Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM<br />
TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM TỪ 2008 ĐẾN 2010<br />
Lương Thảo Nguyên*, Trần Thị Nguyên Ny**, Nguyễn Thị Kim Anh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh nhân Rối loạn thái dương hàm (RLTDH)<br />
và tổng kết tình hình điều trị RLTDH tại Khoa Răng Hàm Mặt từ năm 2008 đến năm 2010.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứ trên. 539 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân RLTDH được điều trị tại Bộ môn<br />
Nha khoa Cơ sở từ năm 2008 đến năm 2010. Thu thập các thông tin có liên quan đến những đặc điểm về dịch tễ<br />
học, lâm sàng, phương pháp điều trị và theo dõi.<br />
Kết quả: Tỷ lệ nữ: nam có các dấu hiệu và triệu chứng của RLTDH xấp xỉ 2:1. RLTDH tập trung cao nhất<br />
ở nhóm tuổi 18-24 và 25-44. Lý do đến khám chủ yếu là đau (52,69%), kế tiếp là mỏi (18,74%). Dấu hiệu và triệu<br />
chứng chiếm tỷ lệ cao nhất là tiếng kêu khớp (66,6%), kế đến là đau (57,7%). Có mối liên quan có ý nghĩa giữa<br />
RLTDH với giới tính, các cản trở cắn khớp và tình trạng mất nâng đỡ phía sau của bộ răng. Bệnh nhân được điều<br />
trị bằng kết hợp nhiều phương pháp, trong đó máng nhai và mài chỉnh khớp cắn được sử dụng nhiều nhất. Có<br />
47,12% bệnh nhân không tái khám, 52,88% bệnh nhân tái khám sau 1 tuần, ít bệnh nhân tái khám từ 1 tháng trở<br />
lên. Trong các bệnh án của bệnh nhân có tái khám thì hiệu quả của điều trị được ghi nhận là: 62,82% giảm đau,<br />
32,05% giảm mỏi, 19,23% tăng biên độ vận động, 15,38% giảm tiếng kêu khớp.<br />
Từ khóa: Rối loạn thái dương hàm (RLTDH), điều trị, máng nhai, mài chỉnh khớp cắn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SITUATION OF TEMPOROMANDIBULAR DISORDERS TREATMENTS AT FACULTY OF<br />
ODONTOSTOMATOLOGY, HO CHI MINH UNIVERSITY OF MEDECINE AND PHARMACY FROM<br />
2008 TO 2010<br />
Lương Thao Nguyen, Tran Thi Nguyen Ny, Nguyen Thi Kim Anh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 66 - 71<br />
Objective: To examine the clinical and epidemiological characteristics of temporomandibular disorders<br />
(TMD) patients and to review the situation of TMD treatments at Faculty of Odontostomatology, Ho Chi Minh<br />
University of Medecine and Pharmacy from 2008 to 2010.<br />
Methods: This retrospective study examined 539 clinical documents of TMD patients having received<br />
treatment in the clinic of Department of Fundamental Dentistry at Faculty of Odontostomatology from 2008 to<br />
2010. The clinical and epidemiological characteristics, the methods of treatments and the follow-up of TMD<br />
treatments were collected and analysis.<br />
Results: The female-to-male ratio of patients with signs and symptoms of TMD was 2:1. TMD was highest<br />
in the group of 18 to 24 of age and in the group of 25 to 44 of age. The reasons for seeking in our clinic were<br />
mainly by pain (52.69%), followed by fatigue of the jaws (18.74%. The signs and symptoms occupied highest<br />
proportion were joints sounds (66.6%), followed by pain (57.7%). There was a significant relationship between<br />
TMD with gender, occlusal inteferences and loss of posterior occlusal support. TMD patients were treated by a<br />
<br />
* Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. ** Khoa RHM, Đại Học Y Dược TP HCM;<br />
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Kim Anh<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
ĐT: 0902206163<br />
<br />
Email: drkimanh@gmail.com.<br />
<br />
65<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
combination of methods. Among the methods for management of TMD, occlusal splint and occlusal adjustment<br />
were two most widely used methods. 47.12% of TMD patients didn’t follow-up visits, 52.88% of TMD patients<br />
had follow-up visits after 1 week, few of TMD patients had follow-up after treatment 1 mounth. In clinical<br />
documents of patients with follow-up visits that have recognized the effectiveness of treatment: 62.82% decrease of<br />
pain, 32.05% decrease of fatigue, 19.23% increase of jaw motion, 15.38% decrease of joint sounds.<br />
Key words: temporomandibular disorders (TMD), treatment, occlusal splint, occlusal adjustmen.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
Hiện nay, RLTDH khá phổ biến ở người<br />
trưởng thành, khoảng một phần ba người<br />
trưởng thành được ghi nhận có một hay nhiều<br />
các triệu chứng, bao gồm đau ở cổ hoặc hàm,<br />
tiếng kêu lục cục hay lạo xạo ở trong tai. Có<br />
nhiều phương pháp điều trị nhằm kiểm soát<br />
bệnh nhưng không có một phương pháp nào<br />
là tốt nhất mà thường cần phối hợp nhiều<br />
phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả tối<br />
ưu(16). Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu<br />
khảo sát tình hình RLTDH trong cộng đồng<br />
như của Võ Đắc Tuyến và Hồ Thị Ngọc Linh(20)<br />
trên nhóm công nhân dệt may, của Đoàn<br />
Hồng Phượng(2) trên người trưởng thành<br />
Tp.HCM, của Nguyễn Thị Kim Anh và Đoàn<br />
Hồng Phượng(11) trên trẻ vị thành niên. Tuy<br />
nhiên, chưa có nghiên cứu khảo sát về vấn đề<br />
điều trị bệnh nhân RLTDH. Khoa Răng Hàm<br />
Mặt, ĐH Y Dược Tp.HCM là trung tâm điều<br />
trị lớn của cả nước, đặc biệt là trong việc điều<br />
trị và kiểm soát bệnh RLTDH. Với mong<br />
muốn khảo sát tình hình điều trị RLTDH,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu trên<br />
bệnh án của bệnh nhân tại Khoa Răng Hàm<br />
Mặt từ năm 2008 đến năm 2010 nhằm các mục<br />
tiêu sau:<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Xác định đặc điểm về dịch tễ học, về lâm<br />
sàng của các bệnh nhân RLTDH đã được điều<br />
trị tại Khoa Răng Hàm Mặt từ năm 2008 đến<br />
năm 2010.<br />
Tổng kết về tình hình điều trị bệnh nhân<br />
RLTDH tại Khoa Răng Hàm Mặt từ năm 2008<br />
đến năm 2010 về phương pháp điều trị, việc theo<br />
dõi, tái khám và đánh giá hiệu quả điều trị.<br />
<br />
66<br />
<br />
Nghiên cứu hồi cứu, không có nhóm chứng,<br />
không có nhóm so sánh.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị<br />
RLTDH tại Khoa Răng Hàm Mặt - ĐH Y Dược<br />
Tp.HCM từ 2008 đến 2010. Tiêu chí loại trừ: (i)<br />
Hồ sơ bệnh án bệnh nhân không điền đầy đủ<br />
thông tin ở những phần hành chính, hỏi bệnh sử<br />
hoặc khám lâm sàng; (ii) Hồ sơ bệnh án bệnh<br />
nhân không theo hết các bước điều trị.<br />
<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
Đặc điểm về dịch tễ học và lâm sàng của bệnh<br />
nhân RLTDH điều trị tại Khoa<br />
Về dịch tễ : Giới tính: nam, nữ ; Tuổi: được<br />
chia làm các nhóm theo phân loại của Helkimo(8):<br />
64 ; Nơi sinh sống: ghi<br />
nhận theo 2 nơi: ở Tp.HCM và ở các tỉnh. Về lâm<br />
sàng : Lý do đến khám: đau, tiếng kêu khớp, mỏi<br />
cơ/hàm, hạn chế vận động, kẹt hàm, nghiến<br />
răng, lý do khác. Bệnh sử: ghi nhận các triệu<br />
chứng và thời gian xuất hiện để xác định tính<br />
chất cấp hay mãn của bệnh. Trong đó, triệu<br />
chứng cấp là triệu chứng xuất hiện trong vòng 6<br />
tháng trước lần khám đầu của bệnh nhân, triệu<br />
chứng mãn là triệu chứng đã xuất hiện trên 6<br />
tháng(9). Các dấu hiệu và triệu chứng RLTDH<br />
được ghi nhận bao gồm: Đau (đau ở khớp, đau ở<br />
cơ) ; Tiếng kêu ở khớp (1 bên hay 2 bên; lục cục<br />
hay lạo xạo) ; Loạn năng (giới hạn vận động<br />
hàm: bệnh nhân há miệng hạn chế khi biên độ<br />
há tối đa 2mm ; kẹt hàm ; mỏi hàm/cơ ; triệu<br />
chứng ở tai: đau vùng trong tai, ù tai ; đau đầu) ;<br />
Khớp cắn (Ghi nhận các đặc điểm khớp cắn : xếp<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
hạng Angle: I, II, III ; cắn sâu : độ cắn phủ<br />
>4mm ; cắn chìa : độ cắn chìa >4mm; cản trở<br />
khớp cắn ở các tư thế: lui sau, lồng múi tối đa,<br />
đưa hàm sang bên, đưa hàm ra trước ; mất nâng<br />
đỡ phía sau: không có sự tiếp xúc răng phía sau<br />
ở cả 2 bên hàm, từ răng 4 trở ra sau). Thói quen<br />
xấu: ghi nhận 2 thói quen xấu là: nghiến răng và<br />
nhai một bên.<br />
<br />
Tình hình điều trị bệnh nhân RLTDH tại Khoa<br />
Răng Hàm Mặt<br />
Ghi nhận các phương pháp điều trị RLTDH<br />
được áp dụng tại Khoa. Ghi nhận thông tin về<br />
thời gian tái khám của bệnh nhân theo 4 mốc:<br />
không tái khám, tái khám sau 1 tuần, tái khám<br />
sau 1 tháng, tái khám sau 2 tháng; về hiệu quả<br />
điều trị: giảm đau, giảm mỏi, tăng biên độ vận<br />
động hàm và giảm tiếng kêu khớp hay không…<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Bằng SPSS 16.0. Sử dụng phép kiểm định<br />
Chi - Bình phương nhằm xác định mối tương<br />
quan giữa RLTDH với giới tính và một số yếu<br />
tố khớp cắn.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm về dịch tễ học và lâm sàng của mẫu<br />
Dịch tễ học<br />
Giới tính<br />
Trong tổng số 539 hồ sơ bệnh án được<br />
khảo sát, số lượng bệnh nhân nữ (367 người;<br />
68,09%) trội hơn số lượng bệnh nhân nam (172<br />
người; 31,91%), tỷ lệ nam: nữ xấp xỉ là 1:2.<br />
Điều này phù hợp với kết quả của các nghiên<br />
cứu khác như của Võ Đắc Tuyến(19), của Locker<br />
và Slader, và của Szentpetery(8). Điều này có<br />
thể được giải thích bởi sự khác nhau về đặc<br />
điểm của hai giới: nữ giới thường nhạy cảm<br />
hơn nam giới và có ngưỡng đau thấp hơn, nữ<br />
giới cũng quan tâm đến vấn đề sức khỏe hơn<br />
nam giới, khả năng chịu áp lực tâm lý ở nữ<br />
kém hơn nam…(2).<br />
Tuổi<br />
Phân bố từ độ tuổi nhỏ nhất là 13 tuổi (4<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
người) đến độ tuổi lớn nhất là 73 tuổi (2<br />
người). Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất ở độ<br />
tuổi từ 18 đến 24 tuổi (236 người - 43,78%) và<br />
độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi (209 người - 38,78%).<br />
Các nghiên cứu trong cộng đồng cũng cho<br />
thấy tỷ lệ các triệu chứng và dấu chứng cao<br />
hơn ở nhóm tuổi thanh niên và trung niên so<br />
với các lứa tuổi khác như nghiên cứu của: Von<br />
Korff, LeResche, Mohlin, Agerberg và<br />
Bergenholtz, Locker(8), Goulet(6), Đoàn Hồng<br />
Phượng(2) và Võ Đắc Tuyến(19).<br />
Nơi sinh sống : 74,03% bệnh nhân điều trị tại khoa<br />
Răng Hàm Mặt sống ở Tp.HCM. 140 bệnh nhân<br />
đến khám từ các tỉnh khác (25,97%). Điều này chỉ<br />
ra rằng có một số lượng đáng kể bệnh nhân có<br />
nhu cầu điều trị RLTDH tại các tỉnh nhưng lại<br />
phải đến Tp.HCM. Tình trạng này có thể do<br />
công tác y tế tại các tỉnh chưa đáp ứng được việc<br />
điều trị RLTDH, vì vậy chúng tôi đề nghị cần có<br />
các chương trình đào tạo chuyên sâu cho các bác<br />
sĩ Răng Hàm Mặt tại các địa phương nhằm tạo<br />
điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trong việc<br />
chữa trị RLTDH.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Lý do đến khám: nhiều nhất là đau (52,69%), như<br />
đau ở cơ, đau ở khớp khi vận động, đau ở khớp<br />
khi sờ, đau dai dẳng...; tiếp theo là mỏi (18,74%),<br />
có thể là mỏi ở cơ hay mỏi hàm khi vận động; tỷ<br />
lệ bệnh nhân đến khám vì tiếng kêu khớp là<br />
14,29%. Bệnh sử : Về bệnh sử, các bệnh nhân có<br />
các triệu chứng cấp như đau (38,03%), tiếng kêu<br />
khớp (17,63%), khó khăn khi vận động hàm<br />
(22,45%); và các triệu chứng mãn như: đau<br />
(24,85%), tiếng kêu khớp (22,26%), khó khăn khi<br />
vận động hàm (14,5%). Đặc biệt có tỷ lệ đáng kể<br />
các bệnh nhân có xuất hiện các triệu chứng này<br />
trên 3 năm (21 bệnh nhân có các triệu chứng<br />
RLTDH xuất hiện từ 5 đến 10 năm trước). Rõ<br />
ràng, các triệu chứng của RLTDH xuất hiện đã<br />
lâu, nhưng có một lượng đáng kể bệnh nhân vẫn<br />
chưa điều trị, chỉ khi nào các triệu chứng trên trở<br />
nên trầm trọng hơn thì người bệnh mới có nhu<br />
cầu điều trị.<br />
<br />
67<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Dấu hiệu và triệu chứng của RLTDH<br />
Tỷ lệ các dấu hiệu và triệu chứng<br />
Trong số các dấu hiệu và triệu chứng khi<br />
khám lâm sàng thì tiếng kêu khớp có tỷ lệ cao<br />
nhất (66,6%), kế đến là đau (57,7%). Bên cạnh đó,<br />
các dấu hiệu và triệu chứng khác cũng chiếm tỷ<br />
lệ cao. Như vậy, mặc dù bệnh nhân đến khám<br />
với lý do đau là chiếm chủ yếu nhưng khi khám<br />
lâm sàng cho thấy tiếng kêu khớp vẫn là triệu<br />
chứng- dấu hiệu chiếm tỷ lệ cao nhất. Vì nghiên<br />
cứu này được tiến hành trên thông tin của nhóm<br />
bệnh nhân điều trị RLTDH nên tỷ lệ dấu hiệu và<br />
triệu chứng cao hơn so với những nghiên cứu<br />
trong cộng đồng như các nghiên cứu của<br />
Nguyễn Thị Kim Anh và Đoàn Hồng Phượng(11)<br />
trên trẻ vị thành niên với tiếng kêu khớp là 7,8%,<br />
đau là 2,1%; nghiên cứu của Đoàn Hồng<br />
Phượng(2) trên người trưởng thành với tiếng kêu<br />
khớp là 24,62%, đau là 22,7%...Về tiếng kêu<br />
khớp, bệnh nhân có dấu hiệu – triệu chứng tiếng<br />
kêu khớp 1 bên nhiều hơn tiếng kêu khớp 2 bên<br />
<br />
(38,4% và 28,2%), với tiếng kêu lục cục là chủ yếu<br />
(62,52%) (bảng 1). Kết quả này tương tự với<br />
nghiên cứu của Võ Đắc Tuyến(19) với tỷ lệ tiếng<br />
kêu lục cục là 70% và tiếng kêu lạo xạo là 5%.<br />
Trong cộng đồng, nghiên cứu cuả Đoàn Hồng<br />
Phượng(2) cho thấy tỷ lệ tiếng kêu lục cục<br />
(24,62%) nhiều hơn tiếng kêu lạo xạo (0,38%).<br />
Triệu chứng – dấu chứng tiếng kêu lục cục và lạo<br />
xạo được thống kê theo nghiên cứu của Helkimo<br />
là 21,5% và 11,5%(8). Về triệu chứng đau, đau<br />
khớp khi vận động hàm (50,28%) nhiều hơn đau<br />
khớp khi sờ (34,32%), trong đó, đau 1 bên khớp<br />
nhiều hơn đau 2 bên khớp (bảng 1). Kết quả này<br />
cũng phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Hồng<br />
Phượng: đau khớp thường gặp ở một bên so với<br />
đau khớp ở hai bên(2). Ngoài ra, các triệu chứng<br />
khác như triệu chứng ở tai, đau đầu đều khá cao.<br />
Theo LeResche và cs(8) cho rằng hầu hết các đối<br />
tượng có đau ở vùng hàm mặt khi hàm nghỉ đều<br />
có các triệu chứng đi kèm như đau đầu, ù tai,<br />
chóng mặt và đau vùng cổ vai.<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ lệ các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng<br />
Khám lâm sàng<br />
ðau khớp<br />
ðau khớp khi vận ñộng hàm<br />
ðau 1 bên khớp<br />
ðau 2 bên khớp<br />
ðau khớp khi sờ nắn<br />
ðau 1 bên khớp<br />
ðau 2 bên khớp<br />
ðau cơ khi sờ nắn<br />
ðau cơ thái dương<br />
ðau cơ cắn<br />
Tiếng kêu ở khớp<br />
Tiếng kêu 1 bên khớp<br />
Tiếng kêu 2 bên khớp<br />
Lục cục<br />
Lạo xạo<br />
Giới hạn vận ñộng hàm<br />
Lệch hàm khi há<br />
Kẹt hàm<br />
Mỏi hàm<br />
Triệu chứng ở tai<br />
ðau ñầu<br />
<br />
Nam<br />
n<br />
89<br />
70<br />
54<br />
16<br />
46<br />
35<br />
11<br />
42<br />
15<br />
27<br />
109<br />
68<br />
41<br />
102<br />
7<br />
31<br />
34<br />
49<br />
59<br />
21<br />
40<br />
<br />
Nữ<br />
%<br />
51,74<br />
40,70<br />
31,39<br />
9,30<br />
26,74<br />
20,35<br />
6,39<br />
24,42<br />
8,72<br />
15,70<br />
63,37<br />
39,53<br />
23,84<br />
59,30<br />
4,07<br />
18,02<br />
19,77<br />
28,49<br />
34,30<br />
12,21<br />
23,26<br />
<br />
n<br />
222<br />
201<br />
153<br />
48<br />
139<br />
112<br />
27<br />
131<br />
39<br />
92<br />
250<br />
139<br />
111<br />
235<br />
15<br />
104<br />
71<br />
144<br />
112<br />
130<br />
144<br />
<br />
%<br />
60,49<br />
54,77<br />
41,69<br />
13,08<br />
37,87<br />
30,52<br />
7,36<br />
35,70<br />
10,63<br />
25,07<br />
68,12<br />
37,87<br />
30,25<br />
64,03<br />
4,09<br />
28,34<br />
19,34<br />
39,24<br />
30,52<br />
35,42<br />
39,24<br />
<br />
p<br />
<br />
Chung Nam- Nữ<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
ns<br />
0,01<br />
ns<br />
ns<br />
0,04<br />
ns<br />
ns<br />
0,006<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
0,02<br />
ns<br />
0,02<br />
ns<br />
0,009<br />
0,001<br />
<br />
311<br />
271<br />
207<br />
64<br />
185<br />
147<br />
38<br />
173<br />
54<br />
119<br />
359<br />
207<br />
152<br />
337<br />
22<br />
135<br />
105<br />
193<br />
171<br />
151<br />
184<br />
<br />
57,70<br />
50,28<br />
38,40<br />
11,88<br />
34,32<br />
27,27<br />
7,05<br />
32,10<br />
10.02<br />
22,08<br />
66,60<br />
38,40<br />
28,20<br />
62,52<br />
4,08<br />
25,05<br />
19,48<br />
35,81<br />
31,73<br />
28,01<br />
34,14<br />
<br />
Phép kiểm định Chi – Bình phương; ns: p>0,05<br />
<br />
Tỷ lệ các dấu hiệu và triệu chứng theo giới tính<br />
<br />
68<br />
<br />
Theo kết quả nghiên cứu, có mối liên quan<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
có ý nghĩa thống kê ở một số triệu chứng dấu<br />
hiệu RLTDH với giới tính như: đau (đau khớp<br />
khi vận động hàm, đau khớp khi sờ nắn, đau cơ<br />
khi sờ nắn), khó khăn khi thực hiện chức năng,<br />
kẹt hàm, triệu chứng ở tai, triệu chứng ở đầu của<br />
nữ thì cao hơn nam. Nhiều nghiên cứu tình<br />
trạng RLTDH trong cộng đồng cũng cho thấy:<br />
nữ có biểu hiện nhiều hơn nam đối với các tỷ lệ<br />
các triệu chứng hay dấu chứng mỏi hàm, há hạn<br />
chế, đau cơ khi sờ, đau khớp khi sờ(2).<br />
<br />
Khớp cắn<br />
Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết bệnh<br />
nhân điều trị RLTDH tại Khoa có khớp cắn<br />
Angle I (74,4%), trong đó có khoảng 6% bệnh<br />
nhân có cắn sâu và cắn chìa, và không có mối<br />
liên quan có ý nghĩa giữa loại khớp cắn theo<br />
Angle, cắn sâu, cắn chìa với tình trạng RLTDH.<br />
Theo nghiên cứu của Gesch và cs, 2004(5) khảo sát<br />
trên 4310 người từ 20-81 tuổi thì không có mối<br />
liên quan giữa độ cắn chìa và độ cắn phủ với<br />
tình trạng RLTDH. Tuy nhiên, nghiên cứu của<br />
Thilander và cs, 2002(18) lại cho thấy có mối liên<br />
quan giữa cắn chìa, Angle III với tình trạng<br />
RLTDH, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh<br />
và Đoàn Hồng Phượng(11) cũng cho thấy có mối<br />
liên quan giữa cắn sâu và tiếng kêu khớp. Đặc<br />
biệt, có đến 83,11% tổng số bệnh nhân có cản trở<br />
ở các tiếp xúc cắn khớp với cản trở ở tư thế<br />
tương quan trung tâm là cao nhất 58,81% và có<br />
mối liên quan có ý nghĩa giữa cản trở cắn khớp<br />
với đau khớp và đau đầu (bảng 2). Mặc dù có<br />
nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự liên<br />
quan có ý nghĩa giữa một khớp cắn xấu với tình<br />
trạng RLTDH(12), cũng không tìm thấy bằng<br />
chứng cản trở cắn khớp là yếu tố gây RLTDH(1).<br />
Kết quả của nghiên cứu này khác với kết quả của<br />
các nghiên cứu nói trên vì mẫu nghiên cứu của<br />
chúng tôi là hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân<br />
đã được chẩn đoán là RLTDH. Chúng tôi còn ghi<br />
nhận thông tin về mất nâng đỡ phía sau của<br />
khớp cắn, kết quả cho thấy 33 người có mất nâng<br />
đỡ phía sau chiếm tỷ lệ 6,12%. Theo nghiên cứu<br />
của Tallents(17), có mối liên quan giữa sự mất<br />
răng sau hàm dưới với sự dời đĩa khớp, theo<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nghiên cứu của Wang(21), những người mất răng<br />
sau có tỷ lệ % RLTDH cao hơn, ở đây, chúng tôi<br />
cũng thấy có mối liên quan có ý nghĩa với tình<br />
trạng RLTDH ở các triệu chứng khó khăn khi<br />
thực hiện chức năng (p=0,002).<br />
Bảng 2. Mối liên quan giữa cản trở cắn khớp và dấu<br />
hiệu, triệu chứng RLTDH<br />
Triệu chứng &<br />
dấu hiệu RLTDH<br />
ðau khớp<br />
ðau cơ<br />
Tiếng kêu khớp<br />
Há hạn chế<br />
Lệch hàm<br />
Kẹt hàm<br />
Mỏi<br />
Tr/c ở tai<br />
ðau ñầu<br />
<br />
n<br />
263<br />
148<br />
297<br />
116<br />
86<br />
160<br />
140<br />
125<br />
162<br />
<br />
Cản trở cắn khớp<br />
Có<br />
Không<br />
%<br />
n<br />
%<br />
58,71<br />
48<br />
52,71<br />
33,04<br />
25<br />
27,47<br />
66,29<br />
62<br />
68,13<br />
25,89<br />
19<br />
20,88<br />
19,20<br />
19<br />
20,88<br />
35,79<br />
33<br />
36,26<br />
31,25<br />
31<br />
34,07<br />
27,90<br />
26<br />
28,57<br />
36,16<br />
22<br />
24,18<br />
<br />
p<br />
<br />
0,01<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
ns<br />
0,005<br />
<br />
Phép kiểm định Chi- Bình phương, ns: p>0,05<br />
<br />
Thói quen xấu<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy các thói quen<br />
xấu chiếm tỷ lệ khá cao: nhai một bên<br />
(63,27%), nghiến răng (46,38%). Theo Oral(13),<br />
nghiến răng được coi là yếu tố khởi đầu hay<br />
duy trì RLTDH, là yếu tố nguy cơ gây ra<br />
những triệu chứng và dấu hiệu của đau miệng<br />
mặt, đau khớp TDH, cơ hàm. Tuy nhiên, trong<br />
nghiên cứu này, thực tế có một số bệnh nhân<br />
không nhận biết được họ có thói quen xấu<br />
như: không biết mình có siết chặt răng, không<br />
biết mình có nghiến răng khi ngủ… nên thông<br />
tin ghi nhận từ việc hỏi bệnh nhân có thể chưa<br />
chính xác. Vì vậy, chúng tôi không tìm mối<br />
liên quan giữa thói quen xấu và tình trạng<br />
RLTDH. Chúng tôi hy vọng có thêm một số<br />
nghiên cứu về vấn đề này trong tương lai.<br />
<br />
Tình hình điều trị RLTDH tại khoa<br />
Các phương pháp điều trị<br />
Các phương pháp điều trị RLTDH được áp<br />
dụng tại Khoa rất đa dạng và được thực hiện<br />
phù hợp trên mỗi bệnh nhân. Trong đó, máng<br />
nhai và mài chỉnh khớp cắn là hai phương<br />
pháp được áp dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó,<br />
<br />
69<br />
<br />