intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm - Dân ca dân gian Tày huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:208

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đi sâu tìm hiểu về nguồn tư liệu dân ca Cắm Nôm ở địa phương Văn Chấn - Yên Bái qua khảo sát, điền dã, nghiên cứu nhân vật trữ tình trong dân ca Cắm Nôm của người Tày ở Văn Chấn để thấy được thế giới tâm hồn, ước mơ, tình cảm, nguyện vọng, đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú của người dân nơi đây; qua tìm hiểu, nghiên cứu, nhằm giới thiệu những giá trị của dân ca Cắm Nôm người Tày ở Văn Chấn – Yên Bái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: Nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm - Dân ca dân gian Tày huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC NH¢N VËT TR÷ T×NH TRONG C¾M N¤M – D¢N CA D¢N GIAN TµY HUYÖN V¡N CHÊN, TØNH Y£N B¸I LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thái Nguyên – 2016
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC NH¢N VËT TR÷ T×NH TRONG C¾M N¤M – D¢N CA D¢N GIAN TµY HUYÖN V¡N CHÊN, TØNH Y£N B¸I Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUẾ Thái Nguyên – 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung trích dẫn có nguồn gốc rõ rang, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trên bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Ngọc
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Huế - người thầy đã tận tâm giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô khoa Văn – Xã hội, bộ phận quản lý Khoa học – Sau đại học trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới ông Hà Đình Tỵ thôn Thiên Tuế, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, người đã giúp tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu để hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái, trường THPT Sơn Thịnh, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc
  5. iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 5 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 6 5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 7 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 8 7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TÀY Ở VĂN CHẤN – YÊN BÁI VÀ MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......... 9 1.1. Khái quát về huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái ......................................... 9 1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ......................................................... 9 1.1.2. Khái quát đặc điểm lịch sử của huyện Văn Chấn – Yên Bái ............ 11 1.1.3. Khái quát tình hình văn hóa xã hội ................................................... 13 1.2. Ngƣời Tày ở Văn Chấn tỉnh Yên Bái ................................................... 14 1.2.1. Nơi cư trú và nguồn gốc tộc người ................................................... 14 1.2.2. Đặc điểm văn hóa người Tày Văn Chấn .......................................... 15 1.3. Khái quát về Cắm Nôm – dân ca Tày – Văn Chấn, Yên Bái ............ 20 1.3.1. Lịch sử Cắm Nôm Tày – Văn Chấn .................................................. 20 1.3.2. Thực tế lưu truyền diễn xướng, sinh hoạt của Cắm Nôm người Tày huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ............................................................. 21 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 22 Chƣơng 2: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CẮM NÔM – DÂN CA TÀY HUYỆN VĂN CHẤN – YÊN BÁI ...................................................... 23
  6. iv 2.1.Nhân vật nữ trong Cắm Nôm ................................................................. 24 2.1.1. Nhân vật nữ trên phương diện người yêu trong Cắm Nôm .............. 24 2.1.2. Nhân vật nữ trên phương diện người vợ, người mẹ trong Cắm Nôm... 29 2.1.3. Nhân vật nữ trên phương diện người con trong Cắm Nôm .............. 36 2.2. Nhân vật nam trong Cắm Nôm ............................................................. 39 2.1.1. Nhân vật nam trên phương diện người yêu trong Cắm Nôm ........... 39 2.1.2. Nhân vật nam trên phương diện người chồng, người cha trong Cắm Nôm ..................................................................................................... 48 2.3. Nhân vật biểu tƣợng trong Cắm Nôm .................................................. 55 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 60 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CẮM NÔM – DÂN CA TÀY HUYỆN VĂN CHẤN.................. 62 3.1. Ngôn ngữ Cắm Nôm mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất thơ .. 62 3.2. Một số biện pháp tu từ nghệ thuật ....................................................... 69 3.2.1. Biện pháp so sánh ............................................................................. 69 3.2.2. Biện pháp điệp................................................................................... 71 3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật ..................................................... 77 3.3.1. Thời gian nghệ thuật ......................................................................... 78 3.3.1. Không gian nghệ thuật ...................................................................... 82 3.4. Diễn xƣớng những khúc Cắm Nôm của ngƣời Tày ở Văn Chấn ............. 89 3.4.1. Môi trường diễn xướng...................................................................... 89 3.4.2. Hình thức diễn xướng ........................................................................ 92 3.4.3. Nhân vật diễn xướng ......................................................................... 92 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Đất nước Việt Nam là nơi sinh sống của 54 dân tộc anh em. Mỗi miền quê, mỗi vùng đất đều mang trong mình dấu ấn văn hoá riêng biệt, vừa có những nét đặc thù, lại vừa thống nhất trong tính chỉnh thể của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Văn hóa chính là nền tảng, là nhân tố quan trọng phản ảnh trình độ phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Văn học dân gian là một thành tố quan trọng của văn hóa dân gian, là tài sản vô cùng quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca, lời ru, câu hò, truyện kể…đều là những hạt ngọc ẩn chứa vẻ đẹp của bản sắc văn hóa truyền thống. Trong đó dân ca là một loại hình ca hát dân gian phản ánh vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách con người Việt Nam, một bộ phận quan trọng của văn học dân gian đã được người dân lưu giữ qua quá trình lịch sử và đã trở thành những viên ngọc quý giá. Có thể nói, mỗi người dân Việt Nam không ai là không thuộc trong mình đôi câu ca dao hay một vài làn điệu dân ca, ... điều đó khẳng định rằng dân ca dân gian đã ăn sâu, bén rễ trong lòng mọi người dân ta. 1.2. Cùng với kho tàng phong phú dân ca dân gian người Việt, dân ca dân gian các dân tộc thiểu số ở mọi vùng miền của tổ quốc đã góp phần quan trọng trong việc làm giàu, làm đẹp hơn cho kho tàng văn học dân gian dân tộc. Nó góp phần tạo nên vườn hoa muôn sắc muôn hương của cả nền văn học cộng đồng dân tộc Việt Nam. Lời ca tiếng hát dân gian trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào các dân tộc Việt. Trong bức tranh thổ cẩm đa màu sắc của các dân tộc thiểu số phía Bắc, người Tày được nhắc đến như một tộc người điển hình về việc tạo dựng được cho mình một gương mặt văn hóa thực sự phong phú và rực rỡ. Văn học dân gian Tày nói chung và dân ca Tày nói riêng đã góp phần thể hiện sinh động gương mặt đó với đầy đủ các khía cạnh về đời sống con người.
  8. 2 Dân ca dân gian Tày, Văn Chấn, Yên Bái phản chiếu bức tranh đời sống, sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người nơi đây. Đó là tiếng hát trữ tình của nhân dân lao động, của nhân vật trữ tình trong từng lời ca. Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Tày được tiến hành như tìm hiểu đời sống tôn giáo, cội nguồn lịch sử, sự biến đổi văn hóa dân tộc Tày ở các địa phương. Các công trình đó đã cung cấp khá toàn diện về văn hóa, văn học nhưng trên thực tế chưa có công trình nào tìm hiểu, giới thiệu, nghiên cứu, một cách hệ thống về Cắm Nôm – dân ca Tày ở Văn Chấn – Yên Bái. Cắm Nôm – những làn điệu dân ca theo cách gọi địa phương của người Tày ở Văn Chấn – là những làn điệu dân ca được nảy sinh từ đời sống tinh thần và mang giá trị văn hóa, văn học vô cùng đặc sắc của chính cộng đồng người Tày sinh sống ở nơi đây. 1.3. Bản thân học viên là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn tại Văn Chấn - nơi có nhiều người Tày sinh sống. Việc giới thiệu, tìm hiểu dân ca dân gian của người Tày ở Văn Chấn một mặt giúp chúng tôi nâng cao trình độ chuyên môn, mặt khác giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về đời sống văn hoá, về những nét đẹp tâm hồn của người dân nơi mảnh đất cửa ngõ miền Tây Bắc. Hơn thế, từ đó giúp bản thân người viết góp phần vào việc giáo dục học sinh là con em người Tày ở đây nói riêng và người dân Văn Chấn, Yên Bái nói chung niềm tự hào về truyền thống văn hóa của cha ông mình và cùng các em hòa nhập vào hành trình về với bản sắc cội nguồn dân tộc để ngày càng thêm yêu mảnh đất Văn Chấn quê hương. Đồng thời thể hiện tiếng nói tri ân của chúng tôi với mảnh đất, con người Văn Chấn. Xuất phát từ những lí do trên, và trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm – dân ca Tày, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”. Chúng tôi hi vọng rằng sau khi đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho
  9. 3 những ai yêu thích và tìm đến với văn học dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Dân tộc Việt Nam với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước vĩ đại, văn học dân gian Việt Nam đã được nảy sinh và gắn bó từ truyền thống lịch sử lâu dài đó của dân tộc của dân tộc. Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao dân ca chiếm một tỉ lệ lớn. Đây cũng là thể loại có giá trị sâu sắc về nội dung, nghệ thuật, thể hiện tiếng nói tình cảm, đời sống tâm hồn người dân. Chính vì lẽ đó, ca dao dân ca đã được sưu tầm, nghiên cứu từ rất sớm với nhiều công trình khoa học công phu, hệ thống. Trước Cách mạng tháng Tám, từ thời kì phong kiến, đã có một số công trình sưu tầm, giới thiệu về ca dao dân ca Việt Nam. Tiêu biểu như cuốn Nam phong giải trào của Trần Danh Án (1754 – 1794) và Ngô Đình Thái (? - ?), là tuyển tập các bài ca dao dân ca Việt Nam viết bằng chữ Hán được soạn theo lối Kinh thi. Hoặc như cuốn Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1890 – 1942), đây là một công trình sưu tập lớn tập hợp tới 6.500 câu tục ngữ và hơn 850 bài ca dao dân ca được sưu tâm trong dân gian, cuốn sách mang tính chất tiên phong trong việc bảo tồn văn học dân gian Việt Nam. Thời kì sau Cách mạng tháng tám – 1945 có thể kể đến công trình Tục ngữ ca dao dân ca của Vũ Ngọc Phan (1907 – 1987), xuất bản lần đầu năm 1956 và cho đến nay đã tái bản trên dưới 10 lần, là công trình sưu tầm tập hợp được khá nhiều câu tục ngữ ca dao của cộng đồng các dân tộc Việt Nam… Tiếp sau đó là rất nhiều tập ca dao dân ca của các vùng miền đã được công bố, xuất bản như Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan Phú Thọ, Hát Dậm Nam Hà, Hát ví Nghệ Tĩnh, Dân ca Nam Trung Bộ, Dân ca Bình trị Thiên… Song so với các công trình sưu tầm, nghiên cứu ca dao dân ca của người Việt thì số lượng các công trình sưu tầm, nghiên cứu dân ca của các dân
  10. 4 tộc thiểu số trong đó có dân ca của người Tày còn khá khiêm tốn. Cũng đã có một số các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về dân ca các dân tộc thiểu số được chú ý giới thiệu như Dân ca Mường, Dân ca Mèo, Dân ca Thái, … Nhưng những thập kỉ trở lại đây công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số đã được quan tâm hơn và ngày càng có nhiều công trình sưu tập, nhiều chuyên luận, bài viết được công bố. Riêng về văn học dân gian Tày đã xuất hiện nhiều công trình sưu tập, nghiên cứu …trong đó nổi bật là các công trình nghiên cứu, các bài báo, chuyên luận của nhà nghiên cứu Vi Hồng giới thiệu về ca dao – dân ca Tày Nùng. Cụ thể như công trình Sli lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng, (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1979), với 5 chương viết, tác giả Vi Hồng đã giới thiệu về đời sống văn hóa, tinh thần của hai dân tộc Tày - Nùng qua những làn điệu Sli, Lượn, qua hệ đề tài, qua nội dung tư tưởng và nghệ thuật xây dựng hình tượng. Công trình cũng chỉ rõ vai trò, sức sống của Sli, Lượn trong đời sống tinh thần của người Tày – Nùng “ Ca hát để dịu khổ đau, bớt nhọc nhằn…Họ yêu, họ càng cất cao tiếng Sli, lượn để cùng cảm thông trong mối tình yêu thương của bạn bè, bản mường, đồng bào, đồng loại. Tiếng Sli, tiếng lượn do đó ngày càng nhiều như nước, đông như rừng” [14, tr.5,6]. Ngoài ra có thể kể đến các công trình như: Dân ca đám cưới Tày – Nùng của Nông Minh Châu, tác giả đã tập hợp hơn 100 bài hát đám cưới Tày –Nùng. Đặc điểm dân ca Tày – Nùng xứ Lạng của Lộc Bích Kiệm. Rọi, dân ca Tày do Trương Lạc Dương, Nông Đình Tuấn, Võ Quang Nhơn sưu tầm biên soạn (Nxb văn hóa dân tộc, 1970), v.v… Trong những năm gần đây, có rất nhiều các đề tài, luận văn, luận án khoa học tìm hiểu, giới thiệu, nghiên cứu vể dân ca Tày. Trong đó phải kể đến luận văn Yếu tố tự sự trong dân ca Tày của Vũ Ánh Tuyết, Đại học Thái nguyên, 2008. Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống các dạng thức biểu hiện và vai trò của yếu tố tự sự trong dân ca Tày. (Yếu tố tự sự là một phương tiện đắc dụng để phản ánh hiện thực. Yếu tố tự sự với mục đích kể sự tả tình. Yếu tố tự sự góp phần cá thể hóa nhân vật trữ tình …). Cùng với đó là luận văn Khảo sát
  11. 5 ý nghĩa hình ảnh trong ca dao – dân ca Tày, Nùng của Đỗ Vân Nga, Đại học Thái Nguyên, 2013. Luận văn đã tiến hành khảo sát và phân loại hình ảnh trong ca dao- dân ca Tày, Nùng bao gồm ba nhóm hình ảnh: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ; hình ảnh là vật dụng của con người trong sinh hoạt; hình ảnh liên quan đến con người. Qua phân loại tác giả cũng đã làm rõ ý nghĩa xã hội và thẩm mĩ của một số hình ảnh tiêu biểu trong ca dao – dân ca Tày - Nùng, v.v… Điều này cho thấy việc nghiên cứu, tìm hiểu về dân ca các dân tộc thiểu số trong đó có dân ca dân tộc Tày đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà khoa học thuộc nhiều thế hệ. Tuy nhiên theo sự khảo sát, tìm hiểu của chúng tôi ở tỉnh Yên Bái cách nay nhiều chục năm, nhà thơ Hoàng Hạc đã phát hiện và giới thiệu với công chúng cả nước về khúc then Khảm Hải (Vượt biển) của người Tày được lưu truyền tại Yên Bái, đến nay then Khảm Hải đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước. Tiếp đó là công trình của Hoàng Tương Lai Hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở Yên Bái , công trình đã sưu tầm hơn 100 bài hát Quan làng ở địa phương và chưa có công trình nào nghiên cứu, giới thiệu về Cắm Nôm - dân ca Tày ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đặc biệt là việc tìm hiểu cụ thể về nhân vật trữ tình được biểu hiện trong Cắm Nôm. Điều đó chính là lý do thúc đẩy chúng tôi mong muốn được thực hiện đề tài “Nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm – dân ca Tày, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.” . Với việc giới thiệu về Cắm Nôm, chúng tôi cũng hi vọng sẽ góp được một tiếng nói vào việc quảng bá cho kho tàng văn học dân gian của người dân Tày nơi đây. 3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những bài Cắm Nôm - dân ca của người Tày, Văn Chấn, Yên Bái được tập hợp, sưu tập tại địa phương
  12. 6 - Đồng thời đề tài xem xét, nghiên cứu hệ thống nhân vật trữ tình nam, nhân vật trữ tình nữ và nhân vật trữ tình biểu tượng trong Cắm Nôm. - Đề tài xem xét thêm một số yếu tố khác có vai trò quan trọng trong sinh hoạt Cắm Nôm như: Diễn xướng Cắm Nôm, người trình diễn, hát Cắm Nôm, môi trường diễn xướng Cắm Nôm… 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đi sâu tìm hiểu về nguồn tư liệu dân ca Cắm Nôm ở địa phương Văn Chấn - Yên Bái qua khảo sát, điền dã. - Nghiên cứu nhân vật trữ tình trong dân ca Cắm Nôm của người Tày ở Văn Chấn để thấy được thế giới tâm hồn, ước mơ, tình cảm, nguyện vọng, đời sống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú của người dân nơi đây. - Qua tìm hiểu, nghiên cứu, nhằm giới thiệu những giá trị của dân ca Cắm Nôm người Tày ở Văn Chấn – Yên Bái. 4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu -Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài: (Tộc người Tày, Cắm Nôm Tày, văn hoá, xã hội Tày ...). - Khảo sát, thống kê, phân tích, lý giải Cắm Nôm Tày để chỉ ra được những đặc điểm của nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm – dân ca Tày huyện Văn Chấn, tỉnh Yên -Trong điều kiện có thể, sưu tầm, bổ sung thêm lời ca Cắm Nôm Tày và tìm hiểu thêm một số loại hình văn học dân gian gần gũi với Cắm Nôm lưu truyền ở địa phương để đề tài được cập nhật và được nhìn nhận nhiều góc độ. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp sưu tầm, khảo sát: Để có được tư liệu trong quá trình khảo sát chúng tôi sử dụng phương pháp sưu tầm, điền dã và khảo sát thực địa.
  13. 7 Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm chúng tôi giúp đưa ra được những số liệu cụ thể, chính xác về vấn đề cần khảo về thực tế lưu truyền Cắm Nôm của người Tày ở Văn Chấn. Phương pháp tổng hợp, hệ thống: Phương pháp này nhằm đặt dân ca Cắm Nôm Tày ở Văn Chấn vào hệ thống chung của nền dân ca Tày Việt Nam. Phương pháp phân tích, so sánh: Phương pháp này giúp chỉ ra những điểm giống và điểm khác trong Cắm Nôm Tày với dân ca Tày ở một số địa phương khác và với dân ca của một số dân tộc khác. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này dùng để lý giải cho những đặc điểm của Cắm – Nôm Tày huyện Văn Chấn. Kiến thức và phương pháp luận của nhiều ngành khác nhau như : lịch sử, địa lý, dân tộc học, văn hóa học... sẽ rất hữu ích trong việc nghiên cứu đề tài này. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về địa bàn: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. - Về tác phẩm: Đề tài chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi số lượng lời bài ca Cắm Nôm của người Tày ở Văn Chấn – Yên Bái được ông Hà Đình Tỵ - nhà trí thức Tày địa phương, hội viên Chi hội văn nghệ dân gian tỉnh Yên Bái sưu tầm, tập hợp và đã dịch ra tiếng phổ thông. Ngoài ra, có thêm một số bài Cắm Nôm Tày còn lưu truyền trong dân gian Văn Chấn do chúng tôi sưu tầm gần đây trong quá trình điền dã. Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ chúng tôi chỉ nghiên cứu Cắm Nôm - dân ca của người Tày, Văn Chấn, Yên Bái (các tư liệu khác chỉ dùng để so sánh khi cần thiết).
  14. 8 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục… có kết cấu ba chương: Chương 1. Khái quát về người Tày ở Văn Chấn – Yên Bái và một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài Chương 2. Nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm – dân ca Tày huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chương 3 . Nghệ thuật xây dựng nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm – dân ca Tày, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 7. Đóng góp của luận văn - Đóng góp thêm một tư liệu về dân ca Tày – những bài ca Cắm Nôm Tày ở Văn Chấn, Yên Bái. - Bước đầu tìm hiểu nhân vật trữ tình trong Cắm Nôm – dân ca của người Tày ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Từ đó làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của Cắm Nôm. - Góp phần giới thiệu văn hoá của người Tày qua Cắm Nôm.
  15. 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI TÀY Ở VĂN CHẤN – YÊN BÁI VÀ MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong phạm vi cho phép của đề tài, chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào mọi vấn đề thuộc điều kiện, tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Văn Chấn – Yên Bái mà chỉ đi vào tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự hình thành và lưu truyền Cắm Nôm Tày. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi tập trung vào hai phương diện cụ thể: Vùng đất, con người và văn hoá, văn học dân gian huyện Văn Chấn và Điều kiện tự nhiên, lịch sử tộc người Tày và văn hoá văn học dân gian Tày huyện Văn Chấn. Đây chính là những yếu tố có tác động sâu sắc đến đối tượng nghiên cứu. 1.1. Khái quát về huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái 1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên Văn Chấn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Trên tọa độ địa lý: từ 20020‟ đến 21045‟vĩ độ Bắc; từ 104020‟ đến 1040 53‟ kinh độ Đông. Diện tích của huyện hiện nay khoảng 1.205,2 km. Phía Bắc giáp với huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía Đông và phía Nam giáp với tỉnh Phú Thọ ( các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa), phía Tây giáp tỉnh Sơn La (huyện Phù Yên) và huyện Trạm Tấu, phía Tây Bắc giáp huyện Mù Cang Chải. So với các đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh và cả nước thì Văn Chấn là một trong những huyện rộng về diện tích và đông về số dân. Địa bàn huyện án ngữ một số tuyến đường chiến lược của Tây Bắc nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng; có vùng đồng bằng rộng lớn thứ hai ở Tây Bắc.
  16. 10 Những cuộc vận động kiến tạo địa chất từ hàng chục triệu năm trước đây đã tạo cho Văn Chấn một địa hình có rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Địa hình đa dạng của Văn Chấn là cơ sở để xây dựng các tiểu vùng kinh tế, mỗi vùng có đặc điểm sinh thái khác nhau nên đã tạo điều kiện cho Văn Chấn phát triển một nền nông nghiệp với chủng loại sản phẩm rất phong phú. Đặc trưng khí hậu của Văn Chấn là nhiệt đới gió mùa nắng và mưa nhiều, độ ẩm cao. Lượng bức xạ phong phú, nền nhiệt cao là điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra sinh khối lớn giúp cây trồng phát triển; cây lương thực và cây ăn quả ngắn ngày quay vòng nhanh, tạo nên tính đa dạng sinh học. Văn Chấn có nhiều tiềm năng về rừng và khai thác lâm sản. Vì vậy, trong qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, Đảng bộ và chính quyền đã xác định lĩnh vực nông – lâm nghiệp là thế mạnh cơ bản phải tập trung đầu tư, khai thác, phát huy với ba sản phẩm chủ lực đó là lương thực, cây chè, và các loại cây ăn quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên Văn Chấn cũng phải chịu nhiều hậu quả do đặc điểm thời tiết gây ra. Mùa đông có nhiều đợt gió buốt tràn về gây ra sương muối làm tổn hại đến sức khỏe của con người, súc vật và cây trồng. Mùa hè tuy không bị ảnh hưởng do bão tố gây ra nhưng những đợt gió lốc, lũ quét, lũ ống thường xuất hiện, tàn phá mùa màng, nhất là từ thời xa xưa khi cuộc sống của cư dân Tày còn nhiều lạc hậu và thiếu thốn. Có thể nói, địa hình miền núi đầy ưu ái, thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp…tất cả đã ảnh hưởng đến điều kiện sống, sinh hoạt, văn hóa, tính cách của người Tày. Người Tày- Văn Chấn – Yên Bái không những đã tạo ra được một nền văn hóa với những giá trị vật chất bền vững mà còn sáng tạo nên một nền văn hóa tinh thần lâu đời và phong phú trong đó có những bài Cắm Nôm – dân ca dân gian. Đó cũng chính là nơi hội tụ bản chất bình dị, tâm hồn trong sáng, khí phách hào hùng, cùng tấm lòng yêu quê hương, đất nước, yêu con người thiết tha của người Tày. Cũng như cả nước, Yên Bái là vùng đất nằm trong khu vực Đông Nam Á, vùng
  17. 11 “ Châu Á gió mùa” nơi cây cỏ và sinh vật phong phú với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, núi non trùng điệp, gần thì xanh thẫm, xa thì mờ ảo như tranh thủy mặc. Đi qua những thung lũng, những đèo, bên thì núi dựng đứng, bên thì suối róc rách, trên cao chim hót líu lo. Vào bất cứ ngả đường nào của Văn Chấn cũng vậy, cảnh sắc thiên nhiên tươi xanh bốn mùa, với hoa rừng nở rực rỡ ven đường, quanh làng bản và những cánh rừng hồi bạt ngàn xanh với hương hồi thơm ngào ngạt làm say lòng người. Cùng với đó là những dải núi đá vôi chạy dài từ đông sang tây đầy những hang động, mái đá thuận tiện cho con người cổ xưa chọn làm nơi cư trú, những cánh rừng bao la với nhiều loại thực phẩm ngon ngọt có thể nuôi sống các loài động vật cũng như làm môi trường rộng rãi cho con người nối tiếp nhau săn bắn, hái lượm. Một vùng đất có đồi núi, có rừng rậm với nhiều loại thảo mộc, thú rừng thực sự là một không gian lý tưởng cho cuộc sống của con người thời cổ. Vẻ đẹp hòa quyện của núi và mây hùng vĩ, của hang và động với cảnh trí tuyệt vời kỳ ảo, những địa danh ẩn trong đó là trầm tích của những huyền thoại thơ mộng. Thiên nhiên đầy thơ mộng, kỳ thú cũng là không gian xuyên suốt trong những làn điệu dân ca Cắm Nôm Tày, những giai thoại đẫm chất thơ của vùng rừng núi. Có lẽ vì địa hình như vậy mà trong hầu hết các làn điệu dân ca dân gian Tày không gian chủ yếu là cảnh núi non với núi đá và rừng xanh. Ẩn chứa trong các cảnh quan thiên nhiên là những sự tích riêng, những lời ca tiếng hát thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, bản sắc dân tộc. Đồng bào nơi đây sống hoà đồng với thiên nhiên, đất trời. Đó chính là điều kiện để ươm mầm văn hoá trong quá khứ, trong hiện tại và chắc chắn cả trong tương lai nữa. 1.1.2. Khái quát đặc điểm lịch sử của huyện Văn Chấn – Yên Bái Thời Hùng Vương, Văn Chấn thuộc bộ Tân Hưng, đến thời Âu Lạc thuộc bộ Giao Chỉ. Qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và các triều đại Đinh, Lê (Tiền Lê), Lý, Trần nhiều lần thay đổi phiên hiệu, và đến cuối thời Trần
  18. 12 Văn Chấn nằm trong châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng, một trong 16 châu Thái của Tây Bắc. Năm Quang Thuận thứ 7 (1446), để tăng cường sự thống nhất về hành chính, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 15 đạo thừa tuyên. Đến năm thứ 10 (1469), thì định lại bản đồ cả nước để thống nhất cả phủ, huyện vào các thừa tuyên. Lúc đó Văn Chấn thuộc phủ Quy Hoá, đạo thừa tuyên Hưng Hoá. Đến triều Nguyễn thuộc vùng Thập Châu, tỉnh Hưng Hoá, sau đó là vùng Tam tổng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Hưng Hoá. Trước năm 1900, châu Văn Chấn thuộc hạt Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai. Ngày 11 tháng 4 năm 1900 thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái và châu Lục Yên của tỉnh Tuyên Quang để thành lập tỉnh Yên Bái, theo đó Văn Chấn là một châu thuộc tỉnh Yên Bái. Từ năm 1940 đến năm 1945 châu Văn Chấn được đổi thành phủ Văn Chấn. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời, Văn Chấn là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, vùng Tây Bắc được hoàn toàn giải phóng, tháng 5 năm 1955, Đảng, Nhà nước quyết định thành lập Khu tự trị Thái – Mèo, Văn Chấn là một trong 16 châu thuộc Khu tự trị. Tháng 10 năm 1962, Quốc hội quyết định đổi tên Khu tự trị Thái – Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc và lập các tỉnh. Ngày 24 tháng 12 năm 1962, tỉnh Nghĩa Lộ thuộc Khu tự trị Thái – Mèo chính thức được thành lập, Văn Chấn thuộc tỉnh Nghĩa Lộ. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V (1976) quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính trong cả nước. Ngày 03 tháng 01 năm 1976, tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập, huyện Văn Chấn trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 01 tháng 10 năm 1991, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội (khoá VII), tỉnh Yên Bái được tái thành lập, huyện Văn Chấn trực thuộc tỉnh Yên Bái Như vậy, Văn Chấn là một miền quê có lịch sử lâu đời, lưu giữ những dấu tích của nền văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn trong quá trình hình thành
  19. 13 quốc gia dân tộc Việt Nam; liên tục được ghi danh trong suốt quá trình lịch sử dân tộc. So với các huyện, thị khác trong vùng Tây Bắc, Văn Chấn cũng là nơi sớm được định hình với tư cách là một đơn vị hành chính. Điều này không những có giá trị quan trọng về mặt lịch sử mà còn có ý nghĩa nhân văn, khẳng định bề dày truyền thống và các giá trị văn hóa đã hình thành lâu đời, được lưu giữ và bồi đắp liên tục. 1.1.3. Khái quát tình hình văn hóa xã hội Văn Chấn là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc, với nhiều dân tộc sinh sống từ lâu đời, với 23 dân tộc anh em cư trú trong đó chủ yếu là người Thái, người Tày, người Dao, người Mông, người Mường và một số các dân tộc sống đan xen như Khơ mú, Giáy, Gia Lai... Nghiên cứu của nhà dân tộc học cho thấy, người Thái và người Tày là những người cư trú trên địa bàn Văn Chấn từ lâu đời. Văn Chấn – Mường Lò còn là trung tâm đầu tiên của người Tày, Thái ở Việt Nam rồi từ đây toả đi các địa bàn khác. Đáng chú ý là, mặc dù thời điểm quần tụ khác nhau, đặc điểm tộc người khác nhau, song các dân tộc trên vùng đất Văn Chấn đã sớm gắn bó với nhau thành một cộng đồng đoàn kết. Xếp theo ngữ hệ có thể chia thành 5 nhóm: Thái – Tày; Việt - Mường; Nam Á (Khơ Mú); Hmông – Dao; Hán. Là một huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống với nhiều phong tục, tập quán khác nhau, đã tạo ra cho Văn Chấn những sinh hoạt văn hóa, văn nghệ phong phú và đa dạng. Trong văn học dân gian người Thái có các tác phẩm Sống chụ xon xao, In khẩu khuống, Cầm Hánh tạp Sấc Klương (Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng) ca ngợi nghĩa quân Cầm Ngọc Hánh đánh giặc Cờ vàng, Truyền thuyết rêu đá... Ngoài ra các dân tộc khác cũng có nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích như Truyện Nàng Han của người Khơ Mú, Bà chúa Nả, Tạo Cút, Tạo Đuổn của người Tày.
  20. 14 Dân ca, dân vũ đặc sắc, độc đáo chiếm một phần đáng kể trong đời sống của người dân các dân tộc Văn Chấn, tiêu biểu như múa xoè, múa xạp, hát khắp, hát nôm của dân tộc Thái, Tày; múa chiêng, hát pi ca đô của người Khơ Mú; múa khèn của dân tộc Hmông; hát đang của dân tộc Mường; tục hát “Tháng giêng” của người Giáy... Lễ hội, trò chơi dân gian nơi đây phong phú, hấp dẫn thường tổ chức vào các dịp ngày lễ tết cổ truyền. Có lễ hội “Xên đông”, “Xên mường”, “Lồng tồng”, trò chơi tó mắc lẹ, ném còn của người Thái. Lễ hội “Rước mẹ lúa”, “Mùa măng mọc” của người Khơ Mú. Hội „Gầu tào”, “Nào sồng”, cưỡi ngựa bắn súng, đánh yến, ném pao của dân tộc Hmông. Lễ hội “Tăm khẩu mẩu” (giã cốm), “Hội cầu mùa”, đu quay, gõ đuống dân tộc Tày. Lễ “Cấp sắc”, “Tết nhảy” của dân tộc Dao… Những sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian truyền thống của các dân tộc Thái, tày, H mông, Khơ Mú, … đã tạo cho Văn Chấn một nền văn hoá giàu sắc thái, đa dạng nhưng thống nhất, làm nên “tiểu vùng” văn hoá dân gian độc đáo ở phía Tây của tỉnh và trở thành trung tâm của vùng văn hoá Mường Lò – một trong ba vùng văn hoá tỉnh Yên Bái. 1.2. Ngƣời Tày ở Văn Chấn tỉnh Yên Bái 1.2.1. Nơi cư trú và nguồn gốc tộc người Trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, người Tày có mặt từ rất sớm và có dân số đứng thứ hai sau người Kinh. Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Ở Yên Bái người Tày chiếm khoảng 18,3% dân số toàn tỉnh và 16,4 % tổng số người Tày ở Việt Nam. Đặc trưng sinh thái của tộc người này đã hình thành hàng nghìn năm đã tạo nên truyền thống ứng xử môi trường và những tri thức bản địa rất phong phú và đa dạng. Theo tài liệu và các công trình nghiên cứu chỉ rõ Tày là tên gọi đã có từ lâu đời. Người Tày còn có tên gọi khác là Thổ có nghĩa là người bản địa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2