intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm người yêu và việc làm có giống nhau không?

Chia sẻ: Qwedcxsaz Qwedcxsaz | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoạt nhìn thì có vẻ là không nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy hai quá trình này có một điểm chung là ai muốn nhanh chóng giành được “đối tượng” thì phải luôn ở thế chủ động. Chủ động từ việc tìm kiếm cơ hội, lập kế hoạch đến “tấn công”. Là người “săn việc”, hẳn bạn rất muốn biết làm thế nào một người tìm việc chủ động có thể “cưa đổ” được nhà tuyển dụng (NTD)?...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm người yêu và việc làm có giống nhau không?

  1. Tìm người yêu và việc làm có giống nhau không?
  2. Tho ạt nhìn thì có vẻ là không nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy hai quá trình này có một điểm chung là ai muốn nhanh chóng giành được “đối tượng” thì phải luôn ở thế chủ động. Chủ động từ việc tìm kiếm cơ hội, lập kế hoạch đến “tấn công”. Là người “săn việc”, hẳn bạn rất muốn biết làm thế nào một người tìm việc chủ động có thể “cưa đổ” được nhà tuyển dụng (NTD)? Tìm người yêu và việc làm có giống nhau không? Nhiều người nghĩ muốn tìm việc thì chỉ cần xem thông báo tuyển dụng rồi nộp hồ sơ vào công việc mình “chấm” là xong. Nghĩ như vậy là họ đã đơn giản hóa vấn đề vì trên thực tế, muốn nhanh chóng có được công việc mơ ước bạn cần phải lưu ý 3 bước tìm việc sau: Bước 1: Hoạch định Nhiều người tìm việc thích thử vận may bằng cách gửi hồ sơ “rải thảm” mà
  3. không cần quan tâm những công việc ấy có phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng hay mục tiêu nghề nghiệp của mình hay không. Việc đó vừa tốn thời gian, công sức vừa không mang lại hiệu quả. Điều quan trọng đầu tiên bạn cần làm là vạch kế hoạch tìm việc dựa trên 3 câu hỏi: “Mình đang tìm kiếm công việc gì? Tìm nó ở đâu? Tìm bằng cách nào? Câu hỏi đầu tiên liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Câu thứ hai liên quan đến tất cả các kênh tìm việc hiện nay. Câu thứ ba là “chiến thuật” tìm việc của bạn. Sau khi đã “rà soát” hết các kênh thông tin, bạn lập danh sách những công việc phù hợp mình tìm được và chuẩn bị bước “tiếp thị” bản thân đến NTD. “Vũ khí chiến đấu” bạn cần ở bước này là bộ hồ sơ tìm việc (gồm hồ sơ - resume và thư tìm việc – cover letter). Một ví dụ nhỏ để bạn hiểu rõ tầm quan trọng của bộ hồ sơ tìm việc: Dũng là một nhân viên kỳ cựu trong ngành IT nhưng anh vẫn chưa biết cách trình bày một hồ sơ tìm việc chuyên nghiệp và ấn tượng. Vì thế, tuy anh đã đăng hồ sơ trên các trang web việc làm nhưng được rất ít NTD phản hồi. Được một người bạn “mách nước”, anh quyết định chỉnh sửa hồ sơ tìm việc trực tuyến của mình theo hướng làm nổi bật những thế mạnh lên. Điều kỳ diệu đã xảy ra: chỉ trong tuần lễ đầu tiên, trên 10 NTD đã liên lạc với anh, trong đó có công ty IT nơi anh đang làm việc hiện nay! Bước 2: Nộp hồ sơ và thiết lập mối quan hệ xã hội Nộp hồ sơ trực tuyến là cách tìm việc hiệu quả và nhanh chóng ngày nay. Trước khi gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh, bạn cần nêu rõ vị trí ứng tuyển và mã số vị trí (nếu có) trong tiêu đề e-mail. Thông tin lý thú cho b ạn đây: những hồ sơ
  4. cập nhật mới nhất sẽ xuất hiện đầu trang kết quả tìm kiếm ứng viên khi NTD tìm người giỏi trên các trang web tuyển dụng. Cập nhật hồ sơ trực tuyến thường xuyên còn giúp bạn “quảng cáo” đến NTD những kỹ năng, kinh nghiệm mới tích lũy được. Song song với nộp hồ sơ trực tuyến, việc tích cực mở rộng các mối quan hệ xã hội qua tiếp xúc trực tiếp và các trang mạng xã hội hiện đang là cách tìm việc “thời thượng” của cấp quản lý ngày nay, giúp bạn tìm thấy nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhất. Bước 3: “Theo sát” NTD N ếu đã nộp hồ sơ trực tuyến một thời gian mà không thấy NTD hồi âm, bạn có thể gọi điện hoặc gửi e-mail để bảo đảm họ đ ã nhận được hồ sơ. Đó cũng là cách khéo léo “nhắn gửi” đến NTD rằng bạn rất muốn có công việc này. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm điều này khi thông báo tuyển dụng không ghi “Vui lòng không liên hệ qua điện thoại” hay nêu rõ thời hạn thông báo kết quả xử lý hồ sơ. Tuy nhiên…đừng để sự chủ động của bạn làm NTD “sợ hãi” Trong thực tế có một số ứng viên tuy rất chủ động nhưng vẫn không có được công việc mong muốn. Tại sao vậy? Anh Huy, Giám đốc phát triển kinh doanh của một công ty bất động sản, cứ nhớ mãi sự chủ động thái quá của một ứng viên. Chỉ sau 10 ngày nộp hồ sơ, ứng viên này liên tục gọi điện cho anh để hỏi về kết quả xét duyệt, dù trong
  5. thông báo tuyển dụng đã ghi rõ chỉ trả lời cho ứng viên nào được sơ tuyển (short-listed) mà thôi. Sự chủ động thái quá này đã khiến anh Huy mất hẳn thiện cảm của mình đối với ứng viên này. V ới sự cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng khốc liệt, hiển nhiên NTD chỉ chọn người phù hợp nhất trong số hàng chục, hàng trăm ứng viên nộp hồ sơ. Vì vậy, muốn chiến thắng, bạn phải luôn ở thế “chủ động tấn công”. Công bằng mà nói, để “săn” việc thành công, bạn luôn cần một chút may mắn. Nhưng đừng quên “thần may mắn” sẽ chỉ chìa tay ra với những người luôn nỗ lực hết mình thôi!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2