intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu phân tích kỹ thuật

Chia sẻ: Nguyen Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

108
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước khi đưa ra các quyết định đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư thường dựa vào các phân tích của mình. Có 2 phương pháp phân tích mà nhà đầu tư thường sử dụng là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu phân tích kỹ thuật

  1. Tìm hiểu phân tích kỹ thuật Trước khi đưa ra các quyết định đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư thường dựa vào các phân tích của mình. Có 2 phương pháp phân tích mà nhà đầu tư thường sử dụng là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về phân tích kỹ thuật để hiểu rõ hơn về phương pháp này. Khái niệm Phân tích kỹ thuật là phương pháp chỉ dựa vào các diễn biến của giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai. Về bản chất, phân tích kỹ thuật cho rằng,
  2. xu thế của hoạt động trong quá khứ sẽ xuất hiện lại trong tương lai, vì thế có thể sử dụng xu thế đó cho mục đích dự báo. Như vậy, khác với phân tích cơ bản, mục đích của phân tích kỹ thuật không phải để xác định giá trị nội tại, mà nhằm dự đoán giá tương lai của chứng khoán. Thông thường, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các công thức toán học và đồ thị để xác định xu thế thị trường của loại cổ phiếu nào đó, nhằm ra quyết định thời điểm thích hợp mua/bán cổ phiếu. Việc xác định thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt tại những thị trường hay biến động và khi thực hiện chiến lược đầu tư ngắn hạn. Các giả định nền tảng của phân tích kỹ thuật
  3. * Giá trị thị trường của một chứng khoán đều hoàn toàn được xác định bởi sự tương tác giữa cung và cầu. * Cung và cầu được quyết định bởi một số yếu tố, cả lôgích và phi lôgích. Các yếu tố này bao hàm cả những biến số kinh tế được sử dụng trong phân tích cơ bản cũng như những quan điểm, trạng thái tâm lý hay phỏng đoán. Thị trường phản ánh tất cả yếu tố này một cách tự động và liên tục. * Bỏ qua một số dao động nhỏ, giá của các chứng khoán và thị trường nói chung có biểu hiện biến động theo những xu thế, các xu thế này diễn ra trong những khoảng thời gian xác định. * Các xu thế trội thay đổi tương ứng với những sự dịch chuyển trong quan hệ cung - cầu. Những sự dịch chuyển này, bất kể do nguyên nhân nào gây ra, sớm hay muộn rồi cũng đều có thể
  4. được phát hiện dựa vào phản ứng của chính thị trường. Thực tế, giữa các trường phái phân tích có nhiều quan điểm khác nhau về các giả định này. Hai giả định đầu và giả định cuối hầu như được chấp nhận chung. Các nhà phân tích kỹ thuật cũng như các nhà phân tích khác đều nhất trí rằng, tại bất kỳ thời điểm nào, giá của chứng khoán đều được xác định bởi sự tương tác cung - cầu, đồng thời cung và cầu do nhiều yếu tố quyết định. Điểm khác biệt duy nhất về quan điểm là sự ảnh hưởng của yếu tố phi lôgích. Nếu như phân tích kỹ thuật cho rằng, sự ảnh hưởng yếu tố phi lôgích sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định thì các nhà phân tích khác cho rằng, các yếu tố lôgích mới có tác động về dài hạn, còn yếu tố phi lôgích chỉ có tác động trong ngắn hạn. Tất nhiên, họ đều nhất trí
  5. rằng, thị trường phản ánh liên tục những yếu tố này. Giả định thứ ba của phân tích kỹ thuật về tốc độ của sự điều chỉnh gây nhiều tranh cãi hơn cả. Các nhà phân tích kỹ thuật kỳ vọng, giá chứng khoán biến động theo các xu thế diễn ra trong một khoảng thời gian dài, bởi các thông tin cập nhật có thể tác động đến cung - cầu không xuất hiện trên thị trường tại một thời điểm, mà trong một khoảng thời gian. Chính vì thế, họ kỳ vọng một sự điều chỉnh dần dần phản ánh sự xuất hiện từ từ của luồng thông tin, chứ không như các nhà phân tích khác kỳ vọng sự điều chỉnh giá diễn ra đột ngột. Lợi thế của phân tích kỹ thuật Một trong những thế mạnh lớn nhất của phân tích kỹ thuật là có
  6. thể ứng dụng trong bất kỳ phương thức giao dịch nào và vào bất kỳ khoảng thời gian giao dịch nào. Nhà phân tích kỹ thuật có thể sử dụng đồ thị và vẽ bao nhiêu đường tùy thích, nhưng điều này là không thể với một người sử dụng phân tích cơ bản, vì với mỗi thị trường, người áp dụng phân tích cơ bản sẽ phải xử lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ. Điều này cũng lý giải tại sao một người sử dụng phân tích cơ bản chỉ có thể chuyên vào một hay một nhóm nhỏ chứng khoán nhất định. Thứ hai, phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích khá dễ học và dễ dùng. Nhà đầu tư không cần phải mất nhiều năm học những chỉ số phân tích phức tạp, không cần học cách "đọc" các thông tin tài chính từ các báo cáo tài chính, không cần hiểu về lý thuyết danh mục đầu tư, không cần biết về chiết khấu dòng
  7. tiền... Những gì họ học là các kiểu mẫu hình đồ thị trực quan, dễ nhớ, những chỉ số có phần mềm tính sẵn, chỉ cần nhớ cách sử dụng khá đơn giản. Thứ ba, phân tích kỹ thuật không phụ thuộc vào báo cáo tài chính - nguồn thông tin cơ bản về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, các nhà phân tích cơ bản coi phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho những dự đoán về lợi nhuận và rủi ro của từng ngành nghề, từng mã chứng khoán. Hầu hết số liệu được sử dụng trong phân tích kỹ thuật như giá chứng khoán, khối lượng giao dịch và các thông tin giao dịch khác đều bắt nguồn từ diễn biến thị trường. Thứ tư, phân tích kỹ thuật có thể cho thấy bức tranh tổng thể về thị trường, từ đó tránh được tình trạng có cái nhìn bó hẹp về thị
  8. trường - điều rất dễ xảy ra nếu chỉ chú trọng vào một hay một nhóm nhỏ thị trường nhất định. Đồng thời, bởi vì mỗi thị trường đều xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ kinh tế và cùng phản ứng lại những yếu tố kinh tế theo cách tương tự nhau cho nên biến động giá ở một hay một nhóm thị trường này có thể là những gợi ý cho việc dự đoán giá ở một hay một số thị trường khác. Ngoài ra, về lý thuyết, phân tích kỹ thuật còn có thể xác định thời điểm mua/bán chứng khoán nhanh và tốt hơn so với các phương pháp phân tích khác. Bất lợi của phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật nghĩa là dựa trên những dữ liệu trong quá
  9. khứ để dự đoán tương lai. Người ta tìm kiếm những dấu hiệu trong quá khứ để làm căn cứ cho những quyết định trong tương lai khi xuất hiện những dấu hiệu tương tự. Bất lợi đầu tiên đối với phân tích kỹ thuật là có thể các diễn biến giá trong quá khứ hay các biến số thị trường cụ thể và giá chứng khoán không lặp lại. Theo đó, một kỹ thuật đã từng mang lại kết quả trước đó có thể không còn giá trị trong những biến động tiếp theo của thị trường. Mặt khác, theo phân tích kỹ thuật, cổ phiếu tăng giá hoặc giảm giá nếu đi kèm với khối lượng giao dịch tương đối lớn là dấu hiệu của xu thế sẽ được duy trì, còn nếu kèm với khối lượng tương đối nhỏ là dấu hiệu của sự biến động mang tính chất tạm thời. Điều này trên thực tế khó tìm được câu trả lời một cách
  10. lôgích, vì mọi sự thay đổi của giá cổ phiếu đều xuất phát từ nhận định của nhà đầu tư về giá trị của loại cổ phiếu đó, có nghĩa là khối lượng giao dịch cao hay thấp tương ứng với mức độ đồng nhất trong nhận định của công chúng đầu tư về giá trị của cổ phiếu. Hơn nữa, nếu thực sự các số liệu về giá và khối lượng giao dịch có thể dùng để dự đoán xu thế thị trường ngắn hạn, các nhà đầu tư đều sử dụng phân tích kỹ thuật để ra quyết định, khi đó có thể phá vỡ những dấu hiệu đang hình thành khiến cho giá cổ phiếu nhanh chóng thay đổi và thông tin phân tích ban đầu trở nên vô nghĩa. Ngoài ra, phân tích kỹ thuật đòi hỏi những điều kiện nhất định về dữ liệu chứng khoán và thị trường chứng khoán, nên nếu thị trường không đáp ứng đủ các yêu cầu đó, người phân tích kỹ
  11. thuật phải điều chỉnh công cụ phân tích theo các mức độ khác nhau cho phù hợp và như vậy, kết quả phân tích sẽ mang tính chủ quan. Điều này cũng giải thích trường hợp hai nhà phân tích kỹ thuật cùng nhìn vào một diễn biến giá nhưng có thể đi đến những suy luận khác nhau về những điều xảy ra và đi đến những quyết định đầu tư khác nhau. Cuối cùng, cũng là một bất lợi với phân tích kỹ thuật khi thực tế cho thấy, những nhà đầu tư chứng khoán thành công nhất không phải những người theo trường phái phân tích kỹ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2