intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu Tư duy sáng tạo

Chia sẻ: Banh Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

341
lượt xem
157
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng tạo là gì: hầu như ai cũng biết và hiểu sự quan trọng của sáng tạo. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, khi máy vi tính và kỷ thuật cơ giới cáng đáng hầu hết những công việc mà trước kia con người phải bỏ ra nhiều thời gian để hoàn thành, thì những “lao động sáng tạo” mà máy móc không thể (hoặc chưa thể) thay thế con người, sẽ tạo nên một giá trị rất khác biệt so với những công việc chỉ thuần túy dựa vào kỹ năng kiến thức. Sáng tạo có ý nghĩa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu Tư duy sáng tạo

  1. Tư duy sáng tạo I. Ai cũng sáng tạo được Sáng tạo là gì: hầu như ai cũng biết và hiểu sự quan trọng của sáng tạo. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, khi máy vi tính và kỷ thuật cơ giới cáng đáng hầu hết những công việc mà trước kia con người phải bỏ ra nhiều thời gian để hoàn thành, thì những “lao động sáng tạo” mà máy móc không thể (hoặc chưa thể) thay thế con người, sẽ tạo nên một giá trị rất khác biệt so với những công việc chỉ thuần túy dựa vào kỹ năng kiến thức. Sáng tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện các vấn đề thuộc đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế, sáng tạo không chỉ thu hút và trao đặc quyền dành riêng cho một nhóm người nào đó, mà phải là, nên là, cho tất cả mọi người. Những người sáng tạo và những người sẽ sáng tao: Ai cũng sáng tạo được, nếu bạn muốn và thật sự tin rằng các ý tưởng đang ở quanh đây chỉ chờ bạn túm lấy nó. Chỉ cần một lần mở khóa cho năng lực sáng tạo khai sinh, bạn chợt nhận ra rằng: bạn được ban tặng một bộ óc sáng tạo tuyệt vời nhưng im ắng tự bấy lâu chỉ vì bạn đã thiếu can đảm khơi dậy nó. Tất cả chúng ta đều có khả năng sáng tạo tiềm ẩn, hiệu quả của nó tùy người, tùy lúc có thể khác nhau vì chúng ta khác nhau bởi di truyền, bởi tác động của không gian và thời gian, bởi ảnh hưởng của hoàn cảnh và môi trường xã hội nơi ta sống. Sức sáng tạo của một nông dân nghèo thất học khi tự chế tạo ra một nông cụ thì sức sáng tạo đó không thua kém gì với bất kỳ một sức sáng tạo nào khác. Nếu người nông dân đó có được trình độ của một kỹ sư, một nhà khoa học thì sẽ như thế nào? Và nếu bạn thực hiện một cú nhảy trong tư duy để khai phá tiềm năng sáng tạo của chính mình thì cuộc sống của bạn sẽ thay đổi đến đâu? Trước khi tìm hiểu các trình tự để tìm ra ý tưởng sáng tạo, vấn đề quan trọng nhất là bạn phải can đảm. Nhận biết khả năng sáng tạo tiềm ẩn của mình, biết mình có những ý tưởng muốn truyền đạt nhưng bạn sợ hãi vì lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về mình thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ bị thui chột. Cho dù bạn có nghiên cứu, học hỏi rất nhiều, rất nhiều các kỹ năng, bí quyết sáng tạo nào chăng nữa, thì nó cũng chẳng có ích gì. Nếu bạn không vượt qua được sự sợ hãi thì bạn sẽ không bao giờ có được ý tưởng sáng tạo mà đáng lẽ ra bạn có khả năng làm được. Bạn phải luôn biết rằng: Mọi người, ai ai cũng đều có quyền được sáng tạo và ai cũng sáng tạo được. Chúng ta luôn luôn có khả năng tìm ra những ý tưởng khác, không có ý tưởng nào là ý tưởng cuối cùng cả, ý tưởng nối tiếp ý tưởng và ý tưởng mới có thể sẽ tốt hơn, phù hợp hơn mà thôi. Thực ra, hiểm trở khó vượt qua nhất, chướng ngại đầu tiên trên con đường đi tìm sáng tạo của bạn chính là sự lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về mình. Chính nó đã bóp chết, tàn phá những ý tưởng sáng tạo của bạn ngay từ lúc vừa mới manh nha. Đó là sự sợ hãi, có thể bạn đã không nhận biết: Bạn đã làm việc chăm chỉ, rất muốn có những ý tưởng sáng tạo và đôi lúc dường như bạn có được nó nhưng rồi bạn buông xuôi, chẳng thà chấp nhận mình là người kém cõi, bình thường còn hơn là phải nhìn thấy cái nhếch
  2. mép mĩa mai của một ai đó và thế là nhà máy sáng tạo của bạn đóng cửa từ đây, có thể là vĩnh viễn. Tại sao bạn lại phải lo lắng, quá quan tâm đến sự đánh giá của người khác đối với mình? Chẳng có ai rổi hơi lập kế hoạch theo dõi, dò xét bạn cả. Họ có hàng ngàn vấn đề của riêng họ cần phải giãi quyết đã là quá đủ đối với họ rồi. Có ai thật sự quan tâm đánh giá bạn đâu? Thi thoảng cũng có thể bạn gặp phải trêu chọc, cười chê nhưng đàng sau sự chế giễu đó phần nhiều lại là sự nể nang, e sợ trước những sáng tạo, cho dù đó là sáng tạo “điên rồ”. Bạn hãy thử nhớ lại xem, lúc bạn giễu cợt “sáng tạo” của ai đó, một chút cảm phục và e sợ mới là cảm giác thật sự chứ không phải hoàn toàn chỉ là sự cười chê. Có lẽ bạn cũng còn sợ, sợ tất cả mọi người sẽ cười bạn, sợ ý tưởng chưa tốt nên công ty sẽ cho bạn nghỉ việc, sợ gia đình trách móc, sợ người yêu xấu hổ vì bạn nên sẽ chia tay, sợ suốt đời phải mang tiêng là tên thất bại….Thế thì, bạn hãy sáng tạo thật nhiều ý tưởng vào, bạn sẽ là “Bách khoa sáng tạo- Thiên tài ý tưởng”, bạn là người dám chơi hết mình thì thất bại chỉ là cái đinh gỉ. Bạn hãy làm điều mà người khác không dám làm: Tạo ra sự khác biệt, sáng tạo để thay đổi, để đạt hạnh phúc. Bạn sẽ khác liền và bạn sẽ có những nụ cười, bạn sẽ không còn bận tâm người khác nghỉ gì về mình, chuyện vặt vãnh ! Bạn sẽ tự tin và tự hào về bản thân hơn nữa. Bạn đi câu, thường là chỉ tóm được những chú cá nhỏ. Nhưng cũng chính nhờ vậy, bạn sẽ vui sướng hơn khi có được con cá lớn. Rồi một hôm, cầm chàng cá đặc biệt trên tay, bạn sẽ có dịp tận hưởng niềm hạnh phúc đặc biệt. Hãy tự do, hãy là trẻ thơ, hãy luôn tươi mới! Trẻ thơ chỉ đi tìm niềm vui và luôn có được niềm vui. Trẻ thơ không bị ai trêu ghẹo là gàn dỡ vì chúng không quan tâm đến sự gàn dỡ. Bạn hãy như trẻ thơ, hãy can đảm vượt qua chướng ngại đầu tiên: sự lo lắng và xấu hổ. Bằng không, bạn sẽ mãi mãi đứng ngoài nhìn vào khu vườn sáng tạo với ánh mắt nghi ngại, e dè nhưng thèm muốn. II. Tâm hồn sáng tạo (Hiếu học). Bạn đã học, đã biết, có thể là rất nhiều các phương pháp để rèn luyện kỹ năng sáng tao như: Những nguyên tắc thủ thuật sáng tạo, lập bản đồ tư duy, phương pháp đột kích não, phương pháp SAEDI, SIMPLEX, nghệ thuật sáng tạo theo DOIT…v.v. Nhưng bạn không hài lòng vì chẳng thu được một chút xíu kết quả nào. Bạn kết luân: Sáng tạo là chỉ để cho “những người sáng tạo”. Bạn đúng, sáng tạo là việc chỉ dành cho người sáng tạo, nhưng bạn chưa biết một điều: Chỉ khi nắm được yếu quyết sáng tạo, bạn mới có khả năng hiểu rõ và thực hành các phương pháp sáng tạo. Khi đó vấn đề sáng tạo “được hay không” chỉ còn tùy thuộc vào động cơ của bạn: bạn có thật sự muốn thay đổi? “Đời thay đổi khi ta thay đổi”. Ai cũng có thể sáng tạo được, chấp nhận nó đi, cứ tin đi, chắc chắn bạn phải là người sáng tạo. Trong các phương pháp sáng tạo, phương cách thực hiện tức là những thủ tục, các bước,
  3. các trình tự phải theo để sáng tạo được diễn giãi rất nhiều cùng với những ứng dụng và ích lợi của nó. Nhưng không ai nói về các yêu cầu nằm ngoài kiến thức, nghĩa là vấn đề “Tâm hồn sáng tạo” đã rất ít khi được đề cập đến ! Các tài liệu huấn luyện cho người học sáng tạo phần nhiều chỉ dựa theo và mô tả “phần xác” của những bậc thiên tài sáng tạo đi trước đã để lại, bỏ qua “phần tâm hồn” của họ, nên chúng ta thiếu mất một điều kiện cần và đủ để có thể sáng tạo. Một nghệ sĩ múa, một tay xiếc uốn dẽo có thể mau chóng học và thực hiện tất cả các tư thế của Yoga, không những họ có thể trồng chuối, đi bằng tay mà còn có thể ngoáy mũi, móc lỗ tai bằng ngón chân cái chẳng hạn. Nhưng họ vẫn không phải thật sự là nhà Yoga, họ chẳng thu được ích lợi gì với sự bắt chước hình thức như vậy. Có thể cũng có chút kết quả hời hợt, nhưng muốn thành công trên con đường tu đạo, điều trọng yếu nhất của họ là phải nhận biết và sống như một người có “tâm hồn Yoga”. Cũng vậy, các phương cách sáng tạo chỉ hướng dẫn các chiêu thức, các phương pháp, cách thực hiên tổng quát, đó là những điều cần thiết nhưng chưa đủ. Muốn là người sáng tạo, chúng ta phải học và sống với một “Tâm hồn sáng tạo” trước đã. Ở nhũng người sáng tạo, có thể họ đã may mắn có sẵn một tâm hồn như vậy, việc của họ chỉ là tiếp tục học hỏi, tìm kiếm để phát huy sáng tạo mỗi ngày một tốt hơn. Riêng với chúng ta, phải cần nhận biết và thay đổi mới có thể gây dựng cho mình một tâm hồn sáng tạo. Nhưng chúng ta sẽ thành công, nếu muốn. Tâm hồn sáng tạo là gì? Như đã giãi thích ở trên, các phương pháp sáng tạo không gầy dựng nên tâm hồn sáng tạo, bắt chước theo lối sống lập dị cho dù là của một thiên tài sáng tạo cũng không thể giúp bạn có tâm hồn sáng tạo. Vậy, làm thế nào để có một tâm hồn sáng tạo? Tùy thuộc vào quan niệm, thái độ và phong cách mỗi người, sống một cách tự do thoát khỏi mọi thành kiến, một tâm hồn không còn bị giam cầm trong những ước lệ và quy định, sống một cách nhận biết: đó chính là một tâm hồn sáng tạo. Người có tâm hồn sáng tạo luôn lạc quan, vui vẻ. Thái độ lạc quan giúp sáng tạo thêm linh hoạt, tích cực sáng tạo trở thành những hoạt động hàng ngày. Đươc vui thú với công việc của mình thì người đó sẽ làm việc tốt hơn. Người có tâm hồn sáng tạo thì tự tin, can đảm, không khuất phục trước những thành kiến, không sợ hãi khi phải từ bỏ lối mòn quen thuộc để khám phá con đường mới. Tin điều không thể là hoàn toàn có thể, kiên trì với lý tưởng bản thân để phá vỡ hình thức cũ, dựng nên cột mốc mới. Người có tâm hồn sáng tạo là người có tâm hồn trẻ thơ, luôn tươi mới, luôn tò mò khám phá, dám phá lệ, không e dè, sẵn sàng làm những điều chưa bao giờ làm, chưa bao giờ thích nên có thể thấy được điều kỳ diệu của những sự việc mà ta cho là bình thường, hiển nhiên. Người có tâm hồn sáng tạo có tầm nhìn rộng mở, biết lắng nghe nên thu nạp được nhiều thông tin, dữ liệu cả “thô” lẫn “tinh” hơn. Họ không thành kiến, không đánh giá, không vội vã duy chỉ chọn các giải pháp đúng đắn, các sự vật tốt đẹp. (Vì một khi đã kết luận
  4. điều gì đó là tốt đẹp, là đúng đắn rồi thì khó mà vượt qua để tốt đẹp hơn, đúng đắn hơn.) Đồng thời, họ cũng không thành kiến, nên không phê phán, không bỏ lỡ những ý tưởng, những sự việc tưởng chừng như thô kệch, tầm thường. (Thật ra là rất phù hơp, giá trị). Như vậy, người có tâm hồn sáng tạo không bị rơi vào trạng thái quy kết, phê phán một cách tiêu cực, không dựa vào yêu ghét nhất thời nên họ có thể phát hiện nhiều cái đẹp bất ngờ. Người có tâm hồn sáng tạo tin vào khả năng tiềm ẩn của bản thân. Biết lắng nghe trực giác để có thể sáng tạo theo cách riêng của mình, tìm cách làm sao cho mọi thứ hợp được với nhau. Họ coi sức mạnh sáng tạo như một quan năng phổ quát của con người, được mọi người thụ hưởng ở mức độ nhiều hơn hay ít hơn. Thế giới rộng lớn và đa dạng, ẩn chứa trong đó một kho tàng tri thức vô tận, chỉ là tự tin tìm kiếm thì sẽ thấy được. Tóm lại, bạn phải luôn luôn bắt đầu với một cái gì, với tất cả mọi thứ, đừng tự vây hãm bản thân mình trong phạm vi nhỏ hẹp, buồn chán. Hãy đến với sáng tạo, vì sáng tạo là một quá trình liên tục, khi bạn bắt đầu hoàn tất nó, nó lại trở thành một vấn đề khác và rồi bạn lại muốn sáng tạo lại một lần nữa. Sự sáng tạo không đợi tuổi, cũng không cứ phải chờ trình độ. Hẳn nhiên, đối với mỗi người, ý chí càng lớn sẽ càng có điều kiện để thăng hoa sáng tạo, song tuổi tác và bằng cấp không phải là yếu tố quyết định. Chính thái độ sống của mỗi người sẽ góp phần chủ yếu vào sự quyết định số phận của người đó, chứ không phải trí thông minh. Dám chấp nhận và sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh sáng tạo. Phần lớn sự thành công của chúng ta tùy thuộc vào khả năng đảo ngược tình thế, khả năng ứng biến để xoay chuyển tình hình, đó là thái độ tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Tâm hồn sáng tạo cần phải được duy trì suốt cả cuộc đời, bởi vì sáng tạo là một hoạt động không bao giờ ngưng, một mục tiêu không bao giờ hoàn mỹ, không có sự kết thúc. III. Tìm hiểu, thu thập và xác định vấn đề Chúng ta hãy bắt đầu từ một điều mà mọi người đều nhất trí với nhau: “Nhận thức vấn đề” là bước thứ nhất và là bước rất quan trọng trong chu trình của tất cả các phương pháp sáng tạo từ trước đến nay. Các bạn có thể gọi giai đoạn đầu tiên này là định nghĩa vấn đề, chuẩn bị vấn đề, phát biểu vấn đề, xác định vấn đề v.v…tùy bạn. Nhưng tất cả cũng chỉ cùng chung một mục đích, như Einstein đã viết: “Việc phát biểu vấn đề, nhiều khi còn thiết yếu hơn giải pháp, vốn có thể chỉ là chuyện kỹ năng toán học hoặc kỹ năng thực nghiệm. Muốn nêu lên những câu hỏi mới, vấn đề mới, muốn nhìn vấn đề cũ dưới góc độ mới, ta phải có trí tưởng tượng sáng tạo và tiến bộ thật sự”. Hẳn nhiên là như thế, nhưng làm sao có thể có “tiến bộ thật sự” khi hầu hết chúng ta đều được giáo dục chỉ đi tìm những giải pháp được gọi là đúng đắn? Làm sao có được “trí tưởng tượng sáng tạo” khi chúng ta phải nghe theo rằng: “chỉ những sự vật mới mẻ và có ích cho đời sống con người mới được thừa nhận là sáng tạo”? Làm sao biết được sáng tạo nào là có ích, là có hại? Dựa vào đâu để phê phán một ý tưởng là có và không có ý nghĩa? Tại sao ta lại phải giới hạn sáng tạo bằng cách “tự giam cầm” mình lại chỉ vì những chuẩn mực chi chi của một ai đó?
  5. Vậy ta có thể làm gì cho việc: Tìm hiểu, thu thập và xác định vấn đề, giai đoạn thứ nhất và cũng là bước quan trong nhất trong chu trình sáng tao? Không cần phải dẫn chứng vì có quá nhiều bằng chứng: Cuộc sống của chúng ta hiện tại đang được thừa hưởng từ các “sáng tạo”, trong đó có những sáng tạo mà xưa kia từng bị xem là những ý tưởng điên rồ, ngu ngốc, vô tích sự…, thậm chí còn bị xử giảo bởi những “giáo sư khả kính và uyên bác”! Vì thế, để cho nguồn cảm hứng sáng tạo không bị lụi tàn, bạn phải vượt qua và chấm dứt sự e dè. Bạn hãy sẳn sàng biểu lộ và sáng tạo cho dù người ta sẽ thích nó hay họ sẽ không thích nó: điều đó không thành vấn đề! Sáng tạo của bạn, ý tưởng của bạn có thể sẽ là phù hợp, rất phù hợp hoặc chưa phù hợp. Có thể bạn sẽ phải điều chỉnh sáng tạo của mình để bán hoặc sử dụng nó, cũng có thể bạn phải tìm một ý tưởng khác, nhưng đó là việc “lựa chọn và đánh giá” khi đã có được ý tưởng rồi, “xem xét” phải là bước sau cùng trong chu trình sáng tạo. Vì thế, trong bước đầu tiên của quá trình sáng tạo: Nhận định vấn đề, tìm hiểu và thu thập dữ liệu, điều lưu ý quan trọng nhất là bạn hãy thật sự quên đi các lời giáo huấn, các phương pháp, các kinh nghiệm, bất kỳ cái gì cho dù là của một ai. Bạn sẽ tự do khi xóa đi ranh giới xấu- đẹp, đúng- sai, bạn sẽ không bị bỏ lỡ một dữ liệu nào cả vì thành kiến, có thể đó sẽ là một dữ liệu tuyệt vời cho sáng tạo sau này. Bạn không mơ tưởng sáng tạo của bạn sẽ là rất quan trọng, mọi người sẽ đứng dậy và hoan hô thì đồng thời, cũng không vì lý do gì để bạn phải tự quy định cho mình chỉ đi tìm cái đẹp, cái hữu ích. Thật buồn cười khi quy định sáng tạo phải là những ý tưởng hữu ích. Làm sao biết được như thế nào là sáng tạo hữu ích? Vì có rất nhiều ý tưởng bị xem là điên rồ, vô dụng nay lại rất hữu ích và không thiếu những việc làm gây tác hại cho nhiếu người, tác hại cho môi trường sống, thậm chí đe dọa cho sự sinh tồn của cả nhân loại nhưng vẫn được gọi là sáng tạo đó thôi. Vấn đề ở đây không phải là tranh luận, là định nghĩa cho đúng thế nào là sáng tạo, mà là nhận biết để không tiếp tục lầm lẩn chạy theo những định kiến tẻ nhạt, buồn chán như: phải mới, phải đẹp, phải đúng, phải hữu ích, phải, phải và phải phải phải… Sáng tạo không nhất thiết là những thành quả to lớn, phức tạp, kỳ lạ để cho mọi người yêu quý, kính trọng và chiêm ngưỡng. Sáng tạo là đơn giản, sáng tạo là tự nhiên, sáng tạo là tự do, sáng tạo là cảm hứng và ngược lại. Nó có thể có khi ta làm mộc, làm gạch, nuôi trẻ, chơi thể thao, nấu ăn, thậm chí khi đánh bài, chơi cờ và cả trong sinh hoạt tình dục nữa, có phải thế không? Bạn hãy sáng tạo để có niềm vui sống. Dù sao chăng nữa, tính sáng tạo là một trong những lý do giải thích sự tồn tại của bạn trên thế gian này. Do đó, bạn gạt bỏ mọi thành kiến khi tiếp nhận, thu thập các thông tin để làm chất liệu cho sáng tạo. Không có gì là hữu ích hay vô ích, chỉ là phù hợp hay không mà thôi, chuyện đó, bạn hãy để qua một bên. Bạn là nhà kinh doanh, vấn đề của bạn hiện nay là khách hàng chẳng hạn: Và để có một
  6. giải pháp nào đó cho phù hợp thì việc trước tiên bạn làm là “thấu hiểu” khách hàng, thật sự thấu hiểu, thật sự lắng nghe để thấu hiểu. Một khi đã thấu hiểu kỷ càng, nắm được cái rắc rối của vấn đề thì các giải pháp, các hành động tiếp theo nên làm thế nào, thế nào không còn là chuyện quá khó. Rõ ràng, mức độ thấu hiểu khách hàng của bạn càng lớn thì cơ hội sáng tạo các giải pháp để nâng cao kết quả kinh doanh của bạn càng nhiều. Điểm mấu chốt là “thật sự”: Thật sự lắng nghe, lắng nghe với sụ thích thú, với sự vô tư khi tìm hiểu, chắc chắn bạn sẽ có sự nhận biết, sự thấu hiểu. Trong khi, nếu lắng nghe với những định kiến đúng sai, đẹp xấu có sẵn, bạn chỉ sẽ chọn những ý kiến mà bạn cho là hữu ích mà thôi. Làm sao mà biết được những dữ liệu tầm thường vô dụng lại có thể kết hợp nên sáng tạo tuyệt vời. Bởi thế nó mới gọi là sáng tạo! Bởi thế nên những phương pháp sáng tạo được nhiều người ưa thích sử dụng đều có yếu quyết “Không thành kiến”, yếu quyết “Vô chiêu” này. Đó là: hãy sáng tạo như trẻ thơ, hãy viết vẽ ra giấy tất cả suy nghỉ của mình-không chọn lựa, mũ xanh mũ đỏ, thu thập ngẫu nhiên, đảo lộn vấn đề v.v…Nhưng chúng ta hầu như không thể chú ý đúng mức về yếu quyết này, chạy theo cái gọi là “trí tuệ đám đông” thì dễ dàng hơn. Như thế này là đẹp, đẹp, đẹp. Như kia là hữu ích ích ích. Chúng ta e dè, lo lắng, quan tâm về việc người khác phản ứng như thế nào nên chúng ta chỉ có thể đi theo một khuôn mẫu định sẵn. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào gọi là hoàn hảo để khơi dậy khả năng sáng tạo ẩn chứa trong mỗi con người. Tùy theo đặc tính của đối tượng làm việc và môi trường tại chỗ mà mỗi cá nhân hay tập thể có thể tìm thấy các phương pháp riêng thích hợp. Trong đó, giai đoạn tìm hiểu, thu thập và xác dịnh vấn đề là then chốt nhất. Và để nhận thức vấn để cho đầy đủ, yếu quyết đầu tiên của cảm hứng sáng tạo là Tự Do, can đảm phá bỏ mọi tư duy thành kiến, gầy dựng lại tâm hồn sáng tạo đã có sẵn trong con người. Hãy quan sát thiên nhiên, vì thiên nhiên là ông thầy vĩ đại nhất. Thiên nhiên luôn dịch chuyển, tuôn chảy và lại tiếp tục dịch chuyển. Trong đó có vẻ đẹp sáng tạo lạ thường của núi lửa, bão giông…. Hãy im lặng, đừng phê phán vì sợ hãi thì có thể thấy được vẻ đẹp tuyệt vời dù là hãi hùng của nó. IV. Phê phán & Sáng tạo Tất cả chúng ta đều mong muốn làm việc trong một môi trường sáng tạo, nơi mà mọi hoạt động đều hướng tới một mục đích chung là tạo nên những kết nối mới, nhằm phục vụ cho cuộc sống của chính chúng ta với một không khí thật "fresh & fun". Vì vậy, có một nguyên tắc chung mà tất cả mọi người đều biết: chúng ta tránh phê phán, không quy kết. Nguyên tắc này đưa ra để mọi người có thể phát huy hết khả năng, ý tưởng của mình mà không phải e dè hay lo sợ người khác chê cười. Nếu chúng ta luôn phê phán một cách tiêu cực, bi quan với một thái độ xa lánh thì hậu quả nào tất yếu sẽ xảy ra? Mọi người sẽ không thể sáng tạo nên cái mới, không thể khuyến khích người khác phát huy hết khả năng của mình nếu lúc nào họ cũng tìm cách bác bỏ những ý tưởng mới vì một vài lý do chủ quan.
  7. Nhưng chúng ta có nên loại bỏ hoàn toàn sự phê phán hay không? Câu trả lời thật đáng ngạc nhiên. Phê phán không đáng chê như vậy, thậm chí, phê phán là một giai đoạn không thể thiếu của sáng tạo. * Phê phán mang tính sáng tạo là gì? Trước hết, chúng ta phải hiểu phê phán là gì. Theo tôi, phê phán chính là chỉ ra những yếu tố, thành phần mang tính cũ, lạc hậu, tiêu cực hay tính “ì” trong hệ thống. Như vậy, nó là một bước trong giai đoạn nhận thức vấn đề khi ta muốn giải quyết một vấn đề gì đó một cách sáng tạo. Thật vậy, khi gặp một vấn đề, việc đầu tiên chúng ta nên làm là phải hiểu bản chất của vấn đề. Nếu ta coi vấn đề như một hệ thống thì, phê phán chính là cái nhìn giúp chỉ ra đâu là thành phần gây bất ổn, đâu là cái làm cho chúng ta không đạt được mục đích đề ra. * Làm thế nào để nhận thức vấn đề bằng phê phán? Muốn tìm ra những yếu tố trì hoãn hệ thống, mọi người cần phải hiểu thật rõ hệ thống mà chúng ta xem xét một cách bằng cách, sử dụng chính khái niệm của nó để tìm hiểu nó. Nói một cách đơn giản, muốn giải một bài toán hình học, chúng ta không thể dùng khái niệm số âm, số dương hay số nguyên tố của đại số để suy nghĩ được. Chúng ta phải dùng những khái niệm như đường thẳng, đoạn thẳng… để tìm ra lời giải phải không các bạn. Khi đã phân biệt được từng yếu tố, đâu là giả thiết, đâu là kết luận của bài toán, chúng ta sẽ nhìn thấy ngay đâu là yếu tố gây mất ổn định của hệ thống, để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề. Cũng giống như khi làm brainstorming, chúng ta phải luôn nhớ rằng, mục đích của chúng ta là giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, vì vậy chúng ta phải nhìn nhận những gì chưa tốt theo con mắt tích cực, nhằm hướng đến mục tiêu của sáng tạo là tạo ra kết nối mới, có ích, có ý nghĩa đối với con người. Làm như vậy ta sẽ không bị rơi vào trạng thái quy kết, phê phán một cách tiêu cực như đã nói lúc đầu. Rõ ràng là, nếu ta có thái độ xa lánh những gì chưa tốt, ta không thể hiểu & giải quyết được vấn đề, nói cách khác, ta sẽ không đạt được mục đích của sáng tạo. Ngoài ra, chúng ta cũng nên nhớ rằng, bên cạnh cái không tốt, cái tiêu cực của nó, ta cũng có thể tìm ra những yếu tố có thể giúp ích cho chúng ta. Nghĩa là, sự phê phán phải mang tính kế thừa. Chúng ta không đơn thuần loại bỏ cái cũ mà còn học tập, phát huy những gì hay, tiến bộ trong hệ thống, thậm chí trong chính yếu tố gây cản trở hệ thống mà ta đang xem xét. * Tác dụng Như mọi người đều biết, sáng tạo là tạo ra một cái gì đó mới, có ích, có ý nghĩa, làm cho cuộc sống trở nên thoải mái, không bị gò ép. Khi chúng ta vạch rõ những gì chưa tốt, những gì còn xấu trong hệ thống, có nghĩa là chúng ta đã chỉ ra được, đối tượng mà
  8. chúng ta cần thay đổi là gì. Và khi chúng ta loại bỏ yếu tố, thành phần đó, chúng ta đã tạo ra được một hệ thống hoàn toàn mới. Ở đó, tính lạc hậu, tiêu cực đã bị loại bỏ, cái tiến bộ, cái mới đã được kế thừa. Rõ ràng, trong hệ thống mới này, chúng ta lại có thể phát hiện ra những gì chưa được để rồi cải tiến, sáng tạo thêm cho nó phục vụ tốt hơn cho cuộc sống con người. Phê phán giúp ta có một cái nhìn khách quan, luôn mong muốn tạo ra một cái mới, tốt hơn, có ích hơn, tuyệt vời hơn. Nó giúp cho chúng ta luôn sáng tạo một cách không ngừng, vì bất kỳ hệ thống nào cũng có thể phát triển tốt hơn, giúp ích cho con người nhiều hơn. Đối với mỗi cá nhân, cái nhìn phê phán giúp cho chúng ta, khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề nào cũng có cái nhìn toàn diện, không chỉ nhìn vào những gì tốt đẹp của nó mà còn giúp ta chỉ ra những gì cần phải biến đổi, cần phải sáng tạo thêm. * Tóm lại Cuộc sống là một chuỗi những thách thức, muốn chiến thắng, chúng ta phải vượt qua những thách thức một cách sáng tạo. Việc trước tiên chúng ta cần làm là phải hiểu bản chất của vấn đề mà ta đang đối mặt. Sau khi đã chỉ rõ bản chất của vấn đề bằng con mắt phê phán, chúng ta bắt tay vào giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Sau khi vấn đề được giải quyết, chắc chắn cuộc sống lại đặt ta vào một thách thức mới. Và chúng ta? chúng ta luôn sẵn sàng cho sự khởi đầu mới, phải không các bạn? Nguồn: http://forum.vietnamlearning.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0