TÌM HIỂU VỀ HÔN ƯỚC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC Ở VIỆT NAM
lượt xem 18
download
Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài trở nên phổ biến Dư luận xã hội Quan điểm của các nhà nghiên cứu luật Xu hướng tương thích của pháp luật Việt Nam với hôn ước Qui định về công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài Những qui định cho phép vợ chồng được thỏa thuận làm thay đổi về căn cứ xác lập tài sản Một số kiến nghị về việc áp dụng hôn ước tại Việt Nam Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÌM HIỂU VỀ HÔN ƯỚC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC Ở VIỆT NAM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI --------***-------- PHẠM THỊ LINH NHÂM TÌM HIỂU VỀ HÔN ƯỚC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI - 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHẠM THỊ LINH NHÂM DS31B TÌM HIỂU VỀ HÔN ƯỚC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hôn nhân và gia đình KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan HÀ NỘI - 2010
- MỤC LỤC Mục lục trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC – ĐẶC TRƯNG CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH 1.1. Hôn ước và các chế độ tài sản 3 1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng 3 1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước 4 1.1.3. Đặc điểm của hôn ước 8 1.2. Pháp luật Việt Nam với việc qui định về hôn ước 9 1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc 10 1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước 12 ngày thống nhất đất nước (1954 - 1975) 1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta 14 từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay 1.3. Hôn ước trong pháp luật một số nước trên thế giới 16 1.3.1 Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp 16 1.3.2 Hôn ước theo pháp luật của Hoa Kì 19 1.3.3 Hôn ước theo pháp luật của Nhật Bản 21 1.3.4 Hôn ước theo pháp luật của Thái Lan 22 Chương 2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HÔN ƯỚC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 2.1 Hôn ước phổ biến và là xu hướng của thế giới 25 2.1.1 Hôn ước trong tư pháp quốc tế 25 2.1.2 Hôn ước được áp dụng tại nhiều quốc gia 27 2.2. Hôn ước phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội Việt 28 Nam hiện đại 2.2.1. Sự thay đổi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong gia đình 28 2.2.2 Tình trạng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để đầu tư 31 kinh doanh riêng. 2.2.3 Tình trạng li hôn gia tăng kèm theo vấn đề chia tài sản khi li hôn 33
- 2.2.4 Hiện tượng kết hôn với người nước ngoài trở nên phổ biến 34 2.2.5 Dư luận xã hội 35 2.2.6 Quan điểm của các nhà nghiên cứu luật 35 2.3 Xu hướng tương thích của pháp luật Việt Nam với hôn ước 36 2.3.1 Qui định về công nhận và cho thi hành bản án của tòa án 36 nước ngoài 2.3.2 Những qui định cho phép vợ chồng được thỏa thuận làm thay 39 đổi về căn cứ xác lập tài sản 2.4 Một số kiến nghị về việc áp dụng hôn ước tại Việt Nam 47 2.4.1 Hoàn thiện các qui định về các vấn đề về tài sản vợ chồng mà 47 vợ chồng được thỏa thuận và lộ trình áp dụng hôn ước 2.4.2 Hình thức và nội dung của các qui định kiến nghị áp dụng 50 LỜI KẾT 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 Phụ lục 2
- 1 LỜI MỞ ĐẦU Khi chưa bước vào hôn nhân, hai người nam nữ là những người có tài sản riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào hôn nhân, điều đó đã khác. Tất cả các vấn đề về tài sản của họ được điều chỉnh bởi một qui chế pháp lí có tên là “chế độ tài sản vợ chồng”. Theo một logic đơn thuần: khi chưa bước vào hôn nhân, từng cá nhân được tự do định đoạt tài sản của mình thì trong hôn nhân hai cá nhân đó cũng được thỏa thuận định đoạt chế độ tài sản vợ chồng. Có lẽ vì thế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới cho phép những người sắp kết hôn tự thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng bằng một văn bản có tên là “hôn ước”. Việt Nam thì không như vậy: chế độ tài sản vợ chồng chỉ do pháp luật qui định. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, chế độ tài sản vợ chồng của Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng kể, từ chỗ không chấp nhận bất cứ thỏa thuận nào của vợ chồng về việc xác lập tài sản (như qui định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1959) đến chỗ cho phép vợ chồng được thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thậm chí thỏa thuận cả về hậu quả của việc chia tài sản này (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định 70/2001/NĐ- CP). Sự thay đổi đó phải chăng đã khiến cho các qui định pháp luật tiến gần hơn tới chỗ chấp nhận hôn ước? Vì thế nghiên cứu về hôn ước là điều cần thiết để giải đáp câu hỏi này. Mặt khác, trong quá trình hội nhập, các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ngày một nhiều, điều đó khiến chúng ta không thể thờ ơ trước vấn đề hôn ước bởi hôn ước được pháp luật ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận. Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết mong muốn khái quát được nội hàm, đặc điểm của hôn ước và nêu ra xu hướng áp dụng hôn ước của xã hội Việt Nam hiện đại, người viết cũng mong muốn đề nghị một lộ trình phù hợp cho việc áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam.
- 2 Ở nước ta, từ sau khi thống nhất (1975), hôn ước ít khi trở thành đối tượng chính của các công trình nghiên cứu khoa học. Dù khi đề cập đến chế độ tài sản vợ chồng hầu như các nghiên cứu khoa học đều có nói đến hôn ước; song theo người viết tìm hiểu thì hôn ước chỉ được coi là đối tượng nghiên cứu chính trong hai bài báo “Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” của ThS Nguyễn Hồng Hải và “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam” của ThS Bùi Minh Hồng. Tuy nhiên với phạm vi của một bài báo khoa học, hai bài nghiên cứu này chưa thể đề cập một cách tổng quan và đầy đủ về hôn ước cũng như khả năng áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam hiện đại. Vì vậy, khóa luận này, với đề tài đã chọn sẽ cố gắng đưa ra những điểm mới sau đây: nghiên cứu khái quát về hôn ước bao gồm lược sử, nội hàm và đặc điểm của hôn ước; nghiên cứu và bình luận về hôn ước ở Việt Nam qua từng thời kì lịch sử; tìm hiểu về hôn ước ở các nước có các đặc điểm hình thái xã hội và pháp luật khác nhau; nghiên cứu về sự phù hợp của hôn ước với xu hướng phát triển của xã hội Việt Nam; nghiên cứu một giải pháp phù hợp cho việc áp dụng hôn ước ở Việt Nam. Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp Luật học so sánh và phương pháp thu thập thông tin để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. Về bố cục, khóa luận kết cấu thành hai chương như sau: Chương 1: Khái quát chung về hôn ước – đặc trưng của chế độ tài sản ước định. Chương 2: Khả năng áp dụng hôn ước trong xã hội Việt Nam hiện đại.
- 3 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN ƯỚC – ĐẶC TRƯNG CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH 1.1. HÔN ƯỚC VÀ CÁC CHẾ ĐỘ TÀI SẢN 1.1.1. Khái niệm hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng 1.1.1.1. Chế độ tài sản vợ chồng Do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân mà các vấn đề về quyền sở hữu đối với tài sản của vợ chồng không thể chỉ điều chỉnh bằng các qui định chung về sở hữu tài sản thông thường. Tất cả các quốc gia trên thế giới dù chế độ xã hội khác nhau, trình độ phát triển kinh tế khác nhau, điều kiện về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa khác nhau, tất cả các quốc gia đó dù đã qui định về quyền sở hữu tài sản thông thường nhưng ít hay nhiều cũng đều có qui định riêng về vấn đề sở hữu tài sản của vợ chồng. “Tổng hợp các qui định của pháp luật về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng là chế độ tài sản của vợ chồng”1. Nói đến chế độ tài sản vợ chồng là nói đến vấn đề sở hữu đối với tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kì hôn nhân (từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt) và cũng do đó chế độ tài sản vợ chồng không bao gồm các vấn đề thừa kế tài sản giữa vợ và chồng, vấn đề cấp dưỡng của vợ chồng. 1.1.1.2. Chế độ tài sản pháp định và chế độ tài sản ước định Về hình thức pháp lí, chế độ tài sản vợ chồng có thể được xác định theo căn cứ pháp luật (chế độ tài sản pháp định) hoặc theo thỏa thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định). Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng. Chế độ tài sản pháp định được pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới dự liệu. 1 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008, tr 8.
- 4 Khác với chế độ tài sản pháp định, chế độ tài sản ước định là chế độ tài sản mà trong đó căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận. 1.1.1.3. Hôn ước Khi áp dụng chế độ tài sản ước định, vợ chồng được tự do thỏa thuận về chế độ tài sản trong thời kì hôn nhân. Văn bản ghi nhận sự thỏa thuận đó là hôn ước. Hôn ước là văn bản do hai bên nam nữ lập trước khi kết hôn theo thể thức nhất định trong đó ghi nhận sự thỏa thuận của họ về chế độ tài sản vợ chồng được áp dụng trong thời kì hôn nhân và chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kì hôn nhân. 1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành của hôn ước Theo quan điểm thịnh hành của các luật gia Việt Nam, hôn ước ra đời do quan điểm của các nhà lập pháp phương Tây, theo họ hôn nhân thực chất chỉ là một loại hợp đồng dân sự chỉ khác ở sự trang trọng khi thiết lập và trong việc chấm dứt; bên cạnh đó, các nhà làm luật của phương Tây cũng đề cao quyền tự do cá nhân, quyền định đoạt tài sản của vợ chồng2. Tuy nhiên nếu tóm lược sự ra đời của hôn ước như vậy sẽ không phản ánh được hết nguyên nhân khách quan của sự tồn tại của hôn ước. Theo người viết, như các qui định khác, hôn ước có nguồn gốc lịch sử lâu đời, có quá trình phát triển. 1.1.2.1. “Thỏa thuận hôn nhân” và “thỏa thuận về điều kiện của hồi môn” Có lẽ những hôn ước đầu tiên đã được xuất hiện từ thời La Mã cổ đại dưới hình thức thỏa thuận hôn nhân (nuptias consensus facit)3 trong hôn nhân 2 Dễ dàng tìm đọc quan điểm này tại các bài viết về chế độ tài sản vợ chồng. xin trích dẫn một vài tài liệu: Nguyễn Hồng Hải, Xác định tài sản của vợ chồng một số vấn đề lí luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ trường Đại học Luật Hà Nội, 2002; TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Tư pháp, 2008; … 3 Tiếng Latinh, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã (chủ biên ThS Nguyễn Minh Tuấn), NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2001
- 5 không dưới quyền của người chồng (sine manu)4 hoặc thỏa thuận về điều kiện của hồi môn (stipuliatio)5. Thỏa thuận hôn nhân (nuptias consensus facit) Dưới thời La Mã vợ chồng không có tài sản chung bởi quyền gia trưởng của người chồng gần như tuyệt đối, đặc biệt trong hôn nhân dưới quyền của người chồng (cum manu6), tất cả tài sản của gia đình đều bị coi là tài sản của người chồng, thậm chí vợ con cũng được coi là tài sản của chồng, người chồng có thể kiện đối với vợ theo hình thức kiện vật quyền (actio in rem). Hôn nhân sine manu được đánh giá là một hình thức giải phóng người phụ nữ khỏi quyền lực (manus) của người chồng. Sine manu được thiết lập trên cơ sở của nuptias consensus facit7. Nuptias consentus facit thực chất chỉ là một thỏa thuận ghi nhận và phân định khối tài sản riêng của người vợ có trước thời kì hôn nhân với các tài sản khác (khối tài sản này được coi là tài sản của người chồng), theo đó người vợ hoàn toàn được tự chủ trong quan hệ tài sản, người chồng chỉ có thể thực hiện quản lí tài sản riêng của vợ trên cơ sở hợp đồng ủy quyền quản lí của người vợ8. Nuptias consentus facit chỉ tồn tại trong hôn nhân sine manu và sine manu được áp dụng khi con gái của một nhà giàu kết hôn với người nghèo. Thỏa thuận về điều kiện của hồi môn (stipuliatio) Vào cuối thời Cộng hòa, để ngăn ngừa việc cưới vợ nhằm lấy của hồi môn, sau đó li dị, luật La Mã đã qui định: trước khi kết hôn cho phép bố mẹ hoặc người chủ hộ (Pater familias) của cô dâu thỏa thuận điều kiện về của hồi môn nếu hai người li hôn hoặc người chồng chết trước thì của hồi môn được trả lại cho vợ9. Thỏa thuận đó được gọi là stipuliatio, thỏa thuận stipuliatio thường có nội dung sau: của hồi môn sẽ thuộc về chồng hoặc nhà chồng nếu như vợ chết hoặc của hồi môn sẽ được trả lại cho bố mẹ vợ nếu như vợ chết trước. 4 Hình thức hôn nhân này tồn tại trước thời hoàng đế Justinian, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd. 5 Thỏa thuận này tồn tại vào cuối thời kì cộng hòa, khoảng thế kỉ thứ 2 trước công nguyên, thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd 6 Thuật ngữ tiếng Việt được lấy theo Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd. 7 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 160 8 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 160 9 Có sự thay đổi thiên về phía bảo vệ quyền lợi cho người phụ này có lẽ bởi khi nhà nước La Mã mở rộng lãnh thổ, người đàn ông thường phải xa nhà đi chiến đầu và có thể không quay trở về, người phụ nữ buộc phải học cách quản lí gia đình và quyết định những việc mà trước kia người quyết định luôn là người đàn ông, chính vì vậy giá trị gia đình đã thay đổi phần nào.
- 6 trong trường hợp người chồng chết thì của hồi môn buộc phải trả lại cho bố đẻ hoặc pater familias của vợ10. Nuptias consentus facit hay stiputliatio thực chất cũng chưa mang tất cả những đặc điểm của hôn ước nhưng cũng mang những yếu tố sơ khai ban đầu của hôn ước – đặc trưng của chế độ tài sản ước định. 1.1.2.2. Hôn ước là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài Hôn ước ra đời từ quá trình đấu tranh và dung hòa của các truyền thống văn hóa, quyền lực nhà nước, quyền tự do của con người và tư tưởng tôn giáo (ở đây là ki tô giáo - tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay11). Vào thời kì khởi thủy của Ki tô giáo, quan niệm về hôn nhân chịu ảnh hưởng của hai truyền thống: truyền thống Do Thái12 và truyền thống Roma13. Theo truyền thống Do Thái, tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong hôn nhân, nó được thể hiện thông qua các nghi lễ, các lời chúc tốt lành. Người Do Thái cử hành hôn nhân thành hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là lễ đính hôn việc cử hành lễ đính hôn bao gồm cả việc đọc kinh chúc phúc; giai đoạn hai là hôn lễ, cử hành khoảng một năm sau lễ đính hôn với những nghi lễ long trọng. Trong khi đó truyền thống Roma lại coi trọng sự thỏa thuận, chính quyền Roma không can thiệp vào sự cử hành các nghi lễ, họ tôn trọng các phong tục của các dân tộc sống trên đế quốc La Mã14 tuy nhiên các luật gia La Mã lại sớm ấn định các yếu tố pháp lí phòng khi xảy ra các trường hợp kiện tụng15. Vì thế, ai muốn cử hành hôn lễ theo nghi thức nào cũng được nhưng bắt buộc phải có sự thỏa thuận, nếu như chưa có sự thỏa thuận công khai thì luật pháp coi như hai người chưa phải là vợ chồng của nhau. Thời kì đầu này có lẽ ki tô giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Do Thái nhiều hơn16 nên Ki tô giáo không đề cập đến vấn đề thỏa thuận trong hôn nhân, theo kinh Tân ước: người chồng không được đối xử với 10 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, sđd, tr. 162 11 Almanach những nên văn minh thế giới, NXB Văn hóa thông tin 1996, tr. 1043 12 Bởi đạo ki tô phát sinh từ trong lòng đạo Do Thái. 13 Đạo Ki tô ra đời tại vùng đất của đế chế La Mã đến năm 61 thì đạo ki tô trở nên phổ biến ở La Mã 14 Khi đó đế quốc La Mã đã rất rộng lớn bao trùm phần lớn châu Âu hiện nay và có nhiều dân tộc sinh sống và các nghi lễ là vô cùng đa dạng, việc không thể thống nhất nghi lễ kết hôn là điều tất yếu. 15 Kiện tụng có thể xảy ra bởi dưới thời La Mã một thời gian dài người vợ được coi là tài sản của người chồng, tính chất giống như tài sản của người vợ cũng được biểu hiện ở nghi lễ kết hôn: Ví dụ: nghi lễ Coemptio (nghi lễ này giống như một hình thức mua vợ), nghi lễ Usus (nghi lễ này có nội dung là hôn nhân xác lập trên thời hiệu kết hôn, người nam và người nữ theo nguyên tắc consensus chung sống với nhau một năm, chỉ khi trọn 1 năm chung sống thì mới dược coi là kết hôn và manus của người chồng mới được thiết lập) 16 Bởi có lẽ lúc đó ki tô giáo chưa phát triển mạnh, nó chỉ ở trong phạm vi hạn hẹp của vùng Jerusalem và cũng chưa được chính quyền dùng đến nhiều
- 7 người vợ như là một món đồ sở hữu theo quan điểm Roma, vợ chồng phải chung thủy với nhau, việc li hôn bị cấm. Thế kỉ thứ II trở đi lãnh thổ của La mã không những không được mở rộng thêm nữa mà còn luôn bị đe dọa. Giữa thế kỉ thứ IV các bộ lạc người Giéc Manh17 đã tràn vào xâm lược La Mã, đến thể kỉ thứ V trên sự tan rã của đế quốc La Mã người Giéc manh đã thiết lập được một số đế quốc phong kiến ở Tây Âu18. Ở giai đoạn này các cơ cấu xã hội bị đảo lộn, quyền lực chuyển dần về tay giáo hội. Lúc này các giám mục không những chỉ phải giảng giải về đạo đức trong hôn nhân, không phải chỉ lo khuyên bảo, răn dạy cho các cặp đôi mà nhiều lần phải đảm đương vai trò của pháp luật. Thêm vào đó để dung hòa xung đột với dân truyền thống của dân Giecmanh, sự thỏa thuận trong hôn nhân đã được khẳng định rõ ràng trong giáo luật. Và để sự thỏa thuận này được thực hiện nghiêm túc, giáo luật cho rằng sự thỏa thuận cần diễn ra theo thể thức pháp định thì mới có giá trị. Sang thế kỉ 13, quan điểm của tôn giáo lại cho rằng sự thỏa thuận là nguyên nhân tác thành của hôn nhân nhưng nhưng bản chất của sự tác thành nên hôn nhân lại không phải là một sự thỏa thuận. Đối tượng của sự thỏa thuận chính là sự kết hợp của vợ chồng mang theo những nghĩa vụ và quyền lợi căn bản của hôn nhân, vì thế thỏa thuận này đã bao hàm cả những vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, thời kì mà chỉ có điểm bắt đầu chứ không có điểm kết thúc nếu như một người không qua đời. Có lẽ từ đây mới xuất hiện một loại khế ước về quyền lợi và nghĩa vụ giữa vợ chồng (bao gồm cả vấn đề tài sản của vợ chồng) được lập trước khi kết hôn. Loại khế ước này đã mang đầy đủ hơn các yếu tố của một hôn ước. Giá trị pháp lí của hôn ước đã được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự đầu tiên trên thế giới – Bộ luật dân sự Napoleon 1804. Một nguyên do nữa mà theo người viết cũng là lí do khiến cho hôn ước trở nên phổ biến đối với những người theo công giáo, đó là theo quan niệm của công giáo thì hôn nhân là một vợ một chồng và bất khả phân li nên giáo hội không cho phép việc li hôn. Dưới thời trung cổ do giáo hội nắm quyền nên 17 Lúc đó người Giec Manh vẫn chưa có nhà nước, sau khi xâm lược La Mã họ đã có bước nhảy vọt chuyển từ xã hội thị tộc sang xã hội phong kiến, không qua giai đoạn xã hội chủ nô. 18 Vương quốc Vi di gôt gồm Tây Ba Nha và miền tây nam Gô lơ, Vương quốc Buyếc gông ở miền nam Gô lơ, Vương quốc Frăng ở Bắc Gô lơ, vương quốc Xắc xông ở Anh, vương quốc Ôxtorogot ở Italya…
- 8 pháp luật các nước cũng không cho phép vợ chồng li hôn. Tuy nhiên trong đời sống chung vợ chồng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn và nhiều trường hợp mâu thuẫn đó dẫn đến tình trạng vợ chồng không muốn chung sống hay không thể chung sống với nhau nữa. Lúc đó cần có một giải pháp để giải tỏa xung đột giữa vợ chồng và việc sống li thân cùng với sự biệt lập về tài sản là cần thiết. Vậy nên việc qui định trước về vấn đề tài sản của vợ chồng là cần thiết để đảm bảo tự do cho cá nhân. Theo người viết, có nhìn nhận về sự ra đời của hôn ước như trên mới thấy được tính khách quan của sự tồn tại của hôn ước, của chế độ tài sản ước định. 1.1.3. Đặc điểm của hôn ước Về chủ thể: Hôn ước chỉ phát sinh hiệu lực giữa những người có quan hệ hôn nhân hợp pháp (có làm các thủ tục cần thiết để đăng kí kết hôn với cơ quan có thẩm quyền). Do hôn ước có tính hoạch định cao nên các cặp vợ chồng thuộc trường hợp hôn nhân thực tế, chung sống như vợ chồng dù được công nhận là hợp pháp cũng không được coi là chủ thể của hôn ước. Hôn nhân thực tế hay việc công nhận tính hợp pháp của các quan hệ chung sống như vợ chồng không phải là lạc hậu và chỉ tồn tại ở một số quốc gia đang phát triển. Hôn nhân thực tế (cohabition) được ghi nhận và thậm chí việc công nhận hôn nhân thực tế còn là xu hướng của pháp luật các quốc gia phương Tây đặc biệt là các quốc gia theo thông luật (common law). Về mục đích: Hôn ước tạo điều kiện cho vợ chồng tự chủ hơn trong việc quản lí tài chính, hoạch định tương lai (thậm chí tương lai đó bao gồm cả việc li hôn). Mặc dù không hoàn toàn, nhưng hôn ước và cả chế độ tài sản ước định cũng xuất phát từ lợi ích chung của gia đình và có mục đích là góp phần vào sự vững bền của hạnh phúc gia đình. Về hình thức: Hôn ước buộc phải được lập bằng văn bản có chữ kí của hai bên nam nữ sắp trở thành vợ chồng19. Pháp luật của nhiều nước thường qui định hôn ước phải được công chứng và cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính 19 Công ước Lahaye năm 1978 về lựa chọn luật áp dụng với chế độ tài sản vợ chồng chỉ yêu cầu hôn ước phải được lập bằng văn bản và có chữ kí của cả hai người, Đạo luật thống nhất về hôn ước của Hoa Kì (đã được chấp nhận ở đa số các bang của Hoa Kì) cũng qui định hôn ước chỉ cần được lập bằng văn bản và có chữ kí của hai bên và không cần thêm bất cứ một sự xác thực nào khác.
- 9 hợp pháp (bằng các hình thức công chứng và đăng kí hôn ước cùng với thời điểm đăng kí kết hôn). Về nội dung: Trong hôn ước, vợ chồng tối thiểu phải thỏa thuận về phương thức hay qui định về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của mình. Những thỏa thuận trong hôn ước không được trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Trong hôn ước vợ chồng chỉ có thể thỏa thuận về vấn đề tài sản và không thể thỏa thuận hay làm khác đi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng hay các quan hệ nhân thân khác đã được pháp luật qui định. Về hiệu lực: Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn, để đảm bảo phát sinh hiệu lực, hôn ước phải được lập theo thể thức mà pháp luật nội địa (luật nơi vợ chồng cư trú và có quốc tịch) hoặc pháp luật nơi lập hôn ước qui định20. Hôn ước phát sinh hiệu lực kể từ khi hai bên nam nữ trở thành vợ chồng hợp pháp. Về vấn đề sửa đổi, hủy bỏ: việc thay đổi hay chấm dứt hiệu lực của hôn ước phải theo một thể thức nhất định, việc thay đổi thường được tiến hành theo hình thức lập hôn ước. Trước đây hôn ước là bất di bất dịch tuy nhiên qui định này đã trở nên lỗi thời, hiện nay các quốc gia cho phép vợ chồng thay đổi hoặc hủy bỏ hôn ước nhưng thường đặt điều kiện về thời gian có hiệu lực của hôn ước trước hoặc điều kiện về hình thức, về sự phê chuẩn. 1.2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI VIỆC QUI ĐỊNH VỀ HÔN ƯỚC Không giống như các chế định pháp luật khác, hôn ước “nhập cư”, “tồn tại” và bị “trục xuất” khỏi pháp luật Việt Nam một cách lặng lẽ, không dựa vào cơ sở xã hội nào21. Mặc dù trong xã hội phong kiến Việt Nam, các qui định về hôn nhân gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản pháp luật song tuyệt nhiên chế độ tài sản vợ chồng không được qui định như một chế định riêng rẽ và cụ thể22. Pháp luật thời kì phong kiến lại càng không hề biết đến một qui định mang 20 Điều 12 Công ước Lahaye 1978, điều này cũng là nguyên tắc chung. 21 Trên thực tế, hôn ước chưa từng được áp dụng ở Việt Nam và gần như tất cả các qui định trong pháp luật Việt Nam về hôn ước đều là sự sao chép. Vấn đề này sẽ được làm rõ trong phần 1.2. 22 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, sđd, tr. 50
- 10 nội hàm như hôn ước đang nói tới ở đây23. Đến thời thực dân Pháp xâm lược, hôn ước mới cùng thiên chúa giáo lần đầu du nhập vào Việt Nam. 1.2.1. Hôn ước trong pháp luật thời kì Pháp thuộc Trong thời kì Pháp thuộc, với chính sách “chia để trị” thực dân Pháp chia nước ta thành ba miền và ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Ở Bắc kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1931 (Dân luật Bắc kì) Ở Trung kì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1936 (Dân luật Trung kì) Ở Nam kì cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (Dân luật giản yếu Nam kì) Hôn ước được ghi nhận trong Dân luật Bắc kì, Dân luật Trung kì, riêng tập Dân luật giản yếu Nam kì không có ghi nhận về hôn ước cũng như vấn đề tài sản vợ chồng24 tuy nhiên án lệ ở Nam kì trong thời kì này lại “luôn luôn nhắc lại nguyên tắc tự do lập hôn ước mà các tòa án Pháp coi là lẽ đương nhiên được áp dụng trong khi không có luật viết”25. Điều 104 Tiết thứ IV thiên thứ V quyển thứ nhất Dân luật Bắc kì qui định rằng: “Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến toàn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng ấy không được trái với phong tục và trái với quyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn thể”. Điều 105 lại qui định rằng: “Phàm tư ước về tài sản giá thú phải làm thành chứng thư tại trước mặt “no-te”26, hoặc do Lý trưởng thị thực, mà phải làm trước khi khai giá thú. Đã khai giá thú rồi thì không được thay đổi gì nữa. Hôn ước phải do các người có quyền ưng thuận trong việc giá thú ký nhận cho mới được. Phàm tư ước về tài sản giá thú, phải biện chú vào chứng thư giá thú thì mới có thể đem đối dụng với người ngoài được. Ai muốn xin trích lục chứng thư giá thú về khoản biên chú các tư ước ấy, thì sẽ do bộ lại cấp phát cho”. Có thể thấy hôn ước đã được thừa nhận trong Dân luật Bắc kì với 23 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam (tập 1 Hôn sản – Tư sản), Sài Gòn tháng 2 năm 1960 tr. 39 có đoạn viết: “Trong cổ luật của ta như luật Hồng Đức, không hề thấy nói đến hôn ước hay hôn khế: vợ chồng lấy nhau, đương nhiên theo chế độ hôn sản do tục lệ hay pháp luật ấn định và hình như trong thời kì hôn thú họ có thể làm giấy tờ để thỏa thuận hay ấn định lại sự quản trị của một vài thứ của. Nhưng luật cũ không biết đến hôn ước theo nghĩa chuyên môn của luật pháp hiện đại. Điều 94 luật Gia Long có nói đến hôn thư mà hai bên vợ và chồng trao đổi trước khi cưới, nhưng hôn thư không có liên lạc gì tới hôn ước hiện nay”. 24 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr 4 có đoạn viết: “riêng về tài sản trong gia đình tập Giản yếu không nói gì đến hôn sản, di sản và tự sản”. 25 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr 39. 26 Văn bản đã phiên tâm từ “notaire” trong tiếng Pháp có nghĩa là công chứng viên thành “no-te”.
- 11 đầy đủ các đặc điểm, tiêu chí cần có của một hôn ước. Về hình thức, hôn ước dưới thời này cũng buộc phải lập bằng văn bản và được xác nhận bởi công chứng viên hoặc lí trưởng; hôn ước phải lập trước khi kết hôn và không thể thay đổi trong suốt thời kì hôn nhân. Về nội dung, hôn ước không được trái với phong tục tập quán và quyền lợi của người chồng, trong giai đoạn này, quyền gia trưởng của người chồng được coi là một thứ trật tự công cần được bảo vệ. Dân luật Trung kì cũng qui định về hôn ước, nhưng cách sắp xếp cũng như nội dung đã chép theo bộ Dân luật Bắc kì, cả những nét chính và những nguyên tắc vẫn được giữ nguyên. Điều 102 và 103 của Dân luật Trung kì có nội dung hệt như Điều 104 và 105 Dân luật Bắc kì, có chăng là chỉ khác nhau về ngôn từ và sự khác nhau này không ảnh hưởng gì đến nội dung của qui định27. Mặc dù là qui định của pháp luật Việt Nam, nhưng những qui định này đã chép gần như nguyên văn điều 1387 dân luật Pháp. Hôn ước và nguyên tắc tự do lập hôn ước không hề xuất phát từ nhu cầu của xã hội Việt Nam thời bấy giờ mà được du nhập vào Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp. Sự cấy ghép pháp luật không có tính toán này đã khiến cho các qui định về hôn ước trở nên thừa và vô tác dụng. Hầu như dân chúng đều chưa biết gì đến qui định pháp lí mới mẻ này28. Hơn nữa, dưới chế độ phong kiến dẫu có quan tâm đến tài sản trong hôn nhân thì người ta cũng chỉ quan tâm đến sự môn đăng hộ đối của hai gia đình chứ không hề đề cập đến quyền lợi vật chất một cách quá rõ ràng và thiếu tinh thần giao hiếu như những gì qui định trong hôn ước. Mặt khác có lẽ cũng vì hôn ước không phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam đương thời nên các nhà làm luật cũng chỉ qui định một cách “lấy lệ” khiến cho chúng ta dễ dàng thấy được tính không hoàn chỉnh, không chặt chẽ của qui định hôn ước khi xem xét toàn bộ các qui định về chế độ tài sản vợ chồng ở đây. Theo qui định thì khi sử dụng quyền tự do lập hôn ước, hai vợ chồng có thể tùy 27 Điều 102: “Về đường tài sản của vợ chồng chỉ khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau thời pháp luật mới can thiệp đến; lời ước riêng ấy cốt không trái với phong hóa và không trái với quyền lợi của người chồng, là người chủ trong gia thất”; Điều 103: “Phàm lời ước riêng của vợ chồng phải làm bằng giấy trước khi khai, trước việc giá thú, giấy ấy phải do lý trưởng nhận thực, hoặc làm trước mặt viên quản lý thơ khế. Sau khi đã khai trước giá thú rồi, thời lời ước riêng ấy không thể thay đổi điều gì nữa. Phàm hôn khoản của vợ chồng phải có những người có quyền ưng thuận trong việc giá thú thuận y. Muốn cho điều khoản trong hôn khoản của vợ chồng đối với người ngoài có giá trị và muốn cho hôn khoản ấy lâm thời có thể viện ra mà chống cãi với người ngoài, thời trong chứng thơ giá thú phải minh chú rằng việc giá thú nầy có hôn khoán mà bản sao hôn khoán ấy lại phải đính theo chứng thư giá thú mới được. Ai muốn xin trích lục chứng thư giá thú và lời ước riêng ấy, thời hương bộ sẽ cấp phát cho”. 28 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 40
- 12 ý ấn định điều lệ mà sau này hai bên sẽ phải theo, song luật Việt Nam không nói rõ rằng: nếu không theo chế độ pháp định thì họ có thể chọn theo chế độ tài sản nào, mà tự bắt họ phải xây dựng toàn bộ qui định điều chỉnh tài sản của mình; thêm nữa là không hề có hướng dẫn thêm nào về hôn ước trong toàn bộ các qui định pháp luật thời đó. Trong khi bộ luật dân sự của Pháp thì có rất nhiều chế độ tài sản về nội dung cho vợ chồng lựa chọn nếu như vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ước định. Chỉ việc qui định bỏ lửng đó của pháp luật Việt Nam đã khiến cho hôn ước vốn đã chẳng phù hợp với xã hội Việt Nam lại càng trở thành một chế định bất khả thi trong hệ thống pháp luật. 1.2.2. Hôn ước theo hệ thống pháp luật ở miền nam nước ta trước ngày thống nhất đất nước (1954 - 1975) Trong thời gian cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thông qua hai văn bản pháp luật mang tính pháp điển đó là Luật Gia đình năm 1959 và Bộ luật Dân sự năm 1972. Luật Gia đình năm 1959 Mặc dù trong phiên họp thông qua Luật Gia đình năm 1959, các nghị viên cũng đề cao tính mẫu mực của dân luật Pháp, song Luật Gia đình 1959 khác biệt đáng kể so với Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung Kì. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một văn bản pháp luật chỉ qui định riêng về Gia đình29 và kết cấu cũng không hoàn toàn giống với dân luật Pháp. Điều 45 Luật Gia Đình 1959 qui định: “Luật lệ chỉ qui định phu phụ tài sản khi nào vợ chồng không có lập hôn ước mà họ muốn làm ra sao cũng được miễn là không trái với phong hóa, trật tự công và quyền lợi của con”. Nguyên tắc luật chỉ can thiệp vào chế độ tài sản vợ chồng khi vợ chồng không lập hôn ước đã được thể hiện ngay tại đây, đây cũng là một qui định tương đối tiến bộ bởi quyền gia trưởng của người chồng đã không còn là một trật tự công cần được bảo vệ30 mà thay vào đó là quyền của con31. 29 Thật ra cũng có những văn bản qui định riêng về gia đình nhưng nó không thông qua bởi Nghị viện và không có tầm vóc như Luật ví dụ Quy điều hộ tịch An Nam tại Bắc Kì cũng qui định riêng về vấn đề hộ tịch, liên quan tới gia đình, tuy nhiên đây chỉ là Nghị Định. 30 Theo người viết, ngoài những tiến bộ do nguyên nhân khách quan thì việc không thừa nhận chế độ gia trưởng trong Luật Gia đình còn có nguyên nhân chủ quan khác nữa đó là dự án luật “Luật Gia đình” này do Trần Lệ Xuân – vợ Ngô Đình Nhu trình lên nghị viện (trong các biên bản thông qua sự án luật đã ghi rõ đây là dự án luật “Gia Đình” của bà dân biểu Ngô Đình Nhu). 31 Luật dân sự Nhật Bản hiện nay cũng qui định là hôn ước không được trái với quyền lợi của người thừa kế hàng thứ nhất.
- 13 Hôn ước trong Luật Gia Đình 1959 đã được qui định một cách tỉ mỉ hơn. Hôn ước phải được lập bằng văn bản trước khi kết hôn, được công chứng và phải được công bố. Điều 46 Luật Gia Đình qui định: “hôn ước phải làm bằng chứng thư trước mặt trưởng khế hay một viên chức có thẩm quyền thị thực”, việc thị thực ở đây thực chất là công chứng32. Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn và phải được ghi vào trong giấy giá thú, vì như thế mới đảm bảo cho hôn ước có giá trị với người thứ ba. Riêng đối với những người buôn bán, thì hôn ước của họ phải được niêm yết tại tòa thương mại và chủ cước vào sổ thương mại do phòng lục sự tòa này giữ33. Luật Gia đình còn qui định cả về sự vô hiệu của hôn ước, hôn ước sẽ vô hiệu nếu như không đảm bảo các điều kiện về nội dung và hình thức; hôn ước không công bố thì không vô hiệu, nó chỉ không có hiệu lực với người thứ ba mà thôi; khi hôn ước vô hiệu thì chế độ tài sản của vợ chồng sẽ là chế độ tài sản pháp định (cộng đồng toàn sản); sự vô hiệu của hôn ước không ảnh hưởng tới việc kết hôn, nhưng ngược lại nếu việc kết hôn bị vô hiệu thì đương nhiên hôn ước cũng vô hiệu, Luật cũng qui định là hôn ước chỉ có hiệu lực trong thời kì hôn nhân. Trong suốt thời kì hôn nhân, hôn ước không thể được sửa đổi. Khác với Dân luật Trung kì và Bắc kì, Luật Gia đình 1959 qui định tương đối kĩ về vấn đề li thân, Luật Gia đình 1959 cấm li hôn (chỉ được li hôn khi được sự chấp thuận của tổng thống) và qui định tương đối tỉ mỉ về chế định li thân cho nên có thể coi rằng hôn ước là một giải pháp để cho những cặp đôi sống li thân có điều kiện để tiếp tục sống thoải mái. Bộ luật dân sự năm 1972 Ngày 20/12/1972 chính quyền Việt Nam cộng hòa có ban hành Bộ luật Dân sự năm 1972 trong đó phần phu phụ tài sản cũng dành các Điều từ 144 đến 149 để qui định về hôn ước với những qui định tương đối chung chung và không được tỉ mỉ như Luật Gia đình năm 1959. Bộ luật này cũng chỉ được áp dụng 32 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 42 viết “thể thức thị thực khác với sự nhận thực chữ kí. Khi nhận thực chữ kí, cơ quan hành chánh hay cơ quan tư pháp chỉ chứng nhận rằng về phương diện vật chất chữ kí trên giấy tờ quả thật là chữ kí của người kí, giấy tờ có chữ kí được nhận thực là một tư chứng thư. Trái lại, khi thị thực một chứng thư, viên chức can thiệp vào việc lập chứng thư bằng cách đích thân ghi chép lời giao ước của đương sự hoặc bằng cách hỏi lại để biết đích rằng chứng thư nhận đúng lời giao ước của người kí. Chứng thư thị thực là một công chứng thư”. 33 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 43
- 14 trong thời gian rất ngắn. Hôn ước được qui định trong Bộ luật Dân sự 1972 với những nét cơ bản sau: Luật pháp chỉ qui định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không lập hôn ước. Vợ chồng được tự do lập hôn ước tùy ý muốn, miễn là không trái với trật tự công cộng và thuần phong mĩ tục. Hôn ước phải được lập trước khi kết hôn và được công chứng Hôn ước không thể thay đổi trong thời kì hôn nhân Hôn ước có thể sửa đổi trước khi kết hôn nhưng bản sửa đổi cũng phải được công chứng Hôn ước sẽ không có hiệu lực với người thứ ba nếu như không được ghi và giấy đăng kí kết hôn. 1.2.3. Hôn ước trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ Cách mạng Tháng tám (1945) đến nay Như đã phân tích, những qui định về hôn ước trong Dân luật Bắc kì và Dân luật Trung kì vốn không hề được người dân biết đến, bởi thế mà có lẽ sự biến mất của nó khi thay đổi chế độ cũng là điều không được những người thời đó để ý. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên qui định điều chỉnh một số quan hệ hôn nhân và gia đình: sắc lệnh 159/SL ngày 17/11/1950 qui định về vấn đề li hôn, sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh số 97-SL là văn bản duy nhất điều chỉnh về vấn đề tài sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân trước khi có luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Nói về quan hệ giữa vợ và chồng sắc lệnh chỉ có qui định tại Điều 5 “Chồng vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” và Điều 6 “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”. Sắc lệnh này không hề đề cập đến việc công nhận hay không công nhận hôn ước. Tuy nhiên Điều 1 Sắc lệnh qui định “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân”, Điều 14 lại qui định “Tất cả những điều khoản trong dân pháp điển Bắc kì, dân pháp điển Trung kì, Pháp qui giản yếu 1883 (sắc lệnh ngày 3/10/1883) thi hành ở Nam kì, và những luật lệ theo sau, trái với những điều khoản ở trên này đều bị bãi bỏ.” Vậy nên
- 15 nếu hôn ước được lập mà không trái với quyền lợi của người vợ, không trái với quyền lợi của người chồng thì vẫn được coi là không trái với quyền bình đẳng của vợ chồng và được công nhận là có hiệu lực. Vậy nên theo nguyên tắc, hôn ước vẫn có thể được coi là không bị xóa bỏ trong pháp luật xã hội chủ nghĩa từ năm 1945 tới năm 1959. Hoặc có thể nói rằng một chế định bất khả thi thì việc xóa bỏ hay không xóa bỏ cũng không ảnh hưởng gì, nhưng điều đó cũng có nghĩa là người ta không hề quan tâm đến sự tồn tại của hôn ước vốn có trong dân luật và nếu như vậy thì càng có nghĩa rằng sự tồn tại của hôn ước không hề mâu thuẫn với chế độ xã hội chủ nghĩa vì nếu nó mâu thuẫn về lí thuyết thì ngay lập tức người ta sẽ xóa bỏ nó. Từ khi có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận chế độ tài sản pháp định, qui định về hôn ước hoàn toàn không còn tồn tại trong pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 qui định “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” vậy là trong một khoảng thời gian hơn 25 năm (thời gian Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực), pháp luật Việt Nam không thừa nhận tài sản riêng của vợ chồng. Đến khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời, chế độ tài sản vợ chồng ở Việt Nam là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản thì tài sản riêng của vợ chồng mới được thừa nhận. Luật cũng cho phép vợ chồng được chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân (việc chia tài sản này phải có bản án của tòa án). Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, vợ chồng cũng không được thỏa thuận bất cứ vấn đề gì về sở hữu tài sản trừ vấn đề nhập tài sản riêng có trước hoặc trong thời kì hôn nhân thành tài sản chung. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời kèm theo đó là Nghị định số 70/2001/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (sau đây gọi là Nghị định 70) đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản gây nhiều tranh cãi về chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Theo những qui định này vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, thậm chí việc thỏa thuận chia tài sản này trong nhiều trường hợp chỉ cần lập bằng văn bản không có sự công chứng, chứng thực. Vợ chồng còn có thể thỏa thuận về hậu quả pháp lí của việc chia tài sản này, nếu không thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng dường như được đặt ở chế độ
- 16 biệt sản34. Qui định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn qui định về các thỏa thuận trong vấn đề tài sản vợ chồng đã tạo nên một sự khác biệt đáng kể so với chế độ tài sản pháp định thuần túy vẫn thường thấy. 1.3. HÔN ƯỚC TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1. Hôn ước theo pháp luật của Cộng hòa Pháp Pháp là quốc gia đầu tiên thuộc hệ thống civil law chính thức ghi nhận giá trị pháp lí của hôn ước trong văn bản qui phạm pháp luật35, đó là bộ luật dân sự Pháp năm 1804 hay còn gọi là bộ luật Napoleon36. Là một sản phẩm của quá trình pháp điển hóa giữa những qui định mang tính chuẩn mực trong pháp luật La mã và một số tập quán đương thời, bộ luật dân sự Pháp thường được xem là khuôn vàng thước ngọc để các quốc gia khác học tập khi xây dựng dân luật. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn không thể phủ nhận tính mẫu mực của các qui định trong dân luật Pháp. Bộ luật dân sự Pháp dành riêng thiên V quyển thứ 3 để qui định về hôn ước và các chế độ tài sản vợ chồng. Thiên thứ V được mở đầu bằng Điều 1378: “pháp luật không điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nếu giữa vợ chồng đã có thỏa thuận riêng mà vợ chồng cho là phù hợp và không trái với thuần phong mĩ tục hoặc với các qui định sau đây”. Vậy nên khi vợ chồng lập hôn ước, chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được điều chỉnh bằng hôn ước. Vợ chồng có thể tự do thỏa thuận về vấn đề tài sản nhưng nó phải tuân theo pháp luật cả về nội dung và thủ tục. Về thủ tục: Việc lập ra, thay đổi, hủy bỏ hôn ước phải được tuân theo những thủ tục chặt chẽ để đảm bảo sự tự nguyện và việc thực hiện bản hôn ước đó. Lập hôn ước: Hôn ước phải do hai bên nam nữ thỏa thuận và phải được lập ra trước khi kết hôn37. Về hình thức, nó phải được lập bằng văn bản trước mặt công chứng viên với sự có mặt và thỏa thuận chung của cả hai bên hoặc 34 TS. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, sđd, tr. 253 có đoạn viết: Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thực chất là đã chấp nhận “chế độ biệt sản” giữa vợ chồng sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. 35 Là một bộ phần của vương quốc phong kiến Frăng, hôn ước đã là một trong những điều được coi là hiển nhiên trong truyền thống của Pháp nên việc ghi nhận nó trong bộ luật dân sự đầu tiên cũng là đương nhiên. 36 Hôn ước được ghi nhận tại thiên thứ 5 quyến thứ 3 bộ luật dân sự Pháp năm 1804, xem http://www.napoleonseries.org/research/government/code/book3/c_title05.html 37 Xem Điều 1395 bộ luật dân sự cộng hòa Pháp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo " Nghiên cứu tâm lý trẻ em có bố mẹ ly hôn bằng trắc nghiệm vẽ tranh gia đình"
7 p | 283 | 42
-
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Thông tin - Thư viện: Tìm hiểu Công ước Berne và Vấn đề bảo hộ bản quyền tại Việt Nam
64 p | 164 | 20
-
Tiểu luận: Fiscal policy and growth in Saudi Arabia - Chính sách tài khóa và tăng trưởng ở Arap Saudi
21 p | 112 | 12
-
Tiểu luận: Sự truyền dẫn tỷ giá có phụ thuộc vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô không?
19 p | 100 | 12
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu một số thuật toán lấy cảm hứng từ tự nhiên và ứng dụng vào bài toán tối ưu nỗ lực, chi phí phát triển phần mềm
30 p | 84 | 8
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Phân tích định lượng luồng thông tin trong bảo mật phần mềm
26 p | 97 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm - Dân ca dân gian Tày huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
208 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý cơ bản về dịch vụ sở hữu công nghiệp
103 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn