intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: VĂN HÓA KINH DOANH TRUNG QUỐC

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

259
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, gọi tắt là Trung Quốc, nằm ở miền đông đất liền châu Á và bờ tây biển Thái Bình Dương. Trung Quốc có diện tích đất đai khoảng 9,6 triệu ki-lô-mét vuông, là nước có diện tích rộng nhất ở châu Á và là nước có diện tích rộng thứ 3 thế giới. Đường biên giới nội địa Trung Quốc dài khoảng 22 nghìn 800 cây số, giáp với Triều Tiên về phía đông, giáp với Mông Cổ về phía bắc, giáp với Nga về phía đông bắc, giáp với Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: VĂN HÓA KINH DOANH TRUNG QUỐC

  1. Tiểu luận VĂN HÓA KINH DOANH TRUNG QUỐC 1
  2. PHẦN I: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI TRUNG QUỐC 1. Vị trí địa lý Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, gọi tắt là Trung Quốc, nằm ở miền đông đất liền châu Á và bờ tây biển Thái Bình Dương. Trung Quốc có diện tích đất đai khoảng 9,6 triệu ki-lô-mét vuông, là nước có diện tích rộng nhất ở châu Á và là nước có diện tích rộng thứ 3 thế giới. Đường biên giới nội địa Trung Quốc dài khoảng 22 nghìn 800 cây số, giáp với Triều Tiên về phía đông, giáp với Mông Cổ về phía bắc, giáp với Nga về phía đông bắc, giáp với Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan về phía tây bắc, giáp giới với Áp-ga- ni-xtan, Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan về phía tây và tây nam, nối liền với Mi-an- ma, Lào, Việt Nam về phía nam; cách biển với Hàn Quốc, Nhật, Phi-líp-pin, Bru-nây, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a về phía đông và đông nam 2. Chính trị Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa là nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo , liên minh công nông làm cơ sở , chuyên chính dân chủ nhân dân . Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ căn bản của Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa . Hiến pháp . Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân . Chế độ hợp tác đa đảng phái và hiệp thương chính trị 3. Con người Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công nhận. Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới khoảng 1,3 tỉ người. Dân tộc chủ yếu là người Hán chiếm tới 93% số dân cả nước và là dân tộc chính trên một nửa diện tích Trung Quốc. Ngay người Hán cũng là một dân tộc tương đối không đồng nhất về mặt chủng tộc, có thể coi như là sự kết hợp giữa nhiều nhóm dân tộc khác nhau cùng chia sẻ những đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ chung. Người Kinh (người Việt) tạo thành một nhóm nhỏ tập trung ở vùng ven biển Quảng Tây. Các vùng có mật độ dân cư đông nhất là: Đồng bằng sông Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang và vùng đông bắc. Vùng miền núi phía tây gồm Tây Tạng, Tân Cương... dân cư thưa thớt 4. Kinh Tế 2
  3. Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi nền kinh tế của Trung Quốc là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc GDP Trung Quốc tăng trưởng trung bình 9,8% từ 1979 đến 2007, cao hơn mức trung bình 6,1% từ 1953 đến 1978. Trong 30 năm qua, sự tăng trưởng kinh tế nhanh đã nâng thứ hạng GDP của Trung Quốc từ hạng 10 năm 1978 lên hạng tư sau Mỹ, Nhật và Đức. Năm 2007, GDP của Trung Quốc là 3.280 tỷ USD, bằng 23,7% của Mỹ, 74,9% của Nhật và 99,5% của Đức. Theo Cục Thống Kê Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc nhảy từ 190 USD năm 1978 lên 2.360 USD năm 2007. Khi mà nước Mỹ rõ ràng đang ở trong suy thoái tột cùng với tư cách là siêu cường duy nhất của thế giới, câu hỏi mang tính thời sự là nước nào sẽ là siêu cường mới? Dường như câu trả lời hầu như mọi người đều nhất trí là Trung quốc PHẦN 2 : VĂN HÓA ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC 1. Chữ viết Chữ Hán Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt, chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau: Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ “chính thể” và chữ “giảm thể” 2. Kinh kịch Kinh kịch Trung Quốc được gọi là “Ca kịch phương Đông”, là quốc túy thuần túy Trung Quốc, gọi là Kinh kịch bởi được hình thành tại Bắc Kinh. Kinh kịch đã có lịch sử hơn 200 năm. Kể từ khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, Kinh kịch lại có sự phát triển mới. Là tinh hoa nghệ thuật truyền thống dân tộc, Kinh kịch đã được chính phủ Trung Quốc ra sức nâng đỡ. Ngày nay, Nhà hát lớn Trường An quanh năm đều diễn nhiều vở Kinh kịch, các cuộc thi biểu diễn Kinh kịch Quốc tế đã thu hút nhiều người hâm mộ Kinh kịch trên thế giới tham gia, Kinh kịch là chương trình bảo lưu trong giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với nước ngoài. 3. Tuồng địa phương Trung Quốc Tuồng Hoàng Mai Tuồng Côn Tuồng Hà Nam 3
  4. 4. Phong tục tập quán Phong tục ngày tết Tết xuân Theo tập tục dân gian của TQ, ý nghĩa rộng của tết Xuân là bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp âm lịch, kéo dài đến ngày rằm tháng giêng năm mới, trước sau khoảng 3 tuần. Trong thời gian này ngày 30 tháng chạp giao thừa và mồng một tết là một ngày một đêm long trọng nhất, có thể nói là cao trào của ngày tết. Những họat động trong ngày tết phong phú đa rạng, có nơi biểu diễn tuồng kịch, văn nghệ…Dán câu đối, tanh tết, thắp đèn lồng là hoạt động được người dân ưa thích. Tết đoan ngọ Tại sao tết Đoang Ngọ lại gọi là “Đoan Ngọ” ? thì ra “Đoan” có nghĩa “Mồng” “mồng 5” tức là “Đoan Ngọ”, theo lịch TQ, tháng 5 là tháng “Ngọ”, vì vậy, mồng 5 tháng 5 tức là “Đoan Ngọ”. Ăn bánh trưng là tập tục quan trọng nhất trong ngày tết Đoan Ngọ. Ngoài ra còn có các thức ăn khác như trứng mặn, uống rượu Hùng đây đều là theo tập tục trừ tà trong dân gian. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động khác đón tết Tết trung thu Trong tết trung thu, người Trung Quốc bày tiệc, gia đình gồm ông bà, cha mẹ, con cái… quây quần thưởng thức bánh Trung Thu, uống trà. Trẻ em được tham gia nhiều trò chơi rước đèn cá chép, đèn kéo quân, múa lân. Rằm tháng Tám trăng tròn còn là đêm của nàng thơ, đêm của những đôi lứa hò hẹn yêu nhau… Phong tục uống trà Người Trung Quốc uống trà đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trong sinh họat hằng ngày ngày của người TQ không thể thiếu một loại nước giải khát đó là trà, tục ngữ có câu: “củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm và trà” Trà được liệt vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống, có thể thấy được uống trà là điều rất quan trọng. Dùng trà để tiếp khách là thói quen của người TQ. Ở TQ, trà đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Mọi người coi việc pha trà, thưởng thức trà là một nghệ thuật. Từ xưa đến nay, ở các nơi TQ đều có mở quán trà, hiệu trà v..v với những hình thức khác nhau Sủi cảo Trung Quốc Nếu nói sủi cảo là một phần trong nền văn hóa của TQ, không chút khuếch đại. Là món ăn truyền thống của TQ, cả gia đình cùng ăn, tượng trưng cho sự đoàn tụ; mời khách ăn tỏ ra quý trọng và nhiệt tình. Một người nước ngoài đến TQ, nếu như không ăn sủi cảo của TQ, thì có lẽ về sẽ bị bạn bè cười cho là chẳng khác nào chưa được đến TQ. 4
  5. PHẦN 2 VĂN HÓA KINH DOANH TRUNG QUỐC Văn hóa quản lý Theo thuyết Nho giáo, tất cả các mối quan hệ đều không thể bình đẳng. Cư xử đúng mực và có đạo đức là một trong những yêu cầu bắt buộc tại doanh nghiệp ở Trung Quốc. Vì lẽ đó mà những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sẽ được những người trẻ hơn, cấp dưới tôn trọng. Nho giáo ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, phong cách của người quản lý. Quản lý doanh nghiệp ở Trung Quốc là sự chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới. Sẽ thiếu tôn trọng nếu cấp dưới đặt câu hỏi nghi ngờ về quyết định của cấp trên. Người lãnh đạo thường được nhìn nhận như một người cha, dọ được kỳ vọng, nhiều quyền lực và nhận được sự vâng lời từ cấp dưới. Văn hóa Họp Điều quan trọng nhất trong một cuộc họp tại doanh nghiệp Trung Quốc là sự lễ phép, điều này thể hiện bạn là một người có đạo đức và bạn cũng sẽ nhận lại được sự kính trọng từ người khác. Chính vì vậy sẽ rất cần thiết nếu bạn tìm hiểu trước về những người mà mình sẽ cùng họp, nắm chắc về tuổi tác, chức vụ, thành viên đảng nào, thành tích công tác… Hãy đứng dậy khi có cấp trên vào phòng, mời họ ngồi một cách lịch sự và chu đáo kể cả khi bạn và họ bất đồng ngôn ngữ. Trong buổi họp, nếu là lần đầu tiên gặp, đừng ngần ngại trao đổi danh thiếp. Nhớ là danh thiếp phải được đưa và nhận bằng 2 tay và sau đó hãy đọc nhanh thông tin trên đó để năm được mình đang nói chuyện với ai, chức vụ như thế nào. Khi bạn làm việc với đối tác Trung Quốc, tốt nhất bạn hãy in danh thiếp bằng 2 thứ tiếng : Tiếng Anh và Tiếng Trung. Bắt tay là một hành động bình thường trong kinh doanh nhưng riêng đối với người Trung Quốc, bắt tay phải nhẹ nhàng và lâu. Sẽ bị coi là bất lịch sự nếu bạn nhìn chằm chằm vào đối tác Trung Quốc. Người Trung Quốc thường họp thành nhiều kỳ thay vì một cuộc họp lớn để giải quyết một vấn đề nào đó. Đối với họ, họp chủ yếu là để xây dựng, củng cố mối quan hệ và trao đổi thông tin hơn là thống nhất đưa ra quyết định. Quyết định thường được đưa ra ở các cuộc thảo luận và lấy ý kiến số đông. Chính vì thế khi họp với người Trung Quốc, hãy kiên nhẫn vì nếu nóng vội bạn sẽ chẳng được gì thậm chí còn làm trì hoãn lâu hơn nữa. Tặng quà là một nét đặt trưng của văn hóa Trung Hoa. Việc tặng và nhận quà là một phần quan trọng trong tiến triển quan hệ làm ăn. Trung Quốc là quốc gia mà mối quan hệ còn được đặt trước cả công việc, chính vì vậy quà là một công cụ củng cố quan hệ kinh doanh hữu ích. Một lời cảm ơn suông sẽ bị coi là thiếu lịch sự ở Trung Quốc. Tuy nhiên bạn nên tránh tặng những món quà đắt tiền vì như vậy dễ hiểu lầm là đút lót và nhớ là luôn luôn phải gói quà. Nếu đến thăm một doanh nghiệp Trung Quốc nào đó, bạn nên tặng quà công khai. Còn nếu doanh nghiệp bạn được nhận quà từ khách hàng Trung Quốc thì không nên mở quà trước mặt họ. Làm việc nhóm 5
  6. Mặc dù cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Trung Quốc luôn đề cao vị trí người đứng đầu, người Trung Quốc vẫn rất coi trọng ý kiến số đông. Chính vì lẽ đó mà phong cách làm việc nhóm của người Trung Quốc vừa hiệu quả vừa không. Họ luôn thống nhất theo số đông chứng tỏ ý kiến làm vừa lòng hầu hết các thành viên nhưng không phải ý kiến số đông bao giờ cũng đúng, điều này khiến quyết định rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, thiếu dấu ấn cá nhân. Tại xã hội Trung Quốc nói chung và doanh nghiệp nói riêng những người đứng ngoài đám đông đều bị cho là tiêu cực và lập dị. Văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp Trừ khi bạn biết nói tiếng Trung Quốc, nếu không sẽ rất khó khăn cho bạn có thể làm việc với đối tác Trung Quốc mà không có sự giúp đỡ của thông ngôn viên. Trình độ tiếng Anh của người Trung Quốc không cao. Chính vì thế người Trung Quốc giao tiếp với người nước ngoài khá chậm, không lưu loát và khả năng rủi ro do hiểu nhầm hoặc dịch nhầm là rất lớn. Vì vậy khi đàm phán với người Trung Quốc bằng tiếng Anh bạn nên cẩn thận và chú ý lắng nghe. Một trong những lý do khiến giao tiếp trở thành một vấn đề lớn tại Trung Quốc vì người Trung Quốc rất ngại nói “Không”. Nói “Không” thường gây bối rối cho cả hai vì thế người Trung Quốc thường hay chọn cách nói không trực tiếp. Vì thế khi người Trung Quốc nói “Có” một cách miễn cưỡng hoặc không rõ ràng thì đó chính là “Không” Phụ nữ nơi công sở Về cơ bản, người phụ nữ có quyền lợi như người đàn ông tại nơi làm việc. Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy nghĩ Nho giáo, người phụ nữ không thể bình đẳng hoàn toàn với nam giới. Trong một, hai thập kỷ trở lại đây, vị trí của người phụ nữ mới được thừa nhận. Tuy vậy, hầu hết các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp vẫn là người đàn ông nắm giữ và họ mới là người đưa ra quyết định. Ở Trung Quốc, nữ doanh nhân nước ngoài được tôn trọng và đối xử một cách lịch thiệp. Trang phục tại công sở Một trong những sự thay đổi lớn nhất của văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc 10 năm gần đây là trang phục. Từ phong cách mặc ảnh hưởng từ Mao Trạch Đông, áo khoác và quần xanh thẫm thì nay đã trở thành những trang phục Âu hóa như áo sơ mi thắt cà vạt, áo vét, quần âu hay váy ngắn…. Giàu có luôn được ngưỡng mộ vì thế hãy diện những bộ quần áo hàng hiệu và những chiếc đồng hồ sang trọng nếu bạn muốn gây ấn tượng với đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên người Trung Quốc ghét sự phô trương vì thế hãy cẩn thận chọn trang phục sao cho đúng mực. PHẦN 3 TẬP ĐOÀN LIFAN TRUNG QUỐC 1. Lịch sử hình thành và phát triển 6
  7. Tập đoàn LiFan trung quốc Công ty TNHH ( Tập đoàn ) công nghiệp Lifan là Doanh nghiệp chế tạo xe máy dân doanh lớn nhất Trung Quốc. Năm 1992, ông Yin Ming Shan ( Sinh năm1938 tại Trùng Khánh, Tứ Xuyên) cùng 9 thành viên khác đã thành lập Phòng nghiên cứu linh kiện xe Hongda với số vốn là 200.000 nhân dân tệ, trải qua 12 năm nỗ lực phấn đấu, Tập đoàn Lifan đã nhanh chóng trở thành doanh nghiệp dân doanh lớn cấp quốc gia chủ yếu khai thác nghiên cứu khoa học, sản xuất tiêu thụ (bao gồm cả xuất khẩu) động cơ và xe máy, thứ yếu là ngành chế tạo ô tô, câu lạc bộ bóng đá, tiền tệ chứng khoán, văn hoá quảng cáo, bất động sản. Tính đến nay, Tập đoàn Lifan đã có hơn 8700 công nhân viên, trong đó hơn 2000 nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học. Hiện tại, Tập đoàn có 10 xí nghiệp sản xuất, 3 công ty kinh doanh tiêu thụ và 1 trung tâm kỹ thuật cấp quốc gia, có khả năng sản xuất 2.000.000 chiếc động cơ/năm và 1.000.000 chiếc xe máy/năm, liên tục 4 năm được xếp vào TOP 50 doanh nghiệp công nghiệp thành phố Trùng Khánh và đứng đầu trong danh sách 50 doanh nghiệp dân doanh của thành phố Trùng Khánh. Tháng 9/2004, Tổng cục kiểm tra đo lường chất lượng Trung Quốc và Uỷ ban xúc tiến chiến lược hàng hiệu Trung Quốc đã trao danh hiệu vinh dự cho động cơ Lifan là “Hàng hiệu Trung Quốc”. Tháng 8/2004, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Trung Quốc chính thức công bố sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất được miễn kiểm tra năm 2004, đông cơ xăng 1 xy-lanh 50-200ml của Lifan đã có tên trong số đó. Lifan là doanh nghiệp duy nhất trong ngành động cơ, xe máy trên toàn quốc có tên trên bảng vàng, đây cũng là điều chưa từng có từ trước đến nay. Thành tích  Năm 2001, Tập đoàn Lifan được chọn là một trong 500 doanh nghiệp mạnh của nghành chế tạo xe máy có tổng doanh thu đứng đầu trên thế giới năm 2000.  Năm 2002, xe máy Lifan được xuất khẩu với số lượng lớn sang Italia, mở đầu cuộc thâm nhập thị trường Châu Âu.  Tập đoàn Lifan là doanh nghiệp có kỹ thuật cao, mới trong điểm trong kế hoạch ngọn đuốc quốc gia Trung Quốc năm 2002.  Năm 2002, Trung tâm đánh giá thị trường Trung Quốc đã trao danh hiệu “Thương hiệu bán chạy trên thị trường Trung Quốc” cho xe máy, động cơ có nhãn hiệu Lifan.  Năm 2002, Ủy ban quỹ bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc trao danh hiệu sản phẩm tin cậy “ Chất lượng, dịch vụ, uy tín” cho xe máy, động cơ Lifan.  Năm 2003, xe máy Lifan đã tiêu thụ tại hơn 80 quốc gia và khu vực Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Nam Mỹ.  Từ tháng 4/2003, Lifan chính thức trở thành Hội viên đoàn thể Hiệp hội thương hiệu Trung Hoa; doanh nghiệp xe máy đầu tiên của Trung Quốc được cấp giấy chứng nhận 3C.  Trong “ 100 doanh nghiệp xuất sắc Trung Quốc” năm 2002-2003, Lifan là doanh nghiệp xe máy đứng thứ nhất Trung Quốc về sức cạnh tranh.  Tháng 12/2003, Lifan trở thành doanh nghiệp xe máy dân dụng đầu tiên có trung tâm kỹ thuật cấp quốc gia. 7
  8.  Tháng 9/2004, Tổng cục kiểm tra đo lường chất lượng Trung Quốc đã trao danh hiệu “ Sản phẩm hàng hiệu Trung Quốc” cho động cơ Lifan.  Tháng 11/2004,” LIFAN” được Tổng cục quản lý hành chính công thương Trung Quốc công nhận là “ Thương hiệu nổi tiếng Trung Quốc” 2. Triết lý kinh doanh Hãy để doanh nghiệp là gia đình của các nhân viên! Lifan, hãng sản xuất xe máy số 1 của Trung Quốc trong quá trình thực hiện luật quản lý giá trị công trình đã mở ra phong trào “công nhân tự khống chế” rất rộng rãi. Sau khi mở ra phong trào “công nhân tự khống chế”, trên cương vị công tác của mình, với kỹ thuật thành thục và tinh thần trách nhiệm cao, mỗi công nhân của Lifan đã hoàn thành từng bước công việc của mình với chất lượng cao. Họ không những thấy được địa vị và giá trị của mình trong doanh nghiệp, thoả mãn được lòng tự trọng của mình, lại vừa tăng cường vun đắp ý thức quần thể cũng như quan niệm tập thể và tinh thần hợp tác. Từ đó mỗi người công nhân đều cảm thấy rằng ở Lifan mình có một tập thể có sức mạnh, có tinh thần hăng hái và có triển vọng đi lên. Do mở ra phong trào “công nhân tự khống chế” mà hang Lifan đã nâng cao được tố chất cũng như chất lượng sản phẩm của mình, giảm được giá thành đến mức đáng kể mà ý thức tập thể cũng được nâng cao. Đương nhiên là hiệu quả kinh doanh của hãng cũng do đó mà tăng lên vùn vụt. Triết lý 6-Sigma của LIFAN Triết lý 6-Sigma đã được áp dụng rộng rãi trong hệ thống quản lý chất lượng của tập đoàn Lifan trở thành một trong những bí quyết thành công trong kinh doanh của Cty. Triết lý 6-Sigma là gì ?  6-Sigma là một triết lý quản lý, tập trung vào việc loại bỏ những sai lỗi, lãng phí và sửa chữa.  6-Sigma xác định một mục tiêu cần đạt được và phương pháp giải quyết vấn đề để làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng và cải thiện đáng kể hiệu quả cuối cùng.  6-Sigma dạy cho người lao động biết cách cải thiện công việc một cách khoa học và cơ bản, biết cách duy trì kết quả đã đạt được.  6-Sigma giúp duy trì kỉ luật, hệ thống và cơ sở cho một quyết định chắc chắn dựa trên những thống kê đơn giản.  6-Sigma cũng giúp đạt được tối đa hiệu qủa đầu tư về vốn cũng như nguồn tài năng – con người. 3. Logo và Slogan Ý nghĩa slogan Enjoy LiFan Enjoy Life “ cảm nhận Lifan cảm nhận cuộc sống” Sử dụng sản phẩm của Lifan để cảm nhận chất lượng sản phẩm và sự phát triển không ngừng của chúng tôi. 8
  9. 4. Bài học Đúc rút những kinh nghiệm làm bài học Giống như 1 con người, mỗi doanh nghiệp sẽ luôn bộc lộ 1 tinh thần. Bởi vậy, Lifan luôn luôn nhắc nhở tất cả những nhân viên của mình những tư tưởng được đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân: Trích:  Không thương hiệu nổi tiếng, những chiếc mô tô của chúng ta chỉ như 1 đống sắt phế liệu.  3 kho báu của Lifan: Sự đổi mới, Xuất khẩu và Danh tiếng.  Sự cẩn thận sẽ đem lại chất lượng cao, sự thiếu tận tâm sẽ làm ra những sản phẩm chất lượng thấp.  HONDA và YAMAHA ở xung quanh, những con người LIFAN nên làm gì? 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2