intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến viêm phổi nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

96
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên góc độ lâm sàng tại tuyến điều trị chuyên sâu, thường phải tiếp nhận điều trị bệnh nhân VP nặng chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề cần được quan tâm. Do vậy, các tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm phổi nặng để góp phần nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến viêm phổi nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 12, 2002<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN <br /> VIÊM PHỔI NẶNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI<br /> Phan Xuân Mai, Huỳnh Đình Chiến<br /> Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br /> <br /> <br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong những năm gần đây, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) đặc biệt  <br /> là viêm phổi đang là nguyên nhân gây bệnh và tử  vong cao nhất cho trẻ  em tại các  <br /> nước đang phát triển [1],[30]. Tần suất bị  NKHHCT giống nhau  ở  các nước đang <br /> phát triển và đã phát triển nhưng tỷ lệ tử vong bệnh này ở các nước đang phát triển  <br /> lại cao hơn nhiều. Người ta ước tính rằng NKHHCT xảy ra trung bình 4 ­ 5 đợt / trẻ / <br /> năm, đây là gánh nặng to lớn đối với toàn ngành y tế [1],[2],[31]. <br /> Tại   Việt   Nam,   chương   trình   phòng   chống   NKHHCT   quốc   gia   (còn   gọi   là <br /> chương trình phòng chống viêm phổi) bắt đầu được thực hiện từ  năm 1984 nhằm  <br /> mục tiêu chủ yếu là giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ  lệ tử vong do viêm phổi ở  trẻ <br /> em dưới 5 tuổi [2].<br /> Năm 1992 Bộ  Khoa học Công nghệ  và Môi trường đã cho phép chương trình  <br /> NKHHCT quốc gia tiếp tục tiến hành nghiên cứu các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ tử <br /> vong do viêm phổi trẻ em [7]. Theo phân loại của TCYTTG viêm phổi trẻ  em được  <br /> phân 3 mức độ  là viêm phổi (VP), VP nặng và VP rất nặng [19],[30]. Trong khi  <br /> những trẻ bị VP chỉ cần điều trị 1 kháng sinh uống và theo dõi tại nhà, có tiên lượng <br /> tốt thì những trẻ bị VP nặng hoặc VP rất nặng phải được điều trị tại bệnh viện và  <br /> có tỷ lệ tử vong cao [3],[6]. Vì vậy để giảm tỉ lệ tử vong do viêm phổi trẻ em ngoài  <br /> việc phải làm giảm tỷ lệ mắc VP, phát hiện sớm VP và còn quan trọng hơn là bằng <br /> mọi biện pháp hạn chế  đến mức thấp nhất thể VP nặng trẻ em. Từ trước đến nay  <br /> các nghiên cứu của TCYTTG cũng như  của các tác giả  trong và ngoài nước khác <br /> phần lớn đều tập trung vào tìm hiểu các yếu tố  thuận lợi gây VP chung mà chưa đi <br /> sâu vào tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố này đến VP nặng. Trên góc độ  lâm sàng  <br /> tại tuyến điều trị  chuyên sâu, thường phải tiếp nhận điều trị  bệnh nhân VP nặng <br /> chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề  cần được quan tâm. Do vậy, chúng tôi tiến <br /> hành nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến viêm phổi nặng  <br /> để góp phần nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.<br /> <br /> <br /> <br /> 81<br /> 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Chọn ngẫu nhiên các trẻ từ  1 tuần đến 5 tuổi bị VP, VP nặng và VP rất nặng  <br /> được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của TCYTTG vào điều trị  tại Khoa Nhi Bệnh viện  <br /> Trung Ương Huế từ tháng 6/2000 đến tháng 9/2000.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra mô tả  cắt ngang  ở 2 nhóm viêm phổi <br /> nặng và viêm phổi để  xác định tỷ  lệ  xuất hiện các yếu tố  nguy cơ. Mỗi bệnh nhi  <br /> đều có phiếu điều tra khi nhập viện và mẫu câu hỏi để phỏng vấn bà mẹ.<br /> 2.2.1. Khám lâm sàng:<br /> Chúng tôi thực hiện các công việc sau: đo cân nặng, đo nhiệt độ, đếm tần số <br /> thở, xác định dấu rút lõm lồng ngực, tím, khám lâm sàng toàn diện và làm X­quang  <br /> phổi.<br /> 2.2.2. Đánh giá các yếu tố nguy cơ<br /> Bao gồm: đánh giá cân nặng lúc sinh, phân loại suy dinh dưỡng (theo 3 mức độ <br /> của TCTTTG), đánh giá thiếu sữa mẹ, đánh giá tình trạng tiêm chủng, xác định điều <br /> trị  tại nhà trước khi vào viện, và tìm hiểu kiến thức của bà mẹ  khi chăm sóc con bị <br /> viêm phổi.<br /> 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học.<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ <br /> Mẫu nghiên cứu gồm 142 bệnh nhi bị  viêm phổi được chẩn đoán theo tiêu  <br /> chuẩn của TCYTTG, gồm: 60 trẻ viêm phổi và 82 trẻ viêm phổi nặng.<br /> 3.1. Thời gian khởi bệnh trước lúc vào viện<br /> Bảng 1: Thời gian khởi bệnh trước lúc vào viện<br /> Tg khởi bệnh  3 Ngày<br /> Phân loại n % n %<br /> VP nặng 34 41,97 48 78,69<br /> VP 47 58,03 13 21,31<br /> Tổng số 81 100 61 100<br /> Ở nhóm trẻ có thời gian khởi bệnh trên 3 ngày VP nặng chiếm 78,69%, trong  <br /> khi ở nhóm có thời gian khởi bệnh dưới 3 ngày VP nặng chiếm 41,97%. Sự khác biệt  <br /> này có ý nghĩa thống kê rõ rệt với p   2500   gam   VP   nặng   chiếm <br /> 52,45%, sự khác biệt có ý nghĩa với p = 0,002.<br /> 3.4. Tình trạng suy dinh dưỡng<br /> Bảng 3: Tỷ lệ VP nặng và VP theo tình trạng SDD<br /> SDD Không SDD SDD vừa và nặng<br /> Phân loại n % n %<br /> VP nặng 39 46,42 43 74,14<br /> VP 45 53,58 15 25,86<br /> Tổng số 84 100 58 100<br /> Ở trẻ không SDD tỷ lệ bị VP nặng là 46,42%, khi có kèm SDD vừa và nặng thì  <br /> tỷ lệ VP nặng tăng rõ rệt 74,14%, có ý nghĩa thống kê với p 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2