intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Vũ khí hạt nhân và an ninh toàn cầu (Bài tập nhóm)

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

88
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế giới đã bước sang năm 2010 - năm cuối cùng của thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI - một thập niên chứa đựng đầy những thăng trầm trong diễn biến của tình hình thế giới trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội… Đây cũng là thập niên chứng kiến những sự thay đổi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Vũ khí hạt nhân và an ninh toàn cầu (Bài tập nhóm)

  1. Tiểu luận Vũ khí hạt nhân và an ninh toàn cầu 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đã bước sang năm 2010 - năm cuối cùng của thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI - một thập niên chứa đựng đầy những thăng trầm trong diễn biến của tình hình thế giới trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội… Đây cũng là thập niên chứng kiến những sự thay đổi to lớn của xã hội loài người trong những mối quan hệ cơ bản và xuyên suốt từ xa xưa đến nay như mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội hay như mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Mỗi mối quan hệ lại có những đặc điểm và tính chất khác nhau, mà chính từ những mối quan hệ này, các vấn đề xung đột mâu thuẫn nảy sinh. Như chúng ta đã biết, những mối quan hệ cơ bản của xã hội loài người có sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau và thực tế đã chỉ ra rằng đây là điều tất yếu. Việc xây dựng, củng cố những mối quan hệ này đòi hỏi những biện pháp, chính sách cụ thể và đúng đắn của từng quốc gia, khu vực. Sự phụ thuộc lẫn nhau là tất yếu, nó vừa mang đến lợi ích nhưng đồng thời cũng mang đến những mâu thuẫn, mà từ đây, con người đã rút ra được cụm từ “Các vấn đề toàn cầu” - một cụm từ đã, đang và sẽ ngày càng được nhắc đến nhiều trong thế kỷ XXI. Trong cuốn sách “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI”1 “các vấn đề toàn cầu” hay toàn nhân loại được quan niệm là tổ hợp các mâu thuẫn gay gắt nhất giữa giới tự nhiên với xã hội và con người, giữa xã hội với con người và giữa các xã hội (các quốc gia) với nhau, mà tác động của nó có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của tất cả các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội, biên giới quốc gia. Ngày nay, một trong những vấn đề toàn cầu đang rất nhức nhối và nhận được nhiều sự quan tâm đối với tình hình chính trị thế giới, đó là vấn đề phát triển và phổ biến vũ khí hạt nhân. Trong khuôn khổ bài 1 GS, TS Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), “Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI”, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.03 2
  3. tiểu luận này, chúng tôi xin được trình bày về vấn đề: “Bắc Triều Tiên - Iran – hai quốc gia – một tham vọng hạt nhân”. NỘI DUNG Vũ khí hạt nhân là một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, có sức công phá cực kì lớn. Sự tồn tại của loại vũ khí này là một nguy hiểm tiềm tàng nhưng mạnh mẽ đối với xã hội loài người. Cho đến nay mới chỉ có hai quả bom hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh Thế giới thứ Hai, nhưng nỗi khiếp sợ mà nó để lại đối với cộng đồng quốc tế không bao giờ có thể quên được. Hậu quả nghiêm trọng của loại vũ khí này gây ra đối với hòa bình chung của nhân loại khiến những nỗ lực của mọi quốc gia trong cuộc chiến “chống phổ biến vũ khí hạt nhân” càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Năm 1968, Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã được kí kết với sự tham gia của 60 nước, chấm dứt sự lan tràn của loại vũ khí hủy diệt này. Mặc dù ba nước thuộc những khu vực nóng bỏng nhất thế giới là Ấn Độ, Pakistan và Israel đã từ chối kí hiệp ước và tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng NPT về cơ bản đã thành công. Tuy nhiên, triển vọng ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân đã bị một bóng đen ảm đạm che phủ với việc CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút khỏi hiệp ước hồi tháng 1/2003 và thừa nhận rằng họ đang chế tạo vũ khí hạt nhân. Cùng với đó là mối nghi ngờ ngày càng tăng về việc Iran đang bước theo con đường của Triều Tiên. Cho tới thời điểm này, vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và Iran đang là tâm điểm của cộng đồng quốc tế, là nỗi bận tâm, lo lắng của nhiều quốc gia – đặc biệt là của những “ông lớn” như Mỹ, Nga hay Trung Quốc… 1. Qúa trình phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và Iran: a. CHDCND Triều Tiên và “các nhà máy sản xuất plutonium” Tham vọng hạt nhân của Triều Tiên được đánh dấu vào năm 1979 khi Triều Tiên bắt đầu xây dựng lò phản ứng hạt nhân với công suất 5 megawatt tại 3
  4. Yongbyon với sự giúp đỡ của Liên Xô. Tới năm 1986, Yongbyon bắt đầu hoạt động. Dưới sức ép mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, tháng 6/1994, Triều Tiên phản ứng bằng cách rút khỏi IAEA – cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế của Liên Hợp Quốc - sau 20 năm là thành viên của tổ chức này. Ngày 12/2/2002, Triều Tiên tuyên bố kế hoạch tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Yongbyon. Đến cuối tháng, Bình Nhưỡng vô hiệu hóa các thiết bị giám sát của IAEA và trục suất các thanh sát viên của cơ quan này. Quá trình phát triển vụ khí hạt nhân của Triều Tiên ngày càng trở nên mạnh bạo và công khai hơn khi Triều Tiên tuyên bố tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên vào ngày 9/10/2006. Họ coi đây là một “sự kiện lịch sử” và cho rằng, vụ thử diễn ra an toàn và thành công. Mọi sự quan tâm của thế giới lại đổ dồn về Triều Tiên với sự kiện Bình Nhưỡng phóng vệ tinh bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế vào ngày 5/4/2009. Một tuần sau đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí lên án hành động đó, yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng các cuộc thử tên lửa và tuyên bố tăng cường trừng phạt nước này. Tuy nhiên, những động thái đó có lẽ chưa đủ sức mạnh đối với một “đối tượng” liều lĩnh và cứng đầu như Triều Tiên. Ngày 14/4/2009, bộ Ngoại Giao Triều Tiên tuyên bố tẩy chay vòng đàm phán 6 bên và tái khởi động lại lò phản ứng Yongbyon. Mọi chuyện còn được đẩy lên tới cao trào khi ngày 25/5/2009, Bình Nhưỡng lại tuyên bố thực hiện thành công một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất, mạnh hơn vụ thử đầu tiên năm 2006, nhằm củng cố khả năng phòng vệ của đất nước. Ông Mahames ElBaradei – Tổng Giam đốc IAEA- cơ quan Liên Hợp Quốc giám sát việc thi hành NPT, đã từng phát biểu rằng ông coi Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là “mối nguy cơ đe dọa trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân”. Sau khi bị Liên Hợp Quốc chỉ trích vì vụ phóng tên lửa tầm xa hồi tháng 4/2009, Triều Tiên đột ngột ngừng các cuộc đàm phán phi hạt nhân với Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Nga. Cuối năm 2009, Mỹ đã rất nỗ lực thuyết phục Bắc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán. Theo ông Bosworth – phái viên Bộ Ngoại 4
  5. Giao Hoa Kỳ, cả hai phía đã nhất trí về việc cần thiết phải khởi động lại đàm phán dù ngày giờ chưa được ấn định. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã và hãng tin AP đưa lại bình luận của Hãng Thông Tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 19/2/2010 cho biết, cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vừa ra tuyên bố khẳng định sẽ không từ bỏ khả năng răn đe hạt nhân. Triển vọng để giải quyết vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên có lẽ đang là một dấu hỏi lớn đối với cộng đồng thế giới ở thời điểm này. b. Iran và quá trình làm giàu uranium Iran là quốc gia thứ hai trên thế giới tại thời điểm này đang khiến thế giới hoang mang về chương trình hạt nhân mà nước này đang theo đuổi. Khác với tuyên bố đầy khiêu khích của Triều Tiên rằng họ đang chế tạo vũ khí hạt nhân, Iran vẫn khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm phục vụ mục đích hòa bình và thương mại, đó là sản xuất điện. Chương trình hạt nhân của Iran được triển khai từ những năm 1950 với sự giúp đỡ của Hoa Kì như là một phần của chương trình “nguyên tử phục vụ mục đích hòa bình”. Sự ủng hộ, giúp đỡ và tham gia của Mỹ và chính phủ các quốc gia Tây Âu trong chương trình hạt nhân của Iran còn được tiếp tục đến Cách mạng Iran năm 1979. Vấn đề hạt nhân của Iran trở nên nóng bỏng vào thời điểm hiện nay vì nước này vẫn đang tiếp tục có những động thái đáng ngờ đối với quá trình làm giàu uranium phục vụ cho việc sản xuất năng lượng nguyên tử. Bằng chứng là, tháng 2/2009, Iran đã lắp đặt hệ thống đầu tiên gồm 168 chiếc máy ly tâm để làm giàu uranium. Như vậy Iran đã tăng gấp đôi năng lực tinh chế uranium của mình bằng cách lắp đặt hệ thống các máy ly tâm thứ hai. Theo các chuyên gia, để đủ nhiên liệu cho một lò phản ứng có quy mô công nghiệp cần phải lắp đặt 54.000 máy ly tâm. Trong khi đó, uranium được làm giàu có thể tạo ra nhiên liệu cho các lò phản ứng để phát điện, nhưng cũng có thể phục vụ cho việc chế tạo vũ khí. 5
  6. Trước đó, ngày 20/7/2008, nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Khamenei đã chủ trì buổi lễ “ra mắt” một tên lửa tầm xa mới được sản xuất dựa trên công nghệ của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Tên lửa này có khả năng đánh chặn “kẻ thù xảo quyệt” của Iran là Israel hay đúng ra là nhằm vào các căn cứ của Mỹ tại Trung Đông. Theo thời hạn mà Mỹ và phương Tây đưa ra, hết năm 2009 là thời hạn cuối cùng để Iran chấp nhận dự thảo thỏa thuận do Liên Hợp Quốc soạn thảo – chuyển đổi uranium làm giàu lấy nguyên liệu hạt nhân. Tuy nhiên, tuyên bố hôm 20/12/2009 của ông Mojtaba Hashemu Samareh, phụ tá cấp cao của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đang khiến dư luận quan tâm khi cho biết, Tehran đã tiếp cận được bí quyết kĩ thuật cần thiết để làm giàu uranium ở cấp độ 20%. Theo tiết lộ của Giam đốc cơ quan năng lượng Nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi, Tehran sẽ cho ra mắt 2 nhà máy li tâm làm giàu uranium thế hệ mới (IR3 và IR4) vào đầu năm 2011. Cho đến nay vẫn còn quá nhiều bất đồng giữa Iran và thế giới về vấn đề hạt nhân. Vấn đề này chỉ thực sự được giải quyết bằng nỗ lực từ cả hai phía. Iran đã tuyên bố nước này sẵn sàng gửi uranium ra nước ngoài để làm giàu hơn theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc - quyết định này dường như là dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi lớn trong lập trường của Tehran về vấn đề hạt nhân.Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad bất ngờ tuyên bố quyết định trên trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình nhà nước Iran. Ông nói “sẽ không có vấn đề gì” trong việc Iran trao cho phương Tây urani làm giàu cấp độ thấp của nước này và vài tháng sau nhận lại urani làm giàu ở cấp độ 20%. Đây là dấu hiệu về một sự chuyển biến lớn từ phía Iran- một tia sáng trong tiến trình giải trừ hạt nhân ở quốc gia nổi tiếng “ngang ngạnh” này. 2. Tác động của vấn đề này đối với hòa bình và an ninh thế giới: Một thế giới nguy hiểm hơn 6
  7. Thế giới đang đứng trước một nguy cơ bất ổn lớn về an ninh và hòa bình khi CHDCND Triều Tiên có thể đang xây dựng một nhà máy sản xuất plutonium thứ hai , Iran cũng đang "nỗ lực" theo sát CHDCND Triều Tiên trở thành "mối đe doạ hạt nhân": a. Viễn cảnh một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân: Vấn đề vũ khí hạt nhân chưa bao giờ gây ra một cuộc chiến tranh đụng độ trực tiếp. Nhưng thay vào đó, nó lại là nguồn gốc của một loạt những căng thẳng, thậm chí là khủng hoảng ở cấp độ khu vực. Vì chỉ cần một nước trong khu vực có vũ khí hạt nhân thì ngay lập tức sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền của các nước xung quanh và của các nước lớn: + Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều tiên: Về an ninh khu vực , Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã tuyên bố tại Nhà Xanh: “Việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân là một mối đe doạ, và tất nhiên động thái của Bình Nhưỡng sẽ lôi kéo các nước khác. Đây sẽ là mối đe doạ với an ninh cũng như hoà bình của khu vực”.1 Quả thật, vụ thử bom nguyên tử của Bình Nhưỡng khiến cho tình hình khu vực Đông Bắc Á nóng lên. Việc CHDCND Triều Tiên có trong tay bom nguyên tử sẽ làm mất cân bằng tương quan lực lượng quân sự ở khu vực này. Điều này đe doạ một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, khiến các quốc gia và vùng lãnh thổ có tiềm năng hạt nhân như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có thể đi vào con đường phát triển vũ khí hạt nhân Trên bình diện toàn cầu, việc Bình Nhưỡng có bom nguyên tử sẽ khoét sâu thêm lỗ hổng trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Vụ nổ ở CHDCND Triều Tiên sẽ tạo nên hiệu ứng đôminô, kích thích các nước khác đi vào con đường nguy hiểm này, đặc biệt các nước vùng Trung Đông. + Chương trình hạt nhân của Iran: 1 http://www.pgdhuongthuy.edu.vn/?KenhID=44&ChuDeID=0&TinTucID=713, truy cập ngày 02/03/2010 7
  8. Trung Đông cũng được đặt trong “báo động” về một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân nếu Iran tiếp tục tiến hành các chương trình làm giàu uranium. Việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân có thể buộc các quốc gia láng giềng tìm kiếm vũ khí tương tự. Những động thái gần đây của Iran cho thấy rất có khăng năng nước này có thể khuấy động cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, tạo nên nhũng bất ổn cho khu vực cũng như trên toàn thế giới. Dường như một cuộc chiến tranh lạnh thứ 2 với cuộc chạy đua vũ khí hủy diệt không kém phần ác liệt không thể nào tránh khỏi. b. Mối họa tiềm tàng về khủng bố: Với kho vũ khi hạt nhân không lồ của thế giới dẫn đến một mối nguy hiểm khác là sự phát tán loạn xạ, nghĩa là một số các quốc gia bí mật trao vũ khí hay vật liệu hạt nhân cho những tác nhân không phải là Nhà nước, đó là những tổ chức khủng bố. Điều này thực sự đe dọa nền an ninh và hòa bình trên thế giới. Người ta không lo ngại một cuộc tấn công hạt nhân của Bắc Triều Tiên đối với Nhật Bản hay Hàn Quốc, mà là vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể lọt vào tay các tổ chức khủng bố và việc tiếp tay chuyển giao công nghệ sản xuất bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên cho một số quốc gia khiêu khích khác như với Iran, Syria...Từ lâu Bắc Triều Tiên được đặt trong danh sách các nước ủng hộ khủng bố và việc những quốc gia nằm trong danh sách này có vũ khí hạt nhân là điều đáng lo ngại cho nhân dân ưa chuộng hòa bình thế giới. Nếu loại vũ khí huỷ diệt này có trong tay quân khủng bố thì hậu quả sẽ rất khủng khiếp. Những cáo buộc này không phải không có cơ sở. Trong quá khứ, chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên đã giúp đỡ nhiều tổ chức bất hợp pháp như Nhóm Hồng Quân tại Nhật Bản hay những người Hồi giáo ly khai tại Philipines trong "Mặt trận Giải Phóng Moro.1 Tương tự nhu vậy, mối nguy hiểm của chương trình hạt nhân của Iran không phải là khả năng nước này tấn công hạt nhân một số nước mà là khả năng 1 http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=print&sid=2457, truy cập ngày 02/03/2010 8
  9. Iran sẽ theo đuổi chính sách cứng rắn hơn trong việc đối phó với cộng đồng quốc tế, sau khi trở thành cường quốc hạt nhân. Mối đe dọa thực sự là Iran, nước đang phớt lờ mọi nghị quyết và các lệnh trừng phạt của LHQ, sẽ không thể bị ai động tới sau khi trở thành cường quốc hạt nhân, và có thể Iran sẽ mở rộng sự ủng hộ các tổ chức khủng bố. c. Liệu một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 có thể xảy ra? Theo đánh giá của Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI ):” Do ngày càng có nhiều nước sở hữu vũ khí hạt nhân, nên nguy cơ sử dụng những loại vũ khí đó ngày càng tăng.”1 Do vậy, việc CHDCND Triều Tiên và Iran phát triển chương trình vũ khí hạt nhân có thể đẩy cao nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự Ta có thể thấy rằng mục đích thực sự của chương trình hạt nhân mà Iran đang theo đuổi là chế tạo vũ khí hạt nhân, lấy đó làm “hòn đá tảng” để gây dựng vị thế ở khu vực Trung Đông, đối phó với Israel và làm con bài mặc cả với Mỹ và phương Tây. Tổng thống Mỹ George Bush từng tuyên bố “việc Iran theo đuổi việc chế tạo vũ khí hạt nhân có thể sẽ châm ngòi cho Chiến tranh Thế giới III”. Hơn thế nũa cho đến nay đã có tất cả 44 nước có vũ khí hoặc có công nghệ vũ khí hạt nhân. Số nước chế tạo vũ khí hạt nhân ngày càng được mở rông. Liệu tham vọng hạt nhân của các nước này có thực sự là một mối hoạ cho thế giới khi mà một cuộc chiến hạt nhân nếu bùng phát sẽ gây ra thảm hoạ toàn cầu. Thậm chí là chỉ một vụ nổ hạt nhân nhỏ cũng khiến hàng triệu người chết và gây ra thảm hoạ nhân đạo cho toàn cầu. Một câu hỏi được đặt ra là liệu người ta có thể ngăn chặn được những kế hoạch nguy hiểm như vậy không? 3. Chính sách của các nước Mỹ, Nga và Liên minh Châu Âu (EU) đối với chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran: 1 http://www.viettimesonline.com/C32I998.aspx, truy cập ngày 02/03/2010. 9
  10. Trước bối cảnh mà khoa học-kỹ thuật phát triển và vũ khí hạt nhân ngày càng trở thành mối đe dọa của cộng đồng quốc tế thì các quốc gia, đặc biệt là Mỹ, Nga và các nước trong khu vực Châu Âu đã tham gia tích cực Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nhằm nỗ lực hạn chế, ngăn chặn việc phát triển vũ khí hạt nhân vì mục đích hòa bình chung. Bên cạnh đó, từng quốc gia cũng có những chính sách riêng của mình nhằm thắt chặt hơn nữa các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, cụ thể là ở Bắc Triều Tiên và Iran – đây thực sự là vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách của các nước. a. Đối với Bắc Triều Tiên Đứng trước tình hình phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, các nước lớn đã có những chính sách đối phó chung cũng như những biện pháp nhằm hạn chế việc phát triển vũ khí hạt nhân ngày càng tăng cao ở Bắc Triều Tiên. Các nước sử dụng và kết hợp chặt chẽ chính sách “vừa răn đe, vừa kiềm chế, vừa lôi kéo” để có thể đi đến được kết quả mong muốn. Nội dung chủ yếu là đưa ra những biện pháp cấm vận kinh tế, đồng thời thúc đẩy kêu gọi các cuộc đàm phán trực tiếp với Bắc Triều Tiên, ủng hộ việc cắt giảm, giải trừ vũ khí hạt nhân đối với Bắc Triều Tiên. Cụ thể: Từ năm 1994, Mỹ chuyển dần sang chính sách cân bằng hơn, chú trọng dính líu, tích cực hợp tác, lôi kéo. 21/10/1994, Mỹ - Triều đạt được Hiệp định khung về vấn đề hạt nhân. Một mặt, Mỹ thiết lập lại mối quan hệ với Bắc Triều Tiên, giảm cấm vận, không cản trở viêc gia nhâp IMF, ADB, WB của Bắc Triều Tiên . Mặt khác, Mỹ lấy mối đe doạ tên lửa làm cớ để phát triển chương trình NMD của mình. Đến nay, phía Mỹ tỏ rõ thái độ không chấp nhận chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và ra sức gây sức ép với Triều Tiên. Mỹ cùng với một số quốc gia trong khu vực, cam kết thực thi lệnh trừng phạt kinh tế mà Liên Hợp Quốc thông qua, nhằm cản trở việc vận chuyển vũ khí của Triều Tiên và thắt chặt vấn đề tài chính. Bên cạnh đó, chính quyền Obama kêu gọi được sự ủng hộ của 10
  11. quốc tế trong việc chống lại Triều Tiên và tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với nước này. Bên cạnh các biện pháp cưỡng chế, Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước thành viên Liên Hiệp Quốc khác đều mong muốn có một cuộc đàm phán trực tiếp với Bắc Triều Tiên để giải quyết vấn đề trong hóa bình, nhằm giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Mỹ, Nga, Trung Quốc kêu gọi Bắc Triều Tiên quay trở lại vòng đàm phán 6 bên, đàm phán song phương với Mỹ để giải quyết vấn đề. Có thể thấy, Nga và Trung Quốc có những góc độ nhìn nhận vấn đề bớt tiêu cực và nhẹ nhàng hơn Mỹ. Nếu chính sách của Mỹ và EU cứng rắn thì Nga và Trung Quốc lại luôn hướng vấn đề theo góc độ giải quyết trong hòa bình và không gây căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Triều Tiên với các nước lớn. Mặc dù, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã mở rộng, thắt chặt và đưa ra các nghị quyết nhằm trừng phạt Triều Tiên bằng các biện pháp cấm vận về kinh tế, cắt giảm nguồn ngoại tệ của Bắc Triều Tiên, cấm vận xuất khẩu các loại vũ khí của nước này và cho kiểm tra nghiêm ngặt các phương tiện ra vào Bắc Triều Tiên có dấu hiệu khả nghi… nhưng liệu vấn đề này chỉ giải quyết bởi các nghị quyết như vậy đã đủ chưa? b. Đối với Iran: Còn với Iran, việc Iran công khai việc làm giàu Uranium khiến cho các nước lớn lo ngại đến vấn đề sản xuất vũ khí hạt nhân Iran và mong muốn tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) chủ trương yêu cầu Iran phải ngừng làm giàu Uranium, đổi lại Iran. Cụ thể, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhượng bộ Iran về kinh tế, chính trị, an ninh để nhằm giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên, những nố lực nhượng bộ không thành công khi Iran công bố tiếp tục thực hiện việc làm giàu Uranium. Bên cạnh đó, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo, đề xuất những biện pháp trừng phạt bằng cách thảo luận để đưa ra những biện pháp cấm vận nếu như Iran vẫn kiên quyết theo đuổi kế hoạch làm giàu Uranium của mình. 11
  12. Các biện pháp trừng phạt bao gồm những quy định hạn chế tài sản và cấm đi lại đối với các cá nhân và công ty Iran được cho là có liên quan đến hoạt động hạt nhân của nước này, chuyển uranium làm giàu cấp thấp của nước này ra nước ngoài để làm giàu thêm, tránh để Iran có cơ hội chế tạo vũ khí nguyên tử. Thêm nữa, Mỹ và EU áp dụng thêm "các biện pháp nhằm bảo đảm các ngân hàng của Iran không thể lạm dụng hệ thống ngân hàng quốc tế để hậu thuẫn việc phát triển vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố” 1 Ngược lại, Nga và Trung Quốc có những động thái tỏ ý không ủng hộ các biện pháp trừng phạt với Iran, trong khi Mỹ và EU rất cứng rắn trong vấn đề này, Nga và Trung Quốc mong muốn giải quyết việc làm giàu Uranium của Iran bằng đàm phán tích cực để đưa ra lối thoát mới cho vấn đề này. Có thể thấy, mặc dù việc làm giàu Uranium của Iran đã trải qua nhiều cuộc đàm phán, điển hình là vòng đám phán P5+1 và Iran, song kết quả vẫn chưa rõ, Iran không hề đề cập đến vấn đề thương lượng về quyền phát triển công nghệ hạt nhân của nước này và tiếp tục kế hoạch làm giàu Uranium của mình bất chấp sức ép và các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Vấn đề vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran còn là vấn đề vẫn gây rất nhiều tranh cãi, đòi hỏi các quốc gia cần cân nhắc hơn nữa để có thể đưa ra những chính sách mới phù hợp với lợi ích của từng nước cũng như lợi ích của toàn cầu. 4. Triển vọng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề hạt nhân tại hai điểm nóng Bắc Triều Tiên và Iran luôn là mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế từ trước tới nay, bởi đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh của những khu vực này cũng như của thế giới. Nhiều ý kiến đã được đưa ra nhằm đánh giá triển vọng trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân tại hai khu vực này. 1 http://baiviet.phanvien.com/2008/7/2/lenh-trung-phat-moi-cua-chau-au-doi-voi-iran-lieu.html, truy cập ngày 02/03/2010. 12
  13. 1. Trong trường hợp của Bắc Triều Tiên, giải quyết vấn đề hạt nhân tại khu vực này có lẽ là vấn đề đang làm đau đầu các nhà hoạch định quyết sách quốc gia ở Washington, Bắc Kinh, Tokyo và Seoul. Xét về ý đồ chiến lược sâu xa và việc lựa chọn các biện pháp giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, thì các chủ thể chính (CHDCND Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc) còn rất xa nhau, thậm chí mâu thuẫn, đối kháng với nhau. a. Về khả năng xảy ra chiến tranh: Thông thường, khi mâu thuẫn giữa các bên đến tột cùng mà không có cách nào khác để giải quyết, thì chiến tranh sẽ nổ ra. Chừng nào chưa có một nước lớn nào hay tập hợp một số nước đủ sức đương đầu ngăn chặn những âm mưu và hành động hiếu chiến của Washington thì các cuộc chiến tưong tự như các cuộc chiến tranh ở Nam Tư 1999, ở I-rắc 2003 còn tiếp tục diễn ra. Do đó, rất khó dự đoán các tình huống xảy ra cuộc chiến tranh lần thứ II trên Bán đảo Triều Tiên. Có thể, khi điều kiện cho phép, Washington sẽ cầm đầu liên quân tiến hành đòn phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân và tiêu diệt tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, dù hiếu chiến đến đâu, Washington cũng phải cân nhắc, tính toán hơn, thiệt. Hơn nữa, xét cho cùng thì lợi ích chiến lược của Mỹ không chỉ nằm ở Bán đảo Triều Tiên, mà còn nằm ở Trung Đông, Trung Á và Nam Mỹ. Tuy là đồng minh của Mỹ, nhưng Hàn Quốc chủ trương theo đuổi thống nhất Bán đảo Triều Tiên bằng hoà bình thông qua con đường trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hoá….Nếu chiến tranh xảy ra, thì Nhật Bản cũng sẽ chịu tổn thất; Trung Quốc sẽ nhanh chóng đuổi kịp và vượt lên. Cho nên Tokyo cũng sẽ tìm mọi cách để không xảy ra chiến tranh. Tóm lại, trong vài ba năm tới rất ít khả năng xảy ra cuộc chiến tranh lần thứ II trên Bán đảo Triều Tiên. b. Về các cuộc đàm phán đa phương, song phương: Việc giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên trong hòa bình từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu đối với phía Hàn Quốc và các cuộc đàm phán song phương, đa phương đã và sắp diễn ra và đặc biệt là hội đàm Triều-Mỹ ngày 26/11/2009 vừa qua đã mở ra hi vọng để có thể thực hiện được mong muốn đó. Bởi vậy cả phía Bắc Triều Tiên và các bên như Mỹ hay Hàn quốc đều không nên chỉ nhấn mạnh yêu cầu của mình với đối 13
  14. phương mà cần xem xét, nhượng bộ lẫn nhau để giải quyết một cách mềm dẻo và hài hòa yêu cầu của tất cả các bên.1 Các quan chức ngoại giao của các bên liên quan, nhất là Mỹ, Nhật, Hàn còn phải tiến hành nhiều chuyến đi con thoi đến Bắc Kinh, Seoul, Tokyo để công khai, bí mật bàn tính việc lên thang, xuống thang, các điều kiện đưa ra mặc cả trong các bàn thương lượng.Thực ra, đây cũng là "kế hoãn binh" khi tất cả các bên cảm thấy bế tắc, chưa tìm ra lối thoát. Trạng thái này có lẽ còn kéo dài trong vài ba năm tới, nhưng không phải vô thời hạn. Dưới sức ép trong, ngoài nước và tác động của xu thế chung là cần một sự yên ổn để tập trung cho phát triển kinh tế, có thể Bình Nhưỡng cũng phải xuống thang từ từ. Do không muốn hứng chịu tổn thất to lớn của cuộc chiến (mặc dù có thể giành thắng lợi) nên Washington và các đồng minh Seoul, Tokyo sẽ từng bước thoả hiệp, nhân nhượng, chấp nhận một số điều kiện mà Bình Nhưỡng nêu ra. Đây là khả năng lớn nhất sẽ diễn ra trong những năm tới. 2. Về vấn đề hạt nhân của Iran, mặc dù có nhiều nỗ lực đối thoại qua nhiều diễn đàn, nhưng cuộc khủng hoảng về vấn đề hạt nhân của Iran vẫn đang ở thế đối đầu chủ yếu là giữa Mỹ và Iran. Những diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng gây ồn ào thế giới hiện nay cho thấy nhiều khả năng vẫn còn để ngỏ. Trong bối cảnh đó, bất kỳ quyết định hay động thái nóng vội, thiếu cân nhắc nào cũng có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, khó lường đối với nền an ninh của thế giới. Vấn đề cốt lõi là đòi hỏi của Mỹ và phương Tây là Iran phải ngừng chương trình sản xuất hạt nhân. Nhưng các nhà lãnh đạo Iran luôn luôn khẳng định là nước này không bao giờ chấp nhận từ bỏ quyền được chế tạo nhiên liệu hạt nhân phục vụ cho mục đích hòa bình vì họ cho rằng từ bỏ quyền đó cũng giống như là từ bỏ quyền độc lập của đất nước. Do đó, Iran sẽ không nhượng bộ trước bất cứ lời đe dọa nào. Điều đó đặt Iran trước khả năng phải chịu sự trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây. Đối thoại liệu có thay thế đối đầu? Tuy cuộc khủng hoảng xung quanh vấn đề hạt nhân của Iran đã có những khả năng cho thấy có thể giải quyết bằng 1 http://vnmedia.vn/print.asp?newsid=87501, truy cập ngày 03/03/2010 14
  15. con đường đối thoại hòa bình, nhưng trong tình thế hiện nay nó vẫn là một cuộc đối đầu căng thẳng. Các bên vẫn giữ khoảng cách và mục tiêu của mình. Sau khi Iran từ chối ngừng thực hiện chương trình làm giàu uranium, Mỹ, Pháp và Anh đã theo đuổi một lệnh trừng phạt cứng rắn dành cho Tehran (kể cả sử dụng quân sự). Nga và Trung Quốc thì mong muốn vấn đề này giải quyết bằng con đường ngoại giao. Đến thời điểm này, cả Nga và Trung Quốc đều phản đối LHQ trừng phạt Iran, đồng thời Nga đã khẳng định kiên quyết phản đối việc sử dụng vũ lực chống Iran "trong mọi tình huống". Tuy nhiên, giới chức Mỹ vẫn thể hiện thái độ "răn đe" nếu Iran không từ bỏ các chương trình làm giàu uranium và các hoạt động hạt nhân gây tranh cãi khác.1 Phải thừa nhận rằng, các nước lớn đã lao tâm khổ tứ để tìm kiếm những giải pháp nhằm tạo ra lối thoát cho vấn đề hạt nhân của Iran. Vì lợi ích của cộng đồng thế giới? Có thể có nhận thức chung là như thế. Nhưng đằng sau những lợi ích chung vì hòa bình và an ninh quốc tế còn có những tính toán chiến lược và cả những động thái mang tính chiến thuật từ các cường quốc hiện đang nắm vai trò có thể tác động, chi phối ít nhiều đến cục diện thế giới. Vấn đề hạt nhân của Iran vì thế mà trở nên phức tạp hơn, kéo dài hơn bởi còn phải mang gánh nặng liên quan tới chính sách năng lượng, các vấn đề an ninh quốc tế. Nhận xét chung: Trong các giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên và Iran thì các biện pháp ngoại giao rõ ràng là thể hiện hiệu quả nhất, được các quốc gia lớn và cộng đồng quốc tế ủng hộ sâu sắc. Biện pháp này có thể được tiến hành song phương hoặc đa phương (4 bên, 6 bên) nhằm đạt được thỏa thuận chung trong hòa bình và đồng thuận. Thời gian qua, các nước Bắc Triều Tiên và Iran cũng đã có những động thái dịu nhẹ tình hình, như Triều Tiên chấp nhận quay lại bàn đàm phán 6 bên hay Iran chấp nhận gửi thanh nhiên liệu để làm giàu ở 1 nước thứ ba... Nga và Trung Quốc cũng rât muốn sử dụng biện pháp này, bởi nói cho cùng thì Bắc Triều Tiên và Iran cũng chỉ là “con bài” trong chiến lược toàn cầu của các nước lớn đưa ra làm đối trọng với nhau. Mới 1 http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr0408710, truy cập ngày 26/02/2010 15
  16. đây, bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng đã thừa nhận ngoại giao là giải pháp tốt nhất cho vấn đề hạt nhân ở Iran và Bắc Triều Tiên. Tóm lại, kết quả của tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân ở hai điểm nóng Trung Đông và Đông Bắc Á là chuyện của tương lai, thậm chí là tương lai xa khi mà các xung đột về lợi ích chưa thể giải quyết ngay trong một sớm một chiều. Kết quả thu được phụ thuộc vào động thái của 5 nước thành viên hội đồng bảo an và tinh thần hợp tác của Iran cũng như Bắc Triều Tiên, bên cạnh đó tiếng nói của dư luận thế giới cũng góp phần không nhỏ vào quá trình này. 16
  17. KẾT LUẬN Vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, nhất là khi nó rơi vào tay những “chế độ nguy hiểm” (khủng bố), một ngày nào đó sẽ là một thảm hoạ. Có một nguy cơ được cho là những quốc gia như CHDCND Triều Tiên, Iran có thể cung cấp vũ khí hạt nhân cho nước thứ ba, điều đó nếu xảy ra sẽ thực sự nguy hiểm đến từng quốc gia và rộng hơn là toàn cầu. Giữa bầu không khí nóng bỏng đó, hy vọng vào hướng giải quyết theo nguyên tắc hòa bình vẫn chưa tắt và còn nhiều nan giải. Nhìn chung, vấn đề vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, đòi hỏi các quốc gia cần cân nhắc hơn nữa để có thể đưa ra những chính sách phù hợp với lợi ích từng nước cũng như toàn cầu. Có chăng các quốc gia trên thế giới nên đưa ra các đề xuất nhằm ngăn chặn buôn lậu vũ khí hạt nhân – “buôn lậu sự chết chóc” này, bởi vũ khí hạt nhân có trong tay càng ít quốc gia thì sự nguy hiểm đến toàn nhân loại càng được giảm đi đáng kể. Có chăng các nhà lãnh đạo nên tăng cường vai trò của tổ chức quốc tế như: Tòa án tội phạm quốc tế (ICC), cảnh sát quốc tế (Interpol) hay IAEA…như thế sẽ góp phần thắt chặt hơn an ninh của quốc gia cũng như an ninh của toàn cầu. Có chăng các nước nên xây dựng một Hiệp ước chống khủng bố thực sự và cố gắng tìm cách tạo thế cân bằng về vũ khí hạt nhân, có như vậy mới làm giảm nỗi lo cho nhân loại. Hơn nữa, phổ cập vũ khí hạt nhân trên phạm vi toàn cầu sẽ đem lại sự cân bằng tuyệt đối giữa các quốc gia đã và đang có vũ khí hạt nhân cũng như giảm cảm giác mất an ninh của các quốc gia chưa có vũ khí hạt nhân. Dù gì đi nữa, vẫn là ở những người đang nắm giữ công nghệ hạt nhân, họ cần nghĩ tới việc sử dụng có trách nhiệm năng lượng hạt nhân hòa bình trong bối cảnh nhu cầu năng lượng gia tăng, đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân, các cơ sở pháp lý và các thiết chế quốc tế đảm bảo cho vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân hòa bình, an toàn trong công nghiệp hạt nhân và tái sử dụng chất thải phóng xạ ,đặc biệt quyền tiếp cận năng lượng hạt nhân hòa bình không được trở thành đặc quyền của một số nước có công nghệ hạt nhân. 17
  18. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1