intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình cảm của người về xuôi dành cho người ở lại trong bài thơ Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu khắc họa thật xúc động

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ ông đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ "Việt Bắc" là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. "Việt Bắc" là một trong những bài thơ được xếp vào hạng những bài thơ "tống biệt" của Tố Hữu. Mặc dù là đề tài cũ, nhưng bài thơ vẫn mới mẻ bởi "Việt Bắc" ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến vào tháng 10/1954. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ không mang cảnh trạng của một cuộc chia ly với nỗi buồn đầy nước mắt, mà là nỗi niềm chia ly trong tình cảm giữa cán bộ và nhân dân sâu đậm ân tình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình cảm của người về xuôi dành cho người ở lại trong bài thơ Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu khắc họa thật xúc động

Đề  bài: Tình cảm của người về  xuôi dành cho người  ở  lại trong bài thơ  Việt Bắc <br /> được nhà thơ Tố Hữu khắc họa thật xúc động<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Tố  Hữu là nhà thơ  trữ  tình chính trị, tiêu biểu cho thơ  ca cách mạng Việt Nam. Thơ  Tố <br /> Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ  ông đậm đà tính <br /> dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ  "Việt Bắc" là đỉnh cao của thơ  Tố <br /> Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ  ca kháng chiến chống Pháp. "Việt Bắc" là một trong  <br /> những bài thơ được xếp vào hạng những bài thơ "tống biệt" của Tố Hữu. Mặc dù là đề tài  <br /> cũ, nhưng bài thơ  vẫn mới mẻ  bởi "Việt Bắc" ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa  <br /> nhân dân Việt Bắc và cán bộ  kháng chiến vào tháng 10/1954. Ra đời trong hoàn cảnh ấy,  <br /> bài thơ  không mang cảnh trạng của một cuộc chia ly với nỗi buồn đầy nước mắt, mà là  <br /> nỗi niềm chia ly trong tình cảm giữa cán bộ và nhân dân sâu đậm ân tình. <br /> <br /> Tiếng ai tha thiết bên cồn<br /> <br /> Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi<br /> <br /> Áo chàm đưa buổi phân li<br /> <br /> Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...<br /> <br /> Người  ở  lại đặt ra câu hỏi nhưng người ra đi không trực tiếp trả  lời câu hỏi đó mà thay  <br /> vào đó người ra đi thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn trong buổi chia tay.  Ấn tượng ban  <br /> đầu đã tác động đến người ra đi: "Tiếng ai tha thiết bên cồn". "Ai" là đại từ  không xác <br /> định. "Ai" có thể là nhân vật đang xuất hiện trước mắt người ra đi, quen thuộc với người <br /> ra đi ­ một con người cụ thể xuất hiện "bên cồn" trong buổi chia ly. "Ai" có thể là bất cứ <br /> người dân Việt Bắc đã cùng sống, cùng làm việc, cùng sinh hoạt với người ra đi. Dù hiểu <br /> theo cách nào thì  ấn tượng tác động đến người ra đi là âm thanh tiếng nói tha thiết ­ đó <br /> chính là âm thanh rất đỗi ngọt ngào, thiết tha, sâu lắng. Và âm thanh đó dường như gọi về <br /> biết bao kỉ niệm, biết bao buổi trò chuyện tâm tình và âm thanh đó gọi về mối tình keo sơn  <br /> gắn bó thân thiết giữa người ở lại với người ra đi. Chính âm thanh đó đã khiến cho người  <br /> ra đi "Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi". Câu thơ ngắt nhịp 4/4 với hai vế tiểu đối <br /> trong tương quan đối lập giữa bên trong và bên ngoài. "Trong dạ" thì "bâng khuâng" còn  <br /> hành động bên ngoài biểu hiện sự "bồn chồn" thấp thỏm của người ra đi, nhưng lại có sự <br /> tương đồng trong cảm xúc và hành động. Chính vì cảm xúc "bâng khuâng" thì mới có hành  <br /> động "bồn chồn" đó được.<br /> <br /> Trong cảm nhận của người ra đi, một hình ảnh bình dị, quen thuộc thường xuất hiện trong  <br /> cuộc sống đời thường đó là hình ảnh "áo chàm". Hơn thế nữa chiếc "áo chàm" gợi đến sắc  <br /> màu bền bỉ khó phai. Tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ "áo chàm" để chỉ người dân Việt <br /> Bắc và bởi vậy nói "áo chàm đưa buổi phân li" là nói về cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa  <br /> người Việt Bắc với người cách mạng. Mượn hình  ảnh "áo chàm" dường như  tác giả <br /> muốn nói đến tình cảm thủy chung sắt son khó phai mờ  của người dân Việt Bắc với  <br /> người chiến sĩ cách mạng. Và ấn tượng đậm nét nhất với người ra đi chính là hành động  <br /> "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...". Trước tiên là hành động "cầm tay nhau" là hành <br /> động quen thuộc và rất đẹp của những ai khi chia li, nó thể  hiện tình cảm gắn bó thân  <br /> thiết và đồng thời thể hiện sự lưu luyến giữa kẻ  ở người đi. Họ  cầm tay nhau trong tâm <br /> trạng nghẹn ngào, vì thế không nói lên lời. Dấu ba chấm xuất hiện cuối dòng thơ như nốt  <br /> nặng không lời, nhưng chính nó lại quý giá hơn rất nhiều những lời nói thường ngày bởi  <br /> cái cầm tay đã nói lên tất cả những lưu luyến, bịn rịn. Câu thơ kết lại đoạn thơ có nhịp thơ <br /> thay đổi khác thường. Sự  thay đổi của nhịp thơ  không chỉ  tạo nên sự  ngập ngừng cho  <br /> giọng điệu của câu thơ  mà còn tạo nên cái ngập ngừng của tình cảm. Và đồng thời sự <br /> khác lạ trong nhịp thơ ấy đã diễn tả sự khác lạ trong diễn biến tình cảm của kẻ ở người  <br /> đi.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2