Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG<br />
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỐI VỚI NHỮNG BỆNH NHÂN<br />
NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT ĐẾN KHÁM<br />
TẠI VIỆN SR-KST-CT TP. HCM<br />
Lương Trường Sơn*, Đặng Thị Nga*, Nguyễn Ngọc Ánh*,<br />
Đỗ Thị Phượng Linh*, Phạm Thị Thu Giang*, Trần Thị Ngân*, Mai Anh Lợi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Các bệnh ký sinh trùng đường ruột (KSTĐR) là phổ biến tại Việt Nam.Việc phòng chống bệnh<br />
ký sinh trùng đường ruột cho người dân tại khu vực Nam bộ - Lâm Đồng hiện tại chưa được thực hiện một cách<br />
có hệ thống. Việc tìm hiểu các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị các bệnh này là cần thiết.<br />
Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh KSTĐR tại Viện Sốt rét- KST- CT TP.<br />
HCM từ tháng 6/2012 đến 12/2012. Ghi nhận các triệu chứng lâm sàng và soi phân, làm công thức máu, khảo<br />
sát men gan, chẩn đoán huyết thanh ELISA, siêu âm. Thuốc điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.<br />
Kết quả: Có 302 đối tượng được nghiên cứu, chủ yếu là người có học, biết khai thác internet. Triệu chứng<br />
ngứa chiếm từ 67-100% và nổi mề đay chiếm từ 31% đến 100%. Riêng nhiễm sán dây, biểu hiện chính là có đốt<br />
sán bò ra ngoài hậu môn (100%). Nhiễm amip đường ruột có biểu hiện chính là đau bụng, đi ngoài phân lỏng<br />
hoặc táo từng đợt (94%). Tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan (BCAT) cao nhất ở bệnh sán lá gan lớn (28,6%),bệnh ấu<br />
trùng giun đũa chó (20,4%), bệnh sán gạo heo (12,3%), bệnh sán dây (14,3%), bệnh amip đường ruột (19,2%).<br />
Riêng các bệnh do giun đũa, giun móc, giun đầu gai, giun lươn thì BCAT không tăng. Sau điều trị triệu chứng<br />
lâm sàng chính giảm 80-100%. Với bệnh giun đũa chó lạc chủ có 73% bệnh nhân hết ngứa, 92% hết nổi mề đay,<br />
88% bệnh nhân xét nghiệm ELISA trở về (-). Kiến thức về bệnh cũng như thực hành phòng bệnh của người<br />
bệnh đạt tỷ lệ cao.<br />
Kết luận: Triệu chứng lâm sàng chính là ngứa da, nổi mề đay; mắc sán dây có biểu hiện chính là đốt sán bò<br />
ra ngoài hậu môn, kèm theo rối loạn tiêu hóa.Soi phân tìmthấy trứng giun đũa, giun móc, kén E. histolytica. Máu<br />
ngoại biên có BCAT tăng tùy theo từng bệnh. Siêu âm có hình ảnh tổn thương gan trong nhiễm sán lá gan lớn.<br />
Chẩn đoán huyết thanh dương tính với các bệnh ấu trùng giun đũa chó, sán lá gan lớn, giun lươn, giun đầu gai,<br />
ấu trùng sán lợn. Kết quả điều trị là các triệu chứng lâm sàng chính giảm 80-100% và triệu chứng cận lâm sàng<br />
giảm từ 88-100%.<br />
Từ khóa: Bệnh ký sinh trùng đường ruột, Albendazole, ELISA.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURVEY ON EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS AND<br />
TREATMENT RESULTS OF PATIENTS INFECTED WITH INTESTINAL PARASITES ATTENDING<br />
THE INSTITUTE OF MALARIOLOGY – PARASITOLOGY – ENTOMOLOGY IN HO CHI MINH CITY.<br />
Luong Truong Son, Dang Thi Nga, Nguyen Ngoc Anh,<br />
DoThi Phuong Linh, Pham Thu Giang, Tran Thi Ngan and Mai Anh Loi.<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 87 - 94<br />
<br />
*: Viện Sốt rét - KST - CT TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Đặng Thị Nga,<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
ĐT: 0912444663,<br />
<br />
Email: dangngahg@gmail.com<br />
<br />
87<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Backgrounds: Intestinal parasitic diseases are common in Vietnam. Currently the control of intestinal<br />
parasitic diseases in Southern provinces of Vietnam is not systematically organized. Assessment of<br />
epidemiological, clinical, Para clinical characteristics and treatment results of intestinal parasitic diseases is<br />
necessary.<br />
Subjects and methods: Patients infected with intestinal parasites attending the Institute of MalariologyParasitology-Entomology in Ho Chi Minh City from June, 2012 till Dec 2012. Clinical symptoms were recorded<br />
as well as stool examination, complete blood count, liver enzymes, serodiagnosis by ELISA, ultra-sonography<br />
were performed. Treatment was done according to guidelines of Ministry of Health.<br />
Results: There were 320 patients mainly knowledgeable persons, who can access the Internet. Pruritus<br />
accounted for 67-100% and urticarial 31-100%. For taeniasis, proglottids creeping from the anus (100%) was the<br />
main manifestation. In enteric amebiasis, abdominal pain, episodes of diarrhea and constipation accounted for<br />
94%. Eosinophilia was present in fascioliasis (28.6%), toxocariasis (20.4%), cysticercosis (12.3%), taeniasis<br />
(14.3%), and enteric amebiasis (19.2%) but not increases in ascariasis, hookworm infection, gnathostomiasis, and<br />
strongyloidiasis. Following treatment, main clinical symptoms were decreased by 80-100%. In toxocariasis,<br />
pruritus and urticaria were decreased by 73% and 92% of patients, respectively, and 88% of patients had Elisa<br />
results (-). Practical knowledge of the disease as well as disease prevention of patients reaches the high rate<br />
Conclusion: Main clinical symptoms were pruritus and urticaria, while in taeniasis it was the crawling of<br />
proglottids from the anus, accompanied by other digestive perturbations. Stool exam revealed ova of ascaris,<br />
hookworms, and cysts of E. histolytica. There was eosinophilia depending on nature of infection and hepatic<br />
lesions in fascioliasis on ultra-sonography. Serodiagnosis was positive in toxocariasis, fascioliasis, strongyloidiasis,<br />
gnathostomiasis, cysticercosis.. Results of treatment are the main clinical symptoms reduced by 80-100%, and<br />
clinical symptoms decreased from 88-100%.<br />
Keywords: Intestinal parasites, Albendazole, ELISA.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột (KSTĐR) là<br />
một trong những bệnh phổ biến nhất ở những<br />
quốc gia đang và kém phát triển. Có khoảng 300<br />
triệu người nhiễm giun, sán nặng là kết quả của<br />
hơn 150.000 các ca tử vong mỗi năm (Crompton<br />
1999; Montresor và cs, 2002)(4,5). Theo Tổ chức Y<br />
tế Thế giới, trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người<br />
nhiễm giun đũa, 1,2 tỷ người nhiễm giun móc<br />
và 1 tỷ người nhiễm giun tóc. Và khoảng 40<br />
triệu người nhiễn sán lá nói chung, 10% dân số<br />
trên thế giới nhiễm đơn bào (amip, trùng lông,<br />
trùng roi…) và 10% trong số đó phát triển thành<br />
bệnh(1).<br />
Ở nước ta, bệnh KSTĐR khá phổ biến. Vì<br />
nằm trong khu vực nhiệt đới nên điều kiện khí<br />
hậu thuận lợi cho mầm bệnh phát triển ở ngoại<br />
cảnh, cùng với ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh<br />
môi trường không đảm bảo và những tập quán<br />
sinh hoạt lạc hậu dẫn đến khả năng nhiễm ký<br />
<br />
88<br />
<br />
sinh trùng càng cao. Viện Sốt rét-KST-CT TƯ<br />
điều tra từ 2006 đến 2010 cho thấy tỷ lệ nhiễm<br />
giun chung ở các tỉnh điều tra là 34%. Số bệnh<br />
nhân nhiễm sán lá gan lớn năm 2006 là 4.094 ca,<br />
năm 2007 là 2.196 ca, năm 2008 là khoảng 2.250<br />
ca bệnh, năm 2009 có khoảng 4.300 lượt ca bệnh,<br />
và 6 tháng đầu năm 2010 có khoảng 1.300 người<br />
bệnh. Bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn được<br />
phát hiện tại 50 tỉnh thành trong cả nước<br />
(Nguyễn Mạnh Hùng, 2011)(3).<br />
KSTĐR gây nên rất nhiều tác hại cho con<br />
người. Các triệu chứng bệnh thường rất đa dạng<br />
và dễ nhầm lẫn với bệnh cảnh lâm sàng của các<br />
chứng bệnh khác ở đường tiêu hóa với những<br />
nguyên nhân khác nhau.<br />
Khu vực Nam Bộ-Lâm Đồng hiện tại tổ chức<br />
phòng chống bệnh ký sinh trùng đường ruột<br />
cho người dân chưa được thực hiện một cách có<br />
hệ thống. Khi người dân có nghi ngờ mắc bệnh<br />
mới tự tìm đến Viện Sốt rét- KST-CT TP. HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
để được khám và điều trị. Trước nhu cầu thực tế<br />
nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, Viện đã<br />
thành lập Trung tâm khám bệnh chuyên ngành<br />
chuyên khám, tư vấn, xét nghiệm và điều trị các<br />
bệnh về giun, sán, đơn bào...Để đánh giá tình<br />
trạng bệnh ký sinh trùng đường ruột của người<br />
dân khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng chúng tôi tiến<br />
hành đề tài: Tìm hiểu các yếu tố dịch tễ, lâm<br />
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đối với<br />
những bệnh nhân nhiễm giun, sán đến khám tại<br />
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. Hồ<br />
Chí Minh.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT<br />
Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên<br />
cứu<br />
Thời gian thực hiện: từ tháng 1/6 đến 30/12<br />
năm 2012.<br />
Địa điểm: tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng –<br />
Côn trùng TP. Hồ Chí Minh.<br />
Đối tượng: Bệnh nhân đến khám tại Viện.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Dịch tễ học mô tả phân tích.<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Tìm hiểu các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận<br />
lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm<br />
giun, sán ở những người đến khám tại Viện Sốt<br />
rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. Hồ Chí<br />
Minh.<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, kết<br />
quả xét nghiệm và điều trị của bệnh nhân nhiễm<br />
giun, sán.<br />
Tìm hiểu mối liên quan giữa triệu chứng lâm<br />
sàng, cận lâm sàng và dịch tễ của bệnh nhân<br />
nhiễm ký sinh trùng đường ruột.<br />
Đánh giá sự hiểu biết về bệnh KSTĐR và các<br />
biện pháp phòng chống của người bệnh tại<br />
điểm nghiên cứu.<br />
<br />
- Phỏng vấn khi bệnh nhân đến.<br />
- Thăm khám.<br />
- Ghi chép bệnh án.<br />
- Cận Lâm sàng:<br />
+ Soi phân bằng phương pháp Kato-Katz và<br />
soi trực tiếp.<br />
+ Xét nghiệm Công thức máu, đếm bạch cầu<br />
ái toan, kiểm tra chức năng gan, chức năng thận.<br />
+ Siêu âm gan mật, ổ bụng.<br />
+ Test chẩn đoán huyết thanh: Ấu trùng<br />
giun đũa chó, Giun đầu gai, Giun lươn, Sán lá<br />
gan lớn, Ấu trùng sán lợn, Amip gan, phổi.<br />
- Chẩn đoán.<br />
- Thuốc điều trị:<br />
<br />
Bảng 1. Phác đồ điều trị KSTĐR được áp dụng trong nghiên cứu.<br />
TT<br />
Cơ cấu bệnh<br />
Phác đồ<br />
1 Ấu trùng giun đũa chó<br />
Chưa có<br />
2<br />
Giun đũa<br />
Bộ Y tế<br />
3<br />
Giun móc<br />
Bộ Y tế<br />
4<br />
Giun đầu gai<br />
Chưa có<br />
5<br />
Giun lươn<br />
Khuyến cáo Cục Y tế<br />
dự phòng<br />
<br />
Thuốc điều trị<br />
Albendazole 400mg<br />
Albendazole 400mg<br />
Albendazole 400mg<br />
Albendazole 400mg<br />
Albendazole 400mg,<br />
Ivermectin 6mg<br />
<br />
6<br />
7<br />
<br />
Sán lá gan lớn<br />
Ấu trùng sán lợn<br />
<br />
Bộ Y tế<br />
Bộ Y tế<br />
<br />
Triclabendazole 0,25g<br />
Praziquantel 600mg<br />
Albendazole 400mg<br />
<br />
8<br />
<br />
Sán dây<br />
<br />
Bộ Y tế<br />
<br />
Praziquantel 600mg<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Liều dùng<br />
400mg x 2lan/ngày x 21 ngày, 1 – 3 đợt<br />
400mg x 1lan/ngay x 1-3 ngày<br />
400mg x 1lan/ngay x 3 ngày<br />
400mg x 2lan/ngày x 21 ngày<br />
400mg x 2lan/ngày x 7 ngày<br />
6mg x 2 lần/ngaỳ x 2 ngày<br />
Liều duy nhất 10mg/kg<br />
15mg/kg/lần x 2 lần / ngày x 10 ngày x 2-3<br />
đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày.<br />
Praziquantel liều duy nhất 20mg/kg. Sau đó<br />
dùng: Albendazole<br />
7,5mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 30 ngày x 2-3<br />
đợt, mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày<br />
20mg/kg x 1 lần<br />
<br />
89<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
TT<br />
9<br />
<br />
Cơ cấu bệnh<br />
Amip đường ruột<br />
<br />
Phác đồ<br />
Khuyến cáo Cục Y tế<br />
dự phòng<br />
<br />
Thuốc điều trị<br />
Metronidazole 250mg<br />
<br />
Liều dùng<br />
500mg x 2 lan/ngày x 5 – 15 ngày<br />
<br />
tộc<br />
<br />
- Theo dõi kết quả điều trị.<br />
<br />
Nhận xét: Đa số người bệnh đến khám và<br />
điều trị là người lớn chiếm 98% và chủ yếu là<br />
cán bộ viên chức hoặc công nhân (52,9%), ngoài<br />
ra cũng có các thành phần khác như người dân<br />
làm ruộng, trồng rừng, nội trợ chiếm tỷ lệ thấp.<br />
<br />
Chọn mẫu<br />
302 mẫu.<br />
<br />
Phân tích và xử lý dữ liệu<br />
Phần mềm thống kê Stata 3.02.<br />
<br />
Bảng 3. Phân bố theo địa dư (N=302).<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Địa chỉ<br />
<br />
Số<br />
người<br />
TP. HCM<br />
96<br />
Bình Dương<br />
12<br />
Cần Thơ<br />
15<br />
Đồng Nai<br />
5<br />
<br />
Đặc điểm, dịch tễ bệnh KSTcủa đối tượng<br />
tham gia nghiên cứu<br />
Bảng 2. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
Đặc tính<br />
<br />
Số Tỷ lệ<br />
Đặc tính<br />
Số<br />
người %<br />
người<br />
Giới Nam 97 32,1 Nghề Làm ruộng 48<br />
Nữ<br />
205 67,8 nghiệp Trồng rừng 15<br />
Tuổi < 18<br />
7<br />
2,3<br />
Cán bộ VC 100<br />
tuổi<br />
>= 18 295 97,6<br />
Công nhân 90<br />
tuổi<br />
Dân Kinh 302 100<br />
Nghề khác 49<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
%<br />
15,8<br />
4,9<br />
33,1<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
Địa chỉ<br />
Số người Tỷ lệ<br />
%<br />
%<br />
32,0<br />
Đắc Lắc<br />
15<br />
5,0<br />
4,0 Quảng Ngãi<br />
13<br />
4,3<br />
5,0<br />
Vũng Tàu<br />
6<br />
2,0<br />
1,7 Các tỉnh khác<br />
140<br />
46,3<br />
<br />
Nhận xét: Người dân khu vực Nam Bộ Lâm Đồng, nhất là dân các tỉnh chưa biết tìm<br />
đến Viện để khám và điều trị. Phần lớn bệnh<br />
nhân là người dân sinh sống tại thành phố, hoặc<br />
người dân Miền Trung nhân tiện đến TP. HCM<br />
khám bệnh ở các bệnh viện khác giới thiệu đến.<br />
<br />
29,8<br />
16,4<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh nhiễm KSTĐR<br />
Bảng 4. Tỷ lệ (%) xuất hiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của từng bệnh.<br />
STT<br />
<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Ngứa<br />
<br />
94<br />
<br />
Mề Ăn<br />
đay kém,<br />
mệt<br />
mỏi<br />
94<br />
5<br />
<br />
80<br />
75<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
<br />
40<br />
75<br />
100<br />
83<br />
31<br />
100<br />
<br />
Tên bệnh/số lượng<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Ấu trùng giun đũa<br />
chó/103<br />
Giun đũa/5<br />
Giun móc/4<br />
Giun đầu gai/2<br />
Giun lươn/6<br />
Sán lá gan lớn/35<br />
Ấu trùng sán lợn/57<br />
Sán dây/7<br />
E. histolytica (amip<br />
đường ruột)/83<br />
<br />
67<br />
<br />
81<br />
<br />
60<br />
50<br />
5<br />
80<br />
4<br />
29<br />
72<br />
<br />
Rối Đau Đau Sán bò Ngứa Bach cầu Soi phân<br />
loạn đầu bụng ra HM HM ái toan có trứng<br />
tiêu<br />
tăng<br />
hay đơn<br />
hóa<br />
bào<br />
33<br />
25<br />
5<br />
1<br />
20<br />
40<br />
50<br />
50<br />
33<br />
23<br />
7<br />
57<br />
94<br />
<br />
ELISA<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
100<br />
50<br />
67<br />
<br />
100<br />
100<br />
17<br />
<br />
9<br />
<br />
Nhận xét:<br />
- Với bệnh ấu trùng giun đũa chó (103 bệnh<br />
nhân), bệnh nhân đến khám với triệu chứng<br />
ngứa, nổi mề đay là chính (94,2%), biểu hiện đau<br />
đầu cũng xuất hiện đáng kể 25,3%, kèm theo là<br />
những rối loạn hệ tiêu hóa. Tỷ lệ bệnh nhân có<br />
số lượng bạch cầu ái toan (BCAT) tăng trên<br />
<br />
90<br />
<br />
Siêu âm<br />
có tổn<br />
thương<br />
gan<br />
<br />
100<br />
68<br />
<br />
100<br />
<br />
29<br />
12<br />
14<br />
19<br />
<br />
60<br />
100<br />
100<br />
<br />
những bệnh nhân có huyết thanh chẩn đoán<br />
dương tính với Toxocara canis là 20,4%.<br />
- Nhiễm sán lá gan lớn triệu chứng gây khó<br />
chịu nhất cho bệnh nhân cũng là ngứa da, nổi<br />
mề đay, 80% ca bệnh có ăn kém kèm theo số ít<br />
ca bệnh có vàng da và các rối loạn khác về tiêu<br />
hóa. 60% bệnh nhân có hình ảnh siêu âm tổn<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
thương gan. Tỷ lệ bệnh nhân có BCAT tăng trên<br />
bệnh nhân có huyết thanh chẩn đoán dương<br />
tính với SLGL là 28,6%.<br />
- Ngứa da, mề đay cũng là triệu chứng chính<br />
để người bệnh đến khám phát hiện ấu trùng sán<br />
gạo heo. Tỷ lệ bệnh nhân có BCAT tăng trên<br />
những bệnh nhân nhiễm ấu trùng sán gạo heo là<br />
12,3% và 100% ca bệnh xét nghiệm ELISA(+).<br />
- Bệnh sán dây được phát hiện với 100%<br />
bệnh nhân có sán bò ra ngoài hậu môn và ngứa<br />
hậu môn. Ngoài ra có kèm theo các triệu chứng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tiêu hóa khác. Tỷ lệ bệnh nhân có BCAT tăng<br />
trên bệnh nhân nhiễm sán dây là 14,3%.<br />
- Amip đường ruột, biểu hiện rối loạn tiêu<br />
hóa như triệu chứng phân lỏng hoặc táo bón<br />
là biểu hiện chính của bệnh chiếm 94%.<br />
Nhiễm amip đường ruột cũng gây cho người<br />
bệnh ngứa da, nổi mề đay 67,4%, Tỷ lệ bệnh<br />
nhân có BCAT tăng trên những bệnh nhân<br />
nhiễm amip đường ruột là 19,2% và 100% xét<br />
nghiệm phân có kén amip.<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
Bảng 5. Tỷ lệ % biến đổi triệu chứng sau điều trị.<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Hết Hết Hết ăn Hết rối Hết Hết Hết<br />
Hết<br />
Bach<br />
Soi<br />
Siêu âm ELISSA<br />
ngứa mề kém, loạn đau đau sán bò ngứa cầu ái phân giảm KT<br />
Kháng<br />
đay mệt<br />
tiêu đầu bụng ra HM HM<br />
toan sạch hoặc mất thể trở<br />
mỏi<br />
hóa<br />
tăng về trứng hình ảnh ổ về BT<br />
Tên bệnh/số lượng<br />
ngưỡng /đơn tổn thương<br />
BT<br />
bào<br />
gan<br />
Ấu trùng giun đũa<br />
73<br />
92<br />
100<br />
100<br />
100 100<br />
100<br />
100<br />
88<br />
chó/103<br />
Giun đũa/5<br />
100 100 100<br />
100<br />
100<br />
Giun móc/4<br />
100 100 100<br />
100<br />
100<br />
Giun đầu gai/2<br />
100 100 100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
Giun lươn/6<br />
83,3 80<br />
100<br />
100<br />
100<br />
Sán lá gan lớn/35 84,6 81,8 100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
Ấu trùng sán lợn/57 95<br />
95<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
98<br />
Sán dây/7<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
E. Histolytica(amip 91,0 100 100<br />
đường ruột)/83<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Bệnh ấu trùng giun đũa chó<br />
Điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó bằng<br />
Albendazole đạt hiệu quả cao. Sau điều trị<br />
biểu hiện ngứa ngoài da và nổi mề đay giảm<br />
đáng kể. Các biểu hiện khác gần như hết hoàn<br />
toàn. Đặc biệt bệnh nhân sau điều trị đều cảm<br />
thấy ăn, ngủ tốt hơn và có 7 người tăng cân.<br />
Về cận lâm sàng, 100% chỉ số bạch cầu ái toan<br />
sau điều trị trở về ngưỡng bình thường. Với<br />
bảng thống kê trên, sau điều trị xét nghiệm<br />
ELISA âm tính là 23 ca tương đương với 88%<br />
bệnh nhân có huyết thanh chẩn đoán âm tính<br />
với ấu trùng giun đũa chó.<br />
Bệnh giun đũa, giun móc, giun đầu gai, giun lươn.<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
- Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng<br />
của người nhiễm giun đũa sau điều trị mất hoàn<br />
toàn. 100% sau điều trị sạch trứng. Cũng tương<br />
tự như điều trị giun đũa. Hiệu quả điều trị bằng<br />
Albendazole cho bệnh giun móc đạt tỷ lệ cao<br />
tuyệt đối: 100% bệnh nhân khỏi bệnh.<br />
- Chỉ có 2 bệnh nhân nhiễm giun đầu gai và<br />
6 bệnh nhân nhiễm giun lươn được phát hiện,<br />
sau điều trị bằng Albendazole các triệu chứng<br />
giảm đáng kể, về cận lâm sàng: chẩn đoán huyết<br />
thanh cho kết quả âm tính với 2 ca bệnh giun<br />
đầu gai và 6 ca bệnh giun lươn.<br />
Bệnh sán lá gan lớn<br />
Điều trị sán lá gan lớn bằng Triclabendazole<br />
cho thấy các triệu chứng giảm rõ rệt, hình ảnh<br />
<br />
91<br />
<br />