![](images/graphics/blank.gif)
Tình hình sử dụng thuốc kháng đông trong dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân nội khoa, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) là cần thiết để giảm các biến chứng, chi phí điều trị và thời gian nằm viện của bệnh nhân (BN). Nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng đông trong dự phòng VTE tại bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình sử dụng thuốc kháng đông trong dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân nội khoa, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
- Nghiên cứu Dược học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học;27(6):22-30 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.06.03 Tình hình sử dụng thuốc kháng đông trong dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân nội khoa, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Mai Diệu Hân1, Trần Minh Hoàng2, Lương Trọng Đại1, Phạm Hồng Thắm3,4, Huỳnh Ngọc Trinh1,* 1 Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 4 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) là cần thiết để giảm các biến chứng, chi phí điều trị và thời gian nằm viện của bệnh nhân (BN). Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng đông trong dự phòng VTE tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả bằng cách thu thập hồ sơ bệnh án của BN nội khoa từ 01/2023 đến 12/2023. Nguy cơ VTE được đánh giá theo điểm PADUA. Tính hợp lý của chỉ định dự phòng VTE (biện pháp dự phòng, liều dùng, thời điểm dùng và tính hợp lý chung) được đánh giá theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022 và hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2023. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 180 hồ sơ bệnh án, trong đó 169 BN (93,8%) nguy cơ VTE cao, 1 BN (0,5%) có nguy cơ xuất huyết cao và 19 BN (10,5%) có chống chỉ định thuốc kháng đông. Tất cả BN (141 BN) dự phòng dược lý (DPDL) đều được chỉ định enoxaparin với liều phổ biến là 40 mg, 1 lần/ngày. Chỉ định biện pháp DPDL hợp lý cho 113 BN (80,1%), nhưng chỉ có 88 BN (77,9%) được chỉ định đúng liều và 64 BN (56,6%) đúng thời điểm dẫn đến tỷ lệ hợp lý chung đạt 41,8%. Kết luận: Tỷ lệ dự phòng VTE hợp lý ở BN dùng thuốc kháng đông còn thấp. Cần có các can thiệp lâm sàng kịp thời nhằm nâng cao chất lượng dự phòng VTE ở BN nội khoa tại bệnh viện. Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch; bệnh nhân nội khoa; thuốc kháng đông Ngày nhận bài: 11-11-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 17-12-2024 / Ngày đăng bài: 28-12-2024 *Tác giả liên hệ: Huỳnh Ngọc Trinh. Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: hntrinh@ump.edu.vn @ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 22 https://www.duoc.tapchiyhoctphcm.vn
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 6 * 2024 Abstract SURVEY ON THE USE OF ANTICOAGULANTS FOR THE PREVENTION OF VENOUS THROMBOEMBOLISM IN MEDICAL PATIENTS AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL Mai Dieu Han, Tran Minh Hoang, Luong Trong Dai, Pham Hong Tham, Huynh Ngoc Trinh Introduction: Venous thromboembolism (VTE) prophylaxis is crucial for reducing complications, treatment costs and hospitalization duration of patients. Objectives: This study aimed at investigating the anticoagulant use for VTE prevention at Nhan Dan Gia Dinh Hospital. Methods: A cross-sectional descriptive study was enrolled by collecting data from medical records of medical patients treated from January 2023 to December 2023. The risk of VTE was assessed by the PADUA score. The appropriateness of VTE prophylaxis (indication for prophylaxis, dosage, timing of administration, and overall appropriateness) was evaluated by the recommendations from the Vietnam National Heart Association in 2022 and guidelines of the Ministry of Health in 2023. Results: The survey included 180 patients, among whom 169 (93.8%) were at high risk of VTE, 1 (0.5%) at high risk of bleeding, and 19 (10.5%) contraindicated to anticoagulant therapy. All patients (141 patients) receiving pharmacological prophylaxis were prescribed enoxaparin with a common dose of 40 mg once daily. Appropriate pharmacological prophylaxis was indicated for 113 patients (80.1%), but only 88 patients (77.9%) received the correct dose and 64 patients (56.6%) at the correct time, resulting in 41.8% overall rate of appropriateness. Conclusion: The rate of appropriate prophylaxis in patients using pharmacological prophylaxis is still low. Timely clinical interventions are needed to improve the effectiveness of VTE prophylaxis in internal medicine patients at the hospital. Keywords: Venous thromboemlism; medical patients; anticoagulants 1. ĐẶT VẤN ĐỀ thuyên tắc phổi [3]. Do đó, chủ động dự phòng VTE là cần thiết để giảm các biến chứng, giảm chi phí điều trị, giảm thời gian nằm viện cũng như cải thiện sự an toàn của bệnh nhân Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hay venous trong môi trường chăm sóc sức khoẻ [4]. thromboembolism (VTE) là một trong những nguyên nhân gây tử vong do các bệnh lý mạch máu đứng hàng thứ 3, sau Các biện pháp dự phòng thường áp dụng bao gồm vận nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Đây cũng là nguyên nhân phổ động sớm, các phương pháp dự phòng cơ học và biện pháp biến gây tử vong có thể phòng ngừa được ở những bệnh nhân dự phòng dược lý (DPDL) bằng cách dùng thuốc kháng nhập viện [1]. Bệnh nhân nội khoa nhập viện có nguy cơ bị đông. Vận động sớm là biện pháp được áp dụng chung cho huyết khối tĩnh mạch khoảng 10-15% nếu không được dự tất cả bệnh nhân và có thể là biện pháp phòng ngừa duy nhất phòng; nguy cơ này có thể cao hơn ở những bệnh nhân có cần thiết ở bệnh nhân có nguy cơ mắc VTE thấp [5]. Tuy thêm các yếu tố nguy cơ như nhồi máu cơ tim, suy tim sung nhiên, vận động không được xem như biện pháp dự phòng huyết, tai biến mạch máu não, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đầy đủ đối với VTE, nhất là ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ bệnh ung thư, nhiễm trùng huyết, bệnh viêm ruột hay tiền sử cao [6]. Các phương pháp phòng ngừa cơ học bao gồm dùng VTE [2]. Phần lớn VTE tiến triển âm thầm trên lâm sàng mà tất/băng chun áp lực y khoa và máy bơm hơi áp lực ngắt không có dấu hiệu báo trước cho đến khi xảy ra biến chứng quãng giúp tăng lưu lượng tĩnh mạch và/hoặc giảm ứ đọng huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính hoặc nguy hiểm nhất là trong tĩnh mạch chân. Ưu điểm chính của điều trị dự phòng https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.06.03 https://www.duoc.tapchiyhoctphcm.vn | 23
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 6* 2024 cơ học là không gây xuất huyết nhưng lại kém hiệu quả hơn 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn so với dùng thuốc kháng đông trong việc phòng ngừa các biến Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, bệnh nhân có điểm đánh giá chứng của VTE hay làm giảm tỷ lệ tử vong do VTE [7]. Do PADUA ≥ 1 và bệnh nhân được điều trị nội trú ≥ 3 ngày. đó, các phương pháp dự phòng cơ học thường được xem xét ở những bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao đặc biệt hoặc 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ dùng kết hợp với thuốc kháng đông để nâng cao hiệu quả điều Bệnh nhân điều trị VTE trước hoặc tại thời điểm nhập trị dự phòng [8]. Sử dụng thuốc kháng đông trong DPDL được viện; Bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng đông cho các đề cập đến trong nhiều khuyến cáo của các hiệp hội hay trong mục đích không liên quan tới dự phòng VTE (rung nhĩ, lọc các phác đồ điều trị của các bệnh viện và áp dụng trên cả máu...); Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú; Bệnh nhân có bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa. Các thuốc chống đông thực hiện phẫu thuật trong quá trình điều trị nội khoa; Bệnh bao gồm heparin không phân đoạn (Heparin), heparin trọng nhân điều trị tại khoa Nội Tim mạch của bệnh viện; Bệnh lượng phân tử thấp (enoxaparin, dalteparin, tinzaparin…) nhân nhiễm COVID-19. và fondaparinux [9]. Dựa trên những nghiên cứu lâm sàng, các hiệp hội tim 2.2. Phương pháp nghiên cứu mạch trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có những hướng 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu dẫn về dự phòng VTE. Tuy nhiên, trên thực tế có một khoảng cách lớn giữa việc tuân thủ các khuyến cáo và áp dụng trong Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp cắt thực hành lâm sàng. Nghiên cứu ENDORSE của Cohen và ngang mô tả dựa trên dữ liệu thu thập từ hồ sơ bệnh án cộng sự cho thấy, trong số 41,5% bệnh nhân nội khoa được (HSBA) của toàn bộ các mẫu thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu đánh giá là có nguy cơ mắc VTE chỉ có 39,5% bệnh nhân và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian được điều trị dự phòng VTE dựa trên hướng dẫn của ACCP nghiên cứu. khuyến nghị [10]. Tại Việt Nam, hiện tại vẫn chưa có nhiều 2.2.2. Các tiêu chí khảo sát dữ liệu về dự phòng VTE, nhất là dữ liệu về tính an toàn và Đặc điểm nền của bệnh nhân bao gồm: tuổi, giới tính, chỉ hợp lý trong dự phòng VTE trên đối tượng bệnh nhân nội số khối cơ thể (BMI), độ lọc cầu thận (eGFR), bệnh mạn tính khoa nhập viện. mắc kèm, nguyên nhân nhập viện, thời gian điều trị nội trú. Tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, việc dự phòng VTE Đánh giá các nguy cơ: điểm PADUA đánh giá nguy cơ được bắt đầu triển khai từ năm 2020. Tới nay, bệnh viện chỉ VTE (điểm ≥ 4 tương ứng với nguy cơ cao VTE); điểm mới đánh giá về tình hình dự phòng VTE ở bệnh nhân ngoại IMPROVE đánh giá nguy cơ xuất huyết (điểm ≥ 7 tương khoa [11]. Vì vậy, để cung cấp chứng cứ khoa học về việc ứng nguy cơ xuất huyết nặng, có ý nghĩa lâm sàng); bệnh điều trị dự phòng VTE ở bệnh nhân nội khoa, chúng tôi tiến nhân có chống chỉ định thuốc kháng đông. Các nguy cơ được hành đề tài nhằm khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng bác sĩ điều trị đánh giá và ghi trên HSBA. đông và đánh giá tính hợp lý của dự phòng VTE ở bệnh nhân Đặc điểm sử dụng biện pháp dự phòng dược lý (DPDL): nội khoa tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. thuốc kháng đông sử dụng trong DPDL, liều dùng, thời điểm bắt đầu dùng và tổng thời gian dùng. Ngoài ra, các biến cố 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP bất lợi xảy ra trong quá trình điều trị cũng được ghi nhận, NGHIÊN CỨU bao gồm tỷ lệ xuất hiện VTE, mức độ xuất huyết. Tính hợp lý trong dự phòng VTE được đánh giá dựa trên 2.1. Đối tượng nghiên cứu khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2022 [12] Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ở các khoa Nội thuộc khu và hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2023 [9], trong đó, nếu chỉ vực nội trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ tháng định biện pháp DPDL không hợp lý sẽ không xét tiếp các 01/2023 đến tháng 12/2023, thu từ phòng lưu trữ hồ sơ. Danh tiêu chí khác (liều dùng, thời điểm dùng). Chỉ định biện pháp sách bệnh nhân được trích xuất từ hệ thống quản lý thông tin DPDL hợp lý chung nếu khi tất cả các tiêu chí đánh giá đều bệnh nhân của bệnh viện. hợp lý. Tính hợp lý của biện pháp DPDL theo từng tiêu chí 24 | https://www.duoc.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.06.03
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 6 * 2024 được 2 dược sĩ lâm sàng tại khoa Dược, bệnh viện Nhân dân bệnh nhân nhóm không DPDL đều có nguy cơ VTE cao Gia Định đánh giá. nhưng không bệnh nhân nào có nguy cơ xuất huyết. Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 2.3. Phương pháp thống kê DPDL Không DPDL Tổng cộng Đặc điểm Số liệu được trình bày bằng số trung bình (TB) ± độ lệch (n=141) (n=39) (n=180) chuẩn (SD) hoặc số trung vị (TV) (khoảng tứ phân vị, Tuổi (năm)a 78 (69-86) 71 (65,5-78,5) 75 (66-85) Q1-Q3). Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic đa
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 6* 2024 Bảng 2. Đặc điểm đánh giá VTE, nguy cơ xuất huyết và chống 6 bệnh nhân bị suy thận hoặc mức lọc cầu thận thấp chỉ định DPDL chuyển qua sử dụng heparin (Bảng 3). Đa số bệnh nhân DPDL Không DPDL Tổng cộng được chỉ định dùng enoxaparin 1 lần/ngày với liều Đặc điểm (n=141) (n=39) (n=180) dùng phổ biến 40 mg/ngày. Heparin được chỉ định 1 Chống chỉ định chế độ 5000 IU x 2 lần/ngày. Tỷ lệ bệnh nhân bắt đầu dùng 17 (12,1) 2 (5,1) 19 (10,5) DPDLa thuốc trong vòng 24 giờ và sau 24 giờ nhập viện xấp xỉ nhau. Tuyệt đối 8 (5,7) 0 (0) 8 (4,4) Thời gian sử dụng thuốc kháng đông của bệnh nhân có trung vị là 5 (4-7) ngày. Tương đối 9 (6,4) 2 (5,1) 11 (6,1) Trong quá trình điều trị, 2 bệnh nhân (1,1%) có chẩn Nguy cơ VTE caoa 130 (92,2) 39 (100) 169 (93,8) đoán VTE mặc dù đã được dự phòng bằng enoxaparin. Có Nguy cơ xuất 1 (0,7) 0 (0) 1 (0,5) 4 bệnh nhân (2,2%) xuất huyết, trong đó 1 bệnh nhân xuất huyết caoa huyết tiêu hoá trên nghiêm trọng, 2 bệnh nhân xuất huyết a n (%) tiêu hoá nhẹ và 1 bệnh nhân xuất huyết trĩ nội không nghiêm trọng. Tất cả bệnh nhân gặp biến cố bất lợi đều 3.3. Đặc điểm sử dụng biện pháp DPDL được ngưng sử dụng thuốc chống đông ngay khi phát hiện. Bảng 3. Đặc điểm sử dụng các biện pháp DPDL Đặc điểm Tần suất (%) 3.4. Đánh giá tính hợp lý trong dự phòng VTE ở nhóm bệnh nhân sử dụng DPDL Loại DPDL Tính hợp lý trong dự phòng VTE được đánh giá ở 141 Enoxaparin 141 (100) bệnh nhân được chỉ định biện pháp DPDL (Bảng 4). Herarin 6 (4,3) Bảng 4. Đánh giá tính hợp lý về chỉ định trong dự phòng Liều dùng Tiêu chí đánh giá Tần suất (%) Chỉ định biện pháp DPDL Enoxaparin 40 mg, 1 lần/ngày 94 (66,7) Hợp lý 113 (80,1) Enoxaparin 30 mg, 1 lần/ngày 34 (24,1) Chưa hợp lý 28 (19,9) Enoxaparin 20 mg, 1 lần/ngày 11 (7,8) - Chống chỉ định DPDL 17 (12,1) Enoxaparin 40 mg, 2 lần/ngày 2 (1,4) - Nguy cơ VTE thấp 11 (7,8) - Nguy cơ xuất huyết cao 1 (0,7) Heparin 5000 IU, 2 lần/ngày 6 (4,3) Liều thuốc kháng đông Thời điểm bắt đầu sử dụng Hợp lý 88 (77,9) ≤24 giờ sau khi nhập viện 70 (49,6) Chưa hợp lý 25 (22,1) >24 giờ sau khi nhập viện 71 (50,4) - Liều cao hơn khuyến cáo 3 (2,6) Biến cố bất lợi - Liều thấp hơn khuyến cáo 22 (19,5) VTE 2 (1,4) Thời điểm bắt đầu DPDL Hợp lý 64 (56,6) Xuất huyết 4 (2,8) Chưa hợp lý 49 (43,4) Nghiêm trọng 1 (0,7) Tính hợp lý chung Nhẹ, không nghiêm trọng 3 (2,1) Hợp lý 59 (41,8) Tất cả bệnh nhân sử dụng biện pháp DPDL đều được chỉ Chưa hợp lý 82 (58,2) định heparin trọng lượng phân tử thấp (enoxaparin) và có 26 | https://www.duoc.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.06.03
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 6 * 2024 Phần lớn nguyên nhân chỉ định DPDL không hợp lý có nhiều nguy cơ VTE như đa số là người lớn tuổi, nhiều là do chỉ định thuốc kháng đông ở bệnh nhân đã có bệnh mạn tính mắc kèm, trong đó phổ biến là bệnh tim mạch, chống chỉ định (12,1%); ngược lại, có 11 bệnh nhân đái tháo đường và bệnh ung thư. Ngoài ra, phần lớn bệnh (7,8%) có nguy cơ VTE thấp. Tất cả bệnh nhân được nhân đều có bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Điều này dẫn đến chỉ định heparin ở chế độ liều hợp lý. Về liều của tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ VTE cao (điểm PADUA ≥ 4) enoxaparin, có 22 bệnh nhân dùng liều thấp hơn và 3 chiếm đến 93,8%, cao hơn so với nghiên cứu của La Regina bệnh nhân dùng liều cao hơn khuyến cáo, trong đó có và cộng sự với 76,7% [13]. Tuy nhiên, chỉ có 1 bệnh nhân 1 trường hợp chỉ định liều không hợp lý với mức độ (0,5%) trong mẫu nghiên cứu có nguy cơ xuất huyết cao suy thận của bệnh nhân (liều 40 mg, 1 lần/ngày và trong nhóm có nguy cơ VTE cao, trong khi nghiên cứu của eGFR
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 6* 2024 có nằm trong các khuyến cáo dùng cho bệnh nhân bị giảm được chú trọng. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh ung thư tiểu cầu do heparin. Việc sử dụng heparin trọng lượng phân cũng tăng nguy cơ DPDL chưa hợp lý, tương đồng với tử thấp (enoxaparin) trong điều trị dự phòng trong nghiên nghiên cứu của Lý Kỳ Như và cộng sự với bệnh nhân cứu là phù hợp các khuyến cáo do hiệu quả đã được chứng ung thư có nguy cơ dự phòng hợp lý thấp hơn so với minh trong dự phòng VTE, ít biến chứng và chỉ cần dùng 1 bệnh nhân không ung thư [18]. VTE là một trong những liều mỗi ngày nên dễ tuân thủ hơn [10,15]. Đa số bệnh nhân biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư với nguy trong mẫu nghiên cứu đều được chỉ định 1 lần/ngày với liều cơ VTE gấp 6 lần so với người không ung thư. VTE ở 20-40 mg/lần với 49,6% bệnh nhân bắt đầu biện pháp DPDL bệnh nhân ung thư còn làm tăng nguy cơ tử vong; tuy sớm, trong vòng 24 giờ sau khi đánh giá nguy cơ VTE. Liên nhiên, điều trị dự phòng VTE lại chưa rõ rệt về hiệu quan đến những biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình điều quả giảm tỷ lệ tử vong mà chỉ giúp giảm tỷ lệ bị huyết trị, nghiên cứu ghi nhận có 2 trường hợp (1,1%) VTE và 4 khối [9]. Do đó, cần cân nhắc giữa lợi ích của điều trị trường hợp (2,2%) xuất huyết. Tỷ lệ này cao hơn so với dự phòng VTE với nguy cơ xuất huyết khi chỉ định nghiên cứu của Micaela La Regina với tỷ lệ VTE và xuất DPDL đối với bệnh nhân ung thư do ở bệnh nhân nội huyết lần lượt là 0,36% và 1,3% [14]. Điều này có thể do ung thư cũng tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết. Điều này dẫn trong quá trình điều trị với thuốc kháng đông, bệnh nhân đến trong thực hành lâm sàng, các bác sĩ khá thận trọng trong nghiên cứu được thường xuyên đánh giá khả năng trong chỉ định DPDL ở bệnh nhân ung thư có nguy cơ VTE cao dẫn đến tỷ lệ DLDL chưa hợp lý ở nhóm bệnh VTE hay xuất huyết để có thể có biện pháp can thiệp kịp thời. nhân này tăng đáng kể. Như vậy, cần lưu ý đến nhóm Tỷ lệ bệnh nhân dùng liều chưa hợp lý là 22,1%, thấp bệnh nhân BMI < 25 kg/m 2 và bệnh nhân ung thư khi hơn nghiên cứu của Kiều Thị Ngọc Anh và cộng sự chỉ định biện pháp DPDL nhằm nâng cao chất lượng (31%) [15] hay của W. Anthony Hawkins và cộng sự điều trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. (38,8%) [16]. Điều này cho thấy sự tuân thủ về hướng Lời cảm ơn dẫn chỉnh liều ở các bệnh nhân đặc biệt như nhẹ cân, béo phì hay độ lọc cầu thận thấp đã được chú trọng và Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bệnh viện Nhân dân Gia thực hành khá tốt tại bệnh viện. Về thời điểm dự phòng, Định, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu ghi nhận 56,6% bệnh nhân được bắt đầu chúng tôi thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này. thuốc hợp lý. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu Nguồn tài trợ của Kiều Thị Ngọc Anh (41,4%) vì tiêu chí xét thời điểm bắt đầu hợp lý ở đây là cần dùng thuốc trong vòng Nghiên cứu này không nhận tài trợ. 14 giờ sau khi bệnh nhân nhập vào khoa Hồi sức tích Xung đột lợi ích cực [15]. Hướng dẫn NICE (CG 92) 2010 khuyến cáo bệnh nhân nội khoa được đánh giá nguy cơ xuất hiện Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. VTE nên bắt đầu điều trị dự phòng bằng thuốc kháng ORCID đông càng sớm càng tốt sau khi hoàn thành đánh giá Mai Diệu Hân rủi ro và tiếp tục cho đến khi bệnh nhân không còn nguy cơ mắc VTE nữa [17]. Do đó, việc điều trị cần https://orcid.org/0009-0000-6432-8206 chú ý về thời điểm bắt đầu sử dụng thuốc kháng đông Trần Minh Hoàng để giảm thiểu khả năng bị VTE và các biến chứng https://orcid.org/0000-0003-1351-8442 liên quan. Lương Trọng Đại Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy https://orcid.org/0009-0002-7135-6496 BMI và bệnh ung thư có liên quan có ý nghĩa thống kê Phạm Hồng Thắm với việc dự phòng VTE bằng biện pháp DPDL chưa https://orcid.org/0000-0002-2366-629X hợp lý trong mẫu nghiên cứu. Lý do bệnh nhân có BMI Huỳnh Ngọc Trinh < 25 kg/m2 có nguy cơ cao được chỉ định DPDL chưa hợp lý do việc chỉnh liều theo BMI của bệnh nhân chưa https://orcid.org/0000-0003-2473-4482 28 | https://www.duoc.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.06.03
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 6 * 2024 Đóng góp của các tác giả 2. Pastori D, Cormaci VM, Marucci S, Franchino G, Del Sole F, Capozza A, et al. A comprehensive review of Ý tưởng nghiên cứu: Huỳnh Ngọc Trinh; Phạm Hồng Thắm. risk factors for venous thromboembolism: from Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Mai Diệu Hân, Trần epidemiology to pathophysiology. International Minh Hoàng. Journal of Molecular Sciences. 2023;24(4):3169. Doi: Thu thập dữ liệu: Mai Diệu Hân, Lương Trọng Đại. 10.3390/ijms24043169. 3. Shi Y, Wang T, Yuan Y, Su H, Chen L, Huang H, Giám sát nghiên cứu: Huỳnh Ngọc Trinh, Phạm Hồng Thắm. et al. Silent pulmonaryembolism in deep vein Nhập và quản lý dữ liệu: Mai Diệu Hân, Lương Trọng Đại, thrombosis: relationship and risk factors. Clinical Trần Minh Hoàng. and Applied Thrombosis/Hemostasis. Doi: 10.1177/10760296221131034. Phân tích dữ liệu: Mai Diệu Hân, Lương Trọng Đại, Trần 4. Carretta A, Elisabetta L. Venous thromboembolism Minh Hoàng. prophylaxis after minimally-invasive cardiac surgery: Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu harm or benefit?. Journal of Thoracic Disease. 2020; Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban 12(7): 3469-3472. Doi: 10.21037/jtd.2020.03.108. biên tập. 5. Kahn SR, Lim W, Dunn AS, Cushman M, Dentali F, Akl EA, et al. Prevention of VTE in nonsurgical Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức patients: antithrombotic therapy and prevention of Nghiên cứu đã được hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu thrombosis, 9th ed: American college of chest Y sinh học của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định chấp thuận physicians evidence-based clinical practice (giấy chứng nhận số 103/NDGĐ-HĐĐĐ, ngày guidelines. Chest. 2012;141(2S):e195S-e226S. 29/03/2024). Doi:10.1378/chest.11-2296. 6. Lau BD, Murphy P, Nastasi AJ, Seal S, Kraus PS, Hobson DB, et al. Effectiveness of ambulation to 5. KẾT LUẬN prevent venous thromboembolism in patients admitted Các kết quả nghiên cứu đã phản ánh tình hình sử dụng to hospital: a systematic review. CMAJ Open. thuốc kháng đông trong dự phòng VTE tại khoa Nội bệnh 2020;8(4):E832-E843. Doi:10.9778/cmajo.20200003. viện Nhân dân Gia Định. Tỷ lệ dự phòng VTE bằng biện 7. Herring B, Lowen D, Ho P, Hodgson R. A systematic pháp DPDL hợp lý trong nghiên cứu của chúng tôi khá thấp review of venous thromboembolism mechanical (41,8%). Do đó, cần có các can thiệp lâm sàng kịp thời nhằm prophylaxis devices during surgery. Langenbeck's nâng cao chất lượng dự phòng VTE ở BN nội khoa tại bệnh archives of surgery. 2023;408:410. viện; trong đó, bệnh viện cần xây dựng các hướng dẫn điều https://doi.org/10.1007/s00423-023-03142-6. trị dự phòng VTE cụ thể để có thể cân nhắc chỉ định DPDL 8. Sachdeva A, Dalton M, Lees T. Graduated sớm khi đã có đánh giá bệnh nhân nguy cơ VTE cao. Ngoài compression stockings for prevention of deep vein ra, cần trang bị thiết bị dự phòng cơ học ở các khoa cũng như thrombosis. The Cochrane Database of Systematic áp dụng các biện pháp dự phòng cơ học hợp lý ở những bệnh Reviews 2014;17:(12):CD001484. nhân chống chỉ định với thuốc kháng đông, bệnh nhân có 9. Bộ Y tế. Hướng dẫn điều trị dự phòng thuyên tắc nguy cơ xuất huyết hay có nguy cơ VTE thấp. huyết khối tĩnh mạch. Quyết định số 3908/QĐ-BYT năm 2023. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Cohen AT, Tapson VF, Bergmann JF, Goldhaber SZ, Kakkar AK, Deslandes B, et al. Venous 1. Wendelboe A, Weitz JI. Global health burden of venous thromboembolism risk and prophylaxis in the acute thromboembolism. Arteriosclerosis, Thrombosis, and hospital care setting (ENDORSE study): a multinational Vascular Biology. 2024;44(5):1007-1011. cross-sectional study. Lancet. 2008;371(9610):387-94. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.06.03 https://www.duoc.tapchiyhoctphcm.vn | 29
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 6* 2024 11. Phạm Hồng Thắm, Phan Lâm Tuấn Minh, Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Hương Thảo. Tình hình dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân ngoại khoa tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Y Học Việt Nam. 2022;520(11):380-388. 12. Hội Tim mạch học Việt Nam. Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch năm 2022. 13. La Regina M, Orlandini F, Marchini F, Marinaro A, Bonacci R, Bonanni P, et al. Combined assessment of thrombotic and haemorrhagic risk in acute medical patients. Thrombosis and Haemostasis. 2016;115(2):392-8. Doi: 10.1160/th14-12-1050. 14. Kiều Thị Ngọc Anh Nguyễn Trung Nghĩa, Trần Thị Thu Trang, Vũ Thị Hồng Ngọc. Thực trạng dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện E. Y Học Việt Nam. 2022;02:58-262. 15. Veeranki SP, Xiao Z, Levorsen A, Sinha M, Shah B. A real-world comparative effectiveness analysis of thromboprophylactic use of enoxaparin versus unfractionated heparin in abdominal surgery patients in a large U.S. hospital database. Hospital pharmacy. 2022;57(1):121-129. 16. Hawkins WA, Smith SE, Stitt TM, Abdulla A, Branan TN, Hall RG. Low prevalence of thrombosis prophylaxis dose adjustments highlights implications for patient safety. Innovations in Pharmacy. 2021:12(4). Doi: 10.24926/iip.v12i4.4288. 17. Hill J, Treasure T. Reducing the risk of venous thromboembolism (deep vein thrombosis and pulmonary embolism) in patients admitted to hospital: summary of the NICE guideline. Heart. 2020;96(11):879-82. Doi: 10.1136/hrt.2010.198275. 18. Lý Kỳ Như, Nguyễn Tử Thiện Tâm, Đặng Nguyễn Đoan Trang. Tình hình dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Y Dược Lâm Sàng 108. 2022;7(4). Doi: https://doi.org/10.52389/ydls.v17i4.1238. 30 | https://www.duoc.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.06.03
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM
19 p |
459 |
68
-
Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ - thế nào là đúng?
3 p |
152 |
15
-
Thuốc sát trùng và kháng khuẩn miệng - họng
5 p |
135 |
10
-
Dùng kháng sinh cho trẻ
6 p |
159 |
8
-
Bài giảng Ứng dụng bằng chứng mới nhất của NSAIDs trong thực hành Dược lâm sàng - PGS TS BS Lê Anh Thư
27 p |
41 |
8
-
Độc tính của sulfamid kháng sinh với thận
5 p |
117 |
7
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu trong y học p9
5 p |
72 |
4
-
Bài giảng Tình hình bệnh lao, lao kháng thuốc và ý thức sử dụng kháng sinh hợp lý trong nhiễm khuẩn hô hấp cộng đồng - BS. Nguyễn Viết Nhung
35 p |
60 |
4
-
Khảo sát tình hình sử dụng nhóm kháng sinh carbapenem tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận
7 p |
4 |
2
-
Khảo sát tình hình nhiễm nấm xâm lấn và sử dụng thuốc kháng nấm trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
9 p |
2 |
2
-
Tình hình sử dụng thuốc ARV và tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS của Trung tâm Y tế thành phố Long Khánh, Đồng Nai
11 p |
5 |
2
-
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Cần Thơ năm 2023
6 p |
5 |
2
-
Bài giảng Khảo sát thực trạng đề kháng kháng sinh qua MIC Colistin và đánh giá tình hình sử dụng Colistin tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thời điểm từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 06 năm 2019
50 p |
36 |
2
-
Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019-2020
10 p |
42 |
1
-
Tài liệu Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020
30 p |
2 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)