intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu việc nghiên cứu văn học Việt Nam ở Nhật Bản

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tìm hiểu việc nghiên cứu văn học Việt Nam ở Nhật Bản" trình bày về việc nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản trở nên đa dạng hơn về các lĩnh vực như kinh tế, quan hệ quốc tế, nhân học – văn hóa, văn học, lịch sử ngày càng thu hút nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, ngoài lĩnh vực Lịch sử Việt Nam thì lĩnh vực nghiên cứu có truyền thống và đạt nhiều thành quả chính là Văn học Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu việc nghiên cứu văn học Việt Nam ở Nhật Bản

  1. TÌM HIỂU VIỆC NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM Ở NHẬT BẢN Nguyễn Viết Mạnh, Nguyễn Mỹ Duyên* Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hà Minh Tuấn TÓM TẮT Ở Việt Nam chúng ta có những đặc điểm riêng mang tính chất lịch sử và tính truyền thống. Trong đó, Văn học Việt Nam là khoa học nghiên cứu, phê bình và sáng tác ngữ văn của người Việt Nam không kể quốc tịch và thời đại. Nói đến nghiên cứu Văn học Việt Nam thì Nhật Bản là một trong những quốc gia nghiên cứu hàng đầu thế giới. Những năm đầu thế kỷ 20, việc nghiên cứu về Việt Nam ở Nhật Bản trở nên phát triển và hàng loạt những bài viết, sách kí hay thơ được nhiều nhà nghiên cứu ở Nhật Bản dịch thuật và giới thiệu. Những năm gần đây, việc nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản trở nên đa dạng hơn về các lĩnh vực như kinh tế, quan hệ quốc tế, nhân học – văn hóa, văn học, lịch sử ngày càng thu hút nhiều người nghiên cứu. Tuy nhiên, ngoài lĩnh vực Lịch sử Việt Nam thì lĩnh vực nghiên cứu có truyền thống và đạt nhiều thành quả chính là Văn học Việt Nam. Từ khóa: văn học Việt Nam ở Nhật Bản, văn học Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Việc nghiên cứu về Việt Nam ở Nhật Bản khá sớm, từ đầu thế kỉ 20 đã có một số công trình. Đầu những năm 1940, thì số bài viết, sách du ký, sách dịch và nghiên cứu về Việt Nam tăng lên. Lúc bấy giờ, Văn học Việt Nam cũng được nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu ở Nhật Bản với số lượng lớn và có hệ thống. Người Nhật Bản tìm đến Văn học Việt Nam như một cách thức để tìm hiểu Việt nam. Đến giữa gần cuối thế kỷ 20, Văn học Việt Nam được dịch ra tiếng Nhật chủ yếu là những tác phẩm văn học có liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Trong thời gian này, hầu như chưa có tác phẩm nào dịch trực tiếp từ Tiếng Việt. Ví dụ như Tiếng sáo trúc, Tiệm đồng hồ ở Điện Biên Phủ... được dịch từ Quốc tế ngữ (Esperanto). Quốc tế ngữ là thứ ngôn ngữ nhân tạo, không phù hợp đối với việc dịch tiểu thuyết. Nói cách khác, ngôn ngữ này đã tước bỏ đi phần tình cảm, chỉ còn có phần thông tin. Vì thế tiểu thuyết được dịch từ Quốc tế ngữ có nội dung khác khá xa so với thưởng thức nguyên tác. Ngoài Quốc tế ngữ cũng có một số tác phẩm được dịch từ tiếng Pháp, tiếng Anh ...Theo GS Furuta Motoo thì nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản chiếm vị trí hàng đầu (Furuta Motoo, năm 2000). Trong các Hội thảo Việt Nam học quốc tế, lần nào họ cũng tham dự một số lượng hùng hậu, chiếm giữ nhiều vị trí chủ đạo trong các diễn đàn. Báo cáo của các nhà nghiên cứu Nhật Bản được đánh giá cao bởi nguồn tư liệu phong phú, đáng tin cậy, những kết luận rút ra mang tính học thuật cao và Nhật Bản trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu về Việt Nam mạnh nhất ở nước ngoài. Trong bài báo “TÌM HIỂU VIỆC NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM Ở NHẬT BẢN” nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu Văn học Việt Nam ở Nhật Bản như thế nào thông qua việc tổng hợp và phân tích các giai đoạn nghiên cứu Văn học Việt Nam ở Nhật Bản và những nghiên cứu tiêu biểu về văn học Việt Nam. 2299
  2. 2. CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM 2.1. Các giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ II (1942 – 1945) Có thể coi Kondo Juzo (1771-1829), vị đại thần Bakufu, giữ chức Ngự thư vật Phụng hành của Bakufu (tương đương chức Giám đốc Thư viện Quốc gia ngày nay) thời Edo là người khởi đầu cho các hoạt động nghiên cứu về Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã thu tập, khảo cứu, biên soạn một khối lượng đồ sộ các thư tịch của Nhật Bản, đặc biệt là Gaiban Tsusho (Ngoại phiên thông thư), tức là tư liệu về quan hệ giữa Nhật Bản với nước ngoài. Trong Gaiban Tsusho có bốn tập ghi chép về quan hệ Nhật Bản và Việt Nam thế kỷ XVI-XVII. Kondo sử dụng nguồn tư liệu đó để nghiên cứu, biên soạn và cho xuất bản tập An-nan kiryaku-ko (An Nam kỷ lược cảo). Tập sách này có thể coi là công trình sưu tập và khảo cứu đầu tiên và toàn diện nhất về Việt Nam ở Nhật Bản. Tập sách này có tác động lớn đến giới trí thức Nhật Bản thời Minh Trị, kích thích họ quan tâm, nghiên cứu về Việt Nam (Nguyễn Tiến Lực, 2010). Trong giai đoạn này, thế hế Phật - Ấn (仏印) – cách gọi tắt của người Nhật về Đông Phương, học giả Nhật Bản nghiên cứu về Văn học cổ điển Việt Nam. Đây là giai đoạn hình thành nên thế hệ học giả, nhà văn Nhật Bản đầu tiên nghiên cứu, giới thiệu, dịch thuật về Việt Nam. Phần lớn họ là các giáo sư Đông Phương học ở các đại học danh tiếng như: GS Matsumoto Nobuhiro, Trưởng khoa Văn học Đại học Keio, người mở đầu cho việc nghiên cứu văn học cổ điển Việt Nam ở Nhật Bản ; Okuno Shintaro, Giáo sư Đại học Keio, nhà Trung Quốc học, người Nhật đầu tiên nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục; Fujiwara Riichirô 藤原利一郎 (1915-2008), Giáo sư Đại học Nữ Kyoto, chuyên gia về sử Đông Nam Á; Yamamoto Tatsuro 山本達郎 (1910-2001), Giáo sư Đại học Tokyo, chuyên gia về lịch sử Phương Đông,… Komatsu Kiyoshi đã dịch, chú giải và xuất bản Kim Vân Kiều vào năm 1942. Đó là tác phẩm văn học Việt Nam đầu tiên được dịch và xuất bản ở Nhật. Ngoài ra, Fukao Sumako dịch Truyện cổ An Nam của Nguyễn Tiến Lãng, Oku Yoshiaki dịch Lòng nhiệt tình của người An Nam của Nguyễn Thục Oanh và đều xuất bản vào năm 1942. Tuy nhiên, các tác phẩm này đều dịch từ tiếng Pháp nên chưa thể lột tả hết cái đẹp của tác phẩm văn học tiếng Việt. Cũng trong năm 1942, Matsumoto xuất bản Annango Nyumon (Nhật môn tiếng An Nam) để phục vụ cho nhu cầu học tiếng Việt của giới trí thức và quân đội Nhật lúc đó. Có lẽ đó là cuốn giáo trình tiếng Việt đầu tiên ở Nhật Bản. 2.2. Sau năm 1975 Ở giai đoạn này, các tác phẩm văn học cách mạng Việt Nam vẫn tiếp tục dịch và xuất bản ở Nhật Bản và giai đoạn này là thế hệ “Chiến tranh Việt Nam” – là thế hệ Hậu chiến, kế nghiệp thế hệ trước trở thành các nhà Việt Nam học trụ cột tại các trường đại học ở Nhật Bản suốt các thập niên từ 1980 đến nay. Những người có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu về văn học cổ điển Việt Nam tiêu biểu: Shiraishi Masaya 白石 昌也, sinh năm 1947, tốt nghiệp Đại học Tokyo năm 1970. Năm 1979 học sử Đông Nam Á tại Đại học Cornell Hoa Kỳ. Năm 1982 là giảng viên Bộ môn Việt - Thái, Đại học Ngoại ngữ Osaka. Từ 1983-1985 Giáo sư thỉnh giảng Đại học Paris7. Năm 1992 trình luận án tiến sĩ Phong trào dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, châu Á cận đại: trọng tâm là tư tưởng cách mạng của Phan Bội Châu (ベ トナム民族運動と近代日本・アジア ファン・ボイ・チャウの革命論を中心に) ở Đại học Tokyo. 2300
  3. Năm 1999 ông làm Giáo sư Đại học Waseda. Các sách đã xuất bản: Xã hội và quốc gia Đông Nam Á 5 (1993), Anh hùng và hoàng tử Việt Nam hướng đến Nhật Bản: Phan Bội Châu và Cường Để (2012).… Takano Isao 高野功, dịch giả văn học Việt Nam, nhà báo. Takano sinh năm 1943 ở Kobe, tốt nghiệp Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1971. Năm 1978, ông quay lại Việt Nam với tư cách là phóng viên báo Akahata lấy tài liệu về cuộc chiến biên giới Việt - Trung. Ông lên Lạng Sơn để quan sát trực tiếp cuộc chiến, chứng kiến tội ác của quân bành trướng Trung Quốc, ông bị trúng đạn, hy sinh vào ngày 07/3/1979. Takano là dịch giả hai tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam kháng chiến: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi và Áo trắng của Nguyễn Văn Bổng, đều do Shinnihon xuất bản 1980. Ngoài hai dịch phẩm trên, ông còn để lại tập bản thảo Ngày 07 tháng 03 ở Lạng Sơn, Shinnihon xuất bản 1979. Tình cảm của ông đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam hết sức nồng hậu. Ông ngã xuống ở Việt Nam để lại vợ và con gái nhỏ ở Nhật Bản. Higuma Masumi 日隈真澄, nhà nghiên cứu Việt Nam, ông đã dịch ít nhất là 8 quyển sách độc lập của Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Chu Văn, Phan Tứ, Nguyễn Sáng, Lê Văn Thảo, Đặng Thanh. Sách đều do Shinnihon và Shinkyo xuất bản từ 1981 đến 1983. Higuma sinh năm 1948 ở thành phố. Năm 1972 học tiếng Việt ở Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo, năm 1973 đi Việt Nam, học tiếng Việt ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ 1977 đến 1989 là giáo sư thỉnh giảng Đại học Ngoại ngữ Tokyo và Đại học Seijo (Tokyo). Sau đó, giảng dạy ở Học viện Ngôn ngữ Á - Phi, Sở nghiên cứu Ngữ học (Bộ Ngoại giao), Hội Mậu dịch Nhật-Việt,… Về giảng dạy tiếng Việt, năm 1977, Khoa Tiếng Việt thứ hai ở Nhật Bản được thành lập ở Đại học Ngoại ngữ Osaka (nay thuộc Đại học Osaka) do Giáo sư Tomita Kenji đứng đầu. Ngoài xuất bản nhiều giáo trình tiếng Việt, Tomita còn công bố nhiều bài viết rất có giá trị về tiếng Việt ở các Hội nghị quốc tế Việt Nam học. Cho đến năm 1991 đến nay, với sự phát triển của nghiên cứu Việt Nam, các bộ môn tiếng Việt cũng được thành lập ở Trường Đại học Ngoại ngữ Kanda và Trường Đại học Ritsumeikan Châu Á - Thái Bình Dương (APU), Trường Đại học Nagoya Shoka. 3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM Ở NHẬT BẢN 3.1. Nguyễn Du và Truyện Kiều Bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Nhật đầu tiên có tên là Kim Vân Kiều (阮攸著、小松清譯、金雲翹) do nhà văn Komatsu Kiyoshi 小松清dịch, Toho in và phát hành năm 1942. Ông là dịch giả văn học Pháp, nhà văn, nhà phê bình văn học nổi tiếng ở Nhật Bản bị thu hút bởi tác phẩm này nên ông mới để tâm dịch thuật và nghiên cứu. Komatsu Kiyoshi đã có trong tay bản dịch tiếng Pháp này và dịch ra tiếng Nhật. Đây là tác phẩm văn học đỉnh cao của quốc dân Việt Nam, cho đến nay ai cũng biết đến. Vì thế vào những năm 40 người Nhật chú ý đến tác phẩm này là điều dễ hiểu. Tất nhiên người Nhật không thể đọc từ nguyên văn tiếng Việt được, mà phải đọc bản dịch Pháp ngữ nào đó, của người Việt hay của người Pháp. 3.2. Dịch và giới thiệu Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng thứ hai của Việt Nam sau Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhật ký trong tù được giới thiệu lần đầu tiên ở Nhật Bản là bản dịch 8 bài 2301
  4. trong tuyển tập thơ Việt Nam có tên Việt Nam thi tập (ベトナム詩集) trong bộ Thế giới hiện đại thi tập (tập 11), Ôshima Hiromitsu 大島博光 dịch, Iidzuka xuất bản, Tokyo, 1967, phát hành 1968. Bản dịch Nhật ký trong tù đầy đủ đầu tiên là Hồ Chí Minh – Ngục trung nhật ký – thơ và đời (ホーチミン『獄 中日記 詩とそのひと』), Akiyoshi Kukio 秋吉 久紀夫 dịch, giới thiệu, Iidzuka shoten in lần thứ nhất, 1969. Akiyoshi là nhà thơ, dịch giả, giáo sư đại học, sinh năm 1930 ở tỉnh Fukuoka. Năm 1993 về hưu, được nhiều tặng thưởng về dịch thuật. Tập sách có ba phần chính và lời tựa, phụ lục như sau: Thơ Hồ Chí Minh (tựa); Nhật ký trong tù; 16 bài thơ khác của Hồ Chủ tịch; Lý luận văn nghệ; Phụ lục. Sau lần in thứ nhất, 6 năm sau, năm 1975, sách được NXB Iidzuka tái bản lần thứ hai. Việc dịch và giới thiệu Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh ở Nhật Bản gắn liền với cuộc đấu tranh của giới trí thức đại học Nhật Bản chống chiến tranh Việt Nam, thể hiện tình cảm sâu sắc của giới trí thức tiến bộ Nhật Bản với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, thống nhất dân tộc. 4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM Ở NHẬT BẢN Trong thời gian gần đây, nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản trở nên đa dạng. Các nhà nghiên cứu trẻ đã đạt những thành tựu nhất định trong việc nghiên cứu Văn học Việt Nam bao gồm dịch thuật và giáo dục tiếng Việt chiếm giữ vai trò quan trọng trong việc đóng vai trò trung tâm trong nghiên cứu Việt Nam. Những thành tựu nhà nghiên cứu Văn học Việt Nam đóng góp to lớn cho sự phát triển Việt Nam học. Đặc điểm quan trọng được Furuta Motoo đặc biệt nhấn mạnh trong bài viết của mình về tình hình nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản là sự phát triển liên tục, không đứt đoạn. Với nhiều trường phái khác nhau, các thế hệ nghiên cứu Văn học Việt Nam liên tục nối tiếp nhau sang Việt Nam du học và sau khi trở về sẽ trở thành nhà nghiên cứu Văn học Việt Nam thực thụ. Như đã nhắc đến thế hệ “Chiến tranh Việt Nam” đây là Hậu thế của các tiền bối nghiên cứu Văn học Việt Nam cổ điển. Đối với Hậu thế, nghiên cứu Văn học Việt Nam cận đại và hiện đại. Để có thể phát triển mạnh mẽ hơn về việc nghiên cứu Văn học Việt Nam thì Nhật Bản đã thực hiện nhiều cải tiến hơn, đây cũng là một trong những đặc điểm tạo nên sự thành công trong việc nghiên cứu Văn học Việt Nam ở Nhật Bản: có tính kế thừa và sáng tạo. 5. VIỆT NAM HỌC ĐỐI VỚI NHẬT BẢN Theo diễn đàn khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) lần thứ VI. Hiện nay, nghiên cứu về Việt Nam học đã có những bước tiến dài, lĩnh vực này đã được nâng tầm trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam học vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều ẩn số. Bàn về tình hình nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản trong 20 năm qua, GS. Furuta Motoo - nguyên Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật, ĐHQGHN) đã chỉ ra những thách thức hiện tại và triển vọng hướng tới tương lai. Theo GS. Furuta Motoo, đa dạng hóa và tiếp cận thực tế xã hội Việt Nam qua điều tra điền dã là thế mạnh của ngành Việt Nam học tại Nhật Bản hiện nay. Tuy nhiên, số lượng nhà nghiên cứu về Việt Nam học đang dần thu hẹp. Đây là xu hướng chung của lĩnh vực Khu vực học và nhiều lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn ở Nhật Bản. Năm 2019, theo hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì Việt Nam học được xếp thứ 23 trong bảng danh sách ngành tại các trường Đại học, đã có hơn 20.000 nhà nghiên cứu Việt Nam học và đối với Văn học chiếm 38,9% tổng số. Vượt qua Covid 19, đến nay các nhà Việt Nam 2302
  5. học ở Nhật Bản có xu hướng giảm vì một số lý do khách quan: khó khăn trong việt du học. Năm 2021, sinh viên Việt Nam học ở Nhật Bản giảm 4,76% so với 2019. 6. KẾT LUẬN Việt Nam và Nhật Bản đều nằm trong khu vực văn hóa chữ Hán, mô hình văn hóa truyền thống rất nhiều điểm tương đồng, nên người Nhật không cảm thấy khó khăn khi tìm hiểu văn học Việt Nam. Ở châu Á, Nhật Bản là nước hiện đại hóa sớm nhất, nên giới nghiên cứu Nhật Bản cũng quan tâm nghiên cứu Việt Nam từ rất sớm, có lẽ chỉ sau Trung Quốc. Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam vì quyền độc lập dân tộc kéo dài suốt mấy chục năm đã tạo nên sự quan tâm sâu sắc của giới trí thức Nhật Bản đối với lịch sử và văn hóa Việt Nam. Văn học Việt Nam được nghiên cứu nhiều cũng nằm trong xu hướng ấy. Gần một trăm năm nghiên cứu văn học Việt Nam, ở Nhật Bản đã hình thành nhiều thế hệ học giả, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, thành một trong những quốc gia có ngành Việt Nam học mạnh nhất thế giới. Phương pháp nghiên cứu cẩn trọng, chú trọng vào tư liệu, cách nhìn nhận khách quan, đồng thời, áp dụng những phương pháp nghiên cứu tiên tiến, khiến cho việc nghiên cứu văn học của các học giả Nhật Bản có những giá trị đặc biệt, có vị trí riêng so với các nghiên cứu của các nước khác. Việc chú trọng vào văn học, cho thấy học giới Nhật Bản muốn có một hiểu biết căn bản, sâu sắc về văn hóa Việt Nam. Việc đi sâu tìm hiểu, dịch, giới thiệu các công trình nghiên cứu có giá trị của Nhật Bản về Việt Nam vẫn là một thách thức đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kawamoto, K. (1998). Truyền kỳ mạn lục san bản khảo, Sở Nghiên cứu Ngôn ngữ Văn hóa Đại học Keio xuất bản, 1998. 2. Furuta, M. (1987), “Japanese Research on Vietnam”, Social Science, Japan, No.8, January, pp.18-19. 3. Furuta, M. (2000), “Nihon ni okeru betonamu kenkyu (Nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản)” in trong Kimura, H. (2005). Nihon-Betonamu kankei wo manabihito no tame ni (Những bài học về quan hệ Nhật Bản - Việt Nam), Tokyo, Sekai Shissosha. Bản tiếng Việt: “Tình hình nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản, Những bài học về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Vũ, M. G. (2008). “Tình hình nghiên cứu Việt Nam ở một số nước trên thế giới”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Tập 5, ĐHQG Hà Nội. 5. Đại học Quốc gia Hà Nội. (2021). “Việt Nam học - lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều ẩn số”, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI. http://ivides.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/viewnews/608 6. Shimao, M. (2006). “Nhìn lại việc nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản”, Quan hệ văn hóa – giáo dục Việt Nam – Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Kawaguchi, K. (2010). “Văn học Việt Nam ở Nhật Bản”, Kỷ yếu Hội thảo Nhật Bản và Tiểu vùng song Mekong - Mối quan hệ lịch sử, TP Hồ Chí Minh. 8. 8. Đoàn, L. G. (2010). “Dịch văn học Việt Nam ở Nhật Bản”, ngày 05/11/2010. http://khoavanhocngonngu.edu.vn. 2303
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2