TÌM NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH POISSON BA CHIỀU<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CGS<br />
LƯƠNG VĨNH GIANG - ĐINH NHƯ THẢO<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Trong bài báo này chúng tôi trình bày việc sử dụng thuật toán CGS<br />
để giải phương trình Poisson ba chiều trong chương trình mô phỏng linh<br />
kiện đi-ốt p-i-n bán dẫn GaAs bằng phương pháp Monte – Carlo tập hợp tự<br />
hợp. Các kết quả thu được cho thấy chương trình giải phương trình Poisson<br />
dựa trên thuật toán CGS tuy có độ chính xác không cao nhưng thời gian mô<br />
phỏng được cải thiện đáng kể so với thuật toán BICGSTAB(3).<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Trong nghiên cứu khoa học, việc nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết cùng phát triển<br />
song song với nhau. Trong một số trường hợp, việc nghiên cứu lý thuyết có phần thuận<br />
lợi hơn, chẳng hạn trong vấn đề nghiên cứu các linh kiện nano, bước đầu nghiên cứu<br />
thực nghiệm sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém nên người ta chọn phương pháp nghiên<br />
cứu lý thuyết [1], [2], [3]. Một trong số các phương pháp được chọn ở đây là phương<br />
pháp mô phỏng Monte – Carlo tập hợp tự hợp vì nó có nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt<br />
là tính chính xác và tính ổn định số. Đây là phương pháp bán cổ điển với tốc độ tán xạ<br />
được tính toán dựa trên quy tắc vàng Fermi và việc khảo sát động lực học của hạt tải<br />
dựa trên các phương trình chuyển động Newton [3].<br />
Một trong những bài toán cơ bản cần giải quyết là bài toán hạt tải chuyển động trong<br />
điện trường. Để biết điện trường ta cần biết điện thế, phân bố điện thế trong linh kiện<br />
được tìm bằng cách giải phương trình Poisson. Đây là một hệ phương trình tuyến tính<br />
rất lớn, do đó cần dùng các giải thuật đặc biệt để giải [3].<br />
Đến nay đã có nhiều phương pháp được xây dựng như: Jacobi, Gauss – Seidel, SOR, đa<br />
ô lưới (multigrid), iLU [4]. Các phương pháp này có thể cho các kết quả chính xác tuy<br />
nhiên độ ổn định số không cao và độ hội tụ thấp. Gần đây, các phương pháp không gian<br />
con Krylov như CG, GMRES, CGS, QMR, BiCG, BICGSTAB, BICGSTAB(3),<br />
BICGSTAB tiền điều kiện đã được phát triển và sử dụng hiệu quả trong việc giải các hệ<br />
phương trình tuyến tính thưa loại lớn [4], [5]. Một số tác giả đã sử dụng các phương<br />
pháp BICGSTAB, BICGSTAB(3), BICGSTAB tiền điều kiện để giải phương trình<br />
Poisson và đã thu được các kết quả chính xác với thời gian tính toán được rút ngắn<br />
nhiều lần [6], [7], [8], [9]. Để khảo sát mở rộng hướng nghiên cứu trên chúng tôi tiến<br />
hành tìm nghiệm của phương trình Poisson bằng phương pháp CGS với mục đích tìm ra<br />
những phương pháp tối ưu, hoạt động ổn định, cho kết quả nhanh hơn.<br />
Chúng tôi đã xây dựng chương trình mô phỏng mới và thực hiện tính toán trên máy tính<br />
có cấu hình Intel(R) Pentium(R) D CPU 2.80 GHz, DDRII 1GB. Kết quả chỉ ra rằng<br />
chương trình mô phỏng sử dụng thuật toán CGS tối ưu hơn.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012: tr. 5-11<br />
<br />
6<br />
<br />
LƯƠNG VĨNH GIANG - ĐINH NHƯ THẢO<br />
<br />
2. GIẢI PHƯƠNG TRÌNH POISSON BA CHIỀU BẰNG THUẬT TOÁN CGS<br />
Phương trình Poisson ba chiều trong trường hợp vật liệu đồng nhất có dạng<br />
<br />
∂ 2ϕ ∂ 2ϕ ∂ 2ϕ<br />
ρ<br />
+ 2 + 2 =− ,<br />
2<br />
∂x<br />
∂y<br />
∂z<br />
εS<br />
<br />
(1)<br />
<br />
ở đây ϕ là điện thế, ρ là mật độ điện tích, ε S là hằng số điện môi tĩnh trong linh kiện;<br />
x , y , z là ba biến không gian. Thực hiện phép sai phân hữu hạn và chia mô hình linh<br />
kiện thành các ô lưới bằng nhau Δx = Δy = Δz thì phương trình (1) được viết lại như sau<br />
<br />
ϕi −1, j ,k + ϕi , j −1,k + ϕi , j ,k −1 − 6ϕi , j ,k + ϕi +1, j ,k + ϕi , j +1,k + ϕi , j ,k +1 = −<br />
<br />
ρi , j , k 2<br />
Δx ,<br />
εS<br />
<br />
(2)<br />
<br />
ở đây i = 1, N x , j = 1, N y , k = 1, N z với N x , N y , N z lần lượt là số nút lưới theo các<br />
chiều không gian Ox , Oy , Oz . Đây chính là hệ phương trình tuyến tính thưa cực lớn<br />
mà ta cần giải. Thuật toán CGS để tìm nghiệm phương trình Poisson được khai triển<br />
trong Bảng 1.<br />
Bảng 1. Thuật toán CGS để tìm nghiệm của phương trình Poisson<br />
<br />
Thuật toán CGS<br />
1<br />
<br />
Chọn x0 , rˆ0 bất kỳ<br />
<br />
11<br />
<br />
v = Api<br />
<br />
2<br />
<br />
Tính r0 = b -‐ Ax0<br />
<br />
12<br />
<br />
a = r i / (rˆ0 , v)<br />
<br />
3<br />
<br />
Lấy rˆ0 = r0<br />
<br />
13<br />
<br />
qi = u -‐ a v<br />
<br />
14<br />
<br />
uˆ = u + qi<br />
<br />
15<br />
<br />
xi = xi-‐ 1 + a uˆ<br />
<br />
4<br />
5<br />
<br />
r0 = 1<br />
p0 = q0 = 0<br />
<br />
6<br />
7<br />
<br />
Bắt đầu vòng lặp chính<br />
ri = ri-‐ 1 -‐ a Auˆ r i = (rˆ0 , ri-‐ 1 )<br />
<br />
16<br />
<br />
Nếu xi đủ chính xác thì thoát<br />
<br />
8<br />
<br />
17<br />
<br />
ri = ri-‐ 1 -‐ a Auˆ<br />
<br />
9<br />
<br />
b = r i / r i-‐ 1<br />
u = ri-‐ 1 + b qi-‐ 1<br />
<br />
18<br />
<br />
Kết thúc vòng lặp chính<br />
<br />
10<br />
<br />
pi = u + b (qi-‐ 1 + b pi-‐ 1 )<br />
<br />
19<br />
<br />
Kết thúc thuật toán<br />
<br />
TÌM NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH POISSON BA CHIỀU BẰNG THUẬT TOÁN CGS<br />
<br />
7<br />
<br />
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THẢO LUẬN<br />
Mô hình cấu trúc của đi-ốt p-i-n bán dẫn GaAs gồm một lớp bán dẫn thuần i kẹp giữa<br />
hai lớp bán dẫn pha tạp loại p và loại n như được chỉ ra trong Hình 1, trong đó mỗi lớp<br />
có độ dày tương ứng là di , d p và d n . Mật độ pha tạp acceptor và donor tương ứng là<br />
<br />
N A và N D , các tạp được phân bố từ bề mặt của các lớp p và n vào sâu bên trong linh<br />
kiện theo hàm phân bố Gauss. Trạng thái cân bằng nhiệt của linh kiện được xác lập<br />
bằng mô phỏng thời gian thực trước khi chiếu xung laser vào linh kiện.<br />
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp Monte – Carlo tập hợp tự hợp để mô phỏng động<br />
lực học của hạt tải trong linh<br />
kiện trong trường hợp chiếu<br />
một xung laser với chiều dài<br />
của xung là 12 fs và năng<br />
lượng photon là 1.49 eV .<br />
Các tham số cấu trúc vùng<br />
năng lượng được sử dụng<br />
Γ<br />
như sau: Egap<br />
= 1.42 eV ,<br />
<br />
mΓ* e = 0.063 m0 ,<br />
mΓ* h = 0.45 m0 ,<br />
<br />
Hình 1. Mô hình đi-ốt p-i-n GaAs<br />
<br />
*<br />
Le<br />
<br />
m = 0.222 m0 , và độ chênh<br />
lệch năng lượng giữa Γ và L là ΔEΓL = 0.29 eV . Chúng tôi giả thiết rằng<br />
d p = d n = 50 nm ,<br />
<br />
di = 340 nm<br />
<br />
và<br />
<br />
N A = 0.5 ×1017 cm −3 ,<br />
<br />
N D = 2.5 × 1017 cm −3 ,<br />
<br />
N ex = 5 × 1016 cm −3 sau thời gian 1 ps . Kích thước theo ba chiều không gian của đi-ốt là<br />
Lx × Ly × Lz = 440 nm ×100 nm ×100 nm , giả sử đi-ốt được nuôi cấy theo phương Ox .<br />
Mô hình linh kiện được chia thành các ô lưới không gian với khoảng cách giữa các nút<br />
lưới là Δx = Δy = Δz = 50 ×10−10 m . Như vậy theo phương Ox ta sẽ có N x = 89 nút<br />
lưới, theo phương Oy và Oz có N y = N z = 21 nút lưới. Điện trường ngoài được đặt<br />
vào linh kiện dọc theo phương Ox và đi-ốt được phân cực nghịch, xem Hình 1.<br />
Hình 2 mô tả sự thay đổi vận tốc trôi dạt toàn phần và vận tốc trôi dạt của điện tử theo<br />
các phương Ox , Oy , Oz ứng với điện trường ngoài Eext = 100 kV cm , được tính toán<br />
với lời giải phương trình Poisson bằng thuật toán CGS. Từ đồ thị ta thấy rằng điện tử<br />
chủ yếu chuyển động trôi dạt theo phương Ox còn các thành phần vận tốc theo phương<br />
Oy , Oz đóng góp không đáng kể. Đặc biệt, sau khi chiếu xung laser, vận tốc trôi dạt<br />
toàn phần của điện tử (vận tốc trôi dạt của điện tử theo phương Ox ) tăng nhanh vượt xa<br />
giá trị bão hòa sau đó giảm nhanh về giá trị bão hòa, hiện tượng này được gọi là sự vượt<br />
quá vận tốc [1], [3].<br />
<br />
8<br />
<br />
LƯƠNG VĨNH GIANG - ĐINH NHƯ THẢO<br />
<br />
Hình 2. Vận tốc trôi dạt toàn phần của điện<br />
tử và vận tốc trôi dạt theo các phương khác<br />
nhau như là hàm của thời gian ứng với<br />
<br />
Hình 3. Vận tốc trôi dạt toàn phần của điện tử<br />
như là hàm của thời gian ứng với các điện<br />
trường ngoài khác nhau<br />
<br />
Eext = 100 kV cm<br />
Hình 3 mô tả sự phụ thuộc của vận tốc trôi dạt của điện tử theo thời gian ứng với các giá<br />
trị điện trường ngoài Eext = 70kV / cm và Eext = 100 kV cm . Kết quả cho thấy điện<br />
trường ngoài càng cao thì sự vượt quá vận tốc xảy ra càng sớm, đỉnh vượt quá vận tốc<br />
càng cao và vận tốc càng nhanh chóng về tiệm cận giá trị bão hòa. Điều này được lý<br />
giải, khi điện trường ngoài càng cao thì số điện tử nằm trong các trạng thái có thể tham<br />
gia vào quá trình tán xạ liên thung lũng càng lớn. Khi điện tử bị tán xạ từ thung lũng Γ<br />
sang thung lũng L vận tốc của điện tử bị giảm nhiều do khối lượng hiệu dụng của điện<br />
tử trong thung lũng L lớn hơn nhiều lần khối lượng hiệu dụng của điện tử trong thung<br />
lũng Γ. Hệ quả là vận tốc của điện tử càng giảm nhanh về giá trị bão hòa.<br />
Hình 4 cho kết quả so sánh vận tốc của điện tử thu được bằng hai chương trình mô<br />
phỏng ba chiều sử dụng thuật toán BICGSTAB(3) và thuật toán CGS [7]. Hai đồ thị gần<br />
như trùng nhau hoàn toàn. Điều đó nói lên sự thành công trong việc sử dụng thuật toán<br />
đơn giản CGS để giải bài toán chuyển động của hạt tải trong linh kiện đi-ốt p-i-n bán<br />
dẫn GaAs (chương trình sử dụng thuật toán BICGSTAB(3) đã được chứng minh là cho<br />
kết quả phù hợp với thực nghiệm [7]).<br />
Hình 5 mô tả sự phân bố điện thế không gian trong đi-ốt p-i-n bán dẫn GaAs theo các<br />
phương Ox và Oy tại mặt cắt z = 10nm ứng với điện trường ngoài Eext = 100 kV cm .<br />
Đồ thị cho thấy điện thế phân bố đều trong linh kiện và chỉ biến thiên nhỏ xung quanh<br />
một số các điểm lưới theo phương Ox và gần như không đổi theo hai phương Oy , Oz .<br />
Kết quả hoàn toàn hợp lý do điện trường ngoài được đặt vào linh kiện theo phương Ox<br />
và cũng phù hợp với các kết quả đã được công bố trước đây [1], [7].<br />
<br />
TÌM NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH POISSON BA CHIỀU BẰNG THUẬT TOÁN CGS<br />
<br />
Hình 4. Vận tốc trôi dạt toàn phần của điện<br />
tử theo thời gian ứng với hai thuật toán<br />
BICGSTAB(3) và CGS dưới điện trường<br />
ngoài Eext = 70 kV cm<br />
<br />
9<br />
<br />
Hình 5. Phân bố điện thế không gian trong điốt p-i-n bán dẫn GaAs theo hai phương Ox, Oy<br />
tại mặt cắt z = 10nm ứng với<br />
<br />
Eext = 100 kV cm<br />
<br />
Hình 6 chỉ ra việc so sánh sự phân bố điện thế trong không gian theo trục Ox tại y = z =<br />
10 nm ứng với hai thuật toán BICGSTAB(3) và CGS dưới điện trường ngoài<br />
Eext = 70 kV cm . Ta thấy hai đường này trùng khít nhau, qua đó một lần nữa nói lên sự<br />
thành công trong việc sử dụng thuật toán CGS để giải phương trình Poisson ba chiều.<br />
Các kết quả thu được nói lên sự thành công trong việc sử dụng thuật toán CGS, đến đây<br />
ta nhận thấy với bài toán tìm nghiệm của phương trình Poisson ba chiều thì việc sử<br />
dụng thuật toán CGS có ưu điểm hơn các thuật toán khác bởi tính đơn giản của nó. Tuy<br />
nhiên, một vấn đề không kém phần quan trọng cần được thảo luận là độ hội tụ, tính ổn<br />
định số và chi phí thời gian tính toán.<br />
Hình 7 so sánh độ hội tụ của thuật toán BICGSTAB(3) và thuật toán CGS. Kết quả cho<br />
thấy tuy độ hội tụ của thuật toán BICGSTAB(3) nhanh hơn nhưng đồ thị tương ứng với<br />
thuật toán CGS trơn hơn điều này nói lên tính ổn định số của thuật toán CGS. Khi tiến<br />
hành chạy chương trình mô phỏng trên máy tính có cấu hình Intel(R) Pentium(R) D<br />
CPU 2.80 GHz, DDRII 1 GB với sai số 10-12 thì chương trình mô phỏng với thuật toán<br />
BICGSTAB(3) chạy trong khoảng thời gian 61 phút trong khi chương trình mô phỏng<br />
với thuật toán CGS chạy trong khoảng thời gian 42 phút. Qua đó chúng ta thấy việc sử<br />
dụng thuật toán CGS đối với bài toán tìm nghiệm của phương trình Poisson ba chiều là<br />
tối ưu hơn.<br />
<br />