Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm vừa qua ASEAN luôn là quốc gia đi đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam về cả vốn đăng ký, vốn thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư đa dạng, song kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có của khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam
- TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM TS. Trần Văn Hùng Phân hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam TS. Lê Thị Mai Hương Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Dựa vào nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban, ngành và dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp ngoài nói chung, bài viết nhằm đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm vừa qua ASEAN luôn là quốc gia đi đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam về cả vốn đăng ký, vốn thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư đa dạng, song kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có của khu vực. Bên cạnh đó, bài viết nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc thu hút vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Từ khóa: ASEAN, tình hình, thu hút, vốn đầu tư trực tiếp Abstract Based on secondary data sources collected from sectoral agencies and based on performance evaluation criteria to attract foreign direct investment in general and articles to assess the actual situation of attracting direct investment ASEAN into Vietnam. Research results show that ASEAN has always been a leading country in foreign direct investment in Vietnam in both registered capital, implementation capital and diversified investment capital structure in recent years, but the results are not commensurate with the inherent potential of the region. Besides, the article stated some reasons leading to the attraction of FDI from ASEAN into Vietnam not commensurate with the inherent potential. Keywords: ASEAN, situation, attraction, direct investment 1. GIỚI THIỆU Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của cộng đồng ASEAN vào năm 1995 và khi Việt Nam cam kết thực hiện AFTA (từ ngày 1/1/1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của ASEAN nói riêng đã đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được ký kết bởi các Bộ trưởngASEAN vào ngày 7 tháng 10 năm 1998 303
- tại Manila. Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN đã tạo nên một bước ngoặt trong tư duy và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về vai trò của đầu tư khu vực, nhất là trong việc biến ASEAN trở thành một khu vực đầu tư đơn nhất, các nước đã quyết tâm hướng đến những quy định đầu tư được đơn giản hóa thông qua sự minh bạch các quy tắc, thủ tục cũng như các chính sách điều hành về đầu tư. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam cũng như Việt Nam tham gia đầu tư vào ASEAN. Và quan trọng hơn nữa là nguồn vốn đầu tư trực tiếp ASEAN đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay khi Việt Nam gia nhập WTO, AEC, TPP, v.v.. đã khẳng định chính sách mở cửa, cải cách môi trường đầu tư theo hướng minh bạch và bình đẳng. Các quốc gia thành viên ASEAN đã cam kết hướng tới một môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch hơn, với mục tiêu tăng cường các dòng đầu tư và thu hút thêm các nhà đầu tư vào khu vực, góp phần hướng tới sự tăng trưởng kinh tế và phát triển của khu vực. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư thuận lợi trong khu vực là khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN, được xây dựng trên cơ sở thực hiện tự do hóa và bảo hộ đầu tư. Thông qua các Hiệp định Đầu tư như Hiệp định về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA, năm 1998); Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (ASEAN-IGA, năm 1987). Hiện nay, khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN được thực hiện theo Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (AICA, năm 2009 và có hiệu lực từ năm 2012), và đáng chú ý là Hiệp định này với mục đích thúc đẩy tiến trình xây dựng một khu vực đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhập trong ASEAN. ACIA tạo ra cơ chế đầu tư cởi mở và tự do trong ASEAN hướng tới mục tiêu hội nhập kinh tế trong khu vực ASEAN. Từ đó, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động đầu tư trong nội khối ASEAN nói chung và đầu tư của ASEAN vào Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là thực sự cần thiết nhằm đánh giá đúng tình hình thu hút vốn đầu tư ASEAN vào Việt Nam hiện nay và phân tích những nguyên nhân đạt được thành tựu đó. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu: Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu được kế thừa và tổng hợp từ các sách, báo, tạp chí, báo cáo của các Bộ, ngành và các trang thông tin điện tử của các Bộ, ngành có liên quan Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ASEAN và thế giới vào Việt Nam được thu thập từ cơ quan thống kê ASEAN, Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu được thu thập từ Tổng cục Thống kê; Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành đầu tư và theo lĩnh vực đầu tư được thu thập từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích, đánh giá. 304
- 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3.1. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) quy định: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo Luật này. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF (1993): FDI được định nghĩa là “loại hình đầu tư quốc tế trong đó một chủ thể kinh tế thuộc một nền kinh tế thu được lợi ích lâu dài từ một chủ thể kinh tế thuộc một nền kinh tế khác. Đầu tư trực tiếp bao hàm mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp, và một mức độ ảnh hưởng nhất định của nhà đầu tư đối với công tác quản trị hoạt động tại doanh nghiệp nhận khoản vốn đầu tư”. Theo Tổ chức Thương mại thế giới - WTO (1996): Đầu tư nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. OECD (1996), FDI đựợc xem là “việc đầu tư được thực hiện nhằm thu được lợi ích lâu dài của một chủ thể đầu tư ở một quốc gia (nhà đầu tư trực tiếp) vào một chủ thể kinh tế ở một quốc gia khác (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp). Lợi ích lâu dài bao hàm sự tồn tại của một mối quan hệ trong dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp tiếp nhận vốn, và một mức độ ảnh hưởng nhất định của mối quan hệ này lên công tác quản trị hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các giao dịch ban đầu giữa hai chủ thể kinh tế, và các giao dịch kế tiếp sau liên quan đến vốn các chủ thể này với các chi nhánh, các đơn vị liên kết. Tóm lại, đầu tư nước ngoài là sự di chuyển các nguồn lực từ quốc gia này qua quốc gia khác để tiến hành những hoạt động đầu tư nhằm thu được lợi ích. 3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo tác giả Nguyễn Quỳnh Thơ (2017) thì hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài là kết quả thu hút và thực hiện FDI. Hệ thống chỉ tiêu này cho phép đánh giá trực tiếp kết quả thu hút và thực hiện FDI tại nước chủ nhà. Đây là nhóm chỉ tiêu truyền thống với các tiêu chí đánh giá bao gồm: (1) Quy mô vốn đăng ký: là tổng số vốn góp bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp, lợi nhuận để lại và các hình thức vốn khác do nhà đầu tư nước ngoài cam kết đưa vào nước chủ nhà để tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp (World Bank, 2016). Vốn đăng ký bao gồm vốn cam kết của nhà đầu tư nước ngoài theo giấy phép cấp mới (đối với các dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án độc lập với các dự án đang hoạt động mới đƣợc cấp 305
- giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ); và cấp bổ sung (đối với các dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lựợng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư hiện có đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong các năm trước). (2) Quy mô vốn thực hiện: là số vốn đầu tư thực tế do các nhà đầu tư nước ngoài đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước sở tại, bao gồm chi phí xây dựng các công trình, nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị… Quy mô vốn thực hiện thể hiện hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư, cơ chế quản lý nhà nước, cũng như hiệu lực thực thi của các văn bản pháp luật. Về mặt lý thuyết, vốn FDI thực hiện thường nhỏ hơn vốn FDI đăng ký của dự án. (3) Cơ cấu FDI: là chỉ tiêu thể hiện sự cân bằng hay mất cân bằng trong xu thế phát triển của dòng vốn FDI. Cơ cấu FDI có thể được phân theo các tiêu chí khác nhau: hình thức đầu tư, ngành kinh tế, vùng kinh tế. Nhóm chỉ tiêu này cho phép đánh giá sự thay đổi về mẫu hình của dòng vốn tại quốc gia tiếp nhận vốn. Căn cứ vào các chỉ trên, chúng tôi đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư ASEAN vào Việt Nam dựa trên ba tiêu chí: Quy mô vốn đăng ký, quy mô vốn thực hiện và cơ cấu vốn FDI. 4. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP ASEAN VÀO VIỆT NAM Về quy mô vốn đăng ký: Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực vào năm 1988 đến nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó phải kể đến các nhà đầu tư ASEAN vào Việt Nam. Cũng từ năm 1988 đến 1990, trong 3 năm đã có 125 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 6,2 tỷ USD. Trong đó Singapore vẫn là quốc gia có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam nhất trong thời kỳ này (70 dự án với 4,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 56% tổng số dự án và 76% tổng vốn đầu tư của toàn khu vực ASEAN). Tiếp theo là Malaysia (18 dự án với 809 triệu USD tổng vốn đầu tư), Thái Lan (930 dự án với 554 triệu USD tổng vốn đầu tư). Đến năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á mà lượng vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam đã giảm đáng kể và chỉ đạt 45 dự án với tổng vốn đầu tư 711 triệu USD, giảm 78% so với cùng kỳ năm 1996. Các năm tiếp theo từ 1998 đến 2005 lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam có sự gia tăng nhưng không đáng kể. Kể từ năm 2006 đến 2010, đây là giai đoạn đỉnh cao của FDI tại Việt Nam. Giai đoạn này FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Trong 3 năm từ 2006 - 2008 đã có 566 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 23,3 tỷ USD. Riêng trong năm 2008, các nước Asean đã đầu tư 260 dự án FDI vào Việt Nam với 16,4 tỷ USD vốn đăng 306
- ký, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Sau thời kỳ đỉnh cao của thu hút vốn đầu tư ASEAN 2007 - 2008 đến năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên vốn đăng ký đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam giảm mạnh, chỉ với 207 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD (bằng 9% so với cùng kỳ năm 2008). Năm 2010 thu hút vốn đầu tư ASEAN tăng đáng kể với 181 dự án và 5,4 tỷ USD tổng vốn đầu tư và duy trì đến năm 2013 với nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư chung cho cả nước nên tình hình thu hút FDI khả quan hơn. Hiện nay, tính đến hết năm 2017, Việt Nam đã chính thức gia nhập ASEAN được 22 năm, đồng thời nhờ vào các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và những lợi thế cạnh tranh vốn có trong khu vực mà đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Bảng 1: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ các nước ASEAN vào Việt Nam được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017) Tổng vốn đăng ký Số dự án TỔNG SỐ (Triệu đô la Mỹ) (*) 24.803 319613,1 ASEAN 3.400 66.221 Singapore 1.973 42540,7 Malaysia 572 12274,9 Thái Lan 489 9288,7 Bruney 196 1163,3 Indonesia 69 477,0 Philippines 73 319,2 Lào 9 92,5 Campuchia 19 64,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018 Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê đến hết ngày 31/12/2017, lũy kế các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực của cả nước đạt 24.803 dự án, trong đó các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam là 3.400 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 66.221 triệu USD, chiếm 20,71% tổng vốn đăng ký của cả nước. Trong đó, Singapore đứng đầu với 1.973 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 42.540,7 triệu USD, tiếp theo Malaysia đứng hai về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với 572 dự án và vốn đăng ký đạt 12.274,9 triệu USD, đứng vị trí thứ ba là Thái Lan. 307
- Về quy mô vốn thực hiện: Theo số liệu từ cơ quan Thống kê ASEAN, nguồn vốn đầu tư trực tiếp (đã thực hiện) ASEAN vào Việt Nam tăng đều qua các năm. ASEAN luôn là nhóm quốc gia đi đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Bình quân giai đoạn 2010 - 2017, vốn đầu tư trực tiếp ASEAN tăng 13,56%/năm. Bảng 2: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (vốn thực hiện) từ ASEAN và thế giới vào Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017 (Đơn vị tính: triệu USD) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Thế giới 8000 7519 8368 8900 9200,1 11800 12600 14100 ASEAN 1300,88 1517,3 1262,55 2078,59 1547,1 2153,46 2306,61 2531,17 Tỷ trọng (%) 16,26 20,18 15,09 23,35 16,82 18,25 18,31 17,95 Brunei 13.24 40.67 5.20 34.15 36.85 78.58 162.43 18.44 Campuchia 0.62 0.34 0.41 0.84 8.02 2.53 Indonesia 0.71 14.84 29.64 16.43 22.38 11.22 12.36 18.01 Lào 34.06 0.38 1.30 7.16 0.17 Malaysia 131.13 232.00 122.07 59.39 163.75 1 285.01 472.53 114.46 Philippines 4.24 1.28 11.22 0.15 5.60 2.83 28.27 11.80 Singapore 1 078.31 1 129.81 992.02 1 801.09 1 219.52 638.48 1 250.60 2 085.64 Thái Lan 39.18 97.73 102.07 166.96 98.13 136.05 365.24 280.12 Nguồn: https://data.aseanstats.org/fdi_by_country.php Theo số liệu ở bảng trên cho thấy, tổng nguồn vốn (vốn thực hiện) đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tính đến hết năm 2017 đạt 14.100 triệu USD. Trong đó, vốn đầu tư từ các nước ASEAN đạt 2.531,17 triệu USD, chiếm gần 18% trong tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đáng chú ý, nguồn vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam vẫn giữ mức độ tăng trưởng ổn định và đều đặn qua các năm. Tính trung bình mỗi năm, các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam khoảng 2,0 - 4,5 tỷ đô la Mỹ, chiếm tỷ lệ dao động ở mức 16,26% - 23,35% so với tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Riêng năm 2013 có sự tăng trưởng đột biến (tăng 1,65 lần so với năm 2012), do đây chính là thời điểm hàng loạt các tập đoàn lớn từ ASEAN quyết định đầu tư sau nhiều năm nghiên cứu, đánh giá thị trường Việt Nam. Nhìn chung lượng vốn đầu tư của các quốc gia thành viên ASEAN tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017 có xu hướng tăng dần đều. Cụ thể năm 2010, vốn đầu tư ASEAN đạt 1.300,88 triệu USD, chiếm 16,16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đến 308
- năm 2015, nguồn vốn đầu tư này tăng lên đạt 2.153,46 triệu USD, chiếm 18,25% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và so với năm 2010 nguồn vốn này tăng 852,58 triệu USD, tức tăng 65%. Kể từ năm 2015 trở đi vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trưởng và năm 2016 vốn đầu trực tiếp ASEAN đạt 2.306,61 triệu USD, năm 2017 đạt 2531,17 triệu USD, tăng 9,7% so với năm 2016. Với nhiều điều kiện thuận lợi vốn có và các Hiệp định thương mại chung trong khối, nhất là khi AEC đã được thành lập sẽ tạo cơ hội dòng vốn FDI trong các quốc gia ASEAN đầu tư vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Trong số các quốc gia ASEAN đầu tư vốn FDI thực tế vào Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất và luôn đứng vị trí đứng đầu, đến hết tháng 12/2017, nguồn vốn FDI của Singapore đầu tư vào Việt Nam đạt 2.085,64 triệu USD, chiếm 82,39% trong tổng vốn đầu tư của ASEAN vào Việt Nam và đây cũng là một trong ba nhà đầu tư có nguồn vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam, đứng sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Đứng vị trí thứ hai là Thái Lan có vốn đầu tư vào Việt Nam đạt 280,12 triệu USD và vị trí thứ ba là Malaysia đạt 114,46 triệu USD. Các quốc gia có lượng vốn đầu tư vào Việt Nam ít nhất là Campuchia và Lào. Mặc dù giai đoạn 2010 - 2017, nguồn vốn đầu tư ASEAN vào Việt Nam vẫn giữ nhịp tăng trưởng ổn định và bền vững, song khối lượng đầu tư từ các thành viên ASEAN tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm lực của khu vực. Ngoại trừ một số đối tác lớn, thường xuyên như Singapore, Malaysia và Thái Lan, các nước khác vẫn còn đầu tư hạn chế tại Việt Nam. Về cơ cấu vốn đầu tư: Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay các nước ASEAN đầu tư vào ba lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và lĩnh vực nông nghiệp với 18/18 ngành kinh tế của Việt Nam. Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam Tổng vốn đầu tư Lĩnh vực Số dự án Tỷ trọng (%) (tỷ USD) Công nghiệp chế biến, chế tạo 1009 22,2 55,67 Kinh doanh bất động sản 97 16,6 41,62 Nông nghiệp 81 1,08 2,71 Tổng 1187 39,88 100 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các nước ASEAN đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.009 dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư đạt 22,2 tỷ đồng, chiếm 55,67% trong tổng vốn đầu tư từ ASEAN vào Việt Nam. Trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đa 309
- phần các dự án từ nhà đầu tư Singapore (438 dự án và 13,4 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 43% tổng số dự án và 60% tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực này), tiếp đến là Thái Lan (184 dự án và 5,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 18,2% tổng số dự án và 26% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ ba là Malaysia (225 dự án và 1,98 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 22,2% tổng số dự án và 9% tổng vốn đầu tư). Trong lĩnh vực này, các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực điện, điện tử, dệt may. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản: Đây là lĩnh vực đứng thứ hai mà các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với 97 dự án và tổng vốn đầu tư 16,6 tỷ USD, chiếm 41,62% trong tổng vốn đầu tư. Các dự án bất động sản của các nước ASEAN tập trung chủ yếu tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội do đây là 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước, rất thuận lợi cho việc phát triển các dự án bất động sản. ASEAN đầu tư chủ yếu vào hai lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và bất động với hơn 97% vốn đầu tư. Lĩnh vực nông nghiệp: Hiện nay các nước ASEAN đầu tư vốn vào lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta, song mức vốn đầu tư khá nhỏ, với 81 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 1,08 tỷ USD, chỉ chiếm 2,71% trong tổng vốn đầu tư của ASEAN tại Việt Nam. Trong số các nước Asean thì Thái Lan có tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhiều nhất (29 dự án và 477 triệu USD tổng vốn đầu tư, chiếm 44% tổng vốn đầu tư của ngành nông nghiệp Asean). Tiếp theo là Singapore (28 dự án và 335 triệu USD tổng vốn đầu tư, chiếm 30,8% ), Malaysia (18 dự án và 146 triệu USD tổng vốn đầu tư, chiếm 13,4%). Nhìn chung, lĩnh vực nông nghiệp chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài do lợi nhuận mang lại thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém... Như vậy, thông qua kết quả phân tích nêu trên cho thấy đầu tư FDI của các nước Asean tại Việt Nam đã có những kết quả đáng ghi nhận qua các giai đoạn song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có và những cam kết hợp tác trong khu vực. Việt Nam và ASEAN có những lợi thế như cùng là các nước trong khu vực, có vị trí địa lý gần nhau, hiểu rõ về phong tục tập quán cũng như văn hóa của các nước. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập ASEAN từ năm 1995 cũng như việc hình thành cộng đồng kinh tế chung AEC vào cuối năm 2015 sẽ là những lợi thế vô cùng thuận lợi để thúc đẩy đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam. Tuy nhiên, những kết quả vừa qua chưa phản ánh đúng tình hình cũng như tiền năng hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Điều này do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, so với tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam thì nguồn vốn FDI của ASEAN đầu tư vào Việt Nam chiếm tỷ trọng dao động khoảng 15 - 23% và tỷ lệ này của năm 2017 là 17,95%. Trong tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam thì đầu tư của các quốc gia ngoại khối vẫn chiếm tỷ trọng lớn, dao động từ 71 - 93% và tỷ lệ này 310
- năm 2017 là 82%. So với vốn FDI của các nước nội khối ASEAN đầu tư vào Việt Nam thì vốn đầu tư ngoại khối ASEAN vẫn chiếm tỷ lệ cao và gấp 3 - 4 lần. Như vậy, đầu tư nội khối ASEAN vào Việt Nam chiếm tỷ trọng rất thấp trong dòng đầu tư vốn FDI vào Việt Nam. Hình 1: Dòng vốn FDI nội khối và ngoại khối ASEAN đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2017 Nguồn: ASEAN STATs Thứ hai, Việt Nam vẫn còn hạn chế về các chỉ tiêu tác động đến triển vọng thu hút vốn đầu tư. Cụ thể, theo báo cáo của WEF, khảo sát của Phòng Thương mại Hoa Kỳ về triển vọng đầu tư ở các nước ASEAN 2016 - 2017 trên 16 chỉ tiêu tác động đến môi trường đầu tư cho thấy, Singapore được đánh giá tốt nhất với 12 chỉ tiêu đạt điểm mạnh. Việt Nam vẫn đứng sau các nước Malaysia, Philippines và Brunei, tương đương với Thái Lan và cao hơn các nước Lào, Campuchia, Myanmar và Indonesia. Về độ sẵn có của lao động giá rẻ, Lào được đánh giá tốt nhất, tiếp theo là Cambpuchia và Philippines, Việt Nam. Điều này cho thấy lao động giá rẻ cũng là một trong những nhân tố tác động tích cực đến thu hút FDI. Về độ sẵn có của lao động được đào tạo Việt Nam, Philippines, Singapore được đánh giá tốt, đây cũng được cho là điểm mạnh về thu hút FDI. Đa phần các doanh nghiệp hài lòng về sự ổn định chính trị tại các nước ASEAN, ngoại trừ Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lo ngại tham nhũng ở hầu hết các nước, ngoại trừ Brunei và Singapore. Về cơ sở hạ tầng, chỉ có 4 nước Brunei, Malaysia, Singapore và Thái Lan được đánh giá tốt. Về luật pháp và quy định, chỉ có Singapore được đánh giá tốt. Số liệu cho thấy các chỉ tiêu này của Việt Nam là rất thấp. Điều này ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư ASEAN vào Việt Nam. 311
- Bảng 4: Các tiêu chính đánh giá môi trường đầu tư ASEAN Tên nước Điểm mạnh Đáng quan ngại Không rõ ràng Tổng cộng Singapore 12 3 1 16 Brunei 9 2 5 16 Philippines 8 5 3 16 Malaysia 8 3 5 16 Thái Lan 5 5 6 16 Việt Nam 5 4 7 16 Campuchia 4 6 6 16 Myanmar 4 9 3 16 Lào 3 8 5 16 Indonesia 1 10 5 16 ASEAN 8 3 5 16 Nguồn: Phòng Thương mại Hoa Kỳ Thứ ba, quy mô vốn bình quân dự án cao: tính đến hết năm 2017, quy mô dự án đầu tư nước ngoài trung bình của Việt Nam đạt 12,88 triệu USD/dự án thì quy mô vốn trên 1 dự án của Asean đạt 19,47 triệu USD/dự án. Đây là đặc điểm tốt bởi đã xuất hiện nhiều dự án có quy mô vốn lớn từ các nước ASEAN vào Việt Nam, trong đó các dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có quy mô vốn đầu tư lớn. Thứ tư, vốn đầu tư không đồng đều giữa các đối tác trong khu vực: trong khi Singapore, Malaysia và Thái Lan và 3 nước năm trong top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có kết quả đầu tư FDI cao nhất ở Việt Nam thì một số quốc gia khác có kết quả rất khiêm tốn. Đặc biệt là Singapore, đây là một đầu tư đóng vai trò quan trọng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam và cũng có nhiều dự án có tác động tốt với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Các quốc gia còn lại như Indonesia, Brunei, Phillipin, Lào, Campuchia có kết quả còn rất khiêm tốn. Myammar chưa có đầu tư tại Việt Nam. Chính sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN dẫn đến khoảng cách khác biệt khá xa về vốn đầu tư vào Việt Nam giữa các quốc gia trong khu vực. 5. KẾT LUẬN Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ ASEAN có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong những năm vừa qua, các nước ASEAN luôn là đối tác đi đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước ta. Tuy nhiên, so với những tiềm lực vốn có thì nguồn vốn này vẫn còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam 312
- và tận dụng những ưu đãi từ các cam kết giữa các quốc gia trong khu vực, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện các cam kết, các chính sách nhằm đảm bảo tự do hóa thương mại hàng hóa, tự do di chuyển vốn đầu tư trong khối ASEAN. Đồng thời Chính phủ và các bộ ngành chỉ đạo, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư ASEAN vào một số lĩnh vực, đồng thời chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và có chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm thu hút vốn đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. IMF (1993), “Balance of Payment Mannual”, 5th Edition, 1993 2. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?ite mid=9035 3. Phạm Thái Hà (2017) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN”, Tạp chí Tài chính http://tapchitaichinh.vn/nghien- cuu-trao-doi/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-theo-khuon-kho-hop-tac- dau-tu-trong-asean-125667.html 4. Nguyễn Thị Mai Hương (2017), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, số 3, 2017 5. OECD (2013), “OECD Investment Policy Reviews: Malaysia 2013”, https://www.oecd.org/daf/inv/investment-policy/IPRMalaysia2013Summary.pdf 6. Nguyễn Quỳnh Thơ (2017), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ kinh tế - Học viện Ngân hàng. 7. WTO (1996), “Trade and foreign direct investment”, WTO NEWS: 1996 PRESS RELEASES, PRESS/57 9 October 1996, https://www.wto.org/English/news_e/pres96_e/pr057_e.htm 8. World Bank (2016), http://www.worldbank.org/ 9. World Bank (2016), World DataBank, 10. http://databank.worldbank.org/data/databases.aspx 313
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn liền với việc bảo vệ môi trường – thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
3 p | 21 | 7
-
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên
11 p | 23 | 4
-
Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên
7 p | 67 | 4
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương thành tựu và bài học
9 p | 82 | 3
-
Tình hình thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long
7 p | 29 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi
11 p | 11 | 3
-
Giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch ở tỉnh Phú Thọ
8 p | 27 | 3
-
Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
5 p | 16 | 3
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: 30 năm - một chặng đường
11 p | 29 | 3
-
Tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – nghiên cứu tại Việt Nam
6 p | 37 | 2
-
Định hướng thu hút FDI trong tình hình mới
6 p | 92 | 2
-
Đẩy mạnh thu hút vốn FDI gắn với bảo vệ môi trường tại thành phố Đà Nẵng
6 p | 34 | 2
-
Nhìn lại 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
4 p | 33 | 2
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp
8 p | 25 | 1
-
Đẩy mạnh thu hút FDI vào Việt Nam
3 p | 6 | 1
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Bình Dương trong bối cảnh nền kinh tế số
8 p | 3 | 0
-
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh tỉnh Nghệ An
15 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn