Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ mười
lượt xem 3
download
Dù bây giờ bé biết lết, bò, đi hay chỉ thích nhìn những đứa trẻ khác di chuyển, có một điều chắc chắn rằng trí não bé đang phát triển ở tốc độ nhanh nhất. Hãy tìm hiểu xem bé đã biết gì về sự tồn tại lâu dài của đồ vật và ngôn ngữ ký hiệu. Bạn sẽ phải chạy hết tốc lực mới đuổi kịp bé Ở giai đoạn này, bé thường luôn tay luôn chân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ mười
- Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ mười Dù bây giờ bé biết lết, bò, đi hay chỉ thích nhìn những đứa trẻ khác di chuyển, có một điều chắc chắn rằng trí não bé đang phát triển ở tốc độ nhanh nhất. Hãy tìm hiểu xem bé đã biết gì về sự tồn tại lâu dài của đồ vật và ngôn ngữ ký hiệu. Bạn sẽ phải chạy hết tốc lực mới đuổi kịp bé Ở giai đoạn này, bé thường luôn tay luôn chân. Kết quả là bạn cũng như vậy. Bé có thể di chuyển bằng cách bò nhanh, lật dậy ngồi dù đang ở bất cứ tư thế nào, và thậm chí có thể biết đi rồi. Đừng ỷ lại vào những vật dụng bảo vệ an toàn cho bé: Giờ bé chỉ có mỗi một việc để làm là di chuyển, khám phá và học hỏi. Bạn cần phải đi trước bé một bước. (Học hỏi kinh nghiệm của các phụ huynh khác về những rủi ro có thể xảy ra với những vật dụng đảm bảo an toàn cho bé) Khám phá khắp nơi
- Bé đã có thể di chuyển nhoay nhoáy để lấy những món đồ chơi yêu thích của mình - Ảnh: Inmagine Cái bàn trong phòng khách có thể có độ cao ngang tầm với bé để bé vịn đứng lên và khám phá hoặc để bé vịn bước đi. Bé có thể vịn từ chỗ này sang chỗ khác để đi khắp phòng. Điều này làm bé rất thích thú vì bé có thể nhìn thấy một món đồ và di chuyển ở tư thế đứng thẳng đến để lấy món đồ đó. Bé thậm chí còn có thể đứng vịn một tay rồi thả một tay ra cúi xuống nhặt một món đồ dưới đất. Rồi bé sẽ sớm đạt được chiến công này trong quá trình bước những bước đi đầu tiên thôi. Có nên cho bé dùng xe tập đi loại tròn? Bé có thể được tặng hoặc được thừa hưởng lại một cái xe tập đi loại hình tròn có gắn bánh xe. Hiện việc có nên cho bé dùng xe tập đi hay không vẫn đang là một đề tài gây tranh cãi. Một số cha mẹ rất s ùng bái xe tập đi. Tuy nhiên xét về mặt phát triển, các chuyên gia cho rằng xe tập đi không hỗ trợ các kỹ năng cần thiết để giúp bé học đi vì chúng làm cho bé sử dụng các cơ
- của mình theo một cách khác. Về cơ bản, xe tập đi cho phép trẻ làm những việc mà trẻ đã sẵn sàng làm một mình. Xe tập đi cũng là nguyên nhân gây tai nạn nhiều hơn bất cứ loại đồ chơi nào, đặc biệt nếu dùng xe tập đi ở gần cầu thang hay trong nhà bếp, gần các đồ nóng. Những ví dụ này có vẻ không có chứng cứ cụ thể nhưng mấu chốt ở đây là xe tập đi cho phép trẻ di chuyển rất nhanh. Vì trẻ đang ở tư thế đứng nên trẻ rất dễ với tới nhiều đồ vật. Cộng thêm tính tò mò không ngừng của trẻ, xe tập đi có thể là một mối hiểm họa tiềm ẩn cho trẻ. Có người nói bạn quyết định không cho bé dùng xe tập đi nhưng rồi lại cho bé dùng ghế hay một món đồ to nào đó để bé có thể vừa đẩy vừa bước đi thì cũng như không. Nhưng hai việc này khác nhau bởi vì những món đồ này nặng và không có bánh xe nên bé không thể di chuyển với tốc độ nhanh như khi bé ở trong xe tập đi được. Bé không chịu bò? Nếu bé không chịu bò hay đứng, có thể bạn sẽ lo lắng về sự phát triển của bé. Có nhiều bé khỏe mạnh, bình thường không thích thú với những hoạt động vận động thô mà thích ngồi và chơi không nói tiếng nào. Những bé này có thể thích quan sát hơn những bé năng động – luôn quan sát và tiếp nhận các thông tin.
- Không phải em bé nào cũng phải bò trước khi bước sang giai đoạn tập đi - Ảnh: Inmagine Rất có thể một lúc nào đó bé sẽ đột nhiên bò. Nhưng hãy nhớ rằng có những bé không bò: nhiều bé lết bằng mông, trườn bằng bụng, hoặc nghĩ ra nhiều cách để di chuyển từ điểm A sang điểm B. Một số bé trốn bò và tiến thẳng đến giai đoạn đứng và vịn đồ đạc để di chuyển luôn. Một khi những bé này bắt đầu di chuyển, chúng có khuynh hướng học cách di chuyển nhanh hơn những bé hiếu động và đã làm điều này từ cách đây vài tháng. Ủng hộ khuynh hướng phát triển riêng của bé quan trọng hơn nhiều việc ép bé làm những điều bé chưa sẵn sàng. Nếu bạn vẫn còn lo về việc bé không quan tâm đến di chuyển, bạn có thể đến gặp bác sĩ để bác sĩ đánh giá để bạn có thể yên tâm hơn. Còn lời khuyên của chúng tôi ư? Trong lúc bạn còn được thảnh thơi như thế này thì nên tận hưởng thôi! Chơi ú òa và sự tồn tại lâu dài của vật thể
- Bộ nhớ của bé có những bước tiến lớn trong tháng này. Bé đang phát triển khả năng nhận thức để khi bé không nhìn thấy bạn, bé nhớ rằng bạn vẫn còn tồn tại. Có một vài trò bé thích chơi giúp bé hiểu thêm về sự tồn tại của vật thể. Ngay cả khi bạn chưa hề bày cho bé chơi trò ú òa, bé vẫn có thể biết chơi trò đó. Nhiều bé thích trùm cái mền yêu thích lên mặt rồi giật ra để nhìn ba mẹ đang cười. Bé rất thích mỗi khi bé trùm mền lại và bạn hỏi “Ủa, bé đâu mất tiêu rồi?” Nếu bé chưa biết cách chơi, bạn có thể dùng hai tay bịt mắt bạn lại rồi chơi ú òa với bé. Chắc chắn bé sẽ bắt chước bạn, như vậy bé có thể vừa học vừa chơi. Trò chơi ú òa không chỉ làm con rất thích mà còn dạy con khái niệm về sự tồn tại nữa đấy mẹ ạ - Ảnh: Inmagine Một trò chơi thú vị khác cho bé là giấu một món đồ bé thích dưới mền. Bé sẽ học cách giở mền ra để lấy đồ chơi. Bây giờ bé đã biết thế nào là sự tồn tại lâu dài của các đồ vật và bé có thể phản ứng mạnh khi bạn chào tạm biệt bé.
- (Việc này liên quan chặt chẽ với nỗi lo xa rời cha mẹ hồi bé được 7 tháng tuổi.) Bé biết bạn vẫn tồn tại và chỉ đi đâu đó mà không cho bé theo. Bạn và người chăm sóc bé cần phải giải thích cho bé hiểu là bạn sẽ quay về. Bé sẽ vượt qua được giai đoạn này bằng sự giúp đỡ và tình yêu của bạn. Ngôn ngữ ký hiệu Có thể một hai tháng nữa bạn mới nghe bé nói những từ đầu tiên nhưng bây giờ bé vẫn đang giao tiếp với bạn đó. Bạn và bé có thể bày cho nhau những ký hiệu để có thể hiểu được nhu cầu của bé. Nếu bé đang ở trong ghế ăn và muốn ra, bạn hãy dạy bé đưa cánh tay lên ra dấu. Dĩ nhiên bạn vẫn cho bé tiếp xúc với ngôn ngữ bằng cách giải thích cho bé nghe những gì bé muốn nói. “Ồ, con ăn xong rồi hả? Giờ con muốn ra khỏi ghế đúng không? Con muốn xuống đúng không?” Một ký hiệu phổ biến khác là vẫy tay chào tạm biệt. Khi bạn sắp sửa xa bé, hãy vẫy tay và nói với bé là bạn phải đi, lát nữa bạn về. Mới đầu, có thể bạn đi rồi bé mới vẫy tay, chứng tỏ bé đang hấp thu các thông tin và thực hành. Cuối cùng rồi bé cũng sẽ biết vẫy tay chào lại bạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 1 TUỔI
6 p | 363 | 114
-
Tìm hiểu về Khớp cắn cơ bản (Occlusion): Phần 1
35 p | 262 | 63
-
phát triển của trẻ em - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 1 TUỔI
6 p | 195 | 58
-
TÀI LIỆU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ 1 TUỔI
7 p | 152 | 18
-
Khám phá sự phát triển của thai nhi
5 p | 135 | 17
-
Sự phát triển cảm xúc của bé theo tháng tuổi
3 p | 126 | 11
-
Bài giảng Sự thụ thai, làm tổ và phát triển của trứng
5 p | 137 | 6
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ hai
8 p | 58 | 6
-
Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong 20 tháng đầu: Phần 1
191 p | 20 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ năm
6 p | 75 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ sáu
6 p | 68 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ bảy
8 p | 54 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ tám
5 p | 66 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng mười một
8 p | 47 | 4
-
Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong 20 tháng đầu: Phần 2
299 p | 14 | 4
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ chín
6 p | 58 | 3
-
Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ ba
5 p | 57 | 3
-
Nghiên cứu sự phát triển chiều cao của học sinh trường tiểu học Ngự Bình thành phố Huế khoá 1998 - 2003
6 p | 68 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn