Tìm hiểu về thanh tóan trong xuất nhập khẩu và các hình thức tín dụng trong thanh tóan xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng nhà nước - 2
lượt xem 24
download
Doanh nghiệp đó phải là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc thu mua sản xuất, chế biến để uỷ thác xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải có đủ những điều kiện của thể lệ tín dụng ngắn hạn hiện hành (có tư cách pháp nhân, có phương án sản xuất kinh doanh được ICBV chấp nhận). Về đảm bảo nợ vay doanh nghiệp có các hình thức sau: - Có tài sản thế chấp cầm cố - Có bảo lãnh của ngân hàng khác, của các công ty được thành lập theo quyết định 90, 91 -...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu về thanh tóan trong xuất nhập khẩu và các hình thức tín dụng trong thanh tóan xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng nhà nước - 2
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Doanh nghiệp đó phải là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc thu mua sản xuất, chế biến để uỷ thác xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải có đủ những điều kiện của thể lệ tín dụng ngắn hạn hiện hành (có tư cách pháp nhân, có phương án sản xuất kinh doanh được ICBV chấp nhận). Về đảm bảo nợ vay doanh nghiệp có các hình thức sau: - Có tài sản thế chấp cầm cố - Có bảo lãnh của ngân hàng khác, của các công ty được thành lập theo quyết định 90, 91 - Có sự bảo đảm bằng tài khoản tiền gửi đối ứng VND (để cho vay USD) hoặc tiền gửi USD (để cho vay VND) của doanh ngiệp hoặc tổng công ty. - Cầm cố bằng hối phiếu hoặc bộ chứng từ. - Khi có L/C đã mở mà chi nhánh được chỉ định là ngân hàng chiết khấu và ngân hàng thông báo. - Nguồn thu từ hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng uỷ thác (đối với doanh nghiệp không xuất khẩu trực tiếp) xác định rõ khả năng thanh toán của bên mua và chỉ định thanh toán về tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng. - Có hợp đồng xuất khẩu theo chương trình trả nợ nước ngoài của Chính phủ. Tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng thanh toán hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp vay vốn mà quyết định phối hợp, lựa chọn nhiều hình thức bảo đảm nợ vay khác nhau. Qui trình tín dụng. Khi có nhu cầu vay vốn các doanh nghiệp phải gửi đến Ngân hàng Công thương Đống Đa hồ sơ xin vay bao gồm:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hồ sơ liên quan đến tư cách pháp nhân như quyết định thành lập doanh nghiệp, 1) giấy phép kinh doanh, điều lệ (nếu có). Các tài liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm các báo cáo quyết toán các 2) năm trước và quý gần nhất tính đến thời điểm xin vay. Đơn xin vay kèm theo phương án sản xuất kinh doanh. 3) Các tài liệu liên quan đến việc cho phép xuất khẩu theo pháp luật Việt Nam 4) Hồ sơ thế chấp cầm cố, bảo lãnh và các hình thức bảo đảm nợ vay khác. 5) Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu thì phải gửi kèm theo hợp đồng xuất khẩu và các văn bản khác theo qui định của chi nhánh. Sau khi hoàn tất các điều kiện trên các doanh nghiệp tiến hành giải trình mục đích vay vốn, thanh toán hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của món vay. Nếu chấp nhận, ngân hàng sẽ kí hợp đồng hay khế ước vay vốn với doanh nghiệp. Các hình thức tín dụng xuất khẩu : Ngân hàng Công thương Đống Đa có thể cho vay đối với nhà xuất khẩu theo các hình thức cụ thể: - Cho vay trước khi có hợp đồng xuất khẩu: Doanh nghiệp trước khi có hợp đồng xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng cho vay để bổ sung vốn lưu động, thu mua, dự trữ sản xuất hàng xuất khẩu. Mức tối đa bằng tổng chi phí cần thiết để thu mua, dự trữ hàng xuất khẩu. - Cho vay sau khi kí hợp đồng xuất khẩu: Sau khi kí hợp đồng xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể được chi nhánh xem xét cho vay để tiếp tục bổ sung vốn lưu động, thu mua sản xuất hàng xuất khẩu theo hợp đồng nhưng với điều kiện doanh nghiệp phải
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com cam kết đảm bảo việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại ngân hàng để trả nợ. Mức tối đa = tổng chi phí sản xuất ra trị giá hàng hoá theo hợp đồng xuất khẩu đã kí - vốn tự có và vốn ứng trước của người mua, các nguồn huy động khác. - Cho vay khi L/C đã được mở: sau khi nhận được L/C do ngân hàng nước ngoài phát hành nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động để thu mua dự trữ sản xuất hàng hoá xuất khẩu thì ngoài những hồ sơ kể doanh nghiệp cần phải gửi hợp đồng xuất khẩu tới ngân hàng và đáp ứng một số điều kiện: Công thương Đống Đa phải là ngân hàng thông báo và thanh toán L/C ; Ngân hàng phát hành L/C phải được chi nhánh chấp nhận ; trong L/c phải qui định rõ bộ chứng từ phải được xuất trình tại chi nhánh nếu không thì bản gốc của L/C phải do Ngân hàng Công thương Đống Đa nắm giữ. Mức cho vay tối đa theo hình thức này không vượt quá trị giá L/C. Trường hợp doanh nghiệp đã được ngân hàng cho vay để thực hiện hợp đồng thì chi nhánh chỉ cho vay bổ sung phần vốn chênh lệch. - Cho vay cầm cố hối phiếu: Sau khi xuất hàng có được hối phiếu nếu nhà xuất khẩu có nhu cầu vay vốn sẽ được chi nhánh xem xét cho vay theo hình thức cầm cố hối phiếu. Mức cho vay tối đa không vượt quá 80% trị giá hối phiếu, trừ một số trường hợp được bảo lãnh khả năng thanh toán hoặc với khách hàng lớn có quan hệ lâu dài mức cho vay có thể đạt tới 90%-95% trị giá hối phiếu. Khi nhận được tiền hàng chi nhánh sẽ thanh toán lãi phải thu, tự động thu hồi nợ gốc đã cho vay và lãi. Lãi được tính từ ngày phát tiền vay đến ngày ngân hàng thu được tiền từ
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com ngân hàng phát hành L/C hoặc từ doanh nghiệp, phần còn lại ngân hàng chuyển trả theo yêu cầu của doanh nghiệp. Phương pháp cho vay: Chi nhánh có thể cho vay theo quí hoặc cả mùa vụ (nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu ổn định) và ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng thường xuyên để kí hợp đồng. Với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên, ICBV áp dụng phương pháp cho vay theo món (cho vay từng lần) tương ứng với mức độ đảm bảo nợ vay. Thời hạn cho vay : Chi nhánh cho vay tối đa không quá 12 tháng và được xác định phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh và luân chuyển hàng hoá hoặc thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc thời hạn thanh toán của L/C. Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Tổng giám đốc trong từng thời kì và tương ứng với loại tiền vay. Với các khách hàng có quan hệ lâu dài, có quan hệ vay trả thường xuyên, cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng khi có doanh thu hàng xuất khẩu thì sẽ được cho vay với lãi suất ưu đãi. Trường hợp có tiền gửi VND làm đảm bảo thì được cho vay với lãi suất thấp. Thực hiện phát tiền vay: Việc phát tiền vay được dựa trên hợp đồng kinh tế và chuyển thẳng đến đơn vị thụ hưởng. Trường hợp người bán không có tài khoản thì được phép dùng tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán và việc phát tiền vay dựa trên hoá đơn nhập kho, hợp đồng. Trường hợp ứng tiền để thu mua thì căn cứ vào tiến độ mua hàng giao giám đốc chi nhánh xem xét thực tế để quyết định cho vay. Sau từ 7-10 ngày kể từ khi phát tiền vay, chi nhánh phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay. Xử lí hợp đồng vi phạm: Nếu hợp đồng tín bị phá vỡ do các nguyên nhân như:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Bên mua phá vỡ hợp đồng a) Bên mua hoặc ngân hàng bên mua bị phá sản. b) Do hình thức thanh toán không an toàn (chuyển tiền điện tử, nhờ thu...). c) Rủi ro hối đoái, rủi ro chứng từ thanh toán và các điều khoản bất lợi cho nhà xuất d) khẩu qui định trong hợp đồng xuất khẩu ... Doanh nghiệp không được hưởng các ưu đãi nêu trên và khoản nợ coi như đến hạn nếu trong 15 ngày sau đó doanh nghiệp không có cách trả nợ cho ngân hàng. Đối với nhập khẩu Với các doanh nghiệp nhập khẩu Ngân hàng Công thương Đống Đa áp dụng các hình thức sau: *Cho vay mở L/C AT SIGHT - hình thức tín dụng tài trợ chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu. Hiện nay tại Chi nhánh tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức L/C AT SIGHT. Cụ thể về hình thức này như sau : Theo công văn 2725/ CV – NHCT5 ra ngày 29 tháng 09 năm 2000 về hướng dẫn việc mở và thanh toán L/C AT SIGHT của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam thì việc mở L/C AT SIGHT phải tuân theo những qui định dưới đây : Mở l/c at sight : Khách hàng có nhu cầu nhập vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị ... mà trong hợp đồng ngoại thương qui định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ trả tiền ngay (gọi tắt là L/ C AT SIGHT) được Ngân hàng công thương xem xét cho mở L/C AT SIGHT.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trường hợp mở L/C AT SIGHT thanh toán bằng nguồn vốn của khách hàng : Khách hàng phải ký quỹ. Mức ký quỹ tuỳ thuộc vào khả năng khách hàng đó thuộc vào đối tượng nào. + 100% giá trị L/ C AT SIGHT : Với khách hàng có nhu cầu nhập khẩu vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị thanh toán bằng L/C AT SIGHT sẽ được bộ phận thanh toán quốc tế tiếp nhận và giải quyết. + Trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C. Chỉ áp dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, quan hệ tín dụng với ngân hàng và với các ngân hàng khác sòng phẳng, không có nợ quá hạn, có lãi treo. Mức ký quỹ tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp : Với doanh nghiệp Nhà nước : Khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo l•nh. - Các Tổng công ty 90, 91 có thể xem xét ký quỹ. a. Các đơn vị thành viên Tổng công ty 90, 91, doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ,Tỉnh, b. Thành phố : Mức ký quỹ tối thiểu bằng 5% giá trị L /C. Các đối tượng khác : Mức ký quỹ tối thiểu bằng 20% giá tri L / C. c. Khách hàng không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Các Tổng công ty 90, 91 tối thiểu bằng 5% giá trị L /C. a. Các đơn vị thành viên Tổng công ty 90, 91, doanh nghiẹp Nhà nước thuộc Bộ, b. Tỉnh, Thành phố : Mức ký quỹ tối thiểu bằng 10% giá trị L /C. Các đối tượng khác : Mức ký quỹ tối thiểu bằng 30% giá trị L/ C. c.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Mức tối thiểu bằng 50% giá trị L / C đối với khách hàng có tài sản thế chấp, cầm a. cố, bảo lãnh. Và 80% giá trị L/C đối với khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. b. Trường hợp khách hàng mở L/C AT SIGHT thanh toán bằng nguồn vốn vay của NHCT : Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn mở L/C nhập khẩu hàng hoá. Ngân hàng sẽ tiến hành các bước xem xét thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra giám sát món vay và các thủ tục khác như các món vay bình thường và tiến hành mở L/C nếu khách hàng hội đủ các điều kiện vay v ốn. Nếu ngân hàng duyệt cho vay theo phương thức cho vay từng lần (đối với cho vay ngắn hạn) hoặc phương thức cho vay theo dự án (đối với dự án trung dài hạn) thì trước khi mở L/C ngân hàng và khách hàng phải ký kết hợp đồng tín dụng. Nếu ngân hàng duyệt cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng thì khi mở L/C khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay (theo mẫu đính kèm). + Mức ký quỹ : -Đối với cho vay ngắn hạn : Giám đốc chi nhánh xem xét định mức ký quỹ hoặc miễm mức ký quỹ tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng trong quan hệ tín dụng, khả năng tài chính, khả năng tiêu thụ hàng hoá, hiệu quả kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng. Đối với mức cho vay trung dài hạn: - Nếu khách hàng mở L/C AT SIGHT để thanh toán 100% bằng vốn vay cho hàng a. nhập khẩu là máy móc thiết bị thì được miễn ký quỹ.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trường hợp trong dự án có một phần cho vay nhập khẩu máy móc thiết bị thanh b. toán bằng L/C AT SIGHT qua Ngân hàng Công thương Việt Nam, đơn vị phải trích trong nguồn vốn tự có tham gia vào dự án vay tối thiểu là 5% giá trị L/C để ký quỹ nhưng phải đảm bao phần chênh lệch giữa giá trị L/C và số tiền ký quỹ không vượt quá phần vốn ngân hàng tham gia vào dự án. Trường hợp dự án cho vay vốn chỉ có một phần nhập khẩu máy móc thiết bị, đơn vị c. ký quỹ toàn bộ phần vốn tự có tham gia vào dự án xin vay để mở L/C nhập khẩu +Mức ký quỹ : Khi cho vay ngoại tệ mở và thanh toán L/C, chi nhánh phải chấp hành nghiêm túc mức uỷ quyền cho vay ngoại tệ theo quy định tại văn bản 1581/CV – NHCT5 ngáy 01 tháng 07 năm 1999 và văn bản 1012/CV - NHCT5 ngày 21 tháng 04 năm 2000 của NHCTVN đồng thời phải đảm bảo không vượt mức dư nợ cho vay và bảo l•nh cao nhất đối với mọi khách hàng đã được NHCTVN uỷ quyền cho chi nhánh. Thanh toán L/C AT SIGHT. Khi L/C đến hạn ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thanh toán L/C với nước ngoài. Mức cho vay bằng chênh lệch giữa số tiền thực tế thanh toán với nước ngoài trừ đi số tiền kỹ quỹ. Khách hàng phải ký vào giấy nhận nợ để hạch toán vào tài khoản cho vay thích hợp. Trường hợp đến ngày thanh toán L/C, khách hàng vì một lý do nào đó mà chưa kịp ký vào giấy nhân sự thì ngân hàng căn cứ vào hợp đồng tín dụng cho vay vốn (đã ký kết trước khi mở L/C), chứng từ thanh toán L/C, ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản cho
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com vay của khách hàng việc quản lý theo dõi thu nợ , thu lãi thực hiện như khoản vay bình thường. *Cho vay ngắn hạn nhập khẩu hàng hoá Ngân hàng Công thương Đống Đa, bên cạnh cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp nhập khẩu để họ nhập khẩu hàng hoá phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên với các doanh nghiệp nhập khẩu hình thức tín dụng này ít dùng hơn so với các doanh nghiệp xuất khẩu . Cho vay trung, dài hạn nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất Đây là hình thức chủ đạo trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ICBV hiện nay. Theo hình thức này ngân hàng sẽ cung cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ đầu tư phát triển. Cho vay theo hình thức bảo lãnh nhập hàng trả chậm Ngoài các hình thức nếu trên đối với các doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Đống Đa còn cho vay theo hình thức ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho khách hàng nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài thông qua sự cam kết với ngân hàng nước ngoài trả nợ đúng hạn bằng việc mở L/C trả chậm cho khách hàng, nếu khách hàng không trả đúng hạn Ngân hàng Công thương Đống Đa sẽ đứng ra trả nợ thay cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ phải nhận nợ của ngân hàng. 2.3. Tình hình tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Đống Đa thời gian qua 2.3.1. Những mặt đạt được.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Kết quả chung: Mặc dù lĩnh vực xuất nhập khẩu là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, nhưng từ khi bắt đầu đi vào hoạt động đến nay Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thu được những thành công không nhỏ trong lĩnh vực này. - Về quan hệ hợp tác : Cho đến nay Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thiết lập được nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngân hàng thương mại khác như : VCB, TECHCOMBANK, APBANK, HAHUBANK,… . Hiện nay hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu đã góp phần đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng quốc tế trong quá trình hội nhập, kết hợp với các dịch vụ hoạt động ngân hàng quốc tế khác, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Đống Đa và sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. - Về hoạt động nghiệp vụ : Trong ba năm liên tục từ năm 1999 đến năm 2001. Doanh số cho vay xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn tăng trưởng ở mức cao trung bình năm 2000 tăng 93,95% so với năm 1999. Năm 2001 tăng 64,25% so với năm 2000. Điều này thể hiện thị trường xuất nhập khẩu đố với nhân hàng ngày càng được mở rộng. Bảng 3 : Doanh số cho vay xuất nhập khẩu giai đoạn 1999 - 2001 (đơn vị : 1000.000) Năm Doanh số cho vay Tăng so với năm trước (%) 1999 96725 ----- 2000 187600 93.95 2001 308141 64.25 Nguồn : Báo cáo Tổng kết hoạt động tín dụng
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com xuất nhập khẩu giai đoạn 1999-2001 Năm 1999 doanh số cho vay xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa chỉ đạt 96.725 triệu đồng , đến năm 2000 đã đạt 187.600 triệu đồng và năm 2001 doanh số cho vay xuất nhập khẩu đã đạt 308141 triệu đồng tăng 120541 triêụ đồng so với năm 2000. Về dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu : Năm 1999 đạt 84.320 triệu đồng , năm 2000 đạt 165205 triệu đồng , năm 2001 là năm hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa đạt dư nợ cao nhất là 287.052 triệu đồng , gấp 3.4 lần năm 1999 và 1.7 lần năm 2000. Điều này cho thấy theo thời gian hoật động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa càng tăng trưởng và khả năng đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng cao. Tỷ trọng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu trong tổng dư nợ tuy chưa cao , tuy nhiên tỷ lệ này được tăng dần qua các năm : 10.54% năm 1999 ; 23.6 % năm 2000 và năm 2001 là 30.2% chứng tỏ vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu trong hoạt đôngj tín dụng của Ngân hàng Công thương Đống Đa ngày càng quan trọng . Mặt khác , như ta đã biết giai đoạn từ năm 1999 đến nay là giai đoạn rất khó khăn đối với hoạt động kinh tế đối ngoại bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong hku vực và sự chững lại của một số nền kinh tế các nước có quan hệ bạn hàng với Việt Nam đã làm cho thị trường xuất nhập khẩu của nước ta bị thu hẹp , các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ hàng hoá . Trong điều kiện đó mức tăng trưởng tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa vẫn dược duy trì ở mức cao và ổn định chứng tỏ khả năng và nỗ lực rất lớn của Chi nhánh trong lĩnh vực này.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Về cơ cấu tín dụng theo thời hạn : Năm 1999 tín dụng xuất nhập khẩu ngắn hạn là 37.728 triệu đồng chiếm 40% tổng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu , Năm 2000 dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu ngắn hạn là 85906.6 triệu đồng chiếm 52% tổng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu , Năm 2001 tỷ trọng này là 59% điều này thể hiện Ngân hàng Công thương Đống Đa có thể mở rộng và đáp ứng các khoản tín dụng cho những món vay có thời hạn ngắn cũng như dài hạn cho xuất nhập khẩu . Đồng thời ta thấy các khoản tín dụng xuất nhập khẩu ngắn hạn có xu hướng tăng lên so với tín dụng xuất nhập khẩu trung và dài hạn , cũng có nghĩa là nhu cầu về tín dụng ngắn hạn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là rất lớn . Đây là lợi thế mà chi nhánh cần quan tâm khai thác . Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng: Trong cơ cấu tín dụng xuất nhập khẩu - theo đối tượng khách hàng thì tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù chưa nhiều nhưng đã được nâng nên qua các năm. Năm 1999, tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 9%, đến năm 2000 tỷ lệ này đã tăng nên 15% và năm 2001 là 23%. Về số tuyệt đối doanh số cho vay đối với thành phần này tăng với tốc độ khá nhanh.Năm 2001, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và gấp 8 lần năm 1999. Điều này cho thấy rõ xu hướng đa dạng hoá khánh hàng đã được chú trọng và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang được chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa quan tâm hỗ trợ. Điều này được thể hiện ở biểu 3 Biểu 3 : Dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu giai đoạn 1999 – 2001 Các doanh nghiệp Nhà nước vẫn luôn là đối tượng khách hàng lớn của Ngân hàng Công thương Đống Đa trong tất cả các lĩmh vực mà đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mặc dù tỷ trọng tín dụng cho các Doanh nghiệp nhà nướctuy có giảm song vẫn tăng cao về
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com số tuyệt đối, điều này phản ánh thực tế khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Công thương Đống Đa. * Tín dụng xuất khẩu: Những năm trước đây do đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Công thương Đống Đa là các doanh nghiệp hoạt động trong nước là chính nên các nhu cầu về tín dụng xuất khẩu rất thấp và chi nhánh hầu như không quan tâm theo dõi riêng mà tín dụng xuất khẩu được lồng ghép vào cho vay tín dụng chung. Khi nền kinh tế các nước khu vực ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải có những bước đột phá mới để hoà nhập vào vơí nền kinh tế khu vực và sự phát triển chung của nền kinh tế quốc tế, nhu cầu xuất hàng hoá, các thiết bị của Việt Nam là rất cấp bách và Ngân hàng Công thương Đống Đa đã quan tâm đến tín dụng xuất khẩu thể hiện ở việc ngân hàng cho vay đối với các doanh nghiệp xuáat khẩu một số mặt hàng chủ yếu theo chương trình của chính phủ như: gạo, cà phê, cao su… .Tuy nhiên, hoạt động tín dụng xuất mới chỉ nặng về chính sách mà không mang tính chất thương mại nên cũng chưa được quan tâm đúng mức. Từ năm 1999 đến nay do nhu cầu về vốn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng lên và do chính sách đa dạng hoá trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Ngân hàng Công thương Đống Đa mới thực sự coi hoạt động tín dụng xuất khẩu là một nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù mới đi vào hoạt động, tín dụng xuất khẩu của ngân hàng bước đã đạt được một số kết quả khả quan. Đáp ứng một phần nhu cầu vốn không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Cụ thể là:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Về quan hệ khách hàng: hiện nay ICBV đã là nhà tài trợ của rất nhiều các tổng - công ty có thế mạnh về xuất trên địa bàn, ngoài ra ngân hàng cũng quan tâm đến việc tài trợ cho các công ty liên doanh với nước ngoài. Về hoạt động nghiệp vụ: hoạt động nghiệp vụ xuất khẩu đã được triển khai trên địa - bàn thuộc ngân hàng, và tại một số doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu mạnh đã triển khai tốt hoạt động này và đây là hạt nhân tốt để thúc đẩy việc thực hiện tốt trong hệ thống ngân hàng. Kết quả hoạt động: dự nợ tín dụng mặc dù chiếm tỷ trọng chưa cao so với dự nợ tín - dụng, nhưng đạt tốc độ tăng trưởng qua các năm: năm 1999 dư nợ tín dụng xuất khẩu đạt 26409,6 triệu đồng chiếm 28% trong tổng dư nợ xuất nhập khẩu, năm 2000 đạt 53262,1 triệu đồng chiếm 32,24% tổng dư nợ xuất nhập khẩu, năm 2001 98229,23 triệu đồng chiếm 34,22% tổng dư nợ xuất nhập khẩu. Tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa hiện nay 100% là cho vay ngắn hạn đáp ứng vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp xuất khẩu. Tỷ trọng cho vay xuất khẩu đạt trung bình 63,3%, trong đó năm cao nhất là năm 1999 chiếm 70%. Hai năm trở lại đây tỷ trọng này có giảm song không lớn (62% năm 2000 và 58% năm 2001) và dư nợ tuyệt đối vẫn tăng trong điều kiện hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Tín dụng nhập khẩu: Hoạt động tín dụng nhập khẩu của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa được thực hiện sớm hơn tín dụng xuất khẩu do từ lâu chi nhánh đã là bạn hàng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp có nhu cầu lớn về nhập khẩu móc thiết bị sản xuất kinh doanh cũng như bởi nhiều năm trước đây nhu cầu nhập khẩu cuả nước ta về
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hàng hoá lớn hơn nhiếu so với hiện nay vì các lí do: hoặc hàng của ta không sản xuất được hoặc sản xuất ra nhưng không xuất khẩu được do chất lượng kém, giá thành cao... Những năm gần đây hoạt động tín dụng nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn đạt được những thành công mặc dù đấy không phải lĩnh vực chủ lực của Ngân hàng Công thương Đống Đa, cụ thể: - Về quan hệ bạn hàng và mạng lưới hoạt động: hiện nay quan hệ trong hoạt động tín dụng cho nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa có thể coi là khá rộng. Ngân hàng đã thiết lập mối liên hệ tài trợ của rất nhiều dự án nhập khẩu với nhiều ngân hàng trong và ngoài nước. Mạng lưới trong nước cũng không ngừng được mở rộng. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự mở rộng và tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Đống Đa đối các ngân hàng khác. - Về kết quả hoạt động nghiệp vụ: dự nợ tín dụng nhập khẩu tăng mạnh trong điều kiện bất lợi về tỷ giá và đóng góp một vai trò lớn trong việc hiện đại hoá máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, hàng hoá của các doanh nghiêp. Năm 1999 dư nợ tín dụng nhập khẩu đạt 78662,88 triệu đồng, năm 2000 đạt 125555.8 triệu đồng, năm 2001 là 224647 triệu đồng. Tỷ trọng dư nợ tín dụng nhập khẩu đạt trung bình trên 79% trong tổng dư nợ xuất khẩu. Trong đó cho vay nhập khẩu chủ yếu là cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng tín dụng nhập khẩu ngắn hạn nhỏ so với tổng dư nợ nhập khẩu cho thấy hiện nay các dự án nhập khẩu mà Ngân hàng Công thương Đống Đa đang đáp ứng vẫn là những dự án nhập khẩu lớn, việc vay trả diễn ra trong nhiều năm. Tình hình nợ quá hạn xuất nhập khẩu (XNK) của ICBV.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng được phản ánh khá rõ ở tình hình nợ quá hạn. Do vậy, sẽ là thiếu sót khi ta xem xét chất lượng của các khoản tín dụng xuất nhập khẩu của ICBV mà không chú ý đến nợ quá hạn của ngân hàng. So với các ngân hàng khác thì tỷ lệ nợ quá hạn xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa là thấp hơn khá nhiều. Chẳng hạn như ở chi nhánh ngân hàng EximBank Hà Nội một chi nhánh ngân hàng chủ lực trong kinh doanh đối ngoại thì tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu năm 1998 là 9,9% năm 1999 có hạ cũng chỉ ở mức 6,6%. Trong khi đó tỷ lệ này của Ngân hàng Công thương Đống Đa giao động ở con số 3%. Đây có thể xem là một thành tựu của ngân hàng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa đã được hạ thấp các năm từ 1999-2001. Năm 1999 tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu là 3,15%, năm 2000 giảm xuống còn 3% và đến năm 2001 là 2,89%. Những con số này phản ánh nỗ lực rất lớn của Ngân hàng Công thương Đống Đa trong việc nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu. Tỷ lệ nợ quá hạn xuất nhập khẩu được duy trì tương đối ổn định và ở mức có thể chấp nhận được. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp chủ yếu là do nợ quá hạn trung và dài hạn thấp. Năm cao nhất tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn mới chỉ là 2,6%. Nợ quá hạn trung và dài hạn thấp là do các nguyên nhân sau: + Thứ nhất: cho vay trung và dài hạn tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa thường có thời hạn cho vay dài, thời kỳ trả nợi ổn định và các doanh nghiệp có thể đề điều chỉnh kỳ trả nợ. Mặt khác, lãi suất của hình thức này thường thấp hơn các nguồn khác và người vay được lựa chọn lãi suất để hạn chế rủi ro do đó nó tạo cho các doanh nghiệp có thời gian khai thác vốn và thu được lợi nhuận để trả nợ.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Thứ hai: là nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc việc xử lý và thu hồi nợ, một số khoản vay cần được điều chỉnh mức thu nợ hàng năm đã được xử lý kịp thời. Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng xuất nhập khẩu ngắn hạn cao hơn nhiều so với tín dụng trung và dài hạn với các lí do: Cho vay ngắn hạn tập trung vào cho vay xuất khẩu mà các mặt hàng xuất khẩu như: - nông, lâm, thuỷ hải sản thường mang tính mùa vụ cao do đó thời điểm hoàn trả thường sai lệch so sới thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu thu được tiền hàng. Cho vay ngắn hạn tín dụng xuất nhập khẩu thường gặp những khó khăn do sự biến - động giá cả tỷ giá hơn so với cho vay trung dài hạn. Do có tâm lí là những khoản vay ngắn hạn thường nhỏ và phân tán ở nhiều khách - hàng khác nhau nên việc thẩm định đối với các khoản tín dụng này còn lỏng lẻo, sự quản lí, đôn đốc thu hồi nợ thực hiện chưa được tốt. Năm 1999 là năm tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng trung ngắn hạn XNK cao nhất 3,8% đây là thời kì thị trường thế giới có những biến động lớn làm ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hoá XNK. Sự mất giá của một số đồng tiền trong khu vực làm khả năng cạnh hàng hoá XNK của họ tăng lên, các doanh nghiệp XNK của ta gặp nhiều khó khăn hơn nữa đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, sự biến động tỷ giá làm cho khả năng trả nợ của họ không được đảm bảo. Qua những số liệu và việc phân tích ở trên ta có thể thấy được Ngân hàng Công thương Đống Đa đã đạt những kết kết quả khá tốt về mặt chất lượng tín dụng cho XNK. Điều đó được phản ánh thông qua sự trợ vốn kịp thời và có hiệu quả cho nhiều ngành, nhiều dự án XNK quan trọng của các doanh nghiệp cũng như của đất nước, sự tin tưởng của khách
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hàng cũng như sự gia tăng về các mối quan hệ của Ngân hàng Công thương Đống Đa với các bạn hàng trong nước và quốc tế. Ngoài ra, với những chỉ tiêu cụ thể về tổng dư nợ tăng, nợ quá hạn giảm đã cho thấy tín dụng XNK của Ngân hàng Công thương Đống Đa đang dần được nâng cao. Tuy vậy bên cạnh những kết quả đã đạt được, đối với vấn đề chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa còn có nhiều hạn chế cần quan tâm. 2.3.2. Hạn chế Thứ nhất, nguồn vốn cho xuất nhập khẩu chưa đáp ứng yêu cầu: Hiện nay nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng cao trong khi ngân hàng chưa có một nguồn vốn lớn, ổn định để đáp ứng nhu cầu này ngân hàng thường phải sử dụng các nguồn vốn vay thương mại trên thị trường với lãi cao và thời hạn ngắn. Ngoài ra với nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế thì nguồn vốn trung dài hạn còn thấp, số tiền gửi thanh toán chưa cao gây khó khăn trong việc triển khai các dự án tài trợ trung dài hạn có giá trị lớn. Nguyên nhân của hạn chế này là do nhiều phía : đối với người gửi tiền họ còn thiếu tin tưởng vào sự ổn định tiền tệ, sự bùng nổ của lạm phát trong những năm trước đây đã tác động đến tâm lý của khách hàng khi đem tiền vào gửi tại ngân hàng. Bởi vậy, họ thường chỉ gửi tiền tại ngân hàng trong thời gian ngắn. Đối với Ngân hàng do mới đi vào hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nên chưa tạo được các mối quan hệ lâu dài và ổn định với bạn hàng. Mặt khác, với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thuỷ hải sản thường mang tính thời vụ và phụ thuộc khá nhiều vào tự
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhiên do đó nhu cầu vốn thường không ổn định gây khó khăn cho việc chuẩn bị vốn của Ngân hàng. Thứ hai là cơ cấu tín dụng xuất nhập khẩu chưa hợp lí, hình thức còn đơn điệu: Hiện nay tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa chủ yếu là phục vụ nhập khẩu, tín dụng xuất khẩu chiếm tỉ trọng nhỏ mới chỉ tập trung cho vay ngắn hạn. Bên cạnh, cơ cấu tín dụng chưa hợp lí thì về hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Công thương Đống Đa còn đơn điệu các hình thức hiện nay Ngân hàng đang áp dụng mới chỉ là các hình thức cổ điển, nhiều hình thức tín dụng xuất nhập khẩu mới và có khả năng thích ứng còn chưa được áp dụng dẫn đến các sản phẩm cung cấp không đa dạng và hạn chế khả năng được lựa chọn của khách hàng cũng như phân tán rủi ro cho Ngân hàng . Thứ ba là tín dụng xuất khẩu còn mang nặng tính tự phát, chưa được triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống dẫn đến chất lượng hoạt động nhiều khi còn thấp. Hoạt động tín dụng xuất khẩu chưa được các định rõ nét các biện pháp hỗ trợ riêng còn đan xen với các hoạt động khác. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Về nhận thức cho vay xuất khẩu chưa trải đều và sâu rộng, mang nặng quan niệm Ngân hàng là cho vay Đầu tư xây dựng cơ bản nên nhiều chi nhánh vẫn cho rằng khách hàng kinh doanh xuất khẩu không phải là đối tượng khách hàng của Ngân hàng Công thương Đống Đa. Về con người : Xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu hơn thế đây là hình thức nghiệp vụ còn nhiều mới mẻ do vậy lực lượng cán bộ tín
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com dụng để triển khai vừa thiếu, vừa yếu về kinh nghiệm, nghiệp vụ và ngoại ngữ so với yêu cầu Về công cụ thực thi: Mạng lưới thanh toán quốc tế chưa đủ lớn và phù hợp. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như sự không định rõ chức năng quản lí giữa các phòng ban, qui chế cho vay xuất khẩu ... Thứ tư, nợ ngắn hạn quá hạn còn cao. Những năm qua mặc dù tỉ lệ nợ quá hạn đã giảm đi và ở mức thấp tuy nhiên tỉ lệ nợ ngắn hạn quá hạn còn cao so với mục tiêu dưới 2% của Ngân hàng. Hơn thế mặc dù tỉ lệ nợ quá hạn giảm nhưng về số tuyệt đối vẫn tăng như vậy cũng là không tốt. Ngoài ra, nợ khó đòi vẫn xảy ra tuy với tỉ lệ rất nhỏ nhưng nếu xét về giá trị tuyệt đối thì không nhỏ như vậy giá trị tổn thất của ngân hàng nếu xảy ra cũng không nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, khó đòi của ngân hàng trong đó có một số nguyên nhân chính là: Môi trường pháp lí, kinh doanh trong nước chưa đồng bộ chặt chẽ, thị trường quốc tế thời gian qua có nhiều biến động dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp thấp. Về phía ngân hàng là khi xét duyệt cho vay còn thiếu sâu sát, chưa nghiên cứu kĩ đặc điểm từng ngành, thiếu thông tin trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (thông tin thị trường, giá cả, đối thủ cạnh tranh...), thiếu thông tin về công nghệ, tổ chức tiếp thị trong giao dịch các nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa đầy đủ. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu về m-Commerce và các mô hình thanh toán
27 p | 413 | 102
-
CHUYÊN ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ BAO THANH TOÁN
26 p | 176 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại Công ty cổ phần Dược TW Medipharco - Tenamyd
68 p | 418 | 50
-
Nguyên Lý Kế Toán - Bài 1
16 p | 158 | 43
-
Đề tài: Tìm hiểu về IAS 21 (International Accounting Standards)
15 p | 153 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu một số giao thức thanh toán qua mạng công khai
62 p | 153 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam
96 p | 47 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
119 p | 87 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao nhận Hàng hóa TNN
88 p | 38 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty cổ phần Vận tải Ô tô số 1
97 p | 35 | 15
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất hình khả năng thanh toán tại siêu thị Co.opMart Huế
86 p | 103 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Tìm hiểu về vai trò của chuẩn chữ ký số trong dịch vụ hành chính điện tử
76 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại Công ty cổ phần Hóa chất Hải Hà
89 p | 17 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ thanh toán của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
90 p | 17 | 8
-
Đề tài: Giải pháp mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng công thương Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO
102 p | 72 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Vĩnh Long
121 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở việt nam và thực tiễn áp dụng
99 p | 35 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHHH Kiểm toán Sao Việt
100 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn