Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giáo dục gia đình ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
lượt xem 14
download
Bài viết đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thông qua triết lý nhân sinh ẩn dấu trong các hoạt động thờ cúng, từ đó làm rõ vai trò của nó trong giáo dục gia đình, qua đó góp phần vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giáo dục gia đình ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giáo dục gia đình ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay Religion ancestor worship and its role in the education of families in the Northern Plains today Nguyễn Thị Hảo Email: nguyenhao1310@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 22/10/2018 Ngày nhận bài sửa sau phản biện:13/3/2019 Ngày chấp nhận đăng: 28/6/2019 Tóm tắt Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, loại hình tín ngưỡng này tồn tại phổ biến ở Đồng bằng Bắc Bộ và giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục gia đình của người dân. Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện ở chỗ, nó nhắc nhở con cháu phải luôn nhớ đến cội nguồn, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Đồng thời, giúp con cháu noi theo gương sáng của tổ tiên, nỗ lực học tập và lao động để trở thành người có ích. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là một nét tinh hoa của truyền thống văn hóa và đã trở thành đạo lý, lẽ sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Bài báo đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thông qua triết lý nhân sinh ẩn dấu trong các hoạt động thờ cúng, từ đó làm rõ vai trò của nó trong giáo dục gia đình, qua đó góp phần vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ. Từ khóa: Nhân sinh quan; tín ngưỡng; tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ; giáo dục gia đình. Abstract Ancestry worship is a popular belief of the Vietnamese in the Northern Delta. It has a positive side to remind children to always remember the source, respect, support grandparents, parents. It is considered as a quintessence of cultural traditions and has become the moral and living standards of the Vietnamese people. The worship of ancestors on the one hand contributes to preserving and promoting the good values of traditional culture. On the other hand, it involves a number of negative factors, affecting certain development and strengthening social relationships. This article explores the ancestor worship of the Vietnamese in the Northern Delta through the humanistic philosophy concealed in the worship activities, from there to clarify its role in family education, thereby contribute to preserving and promoting the precious moral values in ancestor worship and beliefs of the inhabitants of the Northern Plains. Keywords: Humanities; beliefs; ancestral worship of the Vietnamese in the Northern Delta; family education. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ sự phân hóa giàu - nghèo giữa các dân tộc, môi trường sinh thái bị hủy diệt,… đã tạo ra tâm lý bất Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường an cho người dân nơi đây. Đó cũng là nguyên nhân định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập tâm lý, xã hội và hiện thực dẫn đến các hoạt động quốc tế của đất nước, Đồng bằng Bắc Bộ cũng tôn giáo, tín ngưỡng có chiều hướng gia tăng. chịu những tác động to lớn của cơ chế thị trường, Hoạt động thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà diễn ra khá phổ biến ở các địa phương. Điều đó 2. TS. Phạm Văn Dự đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt 110 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC đẹp của văn hóa truyền thống, nhưng mặt khác do tâm linh, vì tín ngưỡng tâm linh là hạt nhân của tín bị tác động mạnh mẽ của lối sống hiện đại, nên tín ngưỡng tôn giáo. Đó là niềm tin, sự trông cậy ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân ở Đồng và yêu mến một thế giới siêu nghiệm mà con bằng Bắc Bộ cũng có một vài biểu hiện tiêu cực người với hình nghiệm và tri thức đã có chưa lý như: phô trương về tiền tài, danh vọng, địa vị, gây giải được [2]. chia rẽ, bè phái, bày ra những nghi thức cầu kỳ, Kế thừa các quan niệm đó, chúng tôi đưa ra quan tốn kém làm mất đi tính thiêng liêng và giá trị văn niệm về tín ngưỡng như sau: Tín ngưỡng là một hóa của tín ngưỡng, nặng nề về mê tín,... bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ tín ngưỡng thờ vực đời sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ xã hội được hình thành trong quá trình lịch sử - thông qua triết lý nhân sinh ẩn dấu trong các hoạt văn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý động thờ cúng, từ đó làm rõ vai trò của nó trong xã hội vào cái thiêng liêng, thông qua hệ thống lễ giáo dục gia đình, qua đó góp phần vào việc gìn nghi thờ cúng của con người và cộng đồng người trong xã hội. giữ và phát huy những giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Quan niệm này đã đề cập đến tín ngưỡng với năm ở Đồng bằng Bắc Bộ là vấn đề vô cùng cần thiết. đặc trưng cơ bản sau: (1) Tín ngưỡng luôn gắn liền với đời sống tinh 2. TÍN NGƯỠNG, NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT thần xã hội. CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN (2) Tín ngưỡng là kết quả của sự hình thành và 2.1. Quan niệm về tín ngưỡng phát triển các quan hệ xã hội, nó có tác động trở Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh lại các quan hệ xã hội đó. vực tinh thần của đời sống xã hội. Tùy theo cách (3) Tín ngưỡng là phương thức biểu hiện niềm tin tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, mà của con người vào cái thiêng liêng, biểu hiện sự cách hiểu về tín ngưỡng cũng khác nhau: bất lực của họ trước sức mạnh thống trị của lực Chủ nghĩa duy tâm khách quan (với đại biểu là lượng tự nhiên và xã hội. Platôn, Hêghen) cho rằng, tín ngưỡng, tôn giáo là (4) Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử - văn hóa. một sức mạnh kỳ bí thuộc "tinh thần" tồn tại vĩnh (5) Tín ngưỡng là một bộ phận ý thức xã hội, nó hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con người. tồn tại trong mối quan hệ với tôn giáo, văn hóa, Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (đại biểu là Beccoly, ngôn ngữ, triết học, lịch sử, nghệ thuật, khoa học, Hium) lại cho rằng, tín ngưỡng là thuộc tính vốn chính trị,... có trong ý thức của con người, là sản phẩm mang 2.2. Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ tính nội sinh của ý thức, tồn tại không lệ thuộc vào cúng tổ tiên hiện thực khách quan. Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có Như vậy, chủ nghĩa duy tâm tư biện đã thần bí cùng huyết thống, đã mất như kỵ, cụ, ông, bà, cha, hóa hiện tượng tín ngưỡng, không thấy được mối mẹ,... là những người có công sinh thành và nuôi quan hệ giữa con người với thế giới hiện thực, dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất không thấy được mặt xã hội của tín ngưỡng. và tinh thần của các thế hệ con cháu. Bàn về tín ngưỡng, C. Mác viết: "Đời sống xã hội, Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có nguồn gốc là về thực chất là có tính thực tiễn. Tất cả những sự tổ tiên tô-tem trong tô-tem giáo của thị tộc. Từ tổ thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều tiên tô-tem chuyển sang tổ tiên người thực là quá được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của trình chuyển từ chế độ thị tộc mẫu hệ sang chế độ con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy" [4]. thị tộc phụ hệ. Tổ tiên tô-tem giáo trong thời kỳ thị Theo quan điểm của C. Mác, tín ngưỡng về bản tộc mẫu hệ là những vật trong thiên nhiên được chất không phải là sản phẩm của thần thánh, siêu thần thánh hóa, được coi là tô-tem (vật tổ) của thị nhiên, thần bí, mà là sản phẩm của xã hội, một tộc, là các vật thiêng và các thần che chở của gia hiện tượng xã hội, không tách rời xã hội và mang đình thị tộc. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là những bản chất xã hội. Tín ngưỡng là hiện tượng thuộc người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy. Khi họ mất, đời sống tinh thần của xã hội, chịu sự quy định của thì những biểu tượng về họ là ý niệm về linh hồn đời sống vật chất. người chết; thần che chở của gia đình thị tộc. Đó là những yếu tố chính tạo nên biểu tượng về tổ Đặng Nghiêm Vạn xem "tín ngưỡng là một yếu tiên được thờ cúng. tố chính của tôn giáo, quy định sức mạnh của tôn giáo đó với cộng đồng" [6]. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi. Tổ Nguyễn Chính thì cho: Tín ngưỡng là tín ngưỡng tiên không còn bó hẹp trong phạm vi huyết thống Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 111
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (gia đình, họ tộc,...), mà đã mở rộng ra trong phạm hội có giai cấp, sự áp bức bóc lột giai cấp, sự tù vi cộng đồng, xã hội. túng, hạn hẹp không có lối thoát hiện thực cũng Ở Việt Nam, vua Hùng được xem là ông Tổ của là nguyên nhân xã hội quan trọng làm nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ và cũng là ông Tổ chung của 54 dân tộc anh em. Qua phân tích cơ sở xã hội nảy sinh tín ngưỡng thờ Là người có công khai quốc, được thờ ở Đền cúng tổ tiên trong lịch sử, chúng ta có thể hiểu bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hùng - Phú Thọ, Phùng Hưng được nhân dân Việt dân Đồng bằng Bắc Bộ như sau: Tín ngưỡng thờ Nam suy tôn là "Bố Cái đại vương". Trần Quốc cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ là Tuấn, có công đánh giặc giữ nước, được tôn làm một bộ phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín "cha" của muôn dân, được thờ ở Kiếp Bạc - Hải ngưỡng dân gian được hình thành từ thời nguyên Dương và nhiều nơi khác. thủy với niềm tin thiêng liêng rằng tổ tiên đã chết Tổ tiên còn là người có công truyền nghề, tạo sẽ che chở, phù giúp cho con cháu, được thể hiện dựng cuộc sống hiện tại cho con cháu, được tôn thông qua lễ nghi thờ phụng. Nó là sự phản ánh thành các "tổ sư", "nghệ tổ",.... hoang đường quyền hành của người đứng đầu Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là thị tộc phụ hệ, gia đình phụ quyền được duy trì tổng thể phức hợp những yếu tố: ý thức về tổ tiên, và phát triển trong xã hội có giai cấp sau này, là biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ cúng trong sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có không gian thờ cúng. công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như kỵ, cụ, ông, bà, cha mẹ, tổ sư, tổ nghề, Thành Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm linh, Hoàng làng, Tổ nước,... tình cảm hướng về cội nguồn của con cháu. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng tưởng nhớ đến tổ tiên, đồng thời, cũng là sự thể bằng Bắc Bộ, xét về cấp độ phản ánh chỉ là cấp hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của độ kinh nghiệm mang tính trực tiếp, cảm tính, linh tổ tiên. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên cảm,... Trình độ phản ánh chỉ dừng ở mức độ ý là niềm tin về linh hồn bất tử, tổ tiên tuy đã chết, thức thông thường và tâm lý xã hội. Các đặc trưng song linh hồn vẫn sống, thường lui tới gia đình và khác của tôn giáo tuy có, nhưng ở mức độ mờ ngự trên bàn thờ. nhạt. Các bài cúng tổ tiên chưa phải là kinh sách Thờ và cúng là hai yếu tố tác động qua lại, thống tôn giáo; chủ lễ cúng là người gia trưởng, không nhất với nhau trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. phải là giáo sĩ chuyên nghiệp, nghi lễ thờ cúng Sự "thờ", "tôn thờ" chính là nội dung, còn hoạt được thực hiện một cách tự giác, tùy thuộc vào động "cúng" là hình thức biểu đạt của nội dung thờ hoàn cảnh của mỗi gia đình, dòng họ,... Thờ cúng cúng. Ý thức tôn thờ, thành kính, biết ơn, tưởng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thể hiện nhớ, hy vọng sự trợ giúp, tránh sự trừng phạt của quan niệm về bản thể, nhân sinh rằng, có sự tiếp tổ tiên là nội dung cốt lõi của tín ngưỡng thờ cúng nối liên tục của các thế hệ, rằng sự sống là bất tổ tiên. diệt. Chết là sự bắt đầu của chu kỳ sinh mới. Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con 3. NHÂN SINH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN SINH người, là tổng thể phức hợp của ý thức về tổ tiên, QUAN NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng. 3.1. Nhân sinh quan là gì? Như vậy, có thể xem nguyên nhân sâu xa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sức sản xuất hết Có nhiều cách hiểu khác nhau về nhân sinh quan: sức thấp kém của thời nguyên thủy. Tính hạn chế của lực lượng sản xuất kéo theo sự hạn chế Theo cách hiểu thông thường: “Nhân” là người, trong quan hệ kép giữa con người với tự nhiên và “Sinh” là sống, “Quan” là quan điểm, quan niệm, giữa con người với nhau trong xã hội. C. Mác cho cách nhìn nhận. Nhân sinh quan là quan niệm rằng, tính chất hạn chế thực tế đó đã phản ánh về cuộc sống con người bao gồm: lẽ sống, mục vào trong những tôn giáo cổ đại và vào trong tín đích, ý nghĩa, giá trị cuộc sống. Con người ở ngưỡng của nhân dân, thể hiện sự bất lực trước trong thế giới như thế nào, vai trò, vị trí của con thế giới hiện thực. người ra sao?. Nguyên nhân trực tiếp mang tính xã hội của tín Giáo trình triết học Mác - Lênin của Bộ Giáo dục và ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sự phân hóa trong Đào tạo (2005) cũng nêu rõ: “Những vấn đề triết xã hội thị tộc phụ quyền, dẫn tới việc đề cao vai học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử trò của người đứng đầu gia đình - thị tộc. Những triết học nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người người này, bằng uy tín của mình đã củng cố và là gì? bản tính, bản chất con người? mối quan hệ thiêng liêng hóa sự thờ cúng tổ tiên đã có manh giữa con người với thế giới? con người có thể làm nha trong thời kỳ thị tộc mẫu quyền. Trong xã gì để giải phóng mình, đạt tới tự do?,... Đây cũng 112 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC chính là nội dung cơ bản của nhân sinh quan - một Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, một phần nội dung cấu thành thế giới quan triết học” [1]. Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc. Cách diễn đạt tuy khác nhau, song tựu chung lại Xét cả về kinh tế, xã hội và tinh thần, làng người các quan niệm đều khẳng định: Nhân sinh quan là Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc chặt chẽ, là một phạm trù dùng để chỉ những quan niệm, quan những đơn vị kinh tế - xã hội - quân sự - văn hóa điểm mang tính định hướng của con người về mối hoàn chỉnh. Làng là tập hợp của những họ, lấy quan hệ của họ với gia đình, xã hội và môi trường gia đình hạt nhân làm nền tảng. Bao quanh không tự nhiên. gian tụ cư của xóm làng là lũy tre xanh, có nơi có Có nhiều cách phân chia các loại hình của nhân hào sâu bao bọc, có chức năng của một công trình sinh quan. Có thể phân chia từ góc độ nhân sinh quân sự bảo vệ an ninh cho xóm làng. Về tổ chức quan cá nhân hay nhân sinh quan cộng đồng, có xã hội, ngoài những tổ chức và chức danh do Nhà thể phân chia dựa trên vai trò của nhân sinh quan nước quy định, mỗi làng còn có nhiều những tổ (tích cực và tiêu cực), hoặc có thể phân chia theo chức, những hội tự nguyện khác, đáp ứng những trình độ nhận thức và tư duy của con người. nhu cầu về tâm linh và thân phận khác nhau trong cộng đồng. Có hội được thành lập trên nguyên tắc 3.2. Đặc điểm nhân sinh quan người Việt theo lứa tuổi, có hội theo nghề nghiệp, có hội theo ở Đồng bằng Bắc Bộ tín ngưỡng, theo giới tính,... Đình, chùa, nhà thờ, am, miếu, từ đường,... là những trung tâm thờ tự Thứ nhất, nhân sinh quan người Việt ở Đồng bằng công cộng nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, tôn Bắc Bộ thường gắn bó chặt chẽ với vận mệnh dân giáo và tâm linh, của từng nhóm đối tượng, nhiều tộc, triết lý nhân sinh của họ đều đi đến giải đáp khi vượt ra khỏi phạm vi không gian xóm làng. những vấn nạn mà họ gặp phải trên con đường dựng và giữ nước. Với tư cách là một đơn vị kinh tế - xã hội và văn hóa hoàn chỉnh, làng xã Đồng bằng Bắc Bộ có vai Thứ hai, nhân sinh quan người Việt ở Đồng bằng trò hết sức quan trọng trong việc nuôi dưỡng và Bắc Bộ luôn gắn liền với các điều kiện sinh tồn của gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, trong họ, được triển khai trong một hệ thống hoàn chỉnh đó có ý thức về cội nguồn, lòng biết ơn tổ tiên - các mối quan hệ: xã hội, gia đình, dòng tộc,… những người có công tạo dựng và bảo vệ cuộc Thứ ba, nhân sinh quan người Việt ở Đồng bằng sống của con người, gia đình, làng, nước. Và đây Bắc Bộ thường được biểu hiện qua hai dòng văn cũng chính là cơ sở xã hội nảy sinh nhân sinh hóa: văn hóa dân gian (Folklore) và văn hóa bác quan trong hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên học hàn lâm (Academic). Cả hai dòng văn hóa này của người dân. đều đan xen, thẩm thấu, tác động lẫn nhau, tạo 4.1. Nhân sinh quan trong quan niệm “Đạo nên bản sắc riêng, độc đáo cho nhân sinh quan hiếu” của người dân Đồng bằng Bắc Bộ người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Thứ tư, thái độ trọng nghĩa - tình là truyền thống Do ảnh hưởng sâu đậm bởi nền văn hóa của của văn hóa Việt Nam, nó được phản ánh khá Trung Quốc và Ấn Độ (mà chủ yếu là tiếp nhận đậm nét trong nhân sinh quan người Việt ở Đồng và vận dụng quan điểm của Nho giáo, Lão giáo bằng Bắc Bộ. và Phật giáo), người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ rất chú trọng tới việc xây dựng gia đình theo chế Thứ năm, nằm giữa hai nền văn minh Trung - Ấn, độ tông pháp - lấy gia đình, dòng họ là đơn vị cơ nên trong quá trình phát triển, nhân sinh quan sở của xã hội. Trong gia đình, dòng họ, theo Nho người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ đã tiếp thu và giáo, điều cốt lõi là con người phải có hiếu. Hiếu cải biến nhiều yếu tố trong triết lý nhân sinh của là biểu hiện của nhân. Hiếu còn gắn với trung, là hai nền văn hóa đó, thông qua hệ thống các học nguồn gốc của trung. Trước đây, trong các triều thuyết triết học của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo. đại phong kiến Việt Nam chữ hiếu luôn được đề 4. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA cao. Hiếu được xem như một chuẩn mực đạo đức NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - NHÌN TỪ xã hội và cũng là thước đo lòng trung thành đối GÓC ĐỘ NHÂN SINH QUAN với vua. Chữ hiếu đã được Nhà nước phong kiến pháp chế hóa, chính sách hóa. Trong sách "Nhị Đồng bằng Bắc Bộ là một trong sáu vùng văn hóa thập tứ hiếu" được in và truyền bá rộng rãi thời của cả nước. Đây là vùng văn hóa độc đáo và đặc Nguyễn có nêu ra nhiều tấm gương hiếu đễ như: sắc trong sự phong phú đa dạng của nền văn hóa Nguyễn Huy Đức, Phan Hữu Tự,... Việt Nam. Với người dân Đồng bằng Bắc Bộ, hiếu kính với Đồng bằng Bắc Bộ được kiến tạo nên bởi hệ cha mẹ còn là giá trị tinh thần, là nội dung đạo đức thống sông Hồng và sông Thái Bình, bao gồm trong gia đình truyền thống. Hiếu kính với cha mẹ phần bằng, trũng của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, không phải chỉ là sự thể hiện tình cảm, lòng biết Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Hà ơn, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của đạo làm Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 113
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC con. Hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ,... trước hết khẳng định thành đạo lý, lẽ sống,... Đạo lý biết ơn phải cư xử đúng đắn với người đang sống. và tiếp tục nối dõi truyền thống tổ tiên được thể Đạo hiếu nhắc nhở con cháu không những chỉ hiện thông qua các nghi thức thờ cúng có tính chất hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, mà phải hiếu đễ với huyền bí thiêng liêng. anh, chị em trong gia tộc. Phải xem "anh em như Thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống có nhiều hình thể chân tay" do vậy "tay đứt ruột xót", "một con thức và cấp độ khác nhau. Trước hết là việc thờ ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Trong nhà, anh em phải cúng tổ tiên trong mỗi gia đình (thờ cúng gia tiên). biết "kính trên nhường dưới", anh, chị phải biết Trong mỗi gia đình người dân Đồng bằng Bắc Bộ thương yêu, nhường nhịn các em, gương mẫu đều thiết lập bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên là không trước lời nói và việc làm. Nếu không may bố, mẹ gian thiêng liêng để các thành viên gia đình thể hiện, mất sớm phải thay cha (nếu là anh cả) và thay mẹ gửi gắm lòng tưởng nhớ, biết ơn tiên tổ. Bàn thờ (nếu là chị cả) nuôi dạy các em nên người. Người là nơi tổ tiên "đi", "về" và ngự trên đó. Bàn thờ tổ anh trưởng được quyền thừa kế hương hỏa và có tiên thường được lập cố định, ở chỗ trang trọng trách nhiệm chính duy trì việc cúng giỗ. Hàng năm, nhất, gian chính giữa của nhà trên. Đây là sự khác đến ngày giỗ cha, mẹ, các em khi đã có tư thất, biệt với một số dân tộc khác. Ở Hàn Quốc, người đến nhà trưởng góp giỗ, "giầu một bó, khó một ta chỉ lập bàn thờ và dán bài vị khi có việc cúng nén". Ngày giỗ, vì thế, chẳng những có ý nghĩa giỗ. Ở Nhật Bản, vị trí trang trọng nhất trong nhà thiêng liêng về mặt tâm linh, thể hiện sâu sắc ý dành thờ Thần Đạo (Shin to), còn bàn thờ gia tiên thức, lòng biết ơn công sinh thành của cha mẹ, tổ lại lập ở gian phụ. tiên, mà còn có ý nghĩa sum họp, đoàn kết, thân ái trong gia tộc. Việc bài trí trên bàn thờ gia tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ cũng hoàn toàn không giống Người dân Đồng bằng Bắc Bộ trong quan niệm, không chỉ chú trọng việc đoàn kết, thương yêu nhau, nó phụ thuộc vào quan niệm tâm linh và cả nhau giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc, điều kiện kinh tế của gia chủ. Nhìn chung, một bàn mà còn chú ý tới các thành viên trong cộng đồng thờ gia tiên thường được chia làm hai lớp, giữa làng, nước. Người trong làng, nước đều là con hai lớp được ngăn bằng một bức y môn bằng vải Lạc, cháu Rồng do mẹ Âu Cơ sinh ra. Trước là che rủ. Lớp trong đặt long khám của thần chủ (ngai "trong họ" sau là "ngoài làng" phải thương yêu hoặc ỷ, tượng trưng cho ngôi vị của tổ tiên), bộ đồ giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Bà con làng xóm thờ để đặt hộp trầu, chén nước, đĩa hoa quả,... như "gà cùng một mẹ" "tắt lửa tối đèn có nhau", Lớp ngoài là hương án, trên đặt bình hương, tình làng nghĩa xóm tương thân, tương ái. Khi đèn, ống hương, mâm bồng,... Ngày thường y làng, xóm nhà nào có việc hiếu mọi người đều môn được vén lên, chỉ khi nào có lễ, sau khi con đến "sẻ chia". Việc hiếu là việc giỗ chạp, tang ma. cháu thắp hương khấn mời thì y môn mới được Ngày giỗ, ngoài con cháu nội tộc, còn có khách buông rủ xuống. Theo cách giải thích dân gian, khứa. Khách mời thường là người có chức sắc làm như thế để tổ tiên được hưởng lễ một cách tự trong làng, song chủ yếu là những người có quan nhiên, không cho ai nhìn ngó, quấy nhiễu. Ngoài hệ tình cảm thân thiết. Lễ giỗ có khi chỉ là chai ra, bàn thờ của các gia đình giàu có hoặc đại gia rượu, thẻ hương. Khách thắp hương cúi lễ trước khoa bảng còn treo các bức hoành phi ở bên trên, bàn thờ, kính lễ vong hồn người quá cố, sau đó ăn câu đối ở hai bên, được sơn son thếp vàng. Nếu uống vui vẻ. Khi ăn, mọi người thường "ôn cổ tri như hoành phi, câu đối trong nhà thờ họ, tông tộc tân", nhắc về kỷ niệm, ca ngợi tài, đức của người mang nặng tính tổng kết, phô trương và tôn vinh quá cố, qua đó nói về cuộc sống hiện tại, hy vọng dòng họ để làm gương cho hậu thế thì hoành phi, vào tương lai. Đạo hiếu như vậy, không chỉ bó hẹp câu đối ở bàn thờ gia tiên thường được viết với nội trong phạm vi gia đình, họ tộc, mà còn được mở dung bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, hoặc lời hứa rộng ra xã hội. Đó cũng là biểu hiện tích cực trong của con cháu đối với tổ tiên. nhân sinh quan tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ. Trong cỗ giỗ, người ta không chỉ ăn uống, mà chính là trò chuyện. Chuyện trong nhà, xã hội, 4.2. Nhân sinh quan trong ý thức tưởng nhớ, chuyện làm ăn, chuyện giáo dục con cái,... Đây biết ơn tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ là nếp sống văn hóa truyền thống tốt đẹp, nên gìn Đối với người dân Đồng bằng Bắc Bộ: "Con giữ và phát huy. người có tổ, có tông. Như cây có cội, như sông Một nghi thức cần thiết là lúc hóa vàng phải đổ có nguồn". Từ bao đời, họ luôn ý thức: “Cây có theo vào đống lửa một chén rượu cúng. Chén gốc mới nở cành xanh ngọn. Nước có nguồn mới rượu này làm vàng mã bốc cháy, song ý nghĩa bể rộng sông sâu. Người ta nguồn gốc ở đâu. Có của việc làm là cốt biến vàng mã trên trần thành tổ tiên trước rồi sau có mình”. Ý thức tưởng nhớ, vàng thật, đồ dùng thật dưới âm, cho người âm. biết ơn tổ tiên được hình thành, phát triển và được Việc đốt vàng, mã, theo quan niệm của Đạo giáo, 114 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC người ta phải dùng một chiếc đòn gánh hoặc cây thống của người Việt trong lịch sử. Trong xã hội, mía hơ trên lửa qua lại để người chết gánh hàng diện mạo của mỗi cá nhân rất mờ nhạt, dường mã về cõi âm. Đồng thời, hương nến trên bàn thờ như người ta chỉ biết đến "anh ta" là con nhà ai, lúc này cũng có thể tắt, vì hương hồn tổ tiên đã người họ nào, làng nào. Nhà nước quản lý dân trở về cõi âm để tiếp tục "sống" cuộc sống ở cõi đinh của mình thông qua bộ máy quản lý làng xã, Hoàng Tuyền và lại phải một năm nữa, hoặc khi việc phân bổ nghĩa vụ binh lính, phu phen tạp dịch cần, có lời khấn mời mới trở lại. Việc đốt vàng được căn cứ theo kê khai của bộ phận chức dịch mã mang tính mê tín, gây lãng phí. Nếu đốt hạn của làng. Trong tình hình như vậy, làng thực sự chế, chỉ mang ý nghĩa biểu trưng thì lại là sự giải đóng vai trò là cầu nối giữa các thành viên với thoát tâm lý, làm người sống được yên tâm, thoải cộng đồng quốc gia. mái. Niềm tin vào ông bà, tổ tiên vẫn "sống và sinh Xét trên lĩnh vực kinh tế và tổ chức sản xuất, nếu hoạt" như ở trên dương gian, khiến cho con cháu như mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế - tổ chức hăng say lao động, làm ra nhiều của cải. sản xuất hoàn chỉnh, liên kết với nhau chủ yếu Người dân Đồng bằng Bắc Bộ luôn coi việc cúng bằng sợi dây tình cảm, tâm linh, thì làng là một giỗ, thờ phụng tổ tiên là việc làm hàng ngày, hàng đơn vị kinh tế - xã hội - văn hóa thống nhất chặt tháng, quanh năm, tuần tiết nào, lễ vật ấy. Vì muốn chẽ, liên kết giữa các gia đình, dòng họ lại với khói hương tiên tổ được đời đời tiếp nối, dòng dõi nhau trong một cộng đồng lãnh thổ chung. Phong "không đứt mạch", nên người ta coi trọng việc sinh tục tập quán, tâm lý, lối sống và tín ngưỡng là con trai để lập người thừa tự. những yếu tố tạo nên bản sắc, thần thái văn hóa Trong việc lập tự này cũng có nhiều quy định. Ví riêng của mỗi làng. Các làng ở Đồng bằng Bắc Bộ như trong gia đình đa thê thì người được giữ việc đều thờ nhiều vị thần, trong đó có vị thần được hương khói phải là con trai trưởng của bà vợ cả. xem là thần bản mệnh của cả làng - đó là Thành Nếu bà vợ cả ngoài năm mươi tuổi mà không có Hoàng làng. Thành Hoàng là đối tượng thờ cúng con trai thì mới lập tự con trai trưởng của bà vợ lẽ, của Nho giáo và Đạo giáo, song, trên phương diện tức là "thứ trưởng tự". tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ, thì Thành Hoàng còn được xem là Ý thức hướng về cội nguồn, về những người ông Tổ của cả làng. Ông Tổ của làng có thể là có công sinh thành, tạo dựng cuộc sống đối với nhiên thần, hoặc nhân thần. Dù là nhiên thần hay người dân Đồng bằng Bắc Bộ cũng là ý thức nhân thần, thì trong ý thức tâm linh của dân làng, hướng về cội nguồn chung của dân tộc. Tình yêu Thành Hoàng làng là những người có công giúp quê hương, đất nước cũng được hun đúc từ đây. dân trị thủy, đánh giặc. Ngoài Thành Hoàng làng, Gia đình - làng - nước trong tâm thức người dân các vị Tổ nghề, Tổ sư, các anh hùng dân tộc, các ở Đồng bằng Bắc Bộ bao đỗi thân thương, chúng danh nhân văn hóa cũng được dân làng thờ cúng. được gắn quyện với nhau trong cuộc đấu tranh Họ không chỉ là những người có công, được xem chống thiên tai, địch họa. Nước mất thì nhà tan. như tiền hiền, hậu hiền, mà còn là những người có Nhà muốn yên ấm thì nước phải thịnh, cường. sức mạnh linh thiêng che chở, phù giúp cho dân Hơn nữa, họ có tổ họ, làng có Thành hoàng, nước làng trong cuộc sống. có Tổ nước. Vua Hùng là Tổ của muôn dân nước Ngoài ý thức tôn thờ ông Tổ chung của làng, Việt. Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân Đồng bằng Bắc Bộ còn thể hiện sự tôn người Việt từ khắp nơi, cả ở ngoài nước "về viếng kính của mình đối với những người cao tuổi. Với Tổ là tỏ lòng kính hiếu tổ tiên, nhân thêm tình quan niệm "kính lão đắc thọ", "kính già, già để tuổi thương yêu con người, xứ sở" [5]. cho", cứ mỗi độ xuân sang, các làng đều có tục Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta: "Vua Hùng là yến lão, mừng thọ. Xưa, thời phong kiến, các làng người có công dựng nước ta... Uống nước phải còn có ruộng lão. Hoa lợi ruộng lão dùng để sắm nhớ nguồn, con cháu thì phải nhớ đến tổ tiên. Các sửa cỗ bàn. Các cụ từ 60 tuổi trở lên được mời ra Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta đình dự yến lão. Các vua triều Lý, Trần, Lê thường phải cùng nhau giữ lấy nước. Đó mới là uống nước ban yến, lụa, tiền cho bô lão. Hội nghị Diên Hồng nhớ nguồn, mới là nhớ tổ tiên vậy" [3]. Lời của đời Trần là biểu hiện tập trung của ý thức "dưỡng Người cách đây đã gần thế kỷ, song vẫn mãi mãi người già, xin lời hay". Kính già, yêu trẻ, ngày tết Nguyên Đán mọi người chúc nhau già thì mạnh là bài học về cách ứng xử trong đạo làm người, là khỏe, sống lâu trăm tuổi, con trẻ thì mừng thêm sự thể hiện tập trung nhất ý thức về cội nguồn của một tuổi. Tết Đoan Ngọ nhiều nơi có tục làm bánh các thế hệ trước đây, hôm nay và mai sau. gai, bánh rợ, bánh nếp biếu ông bà, cô, bác hai 4.3. Nhân sinh quan trong bản sắc văn hóa của bên nội, ngoại. người dân Đồng bằng Bắc Bộ Ý thức về tổ làng còn được củng cố thêm qua các Nhà - Họ - Làng - Nước là cơ cấu xã hội truyền tục, lệ của làng. Trong không gian thiêng liêng Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 115
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC của lễ hội, các cá nhân, gia đình, làng xã được 5. VAI TRÒ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ gắn quyện vào nhau qua nghi thức thờ cúng thần TIÊN TRONG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở ĐỒNG bản mệnh - cũng là ông Tổ của làng. Tín ngưỡng BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY thờ cúng tổ tiên "theo nghĩa rộng, không chỉ thờ những người có công sinh dưỡng đã khuất, nghĩa Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt, thực hiện là những người có cùng huyết thống, mà thờ cả những chức năng cơ bản nhất để có thể hỗ trợ con người phát triển toàn diện. Một trong những những người có công với cộng đồng làng xã, đất chức năng đó là chức năng giáo dục. nước" [7]. Ngay từ khi mới ra đời, mỗi con người đều chịu Thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc ảnh hưởng từ giáo dục gia đình với những mức độ Bộ là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. khác nhau. Trong một thiết chế mà cha mẹ luôn ý Tùy gia cảnh, tùy thời mà các lễ giỗ gia tiên, giỗ tổ thức về nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng con cái, họ, hội làng, tổ nước được tổ chức đơn giản hay chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh long trọng. Song dù đơn giản hay long trọng cũng của con cái cả về thể chất lẫn tinh thần để con cái đều lấy cái tâm, cái "đạo" làm đầu và theo một hệ trở thành những công dân có ích cho xã hội, con thống nhất định. Có thể mô hình hóa hệ thống thờ người sẽ được tạo những điều kiện tốt nhất để trở cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ nên hoàn thiện. Đối với các gia đình ở Đồng bằng như sau: Bắc Bộ, vấn đề giáo dục con cái luôn là vấn đề Bảng 1. Hệ thống thờ cúng tổ tiên của người dân được họ quan tâm. Mỗi thành viên trong gia đình Đồng bằng Bắc Bộ luôn sống vì nghĩa vụ và trách nhiệm với những thành viên khác, đồng thời họ lấy gia đình làm Không Thời Đối nòng cốt để tạo lập kỷ cương xã hội. Với ý nghĩa Cấp gian gian tượng Bài Chủ lễ độ thờ thờ thờ cúng cúng đó, gia đình vừa là đơn vị sinh hoạt, đơn vị kinh tế, cúng cúng cúng cũng là đơn vị giáo dục và là tế bào xã hội ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Ngày Giáo dục gia đình là loại hình giáo dục tương đối giỗ, chạp toàn diện. Trước hết là sự toàn diện trong nội dung - Ngày lễ, - Văn - Con Gia Bàn thờ giáo dục, bao gồm: giáo dục nghề nghiệp, giáo tết - Gia tiên cúng trai đình gia tiên dục lao động, giáo dục ứng xử, giáo dục giới tính, - Ngày gia tiên trưởng có việc giáo dục quan hệ huyết thống, giáo dục đạo đức trọng nhân cách,... Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng khá đa dạng trong hình thức: giáo dục bằng làm mẫu và nêu gương, giáo dục bằng răn đe, giáo - Ngày - Nhà thờ giỗ Tổ họ - Tộc dục bằng truyền thống gia đình, giáo dục bằng - Tổ họ trưởng ca dao tục ngữ, giáo dục bằng sự cảm hóa yêu họ - Ngày - Văn tế Họ tộc - Tổ chi, - Chi, - Nhà thờ giỗ Tổ ngành Tổ ngành thương,... tổ chi chi, ngành trưởng Một trong những hình thức giáo dục mà các gia đình ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay rất quan tâm, đó là giáo dục nhân cách và cách ứng xử cho các - Thành thành viên thông qua hoạt động tín ngưỡng thờ - Chủ Hoàng cúng tổ tiên. tịch xã - Đình - Ngày - Tổ nghề - Bậc làng hội làng - Tổ sư 5.1. Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Làng - Văn tế cao - Am, - Các - Anh xã miếu ngày lễ, hùng dân thần niên có giáo dục chữ “Nhân” uy tín - Chùa tết tộc, danh Việc thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng và đức nhân văn hóa cao Bắc Bộ có liên quan đến quan niệm con người khi chết sẽ biến thành ma, phải có người thờ cúng, mới trở thành ma lành, phù hộ cho con cháu; nếu - Đền không thì sẽ biến thành dữ, đi lang thang đây đó,... Hùng ở - Chủ Vì thế, phải có con trai để thờ cúng mình sau này. Phú Thọ - Ngày - Văn tế tịch tỉnh, Về nguyên tắc, việc thờ cúng tổ tiên thuộc quyền - Đền thờ - Vua - Cán của ngành trưởng. Trong trường hợp bố mẹ chết, Nước 10/3 âm quốc vọng vua Hùng bộ phụ Hùng ở lịch Tổ trách con trai trưởng thay bố mẹ thờ cúng tổ tiên. Bát các địa văn hóa hương thờ bố mẹ đặt tại nhà con trưởng. Các con phương trai khác nếu sống gần con trưởng không được lập bàn thờ riêng để thờ bố mẹ và không được tổ 116 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC chức cúng giỗ riêng; ngược lại, họ cùng những chị để hàn huyên, tâm sự, ôn lại kỷ niệm với bố mẹ; em gái đã đi lấy chồng có trách nhiệm góp giỗ (vào có khi là giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, ngày giỗ của bố mẹ) và gửi lễ (vào các dịp Tết) để khó khăn trong các gia đình. Ngày Tết, các em trai người con trưởng thắp hương. Quy định này của và chị em gái đi lấy chồng tùy tâm, tùy điều kiện việc thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa giáo dục, cách gửi về nhà trưởng một lễ (thường là chai rượu, gói ứng xử rất cao trong việc nhắc nhở con cái điều mứt, gói chè, vài quả cau,…) để người con trưởng chỉnh quan hệ để có thể vẫn gắn kết thuận hòa thắp hương lên bố mẹ. như khi cha mẹ còn sống. Việc tổ chức cúng giỗ Việc thờ cúng cha mẹ với ý nghĩa giáo dục chữ chung tại nhà người con trưởng là dịp để củng cố Hiếu được thể hiện ngay từ sau khi cha mẹ qua tình anh em, giáo dục truyền thống gia đình, dòng đời, trong việc tang và cúng tế sau này. Từ quy họ. Trường hợp người con nào hỗn hào, bị anh chị định về tang phục với chất vải thô, xấu xí, kiểu em truất quyền thờ cúng bố mẹ bằng việc không cách sơ sài, đơn giản, đến việc quy định con trai nhận lễ, cũng đồng nghĩa với việc bị xã hội phủ chống gậy, con gái lăn đường lót huyệt đều để thể nhận. Chữ “Nhân” vì thế được coi trọng đặc biệt hiện nỗi tiếc thương đau đớn của con cái khi cha để làm căn cứ duy trì sự kết nối này. mẹ qua đời. Sau khi chu toàn tang ma, con cái cúng cơm hàng ngày cho cha mẹ vẫn nằm trong Không chỉ điều chỉnh quan hệ ứng xử giữa các mạch ý nghĩa về sự hiếu thảo để con cái được tiếp anh chị em ruột để gắn kết gia đình trong ngày giỗ tục chăm sóc cha mẹ hàng ngày. Những ứng xử cha mẹ, các thành viên khác cũng phải đề cao chữ ấy đều có ảnh hưởng trực tiếp đến những thế hệ “Nhân” mới có thể duy trì được nhiều thế hệ gắn tiếp theo trong gia đình, để con cái của chính họ bó với nhau, đặc biệt là ứng xử giữa chị em dâu, sẽ được ý thức đầy đủ hơn về sự hiếu thuận trong giữa anh em rể, giữa anh em con chú con bác,… ứng xử hàng ngày với người còn sống. Cư xử nhân ái, hòa thuận, hiếu đễ để mỗi khi gặp nhau trong ngày giỗ cha mẹ, các thành viên trong Những trường hợp anh em ở gần nhau, nhưng vì nội tộc mới có thể không hổ thẹn với cha mẹ. bất hòa nghiêm trọng mà phải từ nhau, lập bàn thờ bố mẹ riêng, tuy việc cúng tế vẫn được chu đáo, Tính tôn ty trong quan hệ gia đình được củng cố và nhưng trong quan niệm xã hội, đó vẫn là một biểu nhấn sâu thêm cũng chính bởi quy định về quyền hiện của sự bất hiếu khi ly tán để bố mẹ đau lòng. thờ cúng này của người con trai trưởng. Người Sự không chấp nhận đó của xã hội lại thêm một con trai trưởng tuy được thừa hưởng những lần nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục chữ “Hiếu” trong quyền lợi từ phần hương hỏa của cha mẹ để lại việc thờ cúng tổ tiên. như một nền tảng kinh tế để duy trì lâu dài và ổn định việc thờ cúng, nhưng nhìn chung là vẫn phải 5.3. Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gánh vác phần đóng góp vật chất nặng nề hơn. giáo dục chữ “Lễ” Các em trai và em gái có đóng góp nhưng không Giáo dục gia đình truyền thống đặc biệt coi trọng mang tính bình quân. Đây là một yếu tố rất dễ nảy thái độ ứng xử đúng trong các mối quan hệ huyết sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. thống của mỗi con người, coi đó là một trong Tuy nhiên, trong tâm thức mỗi người, việc cúng những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất. Một giỗ cha mẹ thuộc về những phạm trù thiêng, do quan niệm được thừa nhận rộng rãi và được kiểm đó, mỗi người đều nhân ái với nhau hơn khi nghĩ định bằng kinh nghiệm dân gian là: Một người nếu về việc đóng góp. Thờ cúng tổ tiên là nghi thức không ứng xử đúng và tốt trong các mối quan hệ tâm linh điều chỉnh và giáo dục chữ Nhân trong huyết thống, thì cũng sẽ khó có thể ứng xử đúng mỗi người. Đây cũng chính là cơ sở hình thành với các mối quan hệ xã hội khác. Do vậy, việc hiểu nên những mô thức khác của cơ sở kinh tế duy biết và ứng xử đúng với những mối quan hệ huyết trì việc thờ cúng tổ tiên và đề cao tính tôn ty theo thống được xem là thước đo sự lễ nghĩa của mỗi chiều dọc của quan hệ huyết thống như ruộng họ, người. Điều này được đánh giá và giáo dục qua nhà thờ họ,… việc thờ cúng tổ tiên. 5.2. Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Việc thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng giáo dục chữ “Hiếu” Bắc Bộ diễn ra vào nhiều dịp trong năm, không Dân gian vẫn lưu truyền: “đói ngày giỗ cha, no ba chỉ vào ngày mất của cha mẹ, ông bà, mà còn vào ngày Tết” với hàm ý về việc tất cả mọi thành viên các ngày sóc, vọng vốn là ngày cúng Thổ công; trong gia đình đều chú ý đặc biệt đến việc tổ chức các ngày Tết Nguyên đán và các lễ tiết khác trong cúng giỗ sao cho chu tất nhất. Điều này thể hiện năm; những khi trong nhà có việc vui, việc buồn, sự hiếu thảo của con cháu khi nghĩ đến ông bà tổ hoặc để cầu mong tổ tiên phù hộ cho một việc làm tiên. Thông thường, trong ngày giỗ cha mẹ, các đang dự định thực hiện, một ước nguyện đang ấp anh chị em đều cố gắng tổ chức cho đàng hoàng, ủ. Mỗi dịp thờ cúng lại có những quy định riêng mà trọng thể, vừa để thể hiện tấm lòng biết ơn công việc tuân thủ những quy định này tạo nên một hệ lao của bố mẹ, vừa là dịp anh chị em gặp gỡ nhau thống nghi thức trong ứng xử. Khi thực hiện được Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 117
- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC đúng những quy định của nghi thức, con người khi tâm sáng, không toan tính, cha mẹ mới linh được xem là ứng xử có lễ nghĩa, có lễ nghĩa với chứng cho hành vi nghi lễ của con cháu. Với mọi thần linh và lễ nghĩa với nhau giữa những người gian dối, thiếu thiện ý trong thờ cúng tổ tiên, quan còn sống. niệm xã hội đều cho rằng đó là biểu hiện xấu của Để ứng xử đúng, có lễ, trước hết phải hiểu biết về nhân cách. tôn ty, thứ bậc các mối quan hệ huyết thống. Ngay Điều này được người dân Đồng bằng Bắc Bộ rất từ khi còn bé, trẻ em trong các gia đình Đồng bằng quan tâm, cho dù khó khăn, các gia đình vẫn tự Bắc Bộ đã được dạy cách nhận biết những người nguyện tiết kiệm chi tiêu để dành dụm, tập trung thân quen trong gia đình, thông qua các từ chỉ vai cho việc tổ chức cúng giỗ. Sự tiết kiệm này không vế, quan hệ: bố mẹ, ông bà, anh, chị, em,… Sau hề gây nên sự khó chịu vì ai nấy đều xác định đó, bắt đầu được nhận biết những người thuộc đó là việc làm cần thiết, là thể hiện mong muốn phạm vi ngoài gia đình mình, thuộc họ nội, tức họ thực sự được tổ chức nghi lễ thờ cúng cho cha bên bố (gồm chú, bác ruột, cô ruột, anh chị em mẹ được chu tất nhất. Các vật phẩm đươc mua con chú, con bác và các bậc trên hơn, xa hơn,…); sắm với tâm ý sẽ dâng lên tổ tiên, cha mẹ những họ ngoại, tức họ bên mẹ (ông bà ngoại, cậu mợ gì tốt đẹp nhất. ruột, dì ruột, anh chị em con cô con cậu, con dì con già và các bậc trên hơn, xa hơn,…). Gắn với Với ý nghĩa đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của sự nhận biết từng người thuộc từng vai vế là cung người dân Đồng bằng Bắc Bộ không chỉ giúp cho cách xưng hô, lời ăn tiếng nói, dáng điệu và nhiều mỗi cá nhân hình thành ý thức tiết kiệm, biết dự khi là cả các nghĩa vụ,… đối với mỗi bậc. Sau này, tính, lo toan cho cuộc sống bản thân và gia đình; khi trưởng thành, lấy vợ lấy chồng, từng người nó còn giúp cho họ có ý thức chia sẻ với anh chị còn phải nhận biết được đầy đủ các mối quan hệ em khi cùng lo cúng giỗ, chia sẻ với họ mạc khi của gia đình nhà vợ (hay nhà chồng ), bên nội và thờ cúng tổ tiên, tích luỹ việc thiện (vì tổ tiên đều bên ngoại để có một thái độ ứng xử đúng. Với mỗi chứng được mọi hành vi của họ nên không được vai vế và quan hệ, việc ứng xử lại được điều chỉnh làm điều gì xấu, vì mình mà làm hại người khác). cho phù hợp. 6. KẾT LUẬN 5.4. Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên giáo dục chữ “Tâm” Đồng bằng Bắc Bộ là nơi hình thành, tồn tại và Nhân, Hiếu, Lễ đều là những phẩm chất căn bản, phát triển của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa quan trọng mà mỗi người phải được giáo dục để nước. Thông qua những hoạt động thực tiễn và quá trình tiếp - biến những giá trị văn hóa của các hoàn thiện nhân cách, nó bị chi phối mạnh mẽ bởi nền văn minh bên ngoài, người dân Đồng bằng suy nghĩ, tình cảm của từng người trong từng điều Bắc Bộ đã có những quan niệm về bản thể, vũ kiện cụ thể. Suy nghĩ và tình cảm ấy là sự thành trụ. Không gian trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tâm. Khi có “Tâm”, con người ứng xử nhân hòa được nhận thức thông qua các khái niệm trời, đất, với nhau, khi có tâm con người hiếu đễ với cha người, mây, gió, núi, sông, thần, ma, quỷ, đình, mẹ, anh em, khi có tâm, con người ứng xử có lễ đền, miếu, bàn thờ, mồ mả,... Thời gian được nghĩa, khi có tâm, con người dễ cảm hóa người tính theo nông lịch với những thời vụ, năm, tháng, khác, dễ hòa nhập với cộng đồng. tuần, tiết, ngày, giờ, được đánh dấu bằng các nghi lễ thờ cúng, hội hè, giỗ chạp của con người và Về cơ bản, chữ “Tâm” được xem là biểu hiện căn cộng đồng. Trên cơ sở nhận thức về thế giới, vũ bản của đạo đức khi nó đề cao sự chân thành, trụ, người dân Đồng bằng Bắc Bộ nhận thức về nhân hậu, thành ý. Không phải trong mọi trường mình và đề ra triết lý. hợp, sự thiện tâm, thành ý đều mang lại kết quả ngay lập tức, nhưng rõ ràng là điều đó giúp mỗi Quan niệm nhân sinh của người dân đồng bằng người được đón nhận tốt hơn. Sự thành tâm, thiện Bắc Bộ vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù, được thể hiện sinh động qua hoạt động ý luôn thể hiện bằng sự trân trọng, chu đáo, không thờ cúng tổ tiên ở bốn cấp độ gia đình, họ tộc, làng nề hà khó khăn, không so đo tính toán hơn thiệt. và nước. Nó chịu ảnh hưởng sâu sắc tín ngưỡng Những điều tốt đẹp ấy được tìm thấy rất rõ trong tô-tem, thờ thần, thờ Mẫu và đặc biệt là tam giáo, thái độ mỗi người khi thờ cúng tổ tiên. mang tính duy tâm khách quan, song cũng chứa Sự thành tâm thể hiện ở việc, con cái luôn chuẩn đựng những yếu tố duy vật mang tính ngây thơ, bị kế hoạch cho ngày cúng giỗ trước đó nhiều chất phác và giàu tính nhân văn. ngày. Sự chuẩn bị chu đáo thể hiện từ việc lên Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có vai trò rất lớn trong kế hoạch, phân công người thực hiện, mua sắm giáo dục gia đình ở Đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, chuẩn bị lễ vật, mời khách khứa,... Việc cúng giỗ trong bối cảnh giáo dục gia đình ngày càng có sự nhất thiết phải được xác định là tự nguyện. Chỉ có thay đổi mạnh mẽ, thì việc nhận thức đúng đắn ý 118 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
- LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC nghĩa giáo dục nhân cách cá nhân của việc thờ [3] Trần Viết Hoàn - Lê Kim Dung (tuyển chọn và cúng tổ tiên sẽ giúp cho tín ngưỡng này phát huy giới thiệu) (1995), Một trăm linh năm lời nói của được đầy đủ giá trị tốt đẹp của nó. Bác Hồ, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr. 81. [4] C.Mác (1995), Luận cương về Phoi-ơ-bắc, C. Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nhà xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.12. [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình triết [5] Lê Khả Phiêu (1998), "Người Việt về viếng Tổ là tỏ học Mác - Lênin (dùng trong các trường đại lòng kính hiếu với tổ tiên, nhân thêm tình thương học, cao đẳng), Nhà xuất bản Chính trị quốc yêu xứ sở", Báo Thanh niên, (32), Hà Nội, tr. 7. gia, Hà Nội, tr. 201. [6] Đặng Nghiêm Vạn (1998), "Bản chất và [2] Nguyễn Chính (1998), "Đảng viên với tín biểu hiện tôn giáo", Tạp chí Triết học, (101), ngưỡng tôn giáo", Tạp chí Cộng sản, (6), Hà Nội, tr.17-20. Hà Nội, tr. 38 - 42. [7] Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 53. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Nguyễn Thị Hảo - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Năm 2006: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội + Năm 2012: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Triết học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội + Năm 2017: Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội - Công việc hiện tại: Giảng viên, khoa Giáo dục Chính trị và Thể chất, Trường Đại học Sao Đỏ - Lĩnh vực quan tâm: Phụ nữ, gia đình, bình đẳng giới - Email: nguyenhao1310@gmail.com - Điện thoại: 0915162159 Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 119
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhân sinh quan trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
6 p | 99 | 14
-
Một số đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ
11 p | 187 | 12
-
Nhân sinh quan của người Khmer Nam Bộ nhìn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
6 p | 73 | 10
-
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và giá trị hiện thời của nó
10 p | 76 | 9
-
Những biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khơ Me (Nghiên cứu trường hợp người Khơ Me huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh)
5 p | 98 | 8
-
Từ tín ngưỡng Vật Linh đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
5 p | 85 | 7
-
Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
11 p | 61 | 7
-
Giải đáp thắc mắc về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam xưa và nay: Phần 1
115 p | 46 | 6
-
Giải đáp thắc mắc về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam xưa và nay: Phần 2
78 p | 26 | 5
-
Sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Đà Nẵng dưới tác động của đô thị hóa
6 p | 71 | 4
-
Một số nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong xã hội hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 51 | 4
-
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở tỉnh Tuyên Quang
19 p | 18 | 4
-
Tình hình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay
7 p | 11 | 3
-
Thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay
8 p | 29 | 3
-
Triết lí nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ
6 p | 7 | 3
-
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với người Công giáo Đồng Nai
6 p | 65 | 3
-
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Dao
6 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn