intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

89
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng chống rửa tiền đã được thực hiện. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho hoạt động phòng chống rửa tiền nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ RỬA TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Tài chính Ngân hàng NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA Hà Nội – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ RỬA TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Tài chính Ngân hàng Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Nga Người hướng dẫn: PGS. TS Đặng Thị Nhàn Hà Nội – 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, xây dựng đề cương, nghiên cứu đề tài: “Rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”, em đã nhận được sự giúp đỡ từ các thầy, cô giáo trường Đại học Ngoại thương Hà Nội để hoàn thành luận văn này. Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Tài chính Ngân hàng, các thầy, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Đặc biệt, cho phép em được bày tỏ sự trân quý và biết ơn tới PGS. TS Đặng Thị Nhàn – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết đến từ cô. Mặc dù đã có nhiều sự cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nhưng do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế nên luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và mọi người để luận văn được hoàn thiện hơn.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. V DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ....................................................................... VII TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. X CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ................................................................................................. 8 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN ....................................................... 8 1.1.1 Khái niệm rửa tiền............................................................................................... 8 1.1.2 Hình thức và thủ đoạn rửa tiền .......................................................................... 11 1.1.3 Hậu quả kinh tế xã hội của hoạt động rửa tiền .................................................. 15 1.1.4 Cơ sở pháp lý về hoạt động phòng chống rửa tiền ............................................ 18 1.1.5 Thực trạng rửa tiền trên thế giới........................................................................ 24 1.1.6 Kinh nghiệm phòng chống rửa tiền thông qua hoạt động thanh toán quốc tế trên thế giới......................................................................................................................... 29 1.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ .................................................... 33 1.2.1 Thanh toán quốc tế ............................................................................................. 33 1.2.2 Đặc điểm của hoạt động thanh toán quốc tế ...................................................... 33 1.2.3 Vai trò của thanh toán quốc tế ........................................................................... 36 1.2.4 Các phương thức thanh toán quốc tế ................................................................. 37 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động rửa tiền trong thanh toán quốc tế ........ 39 1.2.6 Các phương thức rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam ................................................................................................. 40 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .............................. 45 2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ QUA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM......................................................................................................................... 45 2.2 THỰC TRẠNG RỬA TIỀN TẠI VIỆT NAM ....................................................................... 47 2.2.1 Tình hình hoạt động rửa tiền tại Việt Nam ........................................................ 47 2.2.2 Các phương thức rửa tiền tại Việt Nam ............................................................. 49
  6. iv 2.3 THỰC TRẠNG RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................................................... 52 2.3.1 Các phương thức rửa tiền qua các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.............. 52 2.3.2 Thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam ................................................................................................. 53 2.3.3 Các nguyên nhân của hoạt động rửa tiền qua các Ngân hàng Thương mại Việt Nam ............................................................................................................................. 60 2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ........................................................................ 62 2.4.1 Thực trạng công tác phòng chống rửa tiền tại Ngân hàng Nhà nước ............... 62 2.4.2 Thực trạng công tác phòng chống rửa tiền tại các Ngân hàng Thương mại ..... 71 2.4.3 Đánh giá chung về hoạt động phòng chống rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại hệ thống Ngân hàng Việt Nam .................................................................. 84 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 89 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ................................................................................................................................. 89 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM .......................................................................................... 94 3.2.1 Nhóm giải pháp thuộc về Nhà nước ................................................................... 94 3.2.2 Nhóm giải pháp thuộc về Ngân hàng Nhà nước ................................................ 97 3.2.3 Nhóm giải pháp thuộc về các Ngân hàng Thương mại ...................................... 99 KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 103
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt Affinbank Affin Banking Berhad Ngân hàng Affin Malaysia Agribank Vietnam Bank for Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Agriculture and Rural triển Nông thôn Việt Nam Development AMLock Anti-money laundering Hệ thống phòng chống rửa tiền lock APG Asia/Pacific Group on Nhóm Châu Á – Thái Bình money laundering Dương về chống rửa tiền BIDV Joint Stock Commerial Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát Bank for Investment and triển Việt Nam Development of Vietnam CBBank Construction Bank Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam EURO European monetary unit Đồng tiền chung Châu Âu Eximbank Vietnam Export Import Ngân hàng Thương mại Cổ phần Commercial Joint-Stock Xuất nhập khẩu Việt Nam Bank FATF Financial Action Task Lực lượng đặc nhiệm tài chính Force IMF International Monetary Quỹ tiền tệ quốc tế Fund KYC Know your customer Nhận biết thông tin khách hàng L/C Letter of credit Tín dụng chứng từ Maybank Maybank Malayan Ngân hàng Malaysia Banking Berhad NHNN Ngân hàng Nhà nước
  8. vi NHTM Ngân hàng Thương mại PCRT Phòng chống rửa tiền Sacombank Sai Gon Thuong Tin Ngân hàng Thương mại Cổ phần Commercial Joint Stock Sài Gòn Thương Tín Bank TCTD Tổ chức tín dụng TT&TTTM Thanh toán và tài trợ thương mại TTKB Tài trợ khủng bố Techcombank Vietnam Technical Ngân hàng Thương mại Cổ phần Commercial Bank Kỹ Thương Việt Nam USD United States dollar Đồng đô la Mỹ VIB Vietnam International Ngân hàng Thương mại Cổ phần Comercial Joint Stock Quốc tế Việt Nam Bank Vietcombank Joint Stock Commercial Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bank for Foreign Trade of Ngoại thương Việt Nam Vietnam Vietin Bank Vietnam Joint Stock Ngân hàng Thương mại Cổ phần Commercial Bank for Công thương Việt Nam Industry and Trade VPbank Vietnam Prosperity Joint Ngân hàng Thương mại Cổ phần Stock Commercial Bank Việt Nam Thịnh Vượng WB Worldbank Ngân hàng Thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng các vụ án được đem ra truy tố, xét xử theo Bộ Luật Hình sự trong giai đoạn 2014 - 2017 ...................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: Xếp hạng rủi ro về rửa tiền đối với các lĩnh vực trong nền kinh tế ..........48 Bảng 2.3: Nhận biết thư tín dụng thương mại giả mạoError! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Nhận biết thư tín dụng dự phòng giả mạo Error! Bookmark not defined. Bảng 2.5: Nhận biết thư bảo lãnh ngân hàng giả mạoError! Bookmark not defined. Bảng 2.6: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ gửi tới NHNN từ tất cả các tổ chức kinh tế giai đoạn 2014 – 2018 ................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.7: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ thống kê theo các biểu hiện được gửi từ các NHTM tới NHNN trong giai đoạn 2014 – 2018Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ phân loại theo các phương thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng giai đoạn 2014 – 2018.................................................67 Bảng 2.9: Đánh giá rủi ro về hoạt động rửa tiền qua các lĩnh vựcError! Bookmark not defined. Bảng 2.10: Thống kê các phần mềm phòng chống rửa tiền tại các NHTM ..... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11: Mức độ giám sát khách hàng theo phân loại rủi roError! Bookmark not defined. Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền của FATF .........................................................................................................................91
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: So sánh 20 quốc gia có lượng giao dịch thanh toán quốc tế lớn nhất thế giới năm 2019 ...........................................................................................................25 Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019 ........................................................................................................................46 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019 .......46 Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng số lượng các báo cáo giao dịch đáng ngờ gửi tới NHNN từ tất cả các tổ chức kinh tế giai đoạn 2014 – 2018 ..................................................64 Biểu đồ 2.4: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ thống kê theo các biểu hiện được gửi từ các NHTM tới NHNN trong giai đoạn 2014 – 2018 ......................................66 Biểu đồ 2.5: Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ phân loại theo các phương thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng giai đoạn 2014 – 2018 ..........................................68 Biểu đồ 2.6: Khảo sát mức độ thực hiện hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền...75 Biểu đồ 2.7: Khảo sát mức độ xuất hiện các giao dịch đáng ngờ tại các NHTM Việt Nam ...........................................................................................................................83
  11. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ phận Phòng chống rửa tiền của Maybank .................30 Sơ đồ 2.1: Ví dụ thực tế rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế bằng cách giao hàng trên mức hoá đơn.............................................. Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 2.2: Ví dụ thực tế rửa tiền sử dụng nhiều hoá đơn .........................................58 Sơ đồ 2.3: Quy trình rửa tiền qua thư tín dụng (L/C) ...............................................60 Sơ đồ 2.4: Quy trình nhận biết thông tin khách hàng ...............................................78 Sơ đồ 2.5: Quy trình giám sát giao dịch qua hệ thống phần mềm ............................81 Sơ đồ 2.6: Quy trình báo cáo giao dịch đáng ngờ .....................................................82
  12. x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận văn “Rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” ngoài lời mở đầu, kết luận thì gồm 3 chương sau đây: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế Trong chương 1, em đã nêu ra các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động rửa tiền: Khái niệm, các thủ đoạn rửa tiền, hậu quả kinh tế xã hội của rửa tiền, cơ sở pháp lý về hoạt động phòng chống rửa tiền cũng như thực trạng rửa tiền trên thế giới. Đồng thời, em cũng đưa ra những lý thuyết chung về hoạt động thanh toán quốc tế bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò và các phương thức thanh toán quốc tế. Chương 2: Thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu, em nhận thấy hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra chủ yếu tại các NHTM. Từ đó, ở chương này, em tập trung tìm hiểu về thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam bao gồm những nội dung: thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế qua các NHTM Việt Nam, thực trạng rửa tiền tại Việt Nam cũng như tìm hiểu chi tiết về thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế , công tác phòng chống rửa tiền của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó, có những đánh giá chung về hoạt động phòng chống rửa tiền của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm vừa qua. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam Trong chương này, em đã trình bày định hướng hoạt động phòng chống rửa tiền trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động phòng chống rửa tiền đã đánh giá trong chương 2, em đề xuất các nhóm giải pháp mang tính chất tổng thể thuộc về Nhà nước, NHNN và nhóm giải pháp cụ thể thuộc về các NHTM nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam.
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, toàn cầu hóa là một quy luật và xu hướng tất yếu cho mọi sự phát triển khi mà nó mang lại những tác động rất mạnh mẽ tới mọi khía cạnh kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngoài việc mang đến những giá trị gia tăng và lợi ích kinh tế thì không thể không kể đến những hệ lụy tiêu cực xảy ra. Hoạt động ngân hàng không những chịu những áp lực về kinh tế mà còn chịu áp lực ngày càng tăng của các tội phạm liên quan, trong đó có tội phạm rửa tiền. Hoạt động rửa tiền đã và đang trở thành một vấn nạn đối với nhiều quốc gia trên thế giới và là vấn đề được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin, rửa tiền được coi như một loại tội phạm “không biên giới”. Hoạt động rửa tiền có ảnh hưởng tiêu cực tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của bất cứ quốc gia nào và đặc biệt nghiêm trọng với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hoạt động rửa tiền không những làm gia tăng tội phạm và tham nhũng, gây hậu quả xấu đối với hoạt động thương mại quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà còn làm suy yếu hệ thống tài chính và làm nền kinh tế và khu vực tư nhân bị tổn thương. Từ những tác hại nghiêm trọng và xu hướng gia tăng tội phạm, trên thế giới đã có rất nhiều những tổ chức Chính phủ nỗ lực tiến hành các hoạt động phòng, chống rửa tiền như: Ngân Hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), Lực Lượng Đặc Nhiệm Tài Chính (FATF), Ủy Ban Giám Sát Ngân Hàng Basel, nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG)… Tại các nước phát triển như: Anh, Hoa Kỳ, Úc… luật và các chính sách phòng chống rửa tiền đã được thiết lập, đang được triển khai và được tuân thủ một cách nghiêm túc. Tại Việt Nam, vấn nạn rửa tiền và hoạt động phòng chống rửa tiền cũng không còn là một khái niệm mới. Kể từ thời điểm chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến nay, các nguy cơ đến từ hoạt động rửa tiền ngày càng tăng cao. Không những thế, khi các quốc gia phát triển siết chặt quản lý tiền
  14. 2 tệ, những tội phạm rửa tiền lại càng có xu hướng chuyển hướng hoạt động các hoạt động phi pháp của mình sang các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hệ thống NHTM Việt Nam đang phải đối phó với các khoản tiền bất hợp pháp được tẩy rửa trong nước, mà còn phải đối phó với các nguy cơ từ các tổ chức tội phạm quốc tế. Với tình hình trên, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu và bước đầu triển khai những kế hoạch ngắn hạn, hệ thống luật pháp về phòng chống rửa tiền. Năm 2005, Nghị định 74/2005/NĐ-CP được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho công tác phòng chống rửa tiền. Ngày 18/06/2012, Luật Phòng chống rửa tiền số 07/2012/QH13 đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Tiếp đó, ngày 04/10/2013, Nghị định 116/2013/NĐ-CP đã được công bố, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền, thay thế cho Nghị định 74. Từ tháng 05/2007, Việt Nam cũng trở thành thành viên của Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và cam kết thực thi đầy đủ 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị và chống tài trợ khủng bố của FATF. Theo kết quả đánh giá của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Châu Á – Thái Bình Dương về rửa tiền và lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF – Financial Action Task Force) tại Hội nghị toàn thể FATF tháng 02/2014 thì Việt Nam đã có khuôn khổ pháp lý toàn diện về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Đến nay, Việt Nam đã hoàn tất đợt rà soát sơ bộ của APG và đang tích cực chuẩn bị cho đợt rà soát sâu của Nhóm rà soát các vấn đề hợp tác quốc tế (ICRG). Bên cạnh đó, hệ thống các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong công tác phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam đã từng bước được củng cố, phát triển. Trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam là Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống rửa tiền được thành lập năm 2009 và Trưởng ban hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, các thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo của 15 bộ, ngành có liên quan, Ngân hàng nhà nước là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo. Điều này thể hiện quyết tâm kiểm soát, phòng, chống rửa tiền của Việt Nam trong bối cảnh các hoạt động rửa tiền diễn ra rất tinh vi và phức tạp.
  15. 3 Cùng với quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã tích cực triển khai công tác phòng, chống rửa tiền. Với mạng lưới hoạt động phi pháp ngày càng mở rộng, một trong những phương thức mà tội phạm rửa tiền sử dụng là thông qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM. Lợi dụng những khe hở trong các điều khoản thanh toán quốc tế, tội phạm rửa tiền có thể thực hiện các hành vi biến đồng tiền bất hợp pháp thành đồng tiền hợp pháp. Hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng quản lý lượng tiền gửi rất lớn, với các giao dịch liên quan trực tiếp tới các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các NHTM vừa là mục tiêu nhưng cũng là bộ phận khá quan trọng trong cuộc chiến chống rửa tiền. Do vậy, không thể phủ nhận rằng, công tác phòng chống rửa tiền của ngành ngân hàng rất quan trọng, có vai trò quyết định trong cuộc chiến khốc liệt này. Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài: “Rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Rửa tiền và phòng chống rửa tiền là đề tài chỉ mới được quan tâm, đưa vào các quy định trong các bộ luật của một số quốc gia và nghiên cứu bởi các chuyên gia khoảng 40 năm gần đây. Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài luận văn, em đã tìm đọc một số luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo về rửa tiền và hoạt động phòng chống rửa tiền như: 2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Peter J Quick (1997), Money laundering: Muddy the macroeconomy. Tác giả Peter J Quick là người New Zealand và là cố vấn của bộ phận liên quan đến tiền tệ và ngoại hối ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ông cho rằng, đối phó với vấn nạn rửa tiền phải là ưu tiên hàng đầu ở các quốc gia. Cụ thể, ông đã đề cập đến các tác động của hoạt động rửa tiền, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế thông qua các phương thức, thủ đoạn đã được ghi nhận. Theo đó, các dữ liệu về quy mô rửa tiền xuất hiện rất ít, các nhà chức trách ở Hoa Kỳ và Anh ước tính rằng số tiền đã được tẩy rửa hàng năm trong hệ thống tài chính trên toàn thế giới khoảng 500 tỷ
  16. 4 USD, chiếm 2% GDP toàn cầu. Hơn nữa, tội phạm rửa tiền chính là nguyên nhân của các biến thể của tiền tệ và nhu cầu tiền tệ trong nền công nghiệp của các quốc gia. Tác giả đã nhấn mạnh rằng, hoạt động rửa tiền đe dọa đến hệ thống kinh tế và tài chính ở nhiều quốc gia, và ảnh hưởng để phân phối thu nhập và các biến số kinh tế vĩ mô bởi sự tích lũy số dư tài sản rửa tiền có khả năng gây bất ổn. Từ đó, ông chỉ ra một số biện pháp kiểm soát tình hình như: quản lý ngoại hối, giám sát thận trọng, thu thuế, báo cáo phân tích số liệu. Edwin Truman, Peter Reuter (2004), Chasing dirty Money: The Fight against anti-money laundering. Tác giả Edwin Truman làm việc tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson PIIE và tác giả Peter Reuter giảng dạy tại Đại học Maryland. Trong tác phẩm này, 2 tác giả đã khám phá về đặc điểm, quy mô của hoạt động rửa tiền, mô tả các chế độ phòng chống rửa tiền hiện nay và những cố gắng của các tổ chức tài chính trên toàn thế giới để xây dựng một khung đánh giá hiệu quả của các chế độ và sử dụng chúng để đánh giá hệ thống hoạt động có hiệu quả không, từ đó đưa ra các đề xuất cải tiến. Có thể thấy, tác giả tập trung nghiên cứu và đánh giá hoạt động rửa tiền trên phạm vi kinh tế vĩ mô toàn cầu, từ đó đưa ra các hoạt động phòng chống rửa tiền mang tính chất trách nhiệm của các cơ quan quản lý cấp cao. Các tác phẩm không đi sâu nghiên cứu về các hoạt động rửa tiền theo phương thức đặc thù như thanh toán quốc tế, cũng như các hoạt động phòng chống rửa tiền dành cho các tổ chức tài chính trực tiếp xử lý các hành vi phi pháp như các NHTM, một chủ thể quan trọng trong hầu hết các thủ đoạn của tội phạm rửa tiền. 2.2 Các nghiên cứu ở trong nước Phạm Huy Hùng (2010), Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Tác giả đã nêu ra những hậu quả nghiêm trọng do hoạt động rửa tiền gây ra, đồng thời khái quát những quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới về phòng chống rửa tiền, kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài. Qua đó, tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền tại các NHTM Việt Nam, các kiến nghị với các cơ quan lập pháp và các Bộ, Ban, ngành liên quan.
  17. 5 Nguyễn Minh Phương, Đặng Thế Hùng (2011), Kiều hối và phòng chống rửa tiền thông qua kiều hối. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã nêu ra các phương thức phòng chống rửa tiền thông qua kiều hối và các vấn đề Việt Nam đã làm được cũng như các vấn đề còn hạn chế. Tác giả nhận thấy, Việt Nam đang trở thành mục tiêu lớn trong hoạt động rửa tiền vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng của các ngân hàng tại Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Ngoài ra, mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức khá dễ dàng khiến cho việc quản lý, kiểm soát các giao dịch thanh toán trở nên khó khăn. Từ những hiện trạng như vậy, tác giả đã đưa ra các giải pháp đối với NHNN, NHTM trong hoạt động phòng chống rửa tiền. Bên cạnh đó, em cũng tìm đọc một số các bài báo như: Nguyễn Thị Phụng (2002), Sự cần thiết phải ban hành Nghị định phòng chống rửa tiền ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 07. Nguyễn Văn Ngọc (2014), Tiến triển trong công tác phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 01+02. Phương Thủy (2018), Ngân hàng Việt chủ động ứng dụng công nghệ mới trong phòng, chống rửa tiền, Báo Đầu tư. Ở các bài báo trên, các tác giả tiến hành tìm hiểu dựa trên quan điểm pháp luật và đều là dạng bài nghiên cứu ngắn. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, em nhận thấy rằng lựa chọn đề tài: “Rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam và các biện pháp phòng chống rửa tiền đã được thực hiện. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho hoạt động phòng chống rửa tiền nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
  18. 6 - Làm rõ những lý luận cơ bản về hoạt động rửa tiền, hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động phòng chống rửa tiền tại các NHTM. - Tìm hiểu về thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam. - Đánh giá thực trạng phòng chống rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam. Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hoạt động này. - Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả trong hoạt động phòng chống rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động rửa tiền trong thanh toán quốc tế và hoạt động phòng chống rửa tiền trong hệ thống NHTM Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tìm hiểu về hoạt động rửa tiền trong thanh toán quốc tế và các hoạt động phòng chống rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn tổng hợp một số khái niệm về hoạt động rửa tiền, hoạt động thanh toán quốc tế, làm rõ các phương thức rửa tiền trong thanh toán quốc tế tại các NHTM. Luận văn đã hệ thống lại các cơ sở pháp lý liên quan đến các vấn đề trên. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn
  19. 7 Phản ánh được thực trạng về hành vi rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM và việc thực hiện các hoạt động phòng chống rửa tiền của các NHTM, từ đó đưa ra những thành tựu đạt được và những hạn chế. Dựa vào thực trạng, đưa ra các giải pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả trong hoạt động phòng chống rửa tiền qua thanh toán quốc tế, từ đó hoàn thiện hệ thống phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục thì nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Chương 2: Thực trạng rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống rửa tiền qua hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam
  20. 8 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỬA TIỀN QUA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động rửa tiền 1.1.1 Khái niệm rửa tiền Hiện nay, rửa tiền không còn là một khái niệm xa lạ. Hoạt động này không chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây mà theo các ghi chép của các nhà sử học, rửa tiền đã xuất hiện từ thời cổ đại, ước tính khoảng 3000 nghìn năm trước. Vào thời điểm đó tại Trung Quốc, nhiều vua chúa đã áp đặt những quy định cho phép thu thuế hoặc tịch thu tài sản của dân chúng hoặc các thương nhân có hành vi qua mắt triều đình để che giấu tài sản của mình chuyển đi các vùng lân cận để kinh doanh buôn bán. Sau này, khi bước vào giai đoạn hội nhập nền kinh tế, người ta mới nhìn nhận rửa tiền là một hành vi phạm tội, tiếng Anh là “money laundering”. Ở Châu Mỹ Latinh vào khoảng đầu thế kỉ XX, tội phạm rửa tiền theo tiếng Tây Ban Nha được gọi là “blanqueo”, dịch ra tiếng Anh là “whitening” (tẩy trắng). Sau đó, loại tội phạm này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia và được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: “riciclaggio” (tiếng Italia, có nghĩa là “tái chế lại”), “blanchiment de fonds” (tiếng Pháp, có nghĩa là “tẩy trắng đồng tiền”). Năm 1920, tại Hoa Kỳ, các tổ chức tội phạm đã dùng các cửa tiệm giặt là (laundry) để làm nơi diễn ra hoạt động rửa tiền. Vì theo pháp luật tại thời điểm này, các cửa tiệm này không bị yêu cầu cung cấp danh sách thông tin khách hàng. Hành vi rửa tiền thường xảy ra trong các lĩnh vực ngân hàng, thuế, hải quan và được các nhà làm luật gọi là “tẩy trắng các đồng tiền bẩn”. Có thể nói, vào năm 1988 định nghĩa có tính pháp lý đầu tiên về rửa tiền được nhắc đến trong một văn bản pháp lý mang tính chất quốc tế của Liên Hợp Quốc là Công Ước Viên về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần. Theo đó, rửa tiền là “hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ buôn bán ma túy hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0