Tìm hiểu Tâm lý học lao động
lượt xem 121
download
Tài liệu trình bày các nội dung sau: lao động và đối tượng của tâm lý học lao động, hệ thống người-máy-môi trường, sự thích ứng của con người với những yêu cầu của hệ thống, sự thích ứng hệ thống với con người, sự mệt mỏi-các trường hợp bất hạnh trong sản xuất và vấn đề an toàn lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu Tâm lý học lao động
- TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG (In lần thứ 3) Tác giả: ĐÀO THỊ OANH Chương 1. LAO ĐỘNG VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÍ HỌC LAO ĐỘNG Chương 2. HỆ THỐNG NGƯỜI - MÁY - MÔI TRƯỜNG Chương 3. SỰ THÍCH ỨNG CỦA CON NGƯỜI VỚI NHỮNG YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG Chương 4. SỰ THÍCH ỨNG HỆ THỐNG VỚI CON NGƯƠI Chương 5. SỰ MỆT MỎI, CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT HẠNH TRONG SẢN XUẤT VÀ VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TÀI LIỆU THAM KHẢO Created by AM Word2CHM
- Chương 1. LAO ĐỘNG VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÍ HỌC LAO ĐỘNG TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG 1. Khái niệm lao động 2. Cấu trúc của hoạt động lao động 3. Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lí học lao động 4. Tâm lí học lao động với các chuyên ngành tâm lí học khác và với các khoa học khác về lao động 5. Sơ lược lịch sử phát triển của tâm lí học lao động 6. Các phương pháp của tâm lý học lao động Created by AM Word2CHM
- 1. Khái niệm lao động TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG à Chương 1. LAO ĐỘNG VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÍ HỌC LAO ĐỘNG Để hiểu rõ hơn đối tượng của tâm lí học lao động (TLHLĐ) và quá trình phát triển của nó, trước hết chúng ta phải định nghĩa khái niệm lao động và phân tích nó một cách toàn diện. Hiểu theo nghĩa rộng, lao động là một hoạt động thực tiễn nào đó do con người tiến hành theo một nhiệm vụ xác định, nhằm đạt được một mục đích nhất định. Trong tác phẩm kinh điển "Vai trò của lao động trong quá trình chuyển hoá từ vượn thành người", Ph.Ăngghen đã chỉ rõ rằng: "lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người... lao động đã sáng tạo ra bản thân con người. [C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 20, 641] C.Mác đã nêu ra một định nghĩa kinh điển về lao động và vai trò của nó trong sự hình thành con người như sau: "Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên một quá trình trong
- đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên...". [C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr 23, 266] Có thể xem xét khái niệm "lao động" ở nhiều góc độ khác nhau để hiểu rõ hơn nội dung của nó. Trước hết, lao động của con người có tính chất xã hội. Ngay từ đầu, lao động của con người đã là công việc của những nhóm xã hội chứ không do một cá nhân riêng lẻ thực hiện và mục đích của bất kỳ hình thức lao động nào cũng có tính chất xã hội. Trong tác phẩm "Tư bản", C.Mác đã xác định bản chất xã hội và mục đích chung của lao động như sau: "Lao động là một hoạt động có mục đích để tạo ra những giá trị sử dụng". Xét về phương diện sinh lí học, theo ý kiến của C.Mác: "Dù các dạng lao động có ích có khác nhau như thế nào, dù những hoạt động sản xuất có khác nhau đến đâu thì về phương diện sinh lí học, đó vẫn là những chức năng của cơ thể con người và mỗi một chức năng ấy, dù nội dung và hình thức của nó như thế nào về thực chất vẫn chỉ là sự tiêu hao não, thần kinh,
- cơ bắp và các cơ quan cảm giác...". [Phạm Tất Dong, Tâm lý học lao động - Tài liệu dùng cho học viên cao học, viện KHGD, 1979] Việc hiểu bản chất xã hội và bản chất sinh lí học của lao động giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản chất tâm lí của lao động bởi vì cái tâm lí trong lao động không thể tách rời và cô lập với những hiểu biết về những bản chất đó. Trong lao động cái tâm lí chung nhất được bộc lộ ra là tính tích cực, tính mục đích, là những hình ảnh nảy sinh trong đầu con người mà nhờ nó con người xác định được kết quả hoạt động của mình. Dù hoạt động lao động có khác nhau về mục đích, đối tượng, công cụ và điều kiện như thế nào chăng nữa, bao giờ nó cũng gồm hai cơ chế đặc thù: trước hết đó là quá trình đối tượng hoá sức mạnh bản chất của con người. Nói cho cùng, mọi sản phẩm lao động đều là những biểu hiện cụ thể của tài năng, đức độ, tình cảm... con người. Cái tâm lí đã hoá thân vào toàn bộ thế giới đồ vật do con người tạo ra. Kết quả của quá trình đối tượng hoá sức mạnh bản chất con người trong lao động là loài người có được một nền
- văn hoá xã hội - lịch sử ngày càng phát triển. Đến lượt mình, nền văn hoá đó lại là hiện thân trực tiếp của sự tiến hoá của loài người - một hình thức tiến hoá đặc thù ở loài người - sự tiến hoá theo quy luật xã hội – lịch sử. Lao động của con người cứ từng bước thay đổi thế giới đồ vật xung quanh họ. Cứ mỗi thay đổi được ghi dấu trong thế giới đồ vật này đều có thể được coi như là một điều kiện góp phần vào việc tạo ra những bước phát triển của loài người. Song, để thực hiện được quá trình đối tượng hoá sức mạnh bản chất của mình, con người lại phải sử dụng công cụ lao động (mà công cụ lại là kết quả của quá trình đối tượng hóa nói trên). Phải nắm được cách thức sử dụng công cụ lao động thì lúc đó công cụ mới tồn tại với đúng tư cách là một công cụ. Người ta phải học cách sử dụng công cụ. Thực chất của quá trình học cách sử dụng công cụ là sự lĩnh hội cái tâm lí chứa bên trong công cụ đó. Ta gọi quá trình này là sự người hoá sức mạnh bản chất của con người trong lao động. Created by AM Word2CHM
- 2. Cấu trúc của hoạt động lao động TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG à Chương 1. LAO ĐỘNG VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÍ HỌC LAO ĐỘNG Hoạt động lao động là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học trong đó có tâm lí học. Đối với các nhà tâm lí học, điểm cơ bản trong lao động mà họ quan tâm là tính mục đích, tính tự giác, tính tích cực của con người. Hoạt động lao động là sự thống nhất của cái tâm lí và cái sinh lí. Trong khái niệm hoạt động lao động, những hiện tượng tinh thần (động cơ, mục đích, hứng thú,...) bạo giờ cũng ở trong một thể thống nhất hữu cơ với những biểu hiện bề ngoài của chúng là những vận động thực hiện. Vì vậy, phải nghiên cứu hoạt động lao động với đầy đủ những thành phần nêu trong cấu trúc của nó. Hoạt động lao động là một dạng hoạt động đặc biệt của con người. Khi tiến hành lao động, con người sử dụng công cụ, phương pháp, cách thức và nghệ thuật sử dụng công cụ được gọi là thuật lao động.. Hoạt động lao động của con người bao giờ cũng nhằm đạt được một mục đích nhất định do họ tự
- giác đặt ra. Mục đích của hoạt động lao động là hình ảnh về kết quả công việc sắp được tiến hành. Hình ảnh đó tồn tại trong đầu óc con người trước khi họ thực sự bắt tay vào công việc. Mục đích lao động nảy sinh trong ý thức trên cơ sở những nhu cầu tinh thần và nhu cầu vật chất của con người. Sự nảy sinh mục đích lao động còn phụ thuộc vào kinh nghiệm lao động đã tích luỹ được. Mục đích có thể là gần nhưng cũng có thể là xa. Song, nhìn chung hoạt động lao động bao giờ cũng có mục đích xa, bao trùm lên những mục đích gần có tính chất bộ phận. Quá trình tiến hành một hoạt động lao động là quá trình đạt từ mục đích bộ phận này sang mục đích bộ phận khác cho đến khi đạt được mục đích cuối cùng. Như vậy, ta có được một sơ đồ giản lược, mô tả một quá trình hoạt động như sau: Mục đích có tính chất bao trùm các mục đích bộ phận chính là động cơ của hoạt động. Mục đích bao trùm (động cơ) có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện các mục đích bộ phận được kết lại thành một hệ thống. Chính vì vậy, khi nói đến một hoạt động, bao giờ người ta cũng xét đến động cơ tương ứng với nó.
- Một hoạt động diễn ra trong từng giai đoạn đạt được những mục đích nhất định. Quá trình hoạt động để đạt được mục đích bộ phận được gọi là hành động. Hành động là yếu tố của hoạt động, cụ thể hơn, đó là một đơn vị của hoạt động. Kết quả của hành động là đạt đến một “Mục đích 1 -> Mục đích 2 -> … -> Mục đích cuối cùng” mục đích cụ thể nào đó mà con người đã nhận thức được. Có thể nói, mỗi hành động bao giờ cũng nhằm giải quyết một nhiệm vụ sơ cấp cơ bản, nghĩa là nhiệm vụ không thể phân nhỏ hơn được nữa. Như vậy là, muốn xem một hoạt động lao động có bao nhiêu hành động, ta cần phải xác định có bao nhiêu nhiệm vụ sơ cấp cơ bản trong đó, hoặc có bao nhiêu mục đích cụ thể. Vì vậy, khi tổ chức một hoạt động sản xuất, điều quan trọng bậc nhất là phải chỉ ra cho được những mục đích bộ phận và trình tự đạt tới những mục đích đó. Trong lao động sản xuất, muốn đạt tới mục đích, người ta cần tính xem phải hành động theo
- phương thức nào (bằng công cụ gì? với những phương tiện nào? Cách thức sử dụng công cụ ra sao?...). Nói đến phương thức thực hiện hành động là nói đến thao tác Trong công nghiệp, thuật ngữ "thao tác" có khi được dùng để chỉ một yếu tố của một quá trình công nghệ được thực hiện trên một vị trí làm việc, do một hoặc nhiều nhóm công nhân tiến hành để làm ra một chi tiết hoặc một số các chi tiết được gia công đồng thời, hoặc tạo ra một số bán thành phẩm cho đến khi chuyển sang những chi tiết sau. Trong hoạt động lao động, thao tác là "đơn vi cơ động" của hành động. Một hành động có thể có một hoặc nhiều thao tác. Nhưng, để xác định được số lượng những thao tác trong một hành động, ta phải căn cứ vào công cụ và phương thức thực hiện hành động đó. Cùng một hành động, người ta có thể dùng một hệ thống thao tác này hoặc một hệ thống thao tác khác. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện trang bị kỹ thuật. Như vậy là, một hành động được tiến hành thông qua một hoặc nhiều thao tác. Nhiều thao tác khác nhau có thể dẫn đến một mục đích như nhau. Chính vì vậy ta nói thao tác là đơn vị cơ động của hành động.
- Nội dung của mỗi thao tác là do đặc điểm cấu trúc của công cụ quy định. Tuỳ thuộc vào hình dáng, kích thước và những đặc trưng cơ cấu của công cụ mà xác định tư thế và những vận động (động tác) phù hợp. Như vậy, trong mỗi thao tác cụ thể có một hệ thống những tư thế và vận động riêng. Tư thế cũng có thể coi là một dạng của động tác. Hơn nữa, động tác cũng chưa phải là yếu tố hợp thành nhỏ nhất trong thao tác. Người ta còn phân động tác thành những "vi động tác". Một hành động lao động được lặp lại nhiều lần trong quá trình luyện tập và trở nên tự động hoá được gọi là kỹ xảo. Tuy nhiên, khi người công nhân thực hiện thành thạo, điêu luyện các thao tác trong hành động không có nghĩa là ý thức của họ không kiểm tra lại cách thức tiến hành thao tác. Ta gọi là sự tự động hoá của kỹ xảo chỉ với nghĩa là thao tác đã thành thạo, không cần sự tập trung chú ý mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, độ chính xác. Created by AM Word2CHM
- 3. Định nghĩa, đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lí học lao động TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG à Chương 1. LAO ĐỘNG VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÍ HỌC LAO ĐỘNG Như trên ta đã thấy, lao độnglà một hình thức cơ bản của sự tác động qua lại có ý thức giữa con người với hiện thực xung quanh. Hiệu quả của lao động phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố bên trong và bên ngoài. Thậm chí, các yếu tố bên ngoài (thiết bị kỹ thuật, sự tổ chức, môi trường vật lí và xã hội v.v...) quy định phần lớn hiệu quả lao động thông qua các yếu tố bên trong (năng lực, tri thức, kinh nghiệm, động cơ, hứng thú, thái độ,...). Như vậy, nghiên cứu lao động được đặt trên yếu tố trung tâm - con người, cần xuất phát từ việc nhận thức các quy luật điều khiển hành vi con người trong lao động. Theo nghĩa này, tâm lí học lao động là một khoa học nhằm xây dựng một hệ thống tri thức thống nhất và hệ thống hành động của con người trong lao động. A.Roger nhấn mạnh rằng bằng vai trò khoa học của mình, nhà tâm lí học lao động quan sát, mô tả và tìm cách giải thích hành động của con người
- trong tư cách họ những người lao động. Đồng thời, việc hiểu một hiện tượng không thể là một mục đích tự thân. Hiểu biết về một hiện tượng là nhằm làm thay đổi nó cho phù hợp với những mục đích nhất định. Chính vì vậy, tâm lí học lao động sử dụng những hiểu biết về hành động của còn người trong lao động cùng với những tri thức của các chuyên ngành khoa học khác nhằm làm thay đổi lao động theo nghĩa hoàn thiện nó. Nói cách khác, tâm lí học lao động vừa là một khoa học vừa là một công nghệ kỹ thuật. Việc phân biệt hai thành phần đó trong hoạt động của nhà tâm lí học lao động là cần thiết nhưng không nên đối lập chúng với nhau, trong khi những hiểu biết về lao động giúp chúng ta làm thay đổi lao động thì việc thay đổi đó sẽ làm tăng nhận thức của chúng ta về lao động. Từ góc độ thuần tuý tâm lí học, có thể quan tâm tới việc thiết lập một số quan hệ giữa các chức năng tâm lí, tới việc phát hiện một số cơ chế tâm lí của những hành động lao động. Từ góc độ ứng dụng, có thể đưa các tri thức thu được của tâm lí lao động vào nghiên cứu hoàn thiện một số tiêu chuẩn đánh giá lao động. Các tiêu chuẩn có thể rất khác nhau: sự an toàn, sự thuận tiện,
- tốc độ thực hiện, thời gian học tập v.v... Để hoàn thiện được các tiêu chuẩn này cần có sự góp phần của một số ngành khoa học và kỹ thuật khác. Tâm lí học lao động đề cập tới hành động lao động nói chung. Do hoạt động của con người được diễn ra trong các lĩnh vực rất khác nhau nên tâm lí học lao động cũng bao hàm một phạm vi rộng lớn, gồm: tâm lí học công nghiệp, tâm lí học giao thông, tâm lí học nông nghiệp, tâm lí học kinh doanh, tâm lí học hành chính. Trong tài liệu này chúng ta chỉ quan tâm tới tâm lí học lao động công nghiệp. Ở lĩnh vực này, hành động lao động nằm trong phạm vi tác động tương hỗ giữa con người - các đối tượng và môi trường vật lí, xã hội của lao động, tức là trong hệ thống người - máy - môi trường. Do đó, tâm lí học lao động công nghiệp nhằm nghiên cứu và hoàn thiện sự tác động qua lại này với mục đích nhân bản hoá lao động, tăng năng suất và chất lượng lao động, sự an toàn của các hệ thống kỹ thuật xã hội, tăng hiệu quả và tăng sự thuận tiện trong lao động. Trong việc nghiên cứu sự tác động qua lại
- giữa người - máy và môi trường, các chức năng tâm lí của con người (tri thức, thói quen, ý muốn, chú ý, tình cảm, động cơ, hứng thú v.v...) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhưng, hiệu quả lao động không chỉ phụ thuộc vào những khả năng hay những hạn chế của con người, vào chất lượng các chức năng tâm lí của người đó, mà phụ thuộc vào tất cả các yếu tố vật chất và xã hội của môi trường lao động. Vì vậy, tâm lí học lao động công nghiệp, trong khi nghiên cứu trước hết là con người với tư cách là thành tố chủ yếu trong hệ thống, đã xuất phát từ luận đề cho rằng: hiệu quả vận hành của hệ thống người - máy - môi trường phụ thuộc vào phương thức thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần của nó: người máy, môi trường vật lí và xã hội. Từ đó có thể rút ra được đối tượng của tâm lí học lao động công nghiệp: nghiên cứu và áp dụng các tri thức nhằm thích ứng, về mặt tâm lí học, con người với máy móc, với môi trường tìm việc của mình, đồng thời thích ứng máy móc và môi trường làm việc với những đặc điểm tâm lí của con người. Các phương tiện chủ yếu của sự thích ứng lẫn nhau này là: a) Định hướng, tuyển chọn, đào tạo và thích ứng nghề nghiệp
- cho con người; b) Thích ứng các đặc điểm cấu trúc và vận hành của máy móc, các yếu tố của môi trường vật lí và xã hội, yếu tố tổ chức lao động với những đặc điểm tâm lí của con người. Như vậy, rõ ràng là, sự thích ứng lẫn nhau trong hệ thống sẽ chỉ được bao quát đầy đủ khi có sự tham gia của tất cả các bộ môn khoa học nghiên cứu về lao động. Như vậy, hoạt động của nhà chuyên môn trong lĩnh vực tâm lí học lao động công nghiệp bao gồm những vấn đề rất phong phú và đa dạng. Nhà tâm lí học cần phân tích bản chất thao tác và hành động của các nhiệm vụ lao động, phân tích yêu cầu của các chức năng tâm lí trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đó. Từ đây, phải nghiên cứu và xác định khả năng cũng như những giới hạn tâm lí của con người (được hiểu như là một kênh truyền thông tin). Trong khi lưu ý đến cấu trúc và bản chất của các nguồn thông tin, của tất cả cá yếu tố vật chất và xã hội, nhà tâm lí học sẽ xác định các cơ chế tâm lí của những hành động đúng và những hành động sai, xác định mức độ huy động tối ưu, sự yêu cầu một cách hợp lí và cân bằng của các chức năng tâm lí và những khả năng sáng tạo của người lao động.
- Trên cơ sở những nghiên cứu này, chuyên gia tâm lí học lao động phải xác lập họa đồ tâm lí nghề nghiệp với những yêu cầu của công việc, xây dựng các phương pháp đo nghiệm nhằm kiểm tra năng lực và nhân cách của những người dự tuyển để tuyển dụng và đào tạo nghề nghiệp (hướng nghiệp, lựa chọn, hướng nghiệp lại, phân phối, huy động). Tương tự, phải đề ra các yêu cầu, phương pháp và những tiêu chuẩn đào tạo nghề nghiệp cũng như đánh giá việc đào tạo và hoà nhập nghề nghiệp. Đồng thời, cùng với những chuyên gia khác trong lĩnh vực nghiên cứu lao động, nhà tâm lí học lao động công nghiệp góp phần làm cho các thiết bị kỹ thuật, các yếu tố môi trường và tổ chức phù hợp và những khả năng cũng như hạn chế của con người (trong giai đoạn thiết kế hoặc chỉnh sửa những hệ thống hiện có, trong việc phân bố các chức năng thao tác giữa người và máy). Và, vì người công nhân là thành viên của một tập thể lao động cho nên cần thiết phải nghiên cứu phân công nhiệm vụ một cách hợp lí, nghiên cứu tổ chức các mối quan hệ người - người, nghiên cứu sự tác động và giáo dục các động cơ, thái độ cho người lao động.
- Trên đây đã trình bày về cơ bản các hướng chính của toàn bộ vấn đề mà nhà tâm lí học lao động công nghiệp quan tâm nghiên cứu. Qua việc tìm hiểu đối tượng và những nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học lao động, ta có thể khẳng định rằng, tri thức của khoa học này rất cần thiết cho nhiều nhà chuyên môn của nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lí học, giáo dục học, y học, kỹ thuật... Chính vì vậy, ở nước ta hiện nay, nghiên cứu tâm lí học lao động là cần thiết đối với nhiều người. Công việc đó có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lao động nhằm xây dựng công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh nhịp độ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Created by AM Word2CHM
- 4. Tâm lí học lao động với các chuyên ngành tâm lí học khác và với các khoa học khác về lao động TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG à Chương 1. LAO ĐỘNG VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÍ HỌC LAO ĐỘNG 4.1. Với các chuyên ngành tâm lí học khác Trong hệ thống các khoa học tâm lí hiện đại, tâm lí học lao động thuộc vào một trong những chuyên ngành phát triển mạnh nhất. Những vấn đề lí luận và thực tiễn mà tâm lí học lao động đề cập tới ngày càng được mở rộng. Tính chất ứng dụng của nó ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, tâm lí học lao động luôn luôn nằm trong một quan hệ và tác động qua lại mật thiết với các chuyên ngành tâm lí học khác cũng như với các khoa học lân cận. Tâm lý học lao động có quan hệ qua lại với Tâm lí học đại cương. Giữa chúng có sự chuyển đổi lẫn nhau ở hai nghĩa: từ tâm lí học lao động đến tâm lí học đại cương và ngược lại. Đối với tâm lí học đại cương, tâm lí học lao động là một chuyên ngành đề cập thường xuyên và cụ thể tới một hoạt động chủ yếu của con người - hoạt động lao động đến lượt mình,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo dục tâm lý trẻ trong gia đình
237 p | 431 | 171
-
Bài giảng Tâm lý học lao động: Chương 2 - ThS. Hoàng Thế Hải
40 p | 406 | 76
-
Bài giảng Tâm lý học lao động: Chương 5 - ThS. Hoàng Thế Hải
80 p | 354 | 63
-
CÁC LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA
4 p | 883 | 53
-
Bài giảng Tâm lý học lao động: Chương 3 - ThS. Hoàng Thế Hải
19 p | 315 | 49
-
Bài giảng Tâm lý học lao động: Chương 4 - ThS. Hoàng Thế Hải
68 p | 223 | 44
-
Bài giảng Tâm lý học lao động: Chương 1 - ThS. Hoàng Thế Hải
12 p | 220 | 41
-
Xây dựng và sử dụng bản mô tả nghề trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông - TS. Phạm Văn Sơn
8 p | 146 | 25
-
72 thuật tấn công tâm lý trong bán lẻ: phần 1 - nxb lao động xã hội
72 p | 76 | 16
-
Tìm hiểu về tâm lý học lao động: Phần 1
109 p | 37 | 8
-
Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Bình Chánh
7 p | 51 | 6
-
Tìm hiểu về tâm lý học lao động: Phần 2
123 p | 38 | 6
-
Quản lý xung đột nhằm tăng hiệu suất lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Bộ
8 p | 13 | 4
-
Một số vấn đề tâm lý - xã hội trong tổ chức lao động khoa học thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam
9 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn