn từ việc xây dựng hệ thống viễn thông tại nước nhà, Viettel khôn ngoan chọn các quốc gia đang phát triển có kết cấu kinh tế tương đồng với Việt Nam để đầu tư như Lào, Campuchia, Đông Timor, Tanzania, Haiti, Cameroon,… Năm 2008, Viettel đã đặt bước chân đầu tiên ra thế giới tại Campuchia, rất nhiều người đã nghi ngờ khả năng thành công của Viettel trên đất nước Chùa Tháp bởi lúc bấy giờ thị trường này đang có quá nhiều nhà mạng và Viettel là người đến sau. Thế nhưng Viettel chỉ mất 2 năm để đưa Metfone từ vị trí thứ 8 vươn lên vị trí số 1 tại thị trường này. Vị trí đó vẫn được duy trì cho đến nay. Hết năm 2012, Viettel thực sự lớn mạnh trên thị trường viễn thông. Đến ngày 15/5/2012, Viettel chính thức công bố kinh doanh tại Mozambique. Đây là thị trường nước ngoài thứ 5 của Viettel và là thị trường đầu tiên tạo đà để Viettel tiếp tục mở rộng sang các nước khác tại châu Phi. Ngay cả khi Viettel đã chính thức cung cấp dịch vụ tại đó, nhiều người làm trong lĩnh vực viễn thông trong nước cũng không tin tưởng vào sự thành công của Viettel ở những thị trường gian khó như thế. Thậm chí đã có những ý kiến nghi ngại rằng Viettel sẽ “sa lầy” vào thị trường này, động đất, dịch tả, bất ổn chính trị là một trong số những khó khăn mà Viettel đã phải chịu đựng trong khoảng thời gian đầu đặt chân lên lục địa này. Nhưng trên thực tế, sau những nỗ lực cố gắng mang “hãy nói theo cách của bạn” đến với các vùng đất xa xôi của Mozambique thì chính bà Safura, Ủy viên Trung ương Đảng frelimo, chủ tịch Hội đồng Quản trị của Movitel (liên doanh giữa Viettel và Công ty SPI của Mozambique) đã phải khẳng định “Tôi đã đúng khi chọn Viettel đầu tư vào Mozambique”. Tại đây, mạng Movitel từng được mệnh danh là “Điều kỳ diệu châu Phi” khi làm bùng nổ một cuộc cách mạng về di động và giành tới 6 giải thưởng quốc tế. Trước khi Movitel xuất hiện, chỉ dân thành phố mới có thể sử dụng Internet và điện thoại di động với mức giá cước của “người giàu”. Tại Haiti, Viettel đã làm nên điều kỳ diệu khi hồi sinh hạ tầng viễn thông của quốc gia này sau trận động đất kinh hoàng nhất lịch sử khiến gần nửa triệu người thiệt mạng. Tại Đông Timor, Telemor đã tạo ra sự khác biệt và làm biến đổi nhanh chóng ở quốc gia này chỉ sau 1 năm xây dựng. Hạ tầng mạng lưới của Telemor phủ rộng khắp các huyện, xã và ở cả những nơi điện lưới quốc gia chưa tới. Viễn thông đã đến với người nghèo, kể cả những nơi mà việc tiếp cận thông tin rất khó khăn. Myanmar là thị trường quốc tế thứ 10 và mới nhất của Viettel khi chính thức kinh doanh vào tháng 6/2018. Đây là thị trường ấn tượng, mang lại nhiều cảm xúc thăng hoa nhất sau 14 năm đầu tư ra nước ngoài của Viettel. Hiện nay, Mytel cán mốc 8 triệu khách hàng, chiếm 22% thị phần viễn thông di động của Myanmar, đứng thứ 3 thị trường và là nhà mạng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tại Myanmar. Sở dĩ Viettel có thể đạt được thành công ở nhiều quốc gia và châu lục khác nhau, ngoài chiến lược kinh doanh hiệu quả, thương hiệu này luôn biết cách chiếm được cảm tình của khách hàng. Thực hiện trách nhiệm xã hội luôn là mục tiêu mà Viettel hướng tới. Viettel đặc biệt đầu tư vào các khoản mục phát triển y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và người nghèo. Đối với các quốc gia kém phát triển, những khoản đầu tư như thế này càng mang nhiều ý nghĩa và thiết thực. Điều này càng làm cho họ thêm yêu mến thương hiệu. Đây chính là những gì mà Viettel đã từng làm 15
- tại thị trường Việt Nam khi xây dựng được thiện cảm với đối tượng khách hàng. Chính vì lý do đó mà Viettel xây dựng được lực lượng khách hàng trung thành rất dễ dàng và trở thành một thương hiệu mạnh tại những quốc gia mà hãng “xâm chiếm”. 3. Các thành công đã đạt được - Tại Việt Nam : • Thương hiệu mạnh nhất ViệtNamngành hàng Bưu chính-Viễn thông-Tin học do người tiêu dùng bình chọn. • Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở ViệtNam. • Mạng di động đứng đầu Việt Nam với việc cung cấp dịch vụ GPRS trên toàn quốc, có 11 triệu thuê bao, và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn). • Số 1 về dịch vụ di động tại ViệtNam. • Số 2 về vùng phủ dịch vụ PSTN, VoIP và ADSL ở ViệtNam. • Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở ViệtNam. • Số 1 về mạng lưới phân phối ở ViệtNam. • Số 1 về đột phá kỹ thuật: • Số 1 vềquy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở ViệtNam. - Trong khu vực : • Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. • Số 1 Campuchia về hạ tầng viễn thông. - Trên thế giới : • Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới • Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn) • Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởng Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009 4. Bài học kinh nghiệm rút ra 4.1.Bài học kinh nghiệm - Đổi mới công nghệ Luôn đổi mới, sáng tạo, tư duy đột phá và tạo ra sự khác biệt về cách nghĩ, cách làm. Trong từng giai đoạn, từng nhiệm vụ kịp thời dự báo và nắm bắt xu thế phát triển. - Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường 16
- Chủ động nghiên cứu, nắm chắc, đánh giá thị trường, xu hướng khách hàng để xây dựng tầm nhìn chiến lược, triển khai đạt kết quả tốt. Các quyết định phải dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu lớn. - Duy trì và phát triển năng lực cốt lõi của công ty Tập trung ứng dụng công nghệ mới, xây dựng các mô hình kinh doanh trên nền tảng lấy việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng làm trung tâm. Chủ động liên kết sức mạnh các công ty thành viên của Tập đoàn trong chuỗi toàn trình nghiên cứu, sản xuất, cung cấp dịch vụ - Hoàn thiện quy định nội bộ, đổi mới quản lý kinh doanh Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với các hoạt động của Tập đoàn; sự quản lý, điều hành tập trung của Ban Tổng Giám đốc, phát huy vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chỉ huy các cấp trên tinh thần người đứng đầu phải tiên phong, gương mẫu, quyết liệt, triệt để trong chỉ đạo, điều hành. 4.2. Các biện pháp hành động của Viettel từ những bài học kinh nghiệm a) Đổi mới công nghệ Viettel quyết liệt chuyển đổi số: Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Sức hấp dẫn về tăng trưởng biến không gian số trở thành vấn đề toàn cầu. Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên trên thị trường giúp Việt Nam bắt kịp những nước đi đầu về 5G trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc.Hạ tầng viễn thông đang có sự chuyển dịch quan trọng từ hạ tầng tần số làm nền tảng nền kinh tế, trở thành hạ tầng nền tảng quốc gia quan trọng. Triển khai 5G tại Việt Nam đang thuận lợi khi các doanh nghiệp điện tử viễn thông Việt Nam đã chủ động sản xuất nhiều thiết bị thông tin, hạ tầng viễn thông, trong khi trước đây chúng ta phải đi mua, phụ thuộc vào các nhà sản xuất thiết bị nước ngoài về tần số. Đây là một bước tiến quan trọng để vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo tốt về an ninh - quốc phòng. Nếu như 5, 10 năm trước, nhắc đến Viettel, người ta nghĩ ngay đến nhà mạng với chiến lược tập trung phát triển thuê bao di động, phủ sóng và đưa điện thoại di động phổ cập đến địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa rộng lớn, nghĩ đến doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, mang thương hiệu Việt Nam ra toàn cầu. Còn bây giờ, Viettel là thương hiệu gắn liền với những nỗ lực đi đầu trong chiến lược chuyển đối số, kiến tạo xã hội số, cũng như đặt những nền móng cho nền công nghiệp công nghệ cao của đất nước. Chiến lược sẽ luôn là phát triển đồng đều cả 3 trụ cột quân sự - dân sự - viễn thông với phương châm làm chủ công nghệ cao với trình độ song hành thế giới b) Tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường Là nhà mạng đầu tiên về các nông thôn, thành phố kết hợp với chiến lược quảng cáo 1 cách linh hoạt. Đánh vào túi tiền người tiêu dùng, thêm các dịch vụ ưu đãi như sim học sinh, sim sinh viên, và các gói cước trả trước/ trả sau,.... 17
- Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, Viettel cho ra đời những dịch vụ vô cùng tiện ích như: VCall (dịch vụ học tập và giải trí dành cho thiếu nhi), Kết nối yêu thương, Vkids, Hot teen, Bí mất eva...... c) Duy trì và phát triển năng lực cốt lõi của công ty - Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý. - Trưởng thành qua những thách thức & thất bại - Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. - Sáng tạo là sức sống. - Tư duy hệ thống. - Kết hợp Đông Tây. - Truyền thống & cách làm người lính. - Viettel là ngôi nhà chung. d) Hoàn thiện quy định nội bộ, đổi mới quản lý kinh doanh Để ngăn ngữa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Mạng lưới Viettel, ngoài các biện pháp thanh tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, đòi hỏi Tổng công ty cần phẩn có biện pháp hữu hiệu tự bảo vệ mình. Biện pháp quan trọng và có ý nghĩa thiết thực nhất là thiết lập, củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị mình một cách đầy đủ và hiệu quả. Bên cạn đó, hiện nay các nghiên cứu về kiểm soát nội bộ mới chỉ tập chung và các hoạt động kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính, quản lý tài sản quản lý thu tiền bán hàng. Chính vì vậy cần được tăng cường hơn. e) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hiện nay nguồn lực đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân lực chưa hợp lý. Doanh thu của công ty rất lớn, nhưng chi phí đầu tư cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn khá khiêm tốn… Chưa có một trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xứng tầm với quy mô và vị thế của doanh nghiệp.Vì vậy công ty cần: - Chú trọng và hoàn thiện công tác tuyển dụng đầu vào. - Bố trí, sử dụng lao động sau đào tạo một cách hợp lý. - Khuyến khích và tạo điều kiện đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng cho đối tượng được đào tạo và các cơ hội trong tương lai. 18
- LỜI KẾT Với xuất phát điểm khá khiêm tốn, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel đã phát triển mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn ra các châu lục khác. Những thành công của Viettel đã thể hiện rõ tính đúng đắn của chiến lược kinh doanh mà công ty đã lựa chọn. Sự lớn mạnh của Viettel là một bài học cho các doanh nghiệp khác học tập với sự tập trung đầu tư đúng đắn, chiến lược marketing thông minh, đúng thời điểm và quan trọng là đánh trúng vào tâm lí khách hàng. Chúng ta có thể thấy rằng dù đã đạt được những thành tựu đáng nể ở cả thị trường trong nước lẫn ngoài nước, Viettel không chấp nhận dừng lại ở đó mà vẫn tiếp tục phát triển công ty tại nhiều lĩnh vực khác, cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn nữa để có thể đem lại cho người dân Việt Nam một hệ sinh thái số phục vụ trọn vẹn các nhu cầu của khách hàng. Vị thế của Viettel ngày càng được củng cố và khẳng định. Trên đây là bài tiểu luận của nhóm em về đề tài: “Phân tích chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)”. Trong quá trình thực hiện có thể có những sai sót, chúng em rất mong được thầy chỉ bảo để những bài tập sau được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn. 19
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Slide bài giảng Văn hoá kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp của thầy Nguyễn Quang Chương 2. https://vietteltelecom.vn/gioi-thieu-viettel 3. https://margroup.edu.vn/viettel-va-cuoc-hanh-trinh-vuon-tam-the-gioi/ 4. https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/slogan-moi-cua-viettel-vi-sao-it-hon-lai- nhieu-hon- 1328407.html?fbclid=IwAR2QKBRToXFP4DezvCI2rsKDNVBK23hjWRKh3I_w3d edWFq8h8l3GbYjuwU 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần FPT. Thực tiễn và kiến nghị
12 p | 850 | 166
-
Tiểu luận: Văn hóa kinh doanh công ty Vinamilk
25 p | 1573 | 158
-
Tiểu luận: Văn hóa kinh doanh tại Việt Nam
11 p | 616 | 71
-
Tiểu luận: Văn hoá giao tiếp kinh doanh của Hoa Kỳ và những vấn đề doanh nhân Việt Nam cần lưu ý khi giao tiếp, đàm phán với đối tác Hoa Kỳ
10 p | 482 | 65
-
Tiểu luận triết học: Văn hóa kinh doanh dưới cái nhìn triết học
8 p | 260 | 64
-
Tiểu luận môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk
37 p | 301 | 42
-
Tiểu luận: Văn hoá trong giao tiếp kinh doanh của các nước Phương Tây
19 p | 634 | 40
-
Tiểu luận: Văn hóa kinh doanh trong thực hiện hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
17 p | 205 | 22
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý và chiến lược kinh doanh của Starbucks®
27 p | 126 | 16
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của công ty Nestlé
22 p | 66 | 15
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Viễn thông Viettel
18 p | 77 | 15
-
Tiểu luận: Văn hóa trong kinh doanh
18 p | 220 | 14
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trình bày triết lý, chiến lược kinh doanh của Viettel
22 p | 53 | 13
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Trình bày về Mô hình văn hóa của một doanh nghiệp
16 p | 139 | 13
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của Tập đoàn Vinamilk
22 p | 38 | 12
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Triết lý kinh doanh của tập đoàn Amaron
15 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Tìm hiểu văn hóa kinh doanh đầu thế kỷ XX thông qua nghiên cứu một số doanh nhân tiêu biểu
121 p | 26 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn