Tìm hiểu thực trạng của thị trường xuất khẩu lâm sản Việt Nam trong 5 năm 2003 -2008
lượt xem 101
download
Việt Nam được đánh giá là một đất nước trẻ. Kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng... Một bộ phận của nền kinh tế, kinh tế lâm nghiệp cũng đang cũng đang vươn mình lớn lên hoà chung với sự phát triển của đất nước. Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội....
Bình luận(2) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu thực trạng của thị trường xuất khẩu lâm sản Việt Nam trong 5 năm 2003 -2008
- I, Đặt vấn đề Việt Nam được đánh giá là một đất nước trẻ. Kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng... Một bộ phận của nền kinh tế, kinh tế lâm nghiệp cũng đang cũng đang vươn mình lớn lên hoà chung với sự phát triển của đất nước. Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong Luật bảo vệ và phát triển rừng có ghi “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền đời sống của nhân dân với sự sống còn của các dân tộc”. Trong vòng 6 năm (từ năm 2003 đến năm 2008), lâm nghiệp ở Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm và sản xuất lượng sản phẩm chất lượng cao cho xuất khẩu. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng rất cao sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa để trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Hiện nay, các cơ hội để sản phẩm lâm sản của Việt Nam bước vào thị trường toàn cầu đang rộng mở, tuy nhiên, ngành cũng đối mặt với rất nhiều thách thức từ thị trường nội địa và quốc tế. Mặc dù thị trường lâm sản hoạt động sôi động song vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn nên đòi hỏi cần có sự đánh giá đầy đủ nhằm duy trì mức tăng trưởng của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Tìm hiểu thực trạng của thị trường xuất khẩu lâm sản Việt Nam trong 5 năm 2003 -2008 sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình phát triến kinh tế lâm nghiệp Việt Nam, giúp ta chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, cơ hội, thách thức của thị trường này. Từ đó đề ra những giải pháp để xây dựng một thị trường xuát khẩu lâm sản linh hoạt, vững manh. Đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội trong thời kì CNH-HĐH đất nước.
- II, Nội dung 1, Tìm hiểu một số khái niệm 1.1 Lâm nghiệp Có nhiều khái niệm khác nhau về lâm nghiệp, hiểu khái quát nhất thì lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ của rừng. 1.2 Thị trường lâm sản Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm thị trường. Ta có thể gặp một số khái niệm phổ biến sau: Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Thị trường là một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó, họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi. Thuật ngữ thị trường lâm sản, hiểu một cách chung nhất, là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu lâm sản ở một thời điểm nhất định. Hay nói một cách khác, thị trường lâm sản là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi hàng hoá lâm sản. Như vậy, bản chất thị trường lâm sản chính là sự chuyển giao quyền sở hữu lâm sản từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất định do họ thoả thuận định ra. 1.3 Xuất khẩu lâm sản (XKLS) Hiểu chung nhất, XKLS là các hoạt động trong thị trường lâm sản nhằm di chuyển một lượng hàng hoá( lâm sản)và các dịch vụ đi kèm từ trong nước ra nước ngoài để thu về lơị nhuận.
- 2. Phân tích tình hình XKLS tại Việt Nam từ năm 2003- 2008 2.1 Năm 2003: - Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cả nước là 219 triệu USD, năm 2002 con số này tăng rất nhanh, đạt gần 500 triệu USD. 8 tháng đầu năm 2003, theo thống kê của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng 41,6% so với cùng kỳ 2002. Ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ đã được chọn là ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước vì sự phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành đứng thứ ba cả nước. Gỗ Việt Nam đã xây dựng được những thị trường quen thuộc như châu Âu, Nhật và một số nước châu Á khác, là những khu vực tiêu thụ đồ gỗ mạnh trên thế giới. - Các lâm sản ngoài gỗ như song, mây tre... Đã có nhiểu khởi sắc, sản phẩm đẹp, được ưa chuộng. Nhìn chung trong năm 2003, thị trường lâm sản Việt Nam có nhiều biến đổi, tuy nhiên các DN chế biến lâm sản Việt Nam phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, không đủ năng lực đáp ứng các đơn hàng lớn. Hơn nữa, DN Việt Nam chưa chú trọng đầu tư cho mẫu mã, các hợp đồng phần lớn là hàng gia công theo mẫu mã của đối tác nước ngoài và tình trạng sao chép mẫu mã lẫn nhau vẫn còn phổ biến. Đó chính là những nguyên nhân làm sản phẩm xuất khẩu Việt Nam giảm giá trị gia tăng và vẫn "dậm chân" ở thị trường cấp thấp. 2.2 Năm 2004 Từ năm 2004, ngành xuất khẩu lâm sản tạo sự bứt phá ngoạn mục, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD, tăng 88% so với năm 2003 và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Cả nước hiện có hơn 1.200 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản, sản xuất 2,5-3 triệu m3 gỗ/năm. Từ một nước xuất khẩu nguyên liệu gỗ là chủ yếu,
- Việt Nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu lâm sản đứng hàng thứ 15 trên thế giới. Sản phẩm về lâm sản Việt Nam hiện có mặt tại 120 nước, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban nha, Italia, Thuỵ Điển, Canađa, Hy Lạp... Năm 2004 là năm đánh dấu thành công lớn của ngành chế biến gỗ Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng 86% so với năm 2003. Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ không chỉ đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng mà còn thuê nhà thiết kế nước ngoài để tạo ra mẫu mã bắt kịp xu thế mới, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Đạt được những thành tựu trên là nỗ lực không ngừng của Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam lại đang đúng trước nguy cơ về thiếu nguyên liệu, khi diện tích rừng trong nước đang ngày càng suy giảm do cháy rừng, thiên tai và nạn chặt phá rừng chưa được kiểm soát hiệu quả.Không chỉ gặp khó khăn về nguyên liệu, ngành gỗ đang thiếu đội ngũ công nhân lành nghề vốn đầu tư sản xuất chưa cao, chưa áp dụng được nhiều thành tựu công nghệ vào sản xuất.... 2.3 Năm 2005 Năm 2005, xuất khẩu lâm sản tiếp tục bứt phá, đạt mức tăng trưởng cao (khoảng 45%) và đứng đầu trong nhóm những mặt hàng nông - lâm sản xuất khẩu, ước đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD. Theo con số thống kê, hiện Việt Nam có khoảng hơn 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất và chế biến lâm sản, trong đó có khoảng 50 công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ngành chế biến gỗ đã hình thành một số khu sản xuất tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, miền Trung, Tây Nguyên; khu công nghiệp Phú Bài (Bình Định) có tới vài chục doanh nghiệp. Nguyên nhân tạo nên sự bứt phá của ngành chế biến gỗ là do Nhà nước có cơ chế thông
- thoáng, cởi mở trong việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm chế biến. Và, quan trọng là, việc xuất khẩu sản phẩm gỗ ít chịu biến động của giá cả, tiền tệ, thị trường cùng các rào cản như với nông sản, thực phẩm. Sản xuất cung chưa đủ cầu, dường như khó bão hoà... Tuy nhiên, các sản phảm Xk chưa đạt yêu cầu cao về mẫu mã, chủng loại, còn phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất nên lợi nhuận thu được chưa cao. 2.4 Năm 2006 Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ (chủ yếu là mây, tre, cói, thảm…) đạt 1,7 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự chuẩn bị ra nhập WTO, thị trường lâm sản Việt Nam sẽ phải đứng trước nhiều thách thức mới. 2.5 Năm 2007 Sau khi chính thúc ra ra nhập WTO, chịu nhiều áp lực về thuế, giá, chính sách, cạnh tranh trên thị trường... Kim ngạch xuất khẩu có phần giảm dần, song vẫn đạt được kết quả nhất định. Tháng 12/07, kim ngạch xuất khẩu lâm sản cả nước đạt 261,22 triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 11/07 và tăng 45,1% so với tháng 12/06. Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản cả năm 2007 đạt 2,37 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2006. Cả năm 2007, sản phẩm lâm sản của Việt Nam đã xuất khẩu được sang 94 thị trường trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của ta sang một số thị trường đã có sự tăng trưởng cao như Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý, Canada, Áo, Nga…
- Thị trường xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ tháng 12/07 và 12 tháng năm 2007 So Trị giá So T12/06 S0 12T/06 Thị trường T11/07 12T/07 (USD) (%) (%) (%) Mỹ 89.139.517 7,33 24,29 944.287.533 27,42 Nhật Bản 23.165.217 18,16 -24,19 300.600.797 6,70 Anh 22.203.314 33,41 84,55 196.187.260 44,81 Đức 19.247.994 70,60 107,91 96.602.418 38,57 Pháp 16.615.283 59,19 81,67 91.620.005 10,12 Trung Quốc 13.510.122 -5,74 43,22 168.537.081 78,57 Hà Lan 9.801.037 104,37 95,30 50.086.217 9,20 Hàn Quốc 8.153.963 8,29 30,60 83.771.180 27,85 Italy 6.506.991 84,78 65,98 33.041.336 42,34 Australia 6.011.745 -5,41 27,91 59.909.463 10,65 Tây Ban Nha 5.909.828 177,05 45,95 34.402.399 23,44 Canada 5.296.827 -2,05 62,22 47.282.187 41,38 Bỉ 4.744.611 7,88 30,89 35.900.751 24,35 Đài Loan 3.937.490 3,45 -18,92 45.414.715 -9,38 Thuỵ Điển 3.333.918 157,98 145,05 18.671.535 -0,26 Đan Mạch 2.602.850 149,03 40,56 18.458.726 -4,91 Phần Lan 2.476.805 171,67 72,32 14.043.687 28,01 Ai Len 2.158.576 38,44 44,73 20.139.699 21,26
- Ba Lan 1.406.299 102,67 53,30 6.253.820 41,39 Hy Lạp 1.379.594 323,09 96,44 8.635.757 9,17 Thổ Nhĩ Kỳ 1.062.522 532,39 552,74 4.323.514 34,08 New Zealand 1.001.687 -32,04 28,48 17.023.454 10,27 Singapore 941.551 -40,63 34,54 7.891.023 -15,08 Malaysia 803.678 -13,24 -37,67 11.608.355 -23,17 Hồng Kông 727.862 -12,33 10,91 6.929.364 -3,97 Áo 692.500 102,43 346,25 3.229.057 282,88 Nga 652.737 36,74 79,62 4.272.473 225,22 Na Uy 507.144 38,31 37,70 5.250.238 -0,71 Campuchia 146.154 12,32 -50,47 1.052.050 -17,52 2.6 Năm 2008 Trong những năm qua, ngành công nghiệp gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Sản phẩm gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên từ cuối năm 2007 và 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với những khó khăn ở trong nước như thiếu vốn, lãi xuất cao, chi phí đầu tư tăng,… Lâm nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn và đối
- mặt với nguy cơ giảm mạnh tăng trưởng trong giai đoạn tới. Năm 2008 dự kiến kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ là 3 tỷ USD, nhưng đến hết tháng 10/2008 mới đạt 2,3 tỷ USD và dự kiến 2 tháng còn lại đạt 500 triệu USD, do đó kim ngạch xuất khẩu cả năm cao nhất cũng chỉ đạt được 2,8 tỷ USD Một số biểu đồ phản ánh về hoạt động XK gỗ sang hoa kỳ năm 2008:
- 3. Điểm mạnh, điểm yếu của thị trường XKLS trong 5 năm qua 3.1 Điểm mạnh Nhìn chung thị trường xuất khẩu trong 5 năm qua có nhiều thay đổi tích cực. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, tiếp thu nhiều thành tựu về quản lí, về khoa học công nghệ vào sản xuất, thúc thi nhiều chính sách ưu đãi Xk có hiệu quả, hoạt động khai thác song song với các hoạt động bảo vệ rừng.... Các doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản có ấuc cạnh tranh...
- 3.2 Điểm yếu - Bên cạnh những mặt đạt được như trên, thị trường XKLS còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Trình độ tay nghề của người lao động chưa cao, tiếp thu KH-KT lạc hậu, hoạt động khai thác còn nhỏ lẻ không tập trung gây lãng phí tài nguyên. Nước ta có 3/4 diện tích đất rừng trong khi vẫn phải nhập khẩu nguyện liệu từ các nươc khác. Các chính sách về đẩy mạnh XKLS chưa đạt được hiệu quả thật so với số vốn bỏ ra... Nhìn chung thị trường XKLS còn mờ nhạt. - Tăng trưởng thấp, chưa bền vững, năng suất, lợi nhuận thấp, sức cạnh tranh kém, chưa khai thác tổng hợp tiềm năng tài nguyên rừng, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường sinh thái. 4. Cơ hội, thách thức 4.1. Các cơ hội a. Tiềm năng của các mặt hàng Lâm sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU và Hoa Kỳ là rất lớn, ngay mặt hàng đồ gỗ Việt Nam, mặt hàng Lâm sản có giá trị lớn nhất thì kim ngạch xuất khẩu mới chiếm khoảng 6% đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Mỹ. b. Các DN Châu Âu và Hoa Kỳ đang ồ ạt vào Việt Nam để đầu tư sau khi VN ra nhập WTO vì coi đây là nơi làm ăn yên bình – có chế độ chính trị ổn định. GDP/hàng năm tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á (tương lai một vài năm tới, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam). c. Thị phần Lâm sản xuất khẩu của Việt Nam có nhiều mặt hàng của vùng nhiệt đới, nó sẽ chiếm vị trí xứng đáng tại các nước ôn đới. Nó chiếm khoảng 0,2% thị phần nhập khẩu vào EU và Hoa Kỳ và 0,5% thị phần nhập
- khẩu vàoHoa Kỳ. d. Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào để sản xuất ra các mặt hàng Lâm sản lại cần cù khéo tay, giá nhân công hạ. e. Doanh nghiệp xuất khẩu NLS Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu từ những thành công và không thành công trong xuất khẩu những năm qua. Đội ngũ chuyên gia cán bộ và nhân viên làm nhiệm vụ xuất khẩu Nông lâm sản từng bước được củng cố hoàn thiện. Việc bảo quản chế biến Lâm sản đóng gói bao bì ngày càng có chất lượng khá hơn, giúp các DN XK vươn ra cạnh tranh với thị trường khu vực và thế giới. f. Nhà nước Việt Nam có những chính sách đầu tư ưu đãi đặc biệt là trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp đảm bảo cho mặt hàng này tăng nhanh cả về mặt số lượng và chất lượng trong những năm tới. 4.2. Thách thức a. Các mặt hàng lâm sản Việt Nam chưa thật đa dạng, chất lượng sản phẩm thấp. Các DN lại có tình trạng tranh mua, tranh bán, năng lực cạnh tranh thấp. b.Vùng nguyên liệu lâm sản phần lớn không tập trung. c. Việc xây dựng các tiêu chuẩn ISO, thương hiệu, nhãn mác, bao bì tiến hành chậm chạp không đồng đều. Thông tin quảng bá tiếp cận thị trường còn rất hạn chế! Thiếu dự báo thị trường nên đôi khi xuất khẩu mà bị thua lỗ. d. Công nghệ bảo quản lâm còn ít tiến bộ kỹ thuật, nơi có nhà máy chế biến thì thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nơi không có nhà máy thì khó bảo quản. e. Việc tổ chức tiêu thụ và xuất khẩu: Theo “chuỗi hành trình của sản phẩm Nông lâm nghiệp” còn nhiều ách tắc. Các công ty kinh doanh xuất khẩu lâm sản thường chưa thật sự gắn bó với người dân với vùng nguyên liệu. Mạng bảo quản, vận chuyển, lưu kho chuyên dụng đều không vận hành thông suốt.
- Việc tiếp cận thị trường, Marketing còn rất chắp vá đã và đang làm giảm thiểu tiềm lực xuất khẩu lâm sản nước ta. 5. Nguyên nhân 5.1 Nguyên nhân khách quan Thứ 1, Đó là khó khăn trong sản xuất lâm nghiệp: do tính đăc thù của sản xuất lâm nghiệp là sản xuất ngoài trời và theo mùa vụ nên gặp chịu nhiều hậu quả của thiên tai, lũ lụt, xạt lở đất... Quá trình sản xuất không liên tục gây nhiều khó khăn trong sản xuất. Thứ 2, thị trường lâm sản thế giới có nhiều biến động không ngừng, gây khó khăn cho hoạt động quản lí, sản xuất và chế biến các sản phẩm xuất khẩu lâm sản Thứ 3, dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 5.2 Nguyên nhân chủ quan - trình độ quản lí còn non kém - Tư tưởng coi nhẹ phát triển lâm nghiệp - Sử dụng nhiều chính sách bảo hộ xuất khẩu làm xuất hiện tư tưởng ỷ lại của các doanh nghiệp XKLS, gây mất công bằng... - Nhà nước thi hành nhiều chính sách không hiệu quả 6.Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường lâm sản. 1. Giải pháp về chính sách. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách ở cả cấp vĩ mô và cấp vi
- mô nhằm đầu tư, hỗ trợ, thúc đẩy đồng thời giám sát kiểm tra việc khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản cả trong và ngoài nước. 2. Giải pháp về quản lý, bảo vệ Các cấp, các ngành có liên quan từ Trung ương đến địa phương cần phải tổ chức quản lý, bảo vệ rừng chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác, săn bắn trái phép, từ đó sẽ triệt tiêu được thị trường phi chính ngạch. 3. Giải pháp về kỹ thuật - Thực hiện việc quy hoạch, phân vùng (có thể tiến hành quy hoạch những vùng chuyên môn hoá sản xuất lâm sản), chọn các loại cây có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa thích, thích hợp với chất đất của từng vùng để đưa vào trồng. - Để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh, thì các sản phẩm lâm nghiệp phải đa dạng về chủng loại, mẫu mã, và có giá trị sử dụng cao. Muốn vậy thì thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến phải hiện đại. 4. Các giải pháp về kinh tế - Tổ chức lại mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, chú trọng đến các kênh tiêu thụ lâm sản ở cả trong và ngoài nước, từ đó đánh giá hiệu quả của từng kênh tiêu thụ để có những giải pháp thiết thực nhất. - Phát triển các vùng nguyên liệu chuyên ngành và xen canh. Tùy theo mặt hàng lâm sản để tập trung đầu tư xây dựng chuyên canh, xen canh kể từ khâu nghiên cứu lại giống có phẩm chất tốt, vật tư, quy trình sản xuất để các nguyên liệu lâm sản xuất ra có chất lượng và năng suất bắt kịp các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore (quy mô vùng nguyên liệu nên ở loại vừa và nhỏ). Chúng ta chỉ có thể đuổi kịp và vượt các nước khu vực nếu nông sản làm ra có chất lượng tốt, giá thành hạ.
- - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN xuất khẩu lâm sản: Các DN xuất khẩu lâm sản Việt Nam cần phải mau chóng nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các kỹ sư và công nhân kỹ thuật giỏi để làm hàng xuất khẩu có chất lượng. Hơn ai hết họ phải nắm vững các luật TM quốc tế, những cam kết của VN và các dòng thuế quan sau khi VN ra nhập WTO. Phải nắm chắc các Hiệp định và văn bản GPS, GSP, CAP, MRLs….MFN v.v… Các cơ quan chức năng và các tổ chức quốc tế cần giúp đỡ họ quán triệt các văn bản này thông qua các cuộc hội thảo tập huấn. Các doanh nghiệp phải sớm xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn ISO, mở trang Web, sử dụng thương mại điện tử, triển lãm ảo…trong giao dịch. Các Hiệp hội và ngành hàng phối hợp với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam lập các trung tâm giao dịch, triển lãm đấu giá hàng lâm sản. Trung tâm làm tư vấn bà đỡ cho các DN ở cả 3 miền của đất nước để tiếp cận thị trường quốc tế. Cần sớm triển khai và bổ xung các đại diện thương mại của ngành hàng để hỗ trợ DN tại các nước có lượng xuất khẩu đáng kể. Việc thông tin cập nhật dự báo về chủng loại hàng hoá, chất lượng giá cả và thị trường phải được coi là ngọn đuốc mở đường cho tiếp cận thị trường và mua bán của DN để có thể phát triển xuất khẩu bền vững. - Tạo dựng mối liên kết bền vững giữa nhà sản xuất, nhà chế biến và dịch vụ xuất khẩu. Thông qua chuỗi hành trình lâm sản xuất khẩu để tạo ra một mối liên kết liên hoàn chia sẻ lợi nhuận giữa người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu có sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các Viện chuyên ngành. - Xây dựng và tổ chức thực hiện những mô hình Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ sản phẩm (thực chất của mô hình này là tạo ra một chu kỳ khép kín từ đầu vào
- đến đầu ra làm sao để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất). - Có chính sách qui định “giá trần” cho từng loại lâm sản trong từng địa phương, khu vực để có thể điều tiết mức lợi nhuận hợp lý giữa người sản xuất, khai thác và lưu thông lâm sản, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. - Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào ngành chế biến lâm sản sử dụng nguyên liệu tận thu như ván ép nhân tạo, gỗ dán, chế biến măng xuất khẩu... để tăng thu nhập cho người trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng. - Khuyến khích hộ gia đình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp bằng trồng rừng và khai thác rừng trồng với chính sách cho vay vốn, miễn giảm thuế lâm sản. 5. Giải pháp về môi trường - Việc khai thác không đúng kỹ thuật, phương pháp, cũng như không đúng với chỉ tiêu cho phép đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ra các diễn biến thời tiết thất thường (lũ lụt, hạn hán..). Vì vậy ngoài mục tiêu về kinh tế thì rất cần chú ý đến môi trường. Các cơ quan có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, kể cả trong và ngoài ngành lâm nghiệp cũng như bản thân những người trực tiếp khai thác cần phải có những phương pháp, giải pháp cụ thể nhằm kết hợp hài hoà giữa mục đích kinh tế và môi trường. + Định hướng xuất nhập khẩu lâm sản - Để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, công nghiệp chế biến lâm sản sẽ phát triển theo hướng không tự cung tự cấp toàn bộ nguyên liệu. Hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập nguyên liệu để phục vụ cho chế biến xuất khẩu và một phần tiêu dùng nội địa. Cần tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu lâm sản, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ, để từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự phụ thuộc
- vào nguyên liệu nhập khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến - Các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn là đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm tinh chế từ lâm sản ngoài gỗ. Chú ý các thị trường lớn là Mỹ,Liên minh châu Âu và Nhật Bản; - Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt hàng xuất khẩu. Mục tiêu xây dựng thị trường * Tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản để đáp ứng cơ bản các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cụ thể: - Tổng công suất gỗ xẻ: 6 triệu m3/năm; - Ván dăm: 320.000 m3 sản phẩm/năm; - Ván MDF: 220.000 m3 sản phẩm/năm; - Giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu: 7 tỷ USD (3,5 triệu m3 sản phẩm); - Giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu: 0,8 tỷ USD. * Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn. 7. Dự báo về thi trường xuất khẩu lâm sản trong những năm tới Đến 2020, Việt Nam sẽ trồng được 4 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên, cung cấp ổn định 45 triệu m3 gỗ/năm và mang về 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ.
- Do nhu cầu sản phẩm gỗ ngày càng cao hứa hện thị trường XKLS Việi Nam những năm tới có nhiều khởi sắc. III, Kết luận Các mặt hàng Lâm sản nước ta rất đa dạng và phong phú, lại nằm trong vùng nhiệt đới. Đến nay chúng ta là nước có tình hình an ninh lương thực tốt, chế độ chính trị ổn định. Thiên nhiên khá ưu đãi chúng ta cho phát triển vùng nguyên liệu
- Lâm sản. Các mặt hàng Lâm sản nước ta xuất khẩu sang thị trường thế giới mới chiếm khoảng 20%-25% lượng hàng sản xuất trong nước. Chúng ta hiện đang có 12 triệu ha rừng đang phát triển tốt nhưng tiềm năng khai thác đặc sản rừng hiện còn quá thấp. Hy vọng rằng khi chúng ta đã nhận rõ cơ hội và thách thức, nắm chắc đặc tính của từng thị trường xuất khẩu và nắm chắc các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta lại có các giải pháp đúng đắn nhất định ngành hàng Lâm sản xuất khẩu nước ta sẽ chiếm lĩnh vị trí xứng đáng trên thị trường khu vực và trên thế giới. Bài viết này của em còn nhiều thiếu sót, rât mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục I, Đặt vấn đề II, Nội dung 1, Tìm hiểu một số khái niệm
- 1.1 Lâm nghiệp 1.2 Thị trường lâm sản 1.3 Xuất khẩu lâm sản (XKLS) 2, Phân tích tình hình XKLS tại Việt Nam từ năm 2003- 2008 2.1 Năm 2003: 2.2 Năm 2004: 2.3 Năm 2005: 2.4 Năm 2006: 2.5 Năm 2007: 2.6 Năm 2008: 3, Điểm mạnh, điểm yếu của thị trường XKLS từ năm 2003 - 2008 3.1 Điểm mạnh 3.2 Điểm yếu 4, Cơ hội, thách thức 4.1. Các cơ hội 4.2 Thách thức 5, Nguyên nhân 6,Giải pháp 7, Dự báo III, Kết luận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng thanh toán điện tử ở VN hiện nay
7 p | 731 | 197
-
Thị trường xuất khẩu hàng may mặc
42 p | 290 | 80
-
Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm nước xả vải mới
30 p | 305 | 57
-
Đề án môn học Truyền thông Marketing: Thực trạng xúc tiến bán với người tiêu dùng của siêu thị Big C Thăng Long trong năm 2014 - ĐH Kinh Tế Quốc Dân
32 p | 407 | 57
-
Thực trạng nghiên cứu thị trường của các DN tại Việt NamT
5 p | 597 | 37
-
Thực trạng mô hình nhượng quyền ở Việt Nam
12 p | 179 | 35
-
5 cách tiếp thị trực tuyến hiệu quả
3 p | 114 | 15
-
Trang trí hội nghị qua chia sẻ của giám đốc công ty Lá Trường Xuân
7 p | 92 | 9
-
Thực trạng kỹ năng chăm sóc khách hàng của điện thoại viên tổng đài CMCTelecom
3 p | 12 | 8
-
Cơ hội và thách thức đối với thị trường dịch vụ viễn thông khi Việt nam tham gia EVFTA
8 p | 58 | 8
-
Nghiên cứu trang thương mại điện tử Lazada
5 p | 9 | 5
-
Đánh giá thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Amazon
4 p | 15 | 5
-
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Shopee
4 p | 20 | 4
-
Xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
14 p | 41 | 3
-
Thị phần vận tải biển “nằm trong tay” doanh nghiệp ngoại và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao thị phần
5 p | 7 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao quyết định mua hàng trên ứng dụng mua sắm Lazada của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 14 | 2
-
Thực trạng chất lượng dịch vụ của Gs25 tại thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 20 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn