Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
TIÊU THỤ THỰC PHẨM CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC QUÁN ĂN<br />
GẦN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
FOOD CONSUMPTION OF STUDENTS IN THE FOOD STALLS<br />
AROUND NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
Nguyễn Thuần Anh1<br />
<br />
Ngày nhận bài: 03/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 28/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tiêu thụ thực phẩm không an toàn vệ sinh có thể là một con đường gây nên phơi nhiễm của sinh viên đối với mối<br />
nguy vi sinh vật. Do tính chất tiện lợi, tiết kiệm thời gian và giá cả hợp lý nên thực phẩm chế biến sẵn tại các quán ăn gần<br />
Trường Đại học Nha Trang thường là lựa chọn của các sinh viên. Lượng tiêu thụ ngũ cốc; thịt; thủy sản; rau quả; trứng<br />
sữa và các thực phẩm khác lần lượt là: 401,2; 70,6; 39,7; 312,4; 19,2 và 126,7 g/người/ngày. Không có sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê giữa sinh viên nam và sinh viên nữ trong việc tiêu thụ các nhóm thực phẩm: thịt, trứng sữa và các nhóm<br />
thực phẩm khác. Các số liệu này hết sức hữu ích để đánh giá nguy cơ của sinh viên đối với các mối nguy vi sinh do ăn uống<br />
tại các quán ăn gần Trường Đại học Nha Trang.<br />
Từ khóa: ngũ cốc, thịt, thủy sản, rau, trứng, thực phẩm, sinh viên, Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Student consumption of food without being controlled for hygiene and safety may be a significant pathway of their<br />
exposure to microbiological hazards. The foods in the food stalls around the Nha Trang University are usually chosen by<br />
students due to their convenience, time-saving and suitable price. The mean consumption rates of cereals; meat; aquatics<br />
products; vegetables, fruits; eggs, milk and others are 401,2; 70,6; 39,7; 312,4; 19,2 and 126,7 g/person/day, respectively.<br />
There are no statistically significant difference in the consumption of the food groups such as meat eggs, milks and others<br />
between male and female students. These data will be useful for risk assessment of students to microbiological hazards due<br />
to food consumption in the food stalls around Nha Trang University.<br />
Keywords: cereal, meat, aquatic product, vegetable, egg, food, student, Nha Trang University<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thức ăn chế biến sẵn đem lại nhiều thuận tiện<br />
và là nhu cầu tất yếu của người tiêu dùng. Tuy<br />
nhiên, trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, hầu hết<br />
các cơ sở bán thức ăn chế biến sẵn đều không đảm<br />
bảo các điều kiện an toàn vệ sinh. Do vậy, các thức<br />
ăn chế biến sẵn có thể chứa các mối nguy và gây<br />
ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.<br />
Trường Đại học Nha Trang có số lượng sinh<br />
viên khá lớn. Các hàng quán quanh trường rất đa<br />
dạng và phong phú. Việc sử dụng thực phẩm ở các<br />
hàng quán quanh trường là tiện lợi nhưng cũng tiềm<br />
ẩn nhiều nguy cơ đối với sinh viên, đặc biệt là các<br />
nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật do điều kiện vệ sinh<br />
<br />
1<br />
<br />
không đảm bảo. Để có thể thực hiện đánh giá phơi<br />
nhiễm và đánh giá nguy cơ của sinh viên đối với<br />
các mối nguy vi sinh vật này thì cần tiến hành đánh<br />
giá mức tiêu thụ thực phẩm ở các hàng quán quanh<br />
Trường Đại học Nha Trang của sinh viên. Mục tiêu<br />
của nghiên cứu nhằm cung cấp những số liệu về<br />
thói quen tiêu thụ của sinh viên và lượng thực phẩm<br />
tiêu thụ tại các hàng quán quanh Trường Đại học<br />
Nha Trang.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp FFQ (Food Frequency<br />
Questionnaire) đã được chọn để đánh giá tiêu thụ<br />
<br />
TS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 3<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
thực phẩm của sinh viên tại các hàng quán gần<br />
Trường Đại học Nha trang. Phương pháp nhớ lại<br />
tiêu thụ ở 24 giờ trước RM (Recall Method) được<br />
sử dụng để xác nhận giá trị của phương pháp FFQ.<br />
Lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp phân<br />
tầng (EPA, 2003).<br />
Số lượng mẫu tối thiểu cần lấy cho nghiên cứu<br />
phải có một dung lượng mẫu sao cho những thông<br />
tin thu được đủ để đại diện và suy rộng cho cả tổng<br />
thể và được tính toán theo công thức sau (Phạm<br />
Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, 2001):<br />
Nt2pq<br />
<br />
n = ————<br />
2<br />
2<br />
N ɛ + t pq<br />
<br />
Trong đó: N là kích thước của tổng thể;<br />
n là dung lượng mẫu;<br />
t là mức độ tin cậy (hệ số tin cậy được tính sẵn<br />
theo hàm Ф(t) của Lia-pu-nốp = 3,0 không vượt quá<br />
10% số lượng mẫu tối thiểu phải lấy);<br />
ε là phạm vi sai số chọn mẫu;<br />
pq là phương sai của tiên thức thay phiên;<br />
p = 1-q, tổng của p và q là một số không đổi do<br />
đó tích của chúng lớn nhất khi p = q = 0,5, vì vậy<br />
chọn p*q = 0,25 để tính số lượng mẫu cho tổng thể<br />
nghiên cứu nhằm đạt được tính đại diện cao nhất.<br />
Trường Đại học Nha Trang có 10.761 sinh<br />
viên (theo số liệu điều tra tính tới ngày 30 tháng<br />
5 năm 2012). Theo đó kích thước mẫu tổng thể<br />
N = 10.761. Như vậy số lượng mẫu tối thiểu cần<br />
phải lấy tại 11 khoa của Trường Đại học Nha Trang<br />
được tính như sau:<br />
<br />
n =<br />
<br />
10.977*3² *0.25<br />
= 220<br />
10.977*0.1²+3²*0.25<br />
<br />
n = 220 người, là số lượng mẫu tối thiểu cần<br />
phải lấy. Tuy nhiên trong quá trình điều tra có thể<br />
<br />
Số 1/2014<br />
gặp một tỉ lệ từ chối hoặc rủi ro khi gặp đối tượng<br />
khảo sát do đó nghiên cứu sẽ tiến hành lấy thêm số<br />
lượng mẫu phụ bằng 10% số lượng mẫu chính tức<br />
phải lấy thêm 22 mẫu nữa vậy tổng số lượng mẫu<br />
của nghiên cứu này là 242 sinh viên của 11 khoa<br />
thuộc Trường Đại học Nha trang được chọn ngẫu<br />
nhiên. Sinh viên được chọn phải thỏa điều kiện: là<br />
người tiêu thụ các thực phẩm tại các hàng quán<br />
xung quanh Trường Đại học Nha Trang và có sức<br />
khỏe tốt.<br />
Phân tích thống kê được thực hiện bởi phần<br />
mềm SPSS 16. Tùy theo sự phân bố của số liệu<br />
(Kolmogorov-Smirnov test), mà phương pháp thông<br />
số (t-test hoặc One-Way-ANOVA) hoặc không thông<br />
số (Mann-Whitney test hoặc Kruskal-Walilis) đã<br />
được chọn lựa để đánh giá sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê. P < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê<br />
(Motulsky, 1999).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi chính thức,<br />
tiến hành điều tra tiêu thụ thực phẩm của sinh viên<br />
tại 11 khoa của Trường Đại học Nha Trang ở các<br />
hàng quán quanh Trường, tổng số sinh viên được<br />
chọn để điều tra là 242 sinh viên. Trong số 242 sinh<br />
viên được chọn để điều tra không có sinh viên nào<br />
từ chối trả lời. Trong số 242 sinh viên được tiếp xúc<br />
có 15 (6,2%) sinh viên không đáp ứng yêu cầu chọn<br />
lựa để điều tra do không tiêu thụ các thực phẩm<br />
tại các hàng quán xung quanh Trường Đại học Nha<br />
Trang. Cuối cùng số sinh viên được điều tra là 227.<br />
Tất cả 227 sinh viên được điều tra này (116 (51%)<br />
nữ và 111 (49%) nam) có tiêu thụ thực phẩm tại các<br />
hàng quán quanh Trường Đại học Nha Trang. Kết<br />
quả điều tra thu được như sau:<br />
<br />
Hình 1. Tỷ lệ (%) sinh viên tiêu dùng các loại thực phẩm khác nhau tại các hàng quán<br />
gần Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
4 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Các thực phẩm được sinh viên ăn ở các hàng<br />
quán quanh trường được chia thành 6 nhóm: ngũ<br />
cốc; thịt; thủy sản; trứng sữa; rau, củ, quả và các<br />
thực phẩm khác. Kết quả biểu diễn trên hình 1 thể<br />
hiện các tỷ lệ sinh viên tiêu thụ ngũ cốc (100%),<br />
<br />
Số 1/2014<br />
rau củ quả (82%), thủy sản (65%), trứng sữa (58%),<br />
thịt (56%) và các thực phẩm khác (29%) với các<br />
lượng tiêu thụ trung bình lần lượt là 401,2; 70,6;<br />
39,7; 312,4; 19,2 và 126,7g/người/ngày được thể<br />
hiện ở bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Lượng tiêu thụ (g/người/ngày) các loại thực phẩm của sinh viên tại các hàng quán<br />
gần Trường Đại học Nha Trang<br />
Ngũ cốc<br />
<br />
Trung bình (Mean)<br />
<br />
Trung vị (Median)<br />
<br />
SD<br />
<br />
95th<br />
<br />
401,2<br />
<br />
401,7<br />
<br />
18,8<br />
<br />
682,3<br />
<br />
Thịt<br />
<br />
70,6<br />
<br />
78,0<br />
<br />
16,0<br />
<br />
93,5<br />
<br />
Thủy sản<br />
<br />
39,7<br />
<br />
37,7<br />
<br />
16,3<br />
<br />
45,0<br />
<br />
Rau, củ, quả<br />
<br />
312,4<br />
<br />
287,3<br />
<br />
11,7<br />
<br />
391,3<br />
<br />
Trứng, sữa<br />
<br />
19,2<br />
<br />
17,2<br />
<br />
15,3<br />
<br />
32,1<br />
<br />
Các thực phẩm khác<br />
126,7<br />
119,3<br />
16,3<br />
178,6<br />
Kết quả đánh giá tỷ lệ sinh viên nam và nữ trong việc tiêu dùng các loại thực phẩm khác nhau tại các hàng<br />
quán gần Trường Đại học Nha Trang được trình bày ở hình 2.<br />
<br />
Hình 2. Tỷ lệ (%) sinh viên nam và nữ tiêu dùng các loại thực phẩm khác nhau<br />
tại các hàng quán gần Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Tất cả sinh viên nam (100%) và nữ (100%) đều tiêu thụ ngũ cốc. Tỷ lệ (%) sinh viên nam thấp hơn tỷ lệ<br />
sinh viên nữ trong việc tiêu thụ thịt, trứng sữa, rau củ quả và các thực phẩm khác, tuy nhiên sự chênh lệch này<br />
là rất nhỏ (hình 2). Sự khác biệt giữa nam và nữ chỉ có ý nghĩa thống kê trong tiêu thụ nhũ cốc (p < 0,05), thủy<br />
sản (p < 0,01) và rau, củ quả (p < 0,05). Sinh viên nam ăn nhiều ngũ cốc, thủy sản và rau, củ, quả hơn sinh<br />
viên nữ (bảng 2).<br />
Bảng 2. Lượng tiêu thụ (g/người/ngày) các loại thực phẩm của sinh viên (nam và nữ)<br />
tại các hàng quán gần Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 5<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Kết quả khảo sát các lý do sinh viên chọn lựa<br />
ăn ở các hàng quán quanh trường như sau: có<br />
40% sinh viên chọn lựa ăn ở các hàng quán quanh<br />
trường vì lý do tiện lợi, 31% chọn lựa vi lý do tiết<br />
kiệm thời gian, 27% chọn lựa vì lý do giá cả hợp<br />
lý, 10% chọn lựa vì thức ăn ngon, 4% chọn vì lý do<br />
vui vẻ cùng bạn bè và 5% chọn vì các lý do khác<br />
(hình 3).<br />
<br />
Hình 3. Các lý do sinh viên chọn ăn ở các hàng quán<br />
gần Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Các hàng quán quanh Trường Đại học Nha Trang<br />
được chia làm 4 nhóm: nhóm các quán cơm; nhóm<br />
<br />
Số 1/2014<br />
các quán bánh mì; nhóm các quán ăn sáng, quà vặt<br />
và nhóm các quán nước giải khát để điều tra xác định<br />
các nhóm có tần suất sinh viên đến ăn uống nhiều<br />
để làm cơ sở cho việc lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu<br />
vi sinh phục vụ cho công việc đánh giá nguy cơ phơi<br />
nhiễm mối nguy vi sinh. Kết quả được trình bày ở hình<br />
4, 5, 6 và 7. Các hàng quán có trên 10% sinh viên chọn<br />
lựa để mua thức ăn là các quán như sau: Quán cơm<br />
Nguyệt (1 Nguyễn Đình Chiểu) (18%), Quán cơm sinh<br />
viên (24/6 Nguyễn Đình Chiểu) (19%), Quán cơm Ly<br />
(Lô 30 Nguyễn Đình Chiểu) (21%), Bánh mì bà Bảy<br />
(2 Nguyễn Đình Chiểu) (28%), Bánh mì (trước cafe<br />
Tây Nguyên) (31%), Quán xôi (gần Cơ sở đào tạo<br />
tin học Delphi) (12%), Quán bún phở Thiên Thư (17<br />
Nguyễn Đình Chiểu) (14%), Quán bún cá Ninh Hòa<br />
(3 Nguyễn Đình Chiểu) (13%), Quán bánh canh (gần<br />
café Sơri (10 tổ 24 Nguyễn Đình Chiểu) (10%), sữa<br />
đậu nành, mè đen, đậu đỏ (24/6 Nguyễn Đình Chiểu)<br />
(15%), nước ép trái cây (cạnh dốc xuống Đoàn Trần<br />
Nghiệp) (17%).<br />
<br />
Hình 4. Tỷ lệ (%) sinh viên thường chọn ăn ở các quán cơm gần Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Hình 5. Tỷ lệ (%) sinh viên thường chọn mua bánh mì ở các quán bánh mì<br />
gần Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Hình 6. Tỷ lệ (%) sinh viên thường chọn ăn sáng và quà vặt ở các quán<br />
gần Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
6 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
Hình 7. Tỷ lệ (%) sinh viên thường dùng nước giải khát ở các quán<br />
gần Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Các nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá tiêu<br />
thụ thực phẩm ở Việt Nam không nhiều nên việc so<br />
sánh kết quả gặp khó khăn. Kết quả của nghiên cứu<br />
này được so sánh với kết quả nghiên cứu khác ở Hà<br />
Nội cho thấy các số liệu cùng khoảng độ lớn mặc dù<br />
mục đích và bối cảnh nghiên cứu là hoàn toàn khác<br />
biệt (Mubarik và cs, 2006) (bảng 3).<br />
Bảng 3. So sánh tiêu thụ thực phẩm<br />
của các nghiên cứu<br />
Tiêu thụ của sinh Tiêu thụ của<br />
viên ở nghiên<br />
người dân ở<br />
cứu này<br />
Hà Nội<br />
<br />
Ngũ cốc<br />
<br />
401,2<br />
<br />
401,6<br />
<br />
Thịt<br />
<br />
70,6<br />
<br />
97,3<br />
<br />
Thủy sản<br />
<br />
39,7<br />
<br />
49,3<br />
<br />
Rau, củ, quả<br />
<br />
312,4<br />
<br />
345,9<br />
<br />
Trứng, sữa<br />
<br />
19,2<br />
<br />
25,4<br />
<br />
126,66<br />
<br />
136,2<br />
<br />
Các thực phẩm khác<br />
<br />
Phương pháp nhớ lại tiêu thụ ở 24 trước RM<br />
(Recall Method) đã được sử dụng để xác định tính<br />
hợp lệ của phương pháp FFQ. Phân bố các mức<br />
tiêu thụ thu được từ phương pháp FFQ và phương<br />
pháp nhớ lại tiêu thụ ở 24 trước RM (Recall Method)<br />
được đem so sánh với nhau. Kết quả cho thấy hai<br />
phân bố có mối tương quan với nhau (Spearman’s<br />
r = 0,437, p < 0,01). Điều đó có nghĩa là nghiên cứu<br />
đã xác định đúng cái cần xác định và kết quả là<br />
chính xác (Cade và cs, 2002).<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Phương pháp điều tra tiêu thụ được chọn lựa kỹ<br />
lưỡng, các nguồn gây sai lỗi đều được tính toán loại<br />
bỏ. Việc so sánh với kết quả nghiên cứu khác ở Hà<br />
Nội về điều tra tiêu thụ cho thấy sinh viên Trường Đại<br />
học Nha Trang tiêu thụ lượng thực phẩm ở các hàng<br />
quán quanh trường với số lượng gần như tương<br />
đồng với lượng thực phẩm được tiêu thụ thông<br />
thường trong cuộc sống. Kết quả nghiên cứu này rất<br />
hữu ích để đánh giá nguy cơ của sinh viên Trường<br />
Đại học Nha Trang đối với sự ô nhiễm vi sinh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, 2001. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001: 193.<br />
<br />
2.<br />
<br />
EPA, 2003. Survey Management Handbook, US EPA- United States Environmental Protection Agency. Washington DC:<br />
Document No. EPA 260-B-03-003, 134p.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Cade J, Thompson R, Burley V & Warm D., 2002. Development, validation and utilization of food-frequency questionnaires<br />
– a review. J Public Health Nutr 5(4): 567–587.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Motulsky HJ., 1999. Analyzing Data with GraphPad Prism, GraphPad Software Inc.San Diego, CA 92121 USA. www.<br />
graphpad.com.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Mubarik A, Nguyen TQ, Ngo VN., 2006. An Analysis of Food Demand Patterns in Hanoi: Predicting the Structural and<br />
Qualitative Changes. Technical Bulletin No.35. AVRDC document number 06-671. Shanhua, Taiwan: AVRDC - The World<br />
Vegetable Center.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 7<br />
<br />