intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình chuyển công tác của cán bộ y tế lĩnh vực dự phòng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2009

Chia sẻ: ViAmman2711 ViAmman2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng tình hình chuyển công tác của cán bộ y tế (CBYT) lĩnh vực dự phòng trong giai đoạn 2005 - 2009 tại các tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. Nghiên cứu điều tra cắt ngang vào thời điểm tháng 9 năm 2009, kết hợp phương pháp định tính và định lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình chuyển công tác của cán bộ y tế lĩnh vực dự phòng tại Việt Nam giai đoạn 2005-2009

  1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU - ORIGINAL PAPERS TÌNH HÌNH CHUYỂN CÔNG TÁC CỦA CÁN BỘ Y TẾ LĨNH VỰC DỰ PHÒNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2009 Vũ Văn Hoàn1*, Vũ Thị Minh Hạnh1, Lê Lan Hương2 1 Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Hà Nội 2 Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, Hà Nội TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng tình hình chuyển công tác của cán bộ y tế (CBYT) lĩnh vực dự phòng trong giai đoạn 2005 - 2009 tại các tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. Nghiên cứu điều tra cắt ngang vào thời điểm tháng 9 năm 2009, kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Kết quả cho thấy, có 2310 CBYT dự phòng chuyển công tác trong giai đoạn 2005 – 2009, trong đó hơn 1/4 bỏ việc và tăng nhanh qua các năm. Xu hướng chính trong lựa chọn nơi chuyển đến của CBYT dự phòng chuyển công tác là chuyển lên tuyến trên, về các đô thị trung tâm và chuyển sang lĩnh vực điều trị. Trong đó, nhóm CBYT có trình độ cao chủ yếu chuyển sang lĩnh vực điều trị, quản lý nhà nước và một tỷ lệ đáng kể chuyển sang bảo hiểm xã hội. Sự không yên tâm công tác do sự biến động liên tục trong mô hình tổ chức cơ sở y tế tuyến huyện và chính sách bảo hiểm xã hội mới trong giai đoạn này và sự mong đợi có thêm thu nhập, có cơ hội tốt hơn cho sự nghiệp của bản thân và việc sinh hoạt, học tập của gia đình là nguyên nhân quan trọng khiến các CBYT lĩnh vực dự phòng chuyển công tác. Từ khóa: Cán bộ y tế; chuyển công tác; lĩnh vực dự phòng I. ĐẶT VẤN ĐỀ người ở thế kỷ 21 và mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) [2 - 4]. Vai trò quan trọng của chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu trong giải quyết các vấn đề Tại Việt Nam, các cơ sở y tế dự phòng có về CSSK khu vực nông thôn, vùng khó khăn vai trò chủ yếu trong đảm đương phần lớn các đã được đề cập tại Hội nghị Alma-Ata năm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đây là 1978 [1]. Cách tiếp cận này đã được đánh giá các cơ sở y tế thực hiện các chức năng nhiệm góp phần quan trọng đối với những thành tựu vụ về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm vượt bậc trong CSSK của các quốc gia đang gây dịch nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh mới phát triển những thập niên vừa qua. Năm nổi và tái nổi, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng ở 2018 Hội nghị toàn cầu về chăm sóc sức khỏe trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích, bệnh ban đầu (CSSKBĐ) hướng đến mục tiêu bao nghề nghiệp. Chủ động phòng, chống các bệnh phủ CSSK toàn dân và mục tiêu Phát triển không lây nhiễm, các bệnh do lối sống có hại bền vững liên quan đến sức khỏe tại thành cho sức khoẻ [5]. phố Astana, Kazakhstan đã khẳng định lại và khẳng định các quốc gia cần tiếp tục quan tâm Trong những năm qua, lĩnh vực dự phòng phát triển chăm sóc sức khỏe ban đầu như là đã đạt được những thành tựu lớn trong triển chìa khóa để đạt mục tiêu sức khỏe cho mọi khai các nhiệm vụ phòng, chống bệnh tật. *Tác giả: Vũ Văn Hoàn Ngày nhận bài: 22/05/2020 Địa chỉ: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Hà Nội Ngày phản biện: 29/05/2020 Điện thoại: 0949 688 455 Ngày đăng bài: 25/06/2020 Email: vuvanhoan2012@gmail.com Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020 9
  2. Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017 phòng trong giai đoạn 2005 - 2009 tại các tỉnh/ của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung thành phố trên toàn quốc. ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đã đánh giá “Y tế dự II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU phòng được tăng cường, đã ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm, không để xảy ra dịch 2.1 Đối tượng nghiên cứu lớn. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ như Bao gồm các nhóm đối tượng: 1) Các CBYT môi trường, thực phẩm, rèn luyện thân thể, đời lĩnh vực dự phòng đã chuyển công tác đến các sống tinh thần… được quan tâm hơn. Năng lực cơ quan/cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện và chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, trong giai đoạn từ 1/1/2005 đến 1/9/2009; 2) tiếp cận được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến trên Lãnh đạo các Sở y tế, Phòng y tế huyện; 3) thế giới. Lĩnh vực dược, thiết bị y tế có bước Lãnh đạo các cơ Sở y tế, các Phòng chức năng, tiến bộ. Mô hình kết hợp quân - dân y được đẩy công đoàn cơ sở và CBYT tại các cơ sở y tế mạnh, phát huy hiệu quả, đặc biệt là ở vùng các tuyến. sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” [6]. 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Tuy nhiên, công tác dự phòng được đánh giá đang đối mặt với những khó khăn thách Thời gian nghiên cứu: Từ 1/1/2005 tới thức lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, 1/9/2009. sự chi phối của cơ chế thị trường, sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các cơ sở y tế công lập Địa điểm nghiên cứu: Việc thu thập thông với tư nhân, của lĩnh vực điều trị với các lĩnh tin về tình hình dịch chuyển CBYT lĩnh vực dự vực khác,… Hệ thống tổ chức y tế còn thiếu phòng được triển khai trên tất cả các cơ sở y tế ổn định, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc công lập các tuyến tại 63 tỉnh/thành phố trực biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở và chăm sóc thuộc trung ương trên toàn quốc. Các thông tin sức khoẻ ban đầu [6]. Trong nhận thức và hành nghiên cứu định tính được triển khai tại 5 tỉnh: động của hệ thống chính trị, “chưa thực sự coi Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ y tế cơ sở, y tế dự phòng là gốc, là căn bản” [7]. Chí Minh và Kiên Giang. Trong các khó khăn đó, hiện tượng chuyển 2.3 Thiết kế nghiên cứu công tác của cán bộ y tế (CBYT) lĩnh vực dự Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp phòng tuyến tỉnh, huyện và xã từ các tuyến nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính; dưới lên tuyến trên, từ các vùng khó khăn ra hoạt động thu thập số liệu được triển khai trong vùng kinh tế - xã hội phát triển, từ công sang giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12/2009. tư đã được ghi nhận tại các địa phương trên cả nước. Các tỉnh miền núi, vùng kém phát triển, 2.4 Phương pháp thu thập số liệu các lĩnh vực dự phòng và điều trị các bệnh dịch Các biểu mẫu thống kê được xây dựng sẵn nguy hiểm đều khó thu hút cán bộ y tế về công nhằm thu thập thông tin về biến động nhân lực tác. Xu hướng này sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu y tế từ năm 2005 đến năm 2009 của các đơn vị CBYT lĩnh vực dự phòng công tác tại các vùng y tế công tại 63 tỉnh/thành. Các cuộc phỏng vấn nông thôn, vùng khó khăn, ảnh hưởng xấu tới sâu, thảo luận nhóm được thực hiện tại các cơ việc duy trì và phát triển các dịch vụ y tế có quan, cơ sở y tế của 5 tỉnh/thành phố nghiên chất lượng, dễ tiếp cận cho hơn 70% dân số cứu. Các nhóm biến số chính bao gồm: Thông Việt Nam. tin về nhân khẩu học; thời gian và hình thức Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm chuyển công tác; trình độ chuyên môn và chức mục tiêu mô tả thực trạng tình hình chuyển vụ của CBYT tại đơn vị công tác cũ và đơn vị công tác của cán bộ y tế (CBYT) lĩnh vực dự nơi chuyển đến; tuyến và lĩnh vực của đơn vị 10 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020
  3. công tác cũ và nơi chuyển đến; nguyên nhân và trình phân tích, trích dẫn và chỉ sử dụng cho các yếu tố tác động tới quyết định dịch chuyển mục đích nghiên cứu. công tác của CBYT. 2.5 Phương pháp phân tích số liệu III. KẾT QUẢ Các thông tin thống kê về các trường hợp 3.1 Số lượng chuyển đi và hình thức chuyển CBYT chuyển khỏi đơn vị được mã hóa dưới công tác dạng số trong phần mềm Excel và được phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Các thông tin Số lượng chuyển đi: định tính được hệ thống các ý kiến chủ đạo của Đã có 39 tỉnh/TP hoàn thành công tác thống từng vấn đề, phân tích và trích dẫn theo các kê và có báo cáo số liệu. Kết quả nghiên cứu từ mục tiêu nghiên cứu. các tỉnh/TP cho thấy trong giai đoạn từ năm 2005 2.6 Đạo đức nghiên cứu đến năm 2009 có 2.310 CBYT từ các cơ sở thuộc lĩnh vực dự phòng công lập đã chuyển công tác Thông tin về nghiên cứu được cung cấp đi nơi khác qua 2 hình thức: Chuyển biên chế và và giải thích rõ cho các cơ sở y tế. Các thông bỏ việc. Trong đó, có 1.725 trường hợp (chiếm tin của các CBYT dịch chuyển được đảm bảo 74,7%) chuyển biên chế và 585 trường hợp đơn tính vô danh, được mã hóa hoàn toàn trong quá phương chấm dứt hợp đồng làm việc (bỏ việc). Hình 1. Tình hình chuyển công tác của cán bộ y tế lĩnh vực dự phòng qua các năm (n=2.310) Trong giai đoạn 2005 – 2009, tỷ lệ CBYT Về tuyến công tác trước khi chuyển: lĩnh vực dự phòng chuyển đi các tuyến, lĩnh Trong số 2310 CBYT lĩnh vực dự phòng vực đều tăng qua các năm ở cả 2 hình thức đã chuyển công tác đi nơi khác, xác định được chuyển công tác. Trong đó, nhóm chuyển biên tuyến công tác trước khi chuyển đi của 2309 chế tăng nhanh vào năm 2009, nhóm bỏ việc trường hợp, trong đó, số CBYT ở tuyến tỉnh tăng nhanh từ năm 2008 và giảm nhẹ vào năm 770 người, ở tuyến huyện 1002 người và ở 2009 (Hình 1). tuyến xã là 537 người. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020 11
  4. Hình 2. Tuyến công tác trước khi chuyển của cán bộ y tế lĩnh vực dự phòng phân theo hình thức chuyển công tác (n=2309) Hình 2 cho thấy, tỷ lệ CBYT lĩnh vực dự CBYT tuyến huyện, xã không an tâm công phòng bỏ việc tại tuyến tỉnh là 28,6%, tại tuyến tác. Năm 2006 Luật Bảo hiểm xã hội được ban huyện là 21,1% và tại tuyến xã là 28,7%. Thông hành và có hiệu lực vào năm 2007 [9], đã cho tin từ nghiên cứu định tính cho thấy, việc xin phép người lao động được bảo lưu thời gian chuyển công tác của CBYT tuyến dưới lên các đóng bảo hiểm xã hội khi bỏ việc nên đã tạo tuyến trên là rất khó khăn do Quyết định số 58/ điều kiện thuận lợi hơn cho CBYT bỏ việc. TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ, CBYT tuyến xã chưa được công nhận là 3.2 Thông tin về nơi chuyển đến viên chức [8]. Mô hình quản lý y tế tuyến cơ sở trong giai đoạn này thay đổi liên tục nên khiến Tuyến chuyển đến: Bảng 1. Tuyến chuyển đến của cán bộ y tế lĩnh vực dự phòng chuyển công tác (n=1861) Tình hình chuyển biên chế Tình hình bỏ việc của các tuyến của các tuyến Tuyến chuyển đến Tuyến Tuyến Tuyến Tuyến Tuyến Tuyến tỉnh huyện xã tỉnh huyện xã n % n % n % n % n % n % Tuyến trung ương, y tế ngành 33 6,1 30 3,9 3 0,8 6 17,2 9 13,0 9 16,7 Tuyến tỉnh 428 79,1 364 46,6 120 31,5 8 22,9 20 29,0 15 27,8 Tuyến huyện 76 14,0 383 49,0 227 59,6 6 17,1 15 21,7 17 31,5 Tuyến xã 4 0,7 4 0,5 29 7,6 0 0,0 0 0,0 3 1,9 Ra khỏi khu vực công lập 15 42,9 25 36,2 10 18,5 Tổng cộng 541 100 781 100 381 100 35 100 69 100 54 100 Thông tin từ bảng 1 cho thấy, trong số tuyến tỉnh và tuyến huyện có một tỷ lệ đáng kể CBYT xác định được tuyến công tác cũ và nơi chuyển ngang tuyến. Tỷ lệ CBYT lĩnh vực dự chuyển đến, các CBYT lĩnh vực dự phòng chủ phòng chuyển lên tuyến Trung ương cao nhất yếu chuyển lên 1 tuyến. Các CBYT dự phòng ở tuyến tỉnh (6,6%), tiếp đến là tuyến huyện 12 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020
  5. (3,9%) và tuyến xã (0,8%). Với nhóm bỏ việc, đều chuyển vào các cơ sở công lập ở tuyến chỉ có một phần chuyển ra khỏi khu vực công cao hơn. lập (42,9% ở tuyến tỉnh, 36,2% ở tuyến huyện, 18,5% ở tuyến xã), số CBYT còn lại hầu hết Lĩnh vực chuyển đến: Bảng 2. Lĩnh vực chuyển đến của cán bộ y tế lĩnh vực dự phòng chuyển công tác, bỏ việc (n=1866) Tình hình chuyển biên chế Tình hình bỏ việc của các tuyến của các tuyến Lĩnh vực chuyển đến Tuyến Tuyến Tuyến Tuyến Tuyến Tuyến tỉnh huyện xã tỉnh huyện xã n % n % n % n % n % n % Điều trị 139 25,5 287 36,7 104 27,4 9 25,7 21 30,0 18 33,3 Dự phòng 183 33,5 258 33,0 135 35,5 4 11,4 7 10,0 17 31,5 Quản lý nhà nước 156 28,6 111 14,2 76 20,0 3 8,6 4 5,7 2 3,7 Lĩnh vực khác (đào tạo, …) 45 8,2 89 11,4 31 8,1 3 8,6 4 5,7 1 1,9 Ngành khác (BHYT, …) 23 4,2 36 4,6 34 8,9 5 14,3 16 22,9 9 16,7 Bệnh viện tư nhân 11 31,4 18 25,7 7 13,0 Tổng cộng 546 100 781 100 380 100 35 100 70 100 54 100 Bảng 2 cho thấy, trong số CBYT lĩnh vực tuyển dụng các CBYT có kinh nghiệm trong dự phòng chuyển công tác xác định được lĩnh công tác khám, chữa bệnh. Vì vậy, khi mong vực chuyển đến, tỷ lệ CBYT chuyển biên chế muốn chuyển sang lĩnh vực điều trị ở tuyến trên sang lĩnh vực dự phòng chiếm tỷ lệ cao nhất, không còn, các CBYT lựa chọn chuyển sang tiếp đến là sang lĩnh vực điều trị (25,5% ở các lĩnh vực khác, trong đó, lĩnh vực quản lý tuyến tỉnh, 36,7% ở tuyến huyện và 27,4% nhà nước được quan tâm nhiều hơn do công ở tuyến xã). Nhóm bỏ việc chủ yếu chuyển việc gần với lĩnh vực dự phòng hơn. sang các bệnh viện tư nhân và lĩnh vực điều Các CBYT cũng có xu hướng chuyển đến trị công lập; bên cạnh đó, một tỷ lệ đáng các địa bàn có điều kiện sống tốt hơn, do đó, họ kể CBYT bỏ việc chuyển sang ngành khác không chỉ có xu hướng chuyển đến các cơ sở y (14,3% ở tuyến tỉnh, 22,9% ở tuyến huyện và tế tuyến trung ương, tuyến tỉnh mà còn chuyển 16,7% ở tuyến xã). về các đơn vị ngang tuyến ở các địa bàn có điều Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, lĩnh kiện kinh tế - xã hội phát triển. Nhóm chuyển vực điều trị được cho rằng hiện đang được sang ngành bảo hiểm xã hội để làm giám định hưởng nhiều loại phụ cấp như phụ cấp ưu đãi bảo hiểm y tế cũng được cho rằng là cơ hội sự nghề, phụ cấp phòng chống dịch, phụ cấp trực nghiệp tốt để các CBYT có chuyên môn y như và phụ cấp phẫu thuật thủ thuật; thu nhập tăng bác sĩ, y sĩ chuyển về gần hơn với công việc thêm cũng cao hơn và có điều kiện làm thêm chuyên môn tại các cơ sở điều trị. ngoài giờ. Vì vậy, có những CBYT lĩnh vực dự Địa phương chuyển đến: phòng không chỉ mong muốn chuyển lên cơ sở thuộc lĩnh vực điều trị tuyến trên mà còn chấp Trong số 285 trường hợp xác định được nhận chuyển ngang tuyến và chuyển xuống các tỉnh chuyển đến, có tới 74% CBYT lĩnh vực dự cơ sở y tế lĩnh vực điều trị ở tuyến dưới. Tuy phòng chuyển đến các tỉnh/tp có điều kiện kinh nhiên, cơ hội chuyển sang lĩnh vực điều trị là tế - xã hội phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, khó khăn do các bệnh viện luôn mong muốn Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP Hồ Chí Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020 13
  6. Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng hội tốt hơn cho bản thân và gia đình. Tàu, Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, lý do chuyển đến các khu đô thị 3.3 Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế lĩnh lớn để có điều kiện sinh sống, học tập, vị thế xã vực dự phòng chuyển công tác Bảng 3. Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế lĩnh vực dự phòng chuyển công tác phân theo lĩnh vực chuyển đến (n=1.867) Lĩnh vực chuyển đến Trình độ Tổng Lĩnh vực chuyên môn Điều trị Dự phòng QLNN Ngành khác YT NCL khác n 13 5 1 2 2 2 1 TS/CKII % 100,0 38,5 7,7 15,4 15,4 15,4 7,7 n 229 70 52 67 28 7 5 Thạc sĩ/CKI % 100,0 30,6 22,7 29,3 12,2 3,1 2,2 n 615 227 170 110 42 47 19 Bác sĩ % 100,0 36,9 27,6 17,9 6,8 7,6 3,1 n 23 4 4 12 0 0 3 DS ĐH % 100,0 17,4 17,4 52,2 0,0 0,0 13,0 n 40 18 6 7 8 1 0 HS, ĐD ĐH % 100 45,0 15,0 17,5 20,0 2,5 0 n 138 24 39 34 12 22 7 Đại học khác % 100,0 17,4 28,3 24,6 8,7 15,9 5,1 n 809 230 333 120 81 44 1 Trung cấp, cao đẳng % 100,0 28,4 41,2 14,8 10,0 5,4 0,1 n 1867 578 605 352 173 123 36 Tổng % 100,0 31,0 32,4 18,9 9,3 6,6 1,9 TS: Tiến sĩ; HS, ĐD ĐH: Hộ sinh, Điều dưỡng đại học; DS ĐH: Dược sĩ đại học Có 1867 CBYT của lĩnh vực dự phòng là trưởng/phó các đơn vị, 41,3% là trưởng/phó chuyển công tác xác định được lĩnh vực chuyển các khoa, 19,3% là trưởng/phó phòng. đến trong đó, nhóm chuyển sang lĩnh vực điều trị chủ yếu là các CBYT có trình độ cao, trong IV. BÀN LUẬN đó 38,5% TS/CKII, 30,6% ThS/CKI, 36,9% bác sĩ, 45% Hộ sinh/điều dưỡng đại học; tiếp Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình đến là nhóm chuyển sang lĩnh vực QLNN chuyển công tác của CBYT lĩnh vực dự phòng (52,2% DSĐH, 29,3% ThS/CKI, 17,9% BS, từ tuyến xã/phường đến tuyến tỉnh/thành phố là 15,4% TS/CKII). Nhóm CBYT có trình độ rất đáng báo động. Trong giai đoạn 2005-2009, dưới đại học chủ yếu chuyển đến lĩnh vực dự tại 39 tỉnh/thành phố có báo cáo cho thấy có phòng (41,2%). 2310 CBYT lĩnh vực dự phòng đã chuyển công 3.4 Chức vụ của cán bộ y tế chuyển công tác tác và gần 1/4 trong số đó bỏ việc (25,3%). Số CBYT lĩnh vực dự phòng chuyển đi tăng nhanh Trong số 2310 CBYT lĩnh vực dự phòng qua các năm: So với năm 2005, số CBYT năm chuyển công tác có 409 người đã từng đảm nhận 2009 chuyển biên chế cao hơn gấp 2,7 lần và số các chức vụ quản lý (17,7%). Trong đó, 31,3% CBYT bỏ việc cao hơn gấp 2,8 lần. 14 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020
  7. Các CBYT lĩnh vực dự phòng tuyến tỉnh, CBYT lĩnh vực dự phòng, trong đó có tới 74% tuyến xã bỏ việc cao hơn tuyến huyện (28,6% CBYT lĩnh vực dự phòng (trong số trường hợp và 28,7% so với 21,3%). Đây là sự tác động xác định được tỉnh chuyển đến) chuyển đến các của nhiều chính sách, trong đó chính sách bảo tỉnh/tp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, hiểm xã hội mới khi cho phép người lao động Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP Hồ Chí Minh, Bình bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần chuyển chấm dứt hợp đồng với cơ quan cũ để Thơ để có điều kiện sinh sống, học tập, vị thế chuyển đến cơ quan mới. Lý do này đã khiến tỷ xã hội tốt hơn cho bản thân và gia đình. lệ CBYT công lập nói chung và của lĩnh vực dự phòng nói riêng bỏ việc tăng đột biến sau khi Như vậy, xu hướng chính trong chuyển công Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực vào năm 2007 tác của CBYT lĩnh vực dự phòng là chuyển lên [8]. Mô hình tổ chức bộ máy y tế tuyến cơ sở tuyến trên cũng chính là chuyển tới các khu vực trong giai đoạn này cũng thay đổi liên tục khiến đô thị trung tâm. Trong đó, CBYT ở tuyến cao CBYT tuyến huyện, xã không an tâm công tác. hơn thì có cơ hội chuyển về tuyến trên cao hơn Đối với tuyến xã, theo quy định tại Quyết định so với các CBYT tuyến dưới và khi có cơ hội số 58/TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng chuyển lên tuyến cao hơn, các CBYT càng ở Chính phủ, CBYT tuyến xã chưa được công tuyến thấp hơn càng quyết liệt chuyển đi mạnh nhận là viên chức [9] do đó việc chuyển công mẽ hơn và tỷ lệ chấp nhận bỏ việc cao hơn tác của CBYT tuyến xã là rất khó khăn. Vì vậy tuyến trên. khi có chính sách cho bảo lưu thời gian đóng Các CBYT lĩnh vực dự phòng chuyển công bảo hiểm xã hội đã thúc đẩy nhiều CBYT tuyến tác cũng có những lựa chọn lĩnh vực chuyển xã bỏ việc để chuyển lên các tuyến cao hơn. đến khác nhau. Ngoài lĩnh vực dự phòng, lĩnh Xu hướng lựa chọn nơi chuyển đến của vực được các CBYT lựa chọn chuyển đến CBYT lĩnh vực chuyển công tác theo hai hướng nhiều nhất là lĩnh vực điều trị cả ở khu vực chủ yếu là vừa chuyển sang các lĩnh vực có công lập và tư nhân. Trong đó, tỷ lệ chuyển thu thập cao hơn và vừa chuyển lên tuyến trên sang lĩnh vực điều trị ở nhóm chuyển biên chế hay cũng chính là về các đô thị trung tâm. Các là 30,2% (25,5% ở tuyến tỉnh, 36,7% ở tuyến CBYT lĩnh vực dự phòng tuyến huyện, xã chủ huyện và 27,4% ở tuyến xã); ở nhóm bỏ việc, yếu chuyển lên tuyến kế tiếp, trong đó, CBYT tỷ lệ chuyển sang lĩnh vực điều trị công lập là tuyến xã chuyển lên tuyến huyện là 59,6% và 30,2% (25,7% ở tuyến tỉnh, 30% ở tuyến huyện lên tuyến tỉnh là 31,5%, CBYT tuyến huyện và 33,3%) và sang các bệnh viện tư là 22,6% chuyển lên tuyến tỉnh là 46,6%. Tỷ lệ CBYT (31,4% ở tuyến tỉnh, 25,7% ở tuyến huyện và chuyển lên tuyến trung ương cao nhất ở tuyến 13% ở tuyến xã). Các CBYT chuyển sang các tỉnh (6,6%) và thấp dần ở tuyến dưới: Tuyến cơ sở điều trị chủ yếu thuộc nhóm có trình độ huyện (3,9%) và tuyến xã (0,8%). chuyên môn cao, trong đó 38,5% TS/CKII, 30,6% ThS/CKI, 36,9% bác sĩ, 45% hộ sinh/ Để chuyển lên tuyến trên, các CBYT lĩnh điều dưỡng đại học. vực dự phòng còn lựa chọn cách bỏ việc và tuyển dụng lại từ đầu ở các cơ sở y tế tuyến Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các trên. Trong nhóm bỏ việc, chỉ có khoảng 1/3 CBYT lĩnh vực dự phòng còn chuyển sang chuyển ra khỏi khu vực công lập, còn lại là ngành BHXH để làm giám định bảo hiểm y tế chuyển lên các cơ sở y tế tuyến trên. Trong đó, như là một cách để chuyển công việc đến gần tỷ lệ CBYT chuyển lên tuyến trung ương cao hơn với công việc chuyên môn tại các cơ sở hơn gấp nhiều lần nhóm chuyển biên chế (2,8 điều trị. Nhóm này chủ yếu là bác sĩ và các y lần ở tuyến tỉnh, 13 lần ở tuyến huyện và 16,7 sĩ. Việc chuyển đi của các CBYT này cũng gặp lần ở tuyến xã). nhiều khó khăn, do đó có một tỷ lệ đáng kể đã lựa chọn chuyển đi bằng hình thức bỏ việc Số liệu về các tỉnh chuyển đến cũng cho thấy (14,3% ở tuyến tỉnh, 22,9% ở tuyến huỵện và rõ xu hướng chuyển về các đô thị trung tâm của 16,7% ở tuyến xã). Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020 15
  8. Có một tỷ lệ đáng kể các CBYT lĩnh vực V. KẾT LUẬN dự phòng còn chuyển đến các cơ sở y tế dự phòng khác và chuyển sang lĩnh vực quản lý Kết quả nghiên cứu từ số liệu của 39 tỉnh/ nhà nước. Kết quả nghiên cứu định tính cho thành phố cho thấy, tình hình chuyển công thấy, việc chuyển đến lĩnh vực điều trị công và tác của CBYT lĩnh vực dự phòng các tuyến các bệnh viện tư là không dễ dàng do các đơn xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố trong vị thuộc lĩnh vực điều trị thường mong muốn giai đoạn 2005 – 2009 rất đáng báo động, với người chuyển đến có kinh nghiệm trong công 2310 trường hợp chuyển công tác, tăng nhanh tác khám, chữa bệnh. Vì vậy, các CBYT lĩnh qua các năm, trong đó hơn 1/4 bỏ việc. Tỷ lệ vực dự phòng muốn chuyển lên tuyến trên hay CBYT lĩnh vực dự phòng tuyến tỉnh và tuyến các khu đô thị trung tâm buộc phải chấp nhận xã bỏ việc cao hơn tuyến huyện (28,6% và chuyển tới các lĩnh vực khác phù hợp với điều 28,7% so với 21,3%) và chỉ một phần số này kiện hơn. chuyển ra khu vực tư nhân, còn lại chuyển tới các cơ sở y tế công lập tuyến trên. Xu hướng Như vậy, xu hướng chính chuyển công chính trong lựa chọn nơi chuyển đến của tác của CBYT lĩnh vực dự phòng là chuyển CBYT lĩnh vực dự phòng chuyển công tác là lên tuyến trên, về các khu đô thị trung tâm và chuyển lên tuyến trên, về các đô thị trung tâm chuyển sang lĩnh vực điều trị để có thêm thu và chuyển sang lĩnh vực điều trị. Sự không nhập, có cơ hội tốt hơn cho sự nghiệp của bản yên tâm công tác do sự biến động liên tục thân và việc sinh hoạt, học tập của gia đình. Xu trong mô hình tổ chức bộ máy cơ sở y tế tuyến hướng này tương đồng với các phát hiện của huyện và chính sách BHXH mới trong giai nhiều nghiên cứu trên thế giới [10]. Xu hướng đoạn này và sự mong đợi có thêm thu nhập, này sẽ làm tăng thêm tình trạng thiếu CBYT ở cơ hội tốt hơn cho sự nghiệp của bản thân và lĩnh vực dự phòng, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở việc sinh hoạt, học tập của gia đình là nguyên hiện nay. nhân quan trọng khiến các CBYT lĩnh vực dự phòng chuyển công tác. Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, một số chính sách đối với lĩnh vực dự phòng cần được chú ý điều chỉnh: Một là, xem TÀI LIỆU THAM KHẢO xét xây dựng chế độ lương, phụ cấp ưu đãi đối với CBYT lĩnh vực dự phòng và tuyến y 1. Susan B, Rifkin. Health for All and Primary Health Care, 1978–2018: A Historical Perspective tế cơ sở, đặc biệt là đối với nhóm có trình độ on Policies and Programs Over 40 Years. Online chuyên môn cao như bác sĩ, dược sĩ đại học Publication Date: Oct 2018 DOI: 10.1093/ ở các vùng khó khăn nhằm giảm sự chênh acrefore/9780190632366.013.55. 2018. lệch trong thu nhập so với các khu vực đô thị, 2. WHO. The World Health Report 2008 - primary tuyến trên và giữa y tế công - tư để thu hút, giữ Health Care (Now More Than Ever). 2008. chân CBYT có trình độ cao công tác ổn định 3. WHO. Declaration of Astana - Global Conference on Primary Health Care from Alma-Ata towards trong lĩnh vực dự phòng, đặc biệt là tại tuyến universal health coverage and the Sustainable y tế cơ sở. Hai là, có chính sách ưu tiên trong Development Goals. Astana, Kazakhstan, 25 and đào tạo và chuyên ngành đào tạo phù hợp đối 26 October 2018. 2018. với CBYT lĩnh vực dự phòng, đặc biệt là trong 4. WHO, UNICEF. A vision for primary health việc lựa chọn đối tượng đào tạo và hình thức care in the 21st century: towards universal health đào tạo phù hợp (người tại chỗ và đào tạo tại coverage and the Sustainable Development chỗ) nhằm tăng tính ổn định công tác lâu dài Goals. Geneva: World Health Organization and the United Nations Children’s Fund (UNICEF), tại địa phương; đồng thời có biện pháp quản 2018 (WHO/HIS/SDS/2018.X). Licence: CC BY- lý chặt chẽ hơn về thời gian đóng góp sau đào NC-SA 3.0 IGO. 2018. tạo của CBYT được cử đi đào tạo đại học và 5. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 255/2006/ sau đại học. QĐ-TTg ngày 09/11/2006 phê duyệt Chiến lược 16 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020
  9. quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 của Ban Bí thư khóa IX về củng cố và hoàn thiện và định hướng đến năm 2020. 2006. mạng lưới y tế cơ sở. 2013. 6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt 8. Quốc hội. Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 71/2006/ Nam. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 QH11 của Quốc hội). 2006. về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và 9. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 58/TTg ngày nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức 2017. và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở. 1994. 7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt 10. Dussault G, Franceschini MC. Not enough there, too Nam. Thông báo số 126-TB/TW ngày 1/4/2013 many here: understanding geographical imbalances thông báo Kết luận của Ban Bí thư về 10 năm in the distribution of the health workforce, Human thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/1/2002 Resour Health. 2006, 4: 12. THE WORKING PLACE CHANGE OF HEALTH WORKERS IN THE PREVENTIVE MEDICINE FIELD IN VIETNAM Vu Van Hoan1, Vu Thi Minh Hanh1, Le Lan Huong2 1 Health Strategy and Policy Institute, Hanoi 2 Department of Personnel and Organisation, Ministry of Health, Hanoi This paper aims to describe the working the treatment field. The health workers with a place change of health workers in the preventive high level of qualifications largely migrated to medicine field during the period of 2005 – 2009 the fields of treatment and state management, in Vietnam. The cross-sectional study was and a significant proportion migrated to social conducted in September 2009 and incorporated insurance. Important factors that drove the both qualitative and quantitative research migration of health workers in the preventive methods. The research outcomes showed that medicine field were the lack of job security 2,310 preventive medicine health workers due to constant changes in the organizational migrated during the period of 2005 – 2009, structure of district health facilities and the new social insurance policy during this period of with over 1/4 moring through resignation and time, along with the expectation of having higher increasing rapidly over the years. The rest incomes, better career opportunities as well as transferred to public health facilities at higher improved living and learning standards for the levels. The primary trend in the facilities/ health workers themselves and their families. organizations to which preventive medicine health workers chose to migrate were those Keywords: Health workers; migration; at higher levels, in central urban areas and in preventive medicine field Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 3 - 2020 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1