intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên tập trung phân tích đánh giá tình hình thu hút đầu tư nước ngoài - chủ yếu là đầu tư trực tiệp vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, bằng phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa các số liệu thống kê thứ cấp từ Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh thuộc khu vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên

  1. THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN PGS.TS. Bùi Quang Bình Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung phân tích đánh giá tình hình thu hút đầu tư nước ngoài - chủ yếu là đầu tư trực tiệp vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, bằng phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa các số liệu thống kê thứ cấp từ Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh thuộc khu vực này. Từ kết quả phân tích, bài báo sẽ rút ra những thành công, những vấn đề và các hàm ý giải pháp nâng cao chất lượng thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực này. Từ khóa: Vốn đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, miền Trung - Tây Nguyên 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THU HÚT VỐN FDI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Vốn FDI nói riêng và vốn đầu tư nói chung có vai trò rất lớn tới tăng trưởng và phát triển kinh tế đã được khẳng định trong các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế như: Lý thuyết Cổ điển, Tân Cổ điển và Hiện đại. Vốn đầu tư tạo ra cơ sở tích lũy tư bản hay vốn sản xuất của nền kinh tế theo cả quy mô và chất lượng - trình độ công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng tích lũy vốn thấp, nhưng nhu cầu vốn rất lớn. Sự thiếu hụt vốn đầu tư này sẽ được bù đắp bằng nguồn bên ngoài - vốn đầu tư nước ngoài. Một số công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã chỉ ra cách thức bù đắp nguồn thiếu hụt đó bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế theo các cánh khác nhau để phát huy ảnh hưởng tích cực của chung tới tăng trưởng. Những kết quả chủ yếu từ các nghiên cứu của Aschauer (1989a), Ramirez, (1994), Erenburg và Wohar, (1995) đã chỉ ra rằng, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông, đường cao tốc, giáo dục, hệ thống thoát nước và hệ thống nước, nhà máy điện và thường mang lại kết quả trong việc giảm chi phí đối với khu vực tư nhân nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng và do đó thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Omran và Bolbol (2003) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI với sự phát triển tài chính và TTKT ở các nước Ả Rập. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một mặt FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP, sự phát triển của hệ thống tài chính trong nước tạo ra môi trường đầu tư có tính cạnh trang cao để thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu của Wei K., (2008) về 61
  2. FDI và TTKT ở các vùng ở Trung Quốc cho thấy điều kiện thể chế, hạ tầng... ở mỗi địa phương có ảnh hưởng tới thu hút và mức độ tác động của nguồn vốn này. Nghiên cứu của Agrawal và đồng sự (2011) cũng khẳng định khả năng thu hút đầu tư nước ngoài tốt hơn nếu có được quy mô thị trường, khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu, các chính sách khuyến khích của Chính phủ, cơ sở hạ tầng phát triển và môi trường kinh tế vĩ mô tốt khi so sánh điều này giữa Trung Quốc tốt và Ấn Độ. Nghiên cứu của Naveed Iqbal Chaudhry; Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood (2013) cho thấy cần phải thực hiện sâu hơn các cải cách tài chính và các chính sách phù hợp để làm tăng tính hiệu quả của khu vực tài chính trong nước và duy trì trạng thái an ninh tốt cũng như chất lượng cơ sở hạ tầng như điều kiện tiên quyết để thu hút và phát huy tác động lan tỏa tích cực của đầu tư nước ngoài. Như vậy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là cách thức huy động nguồn lực thiếu hụt về vốn cũng như để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ để phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần phải tạo ra các điều kiện như môi trường kinh tế vĩ mô và kinh doanh thuận lợi, cơ sở hạ tầng có chất lượng, hệ thống tài chính hiệu quả, các chính sách rõ ràng minh bạch và dễ đoán định. 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN Vùng miền Trung ở đây bao gồm 7 tỉnh, từ Thừa Thiên Huế tới Khánh Hòa, tương tự như Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Vùng này có diện tích khoảng gần 3814.1nghìn ha (11.5% lãnh thổ Việt Nam) và trải dài theo ven biển miền Trung (khoảng 35% chiều dài bờ biển Việt Nam), ở đây, bình quân cứ 6 km2 đất liền có 1 km bờ biển, trong khi tiêu chí này của Việt Nam là 100 km2 mới có 1 km bờ biển. Toàn vùng có gần 9 triệu dân trong đó có gần 5.35 triệu người trong độ tuổi lao động (2017). Với vị trí địa lý, tỷ trọng dân số, diện tích của khu vực này nên tăng trưởng kinh tế ở đây không chỉ bảo đảm cho sự phát triển kinh tế ở đây mà còn đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam. Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, nhưng ở đây chỉ đề cập tới 4 tỉnh trừ Lâm Đồng. Các tỉnh Tây Nguyên này có diện tích khoảng gần 5000 ngàn ha, dân số gần 4,5 triệu người (năm 2015). Vùng này trải dài dọc theo dãy Trường Sơn dọc theo phía tây các tỉnh Duyên hải Miền Trung Việt Nam và nằm trên vùng đất đỏ bazan nhiều tiềm năng về khoáng sản, rừng, thuỷ điện và đặc biệt phát triển cây công nghiệp dài ngày và du lịch sinh thái. Quy mô nền kinh tế miền Trung đã tăng trưởng khá trong giai đoạn 2000 - 2017. Theo giá 2010, năm 2000 quy mô GDP là hơn 61.4 nghìn tỷ, năm 2016 là gần 346 nghìn tỷ đồng. Sau 18 năm quy mô nền kinh tế đã tăng gấp hơn 6 lần. Quy mô GDP của miền Trung chiếm khoảng 12.5 % của Việt Nam năm 2017. Xu thế tăng lên của quy mô nền kinh tế được hỗ trợ bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh. Trong khoảng thời gian này, tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất là 7.6% năm 2000 và cao nhất 13.9% năm 2005, trung 62
  3. bình hơn 11.4%. Mức tăng trưởng này cao hơn trung bình của Việt Nam. Nếu theo từng giai đoạn thì trong giai đoạn 2000 - 2003 tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 8.5%, nhưng từ 2004 tới 2016 nền kinh tế này luôn có tốc độ tăng gần 11%. Kinh tế của Tây Nguyên đã có tăng trưởng khá nhanh trong thời gian này. Quy mô GDP theo giá 2010 là 20 ngàn tỷ đồng năm 2001,34.5 nghìn tỷ đồng năm 2005, 70 nghìn tỷ đồng năm 2010 và hơn 100 nghìn tỷ đồng năm 2015. Tăng trưởng GDP trung bình khoảng hơn 11,3%. Tuy nhiên nhịp độ kinh tế cũng đang giảm dần. Thu nhập bình quân đầu người - GDP/người của hai vùng đều tăng nhanh nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2000, GDP/ng của Tây Nguyên là 5,7 triệu đồng trong khi của miền Trung là 19,2 triệu đồng. Năm 2017, GDP/người của hai vùng này lần lượt là 27 và 47,8 triệu đồng. Như vậy chênh lệch từ 4,5 triệu đồng năm 2000 đã tăng lên 20,8 triệu đồng. Bảng 1: Cơ cấu GDP và lao động giữa hai vùng (Đơn vị tính: %) Cơ cấu GDP Cơ cấu lao động 2000 2017 2000 2017 Tây Vùng Tây Vùng Tây Vùng Tây Vùng Nguyên KTDMTT Nguyên KTTDMT Nguyên KTTDMT Nguyên KTTDMT Nông lâm thủy sản 67,3 32,3 37,9 14,9 72,9 67,0 56,2 42,5 CN-XD 12,5 27,3 30,4 38,6 4,9 10,7 11,6 22,9 Dịch vụ 20,2 40,4 31,6 46,5 22,2 22,3 32,2 34,6 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh Vùng Tây Nguyên và miền Trung Sau 18 năm, kinh tế của Tây Nguyên vẫn có dấu ấn rất lớn từ Nông lâm thủy sản, hiện vẫn chiếm gần 38%, trong khi ở miền Trung thì khu vực này chỉ có chiếm 14% và các ngành phi nông nghiệp chiếm tới 84%. Nếu xét về cơ cấu lao động sẽ càng cho thấy sự khác biệt nhất định khi ở Tây Nguyên hiện hơn 56% lao động vẫn đang làm việc trong nông nghiệp, trong khi ở miền Trung chỉ hơn 42%. Nhưng điểm đáng lưu ý mức thay đổi tỷ lệ lao động nông nghiệp ở Tây Nguyên chậm hơn nhiều so với miền Trung. Cấu trúc theo ngành kinh tế này cho thấy rất khó để Tây Nguyên có thể bắt kịp miền Trung. Trong tăng trưởng kinh tế, yếu tố vốn đầu tư vẫn có vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian 18 năm qua, vốn đóng góp gần 55% tăng trưởng của miền Trung và hơn 47% tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên, công nghệ đóng góp dưới 25% ở Tây Nguyên và 33% ở miền Trung. 63
  4. Ở cả hai vùng, vốn vẫn là yếu tố đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế trong khi lao động và công nghệ vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Thông tin ở Bảng 2 cho thấy trình độ phát triển công nghiệp của miền Trung đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2 và 3 của sự phát triển theo mô hình phát triển công nghiệp theo giai đoạn. Trong khi công nghiệp Tây Nguyên chỉ mới ở giai đoạn đầu và giữa của sự phát triển. Nếu xem xét cấu trúc hàng xuất khẩu như Bảng 4 đã thể hiện rõ mô hình tăng trưởng của hai vùng. Ở Tây Nguyên, mô hình tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa trên chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô. Với chiến lược này, sản phẩm mới sơ chế nên giá trị gia tăng thấp, thâm dụng tài nguyên. Trong khi ở miền Trung, hàng xuất khẩu đã có những sản phẩm chế biến sâu hơn và giá trị gia tăng cao hơn. Bảng 2: Cấu trúc hàng công nghiệp chủ lực và xuất khẩu chủ yếu Tây Nguyên Miền Trung Hàng công nghiệp Nhóm sản phẩm giai đoạn đầu - chế biến Nhóm sản phẩm công nghiệp giai đoạn nông sản: Gạo ngô xay xát; đường các cuối: công nghiệp cơ khí, hóa chất. loại; bia; bánh kẹo; chè chế biến; cà phê Nhóm giai đoạn giữa: công nghiệp dệt chế biến; hạt điều chế biến; rượu trắng, may; vật liệu xây dựng; công nghiệp rượu mùi các loại; rau sấy khô… khai thác. Nhóm sản công nghiệp giai đoạn giữa: đồ Nhóm sản phẩm giai đoạn đầu: công gỗ, cao su, tinh bột sắn, khoảng sản thô… nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Hàng xuất khẩu Chủ yếu là hàng thô: nông sản, khoáng Hàng công nghiệp chế biến sâu: cơ khí, sản dạng thô phần mền, hóa chất… Hàng chế biến thô: nông sản, hải sản, dệt may. Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh Vùng Tây Nguyên và miền Trung Nếu nhìn dưới góc độ chất lượng các nguồn lực như thế chế và lao động cũng có sự khác biệt đáng kể. Nếu xét theo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của năm 2016, trong khi phần lớn các tỉnh ở miền Trung có điểm, có PCI ở mức rất tốt, tốt và khá, xếp hạng từ 1 - 21 thì các tỉnh Tây Nguyên chỉ có 2 tỉnh xếp hạng khá và 2 tỉnh trung bình và 1 tỉnh cuối bảng. Rõ ràng, trình độ thể chế của Tây Nguyên kém hơn so với miền Trung. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của vùng này. Tình hình phát triển kinh tế miền Trung - Tây Nguyên cho thấy vốn đầu tư có vai trò rất lớn, là nguồn lực đóng góp lớn nhất vào những thành tựu phát triển kinh tế. Đồng 64
  5. thời cũng cho thấy nhu cầu vốn đầu tư cũng cần rất nhiều hơn cho quá trình tái cấu trúc và thay đổi cách thức tăng trưởng ở đây. 3. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG THU HÚT FDI VÀO MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN 3.1. Tình hình thu hút vốn FDI vào miền Trung - Tây Nguyên 3.1.1. Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài Do vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài FDI là nguồn chủ yếu trong đầu tư nước ngoài và hạn chế về số liệu có được nên ở đây tập trung nhiều vào nguồn này. Bảng 3: Số vốn FDI thu hút vào miền Trung và Tây Nguyên Tính đến 12/2006 Tính tới tháng 12/2017 Số vốn Số dự Số vốn ĐK Số vốn TH Số dự ĐK (tr. Số vốn TH án (tr. USD) (tr. USD) án USD) (tr. USD) Tổng MT-TN 320 2235.4 801.7 1102.0 24017.7 12616.2 Vùng MT 305 2176.3 762.5 1054.0 23556.3 12367.1 Tây Nguyên 15 59.2 39.2 48.0 461.4 249.2 Số dự án và lượng FDI đã tăng nhanh giai đoạn 2006 - 2017 so với giai đoạn 1988 - 2006. Lượng đầu tư nước ngoài ở miền Trung lớn hơn và tăng nhanh hơn so với của Tây Nguyên. Quy mô dự án ở miền Trung cao hơn nhiều so với Tây Nguyên. Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký tuy có tăng nhưng còn thấp hơn so với cả nước. Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Việt Nam 2017, Số liệu của Cục Quản lý đầu tư nước ngoài và Niên giám thống kê các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên năm 2017 Từ năm 2006 tới 2017, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên tăng từ 320 dự án lên 1.102 dự án, tăng 782 dự án. Số vốn đăng ký đến 2006 là 2.235 triệu USD và năm 2017 là 24.017.7 triệu USD, tăng được 21.782.3 triệu USD. Số vốn thực hiện tăng được 11.814.5 triệu USD từ mức 762 triệu USD năm 2006. Trong thời gian này số dự án, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện ở miền Trung tăng lần lượt là 749 dự án, 21.380 triệu USD và 11.604.6 triệu USD. Ở Tây Nguyên là 33 dự án, 402.2 triệu USD và 210 triệu USD. Nhìn tổng thể quy mô vốn FDI vào miền Trung - Tây Nguyên đã tăng đáng kể cả về số dự án và số vốn trong hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, tới tháng 12/2017 so với cả nước thì số dự án ở miền Trung - Tây Nguyên chỉ chiếm 5.6% và số vốn đăng ký chiếm 7.6 % của cả nước. 65
  6. Vốn FDI tập trung chủ yếu ở miền Trung, tỷ lệ dự án từ 95.3% năm 2006 đã tăng lên 96.2% năm 2016. Tỷ lệ lượng vốn đăng kỳ từ 97.3% năm 2006 lên 98.5% năm 2016 và lượng vốn thực hiện từ 95.1% lên 98.4%. Quy mô vốn đăng kỳ của 1 dự án theo ở miền Trung - Tây Nguyên năm 2006 là 6.98 triệu USD/DA và năm 2017 là 21.7 triệu USD/ DA, tăng khoảng gần 15 triệu USD/DA. Theo số vốn thực hiện là 2.5 triệu USD/DA, 11.4 triệu USD/DA, 8.9 triệu USD/DA. Ở miền Trung, các nhà đầu tư nước ngoài có số vốn đăng ký và thực hiện trên mỗi dự án lớn hơn so với ở Tây Nguyên, sự chênh lệch ngày càng lớn. Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký tính chung là 35.8% năm 2006 và 52.5 % năm 2017. Ở miền Trung là 35.04% và 52.5% và Tây Nguyên là 66% và 54%. Nếu xét theo từng tỉnh thành phố ở miền Trung - Tây Nguyên, động thái thay đổi của đầu tư nước ngoài về số dự án, lượng vốn đăng ký và thực hiện đều tăng ở các địa phương. Chẳng hạn với thành phố Đà Nẵng, tính đến năm 2006 có 85 dự án với số vốn đăng ký là 625 triệu USD và vốn thực hiện là 170 triệu USD. Đến năm 2017, có 518 dự án và có gần 5000 triệu USD đăng ký và 2735 triệu USD vốn thực hiện. Với tỉnh Quảng Nam, tới năm 2006 có 68 dự án với 427 triệu USD vốn đăng ký và 57 triệu USD vốn thực hiện và năm 2017 có 172 dự án với 5903.8 triệu USD vốn đăng ký và 2886.1 triệu USD được giải ngân. Hay ở tỉnh Khánh Hòa tới năm 2006 có 63 dự án với số vốn đăng ký là 462.4 triệu USD và giải ngân được 305.1 triệu USD, tới năm 2016 các con số này là 98 dự án, 3592 triệu USD và 1734 triệu USD. Số dự án cũng như lượng vốn tập trung vào một số địa phương khá rõ nét. Bốn tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa có sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài khá mạnh. Ở đây chiếm 78% dự án năm 2006 và 71% dự án của năm 2016. Tỷ trọng lượng vốn đăng ký của các địa phương này cũng chiếm tới 84.3% năm 2006 và 66.2% năm 2017. Tương tự, tỷ trọng vốn thực hiện là 84,1% và gần 71% trong thời gian này. Thu hút đầu tư nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên đã đạt được thành quả khá về lượng và chất. Đầu tư nước ngoài dễ thu hút hơn và đang có xu hướng hội tụ vào những vùng và địa phương có điều kiện kinh tế xã hội phát triển tốt hơn. Khả năng hấp thụ và điều kiện thực hiện đầu tư của nền kinh tế chưa tốt kéo theo tỷ lệ giải ngân còn thấp và không phát huy vai trò của đầu tư nước ngoài. 3.1.2. Xuất xứ của đầu tư nước ngoài Thu hút đầu tư nước ngoài theo nước xuất xứ cho thấy thị trường đầu vào của đầu tư nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên. Bảng 4 cho thấy nguồn đầu tư chủ yếu là châu Á nói chung và ASEAN nói riêng. Tỷ trong đầu tư từ châu Á là 57.5% với số dự án và 61.5% số vốn đăng kỳ tính đến tháng 12/2006 cao hơn một chút so với số 66
  7. liệu chung của Việt Nam. Trong đó, từ ASEAN chiếm 37% dự án và 38.2% số vốn đăng ký. Vốn từ Nhật Bản chiếm 4% dự án và 6.5 số vốn đăng ký, Hàn Quốc là 8.2% số dự án và gần 10% số vốn đăng ký. Đầu tư từ EU chỉ chiếm 15.4% số dự án và 16.7% số vốn đăng ký. Từ Bắc Mỹ là hơn 10% số dự án và 11.7% số vốn đăng ký. Khác đôi chút với tình hình chung của Việt Nam khi tỷ lệ đầu tư nước ngoài từ Bắc Mỹ và châu Âu chiếm khoảng 47%. Đầu tư từ Úc chỉ chiếm 5.8 % số dự án và chỉ có 0.3% số vốn đăng ký. Bảng 4: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo xuất xứ tính đến tháng 12/2017 Tỷ trọng theo số dự án Tỷ trọng theo vốn đăng ký (%) (%) Châu Á ngoài ASEAN 20,5 23,3 ASEAN 37,0 38,2 EU 15,4 16,7 Bắc Mỹ 10,3 11,7 Úc 5,8 0,3 Khác 11,0 9,8 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên năm 2017 Nhìn chung quy mô đầu tư cho mỗi dự án của theo nguồn gốc xuất xứ tương đương nhau và không sai biệt lớn. Nguồn đầu tư tư những nước có trình độ phát triển kinh tế cao, trình độ công nghệ và quản lý phát triển chiếm tương đối cao cả dự án và số vốn đăng ký. 3.1.3. Thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành kinh tế Bảng 5: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành tính đến tháng 12/2017 Tỷ trọng theo số dự án Tỷ trọng theo Vốn đăng ký (%) (%) Nông nghiệp 0,72 0,9 Công nghiệp - xây dựng 35,83 55,9 Dịch vụ 63,45 43,2 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên năm 2017 Miền Trung - Tây Nguyên năm 2017 đã thu hút FDI vào hầu hết các ngành kinh tế. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được coi là địa bàn hấp dẫn và thu hút 67
  8. nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất. FDI vào ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35.8% dự án và 55.9% số vốn đăng ký, tương đương với 11.4 tỷ USD. Trong đó riêng ngành chế biến chế tạo chiếm khoảng 50% số vốn đăng ký hay khoảng 10.2 tỷ USD. Ngành dịch vụ chiếm 63.45% dự án nhưng chỉ chiếm 43.2% số vốn đăng ký hay khoảng 8.8 tỷ USD. Thu hút đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp rất khó khăn, chỉ chiếm 0.72% số dự án (7 dự án) và 0.9% số vốn (183.7 triệu USD). Như vậy, qua phân tích trên cho thấy cơ cấu thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế miền Trung - Tây Nguyên phù hợp với xu thế chung của toàn cầu. Thu hút đầu tư thuận lợi hơn vào lĩnh vực có khả năng sinh lợi lớn là công nghiệp và dịch vụ. 3.2. Những vấn đề không bền vững trong thu hút FDI vào miền Trung - Tây Nguyên Từ những phân tích trên có thể rút ra một số vấn đề sau: Thứ nhất, về cơ chế thu hút đầu tư của vùng: Các tỉnh đều có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài riêng với mục tiêu và những ưu đãi khác nhau. Nhưng do cơ cấu kinh tế của các tỉnh có sự trùng lắp dẫn tới các dự án ưu tiên trong nhiều trường hợp gần tương tự nên chính sách thu hút trong nhiều trường hợp thay thế và cạnh tranh lẫn nhau thay vì bổ sung. Các tỉnh miền Trung đã thực hiện liên kết trong thu hút đầu tư để giải quyết vấn đề này nhưng trong thực tế chưa thực sự làm dịu sự cạnh tranh thông qua sự phân công lao động. Thứ hai, điều kiện cơ bản cho thu hút ĐTNN của vùng kém. Sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và cơ sở hạ tầng cứng và mềm nói riêng ở đây kém phát triển hơn phía Bắc và phía Nam nên chưa thạo điều kiện thu hút ĐTNN. Sự chênh lệch khá lớn giữa Tây Nguyên và miền Trung hay ngay giữa các tỉnh miền Trung còn tồn tại sự chênh lệch về trình độ khác lớn. Thứ ba, lực hút ĐTNN vào miền Trung - Tây Nguyên yếu, kém hấp dẫn có sự khác biệt giữa các vùng. Thu hút tăng mạnh những năm gần đây, nhưng miền Trung - Tây Nguyên vẫn là vùng trũng và khó thu hút đầu tư nước ngoài. ĐTNN chủ yếu tập trung vào những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Thứ tư, ĐTNN vào vùng và các tỉnh đăng ký cao nhưng tỷ lệ thực hiện tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Khả năng thực hiện các dự án qua đó giải ngân vốn của các nhà đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn khả năng thành công của dự án, những thay đổi của môi trường quốc tế… và khả năng hấp thụ vốn đầu tư của nền kinh tế kém. Ngoài ra việc chọn lựa sàng lọc dự án đầu tư nước ngoài vào miền Trung - Tây Nguyên dường như không được thực hiện kỹ. Thứ năm, thu hút ĐTNN từ nhiều thị trường khác nhau tuy từ châu Á và ASEAN chiếm tỷ phần cao nhưng nhìn chung dàn trải, trình độ công nghệ và quản lý khác nhau và chưa cao. 68
  9. Thứ sáu, thu hút đầu tư chủ yếu giải quyết cơn khát vốn đầu tư của vùng, thu hút vào những lĩnh vực có khả năng sinh lời cao cho nhà đầu tư, tận dụng thế mạnh lao động và tài nguyên hơn là mục tiêu lan tỏa và chuyển giao công nghệ kỹ thuật. 4. MỘT SỐ HÀM Ý NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG TRONG THU HÚT FDT MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN Từ những điểm rút ra trên đây, có thể trình bày một số hàm ý sau: Thứ nhất, về cơ chế chung, tùy theo điều kiện của từng vùng ở miền Trung - Tây Nguyên có thể xây dựng các mô hình thể chế quản trị vùng (hội đồng vùng) phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Đây là việc cần thiết vì sự đa dạng trong điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng miền, nhu cầu liên kết vùng, điều kiện hình thành kinh tế vùng rất khác nhau. Thực tế ở Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới cho thấy, có thể nghiên cứu thiết lập tổ chức quản trị vùng với một thể chế hoạt động có tính pháp lý cao, có bộ máy tổ chức rõ ràng, có nguồn tài chính độc lập, có các quyền quyết định quy hoạch và điều phối phát triển vùng cao hơn quyền lực của một tỉnh, thành phố trong vùng. Ngoài thể chế chính thức trên, có thể hình thành các thể chế quản trị, điều phối thúc đẩy liên kết vùng trên cơ sở hình thành các hoạt động kinh tế liên vùng giữa các tác nhân kinh tế (thể chế phi nhà nước) như các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp du lịch... Đồng thời hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch quản lý quy hoạch ngành và phát triển vùng làm cơ sở cho thu hút ĐTNN. Để thực hiện được điều này, cần nâng cao chất lượng công tác dự báo, thẩm định quy hoạch và quản lý quá trình thực hiện quy hoạch, đặc biệt là nâng cao tính pháp lý của quy hoạch. Thứ hai, xây dựng chính sách thu hút ĐTNN trên cơ sở liên kết vùng vùng trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung - Tây Nguyên. Các chính sách thu hút đầu tư của các tỉnh/thành cần có sự kết nối và phân chia lĩnh vực thu hút đầu tư trên cơ sở quy hoạch vùng, phối hợp và phân công trong công tác xúc tiến đầu tư trên các thị trường khác nhau. Các tỉnh thành ở miền Trung - Tây Nguyên cần đổi mới chính sách thu hút ĐTNN theo hướng trọng tâm, trọng điểm. Đa dạng hóa các kênh vận động, xúc tiến đầu tư thông qua các cơ quan, diễn đàn, các tổ chức kinh tế có uy tín lớn trong và ngoài nước, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước ngoài và các tổ chức XTĐT của nước ngoài tại Việt Nam. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhà đầu tư hạ tầng các KCN, CCN trong việc tiếp cận, vận động XTĐT. Thực hiện tốt công tác thu hút ĐTNN tại chỗ thông qua việc đồng hành cùng doanh nghiệp, giải quyết nhanh các khó khăn, đề xuất của các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hoặc các hình thức để thúc đẩy, hỗ trợ và thu hút các dự án đầu tư có 69
  10. chất lượng cao, đảm bảo phát triển các ngành và lĩnh vực ưu tiên. Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ có cơ chế, chính sách ưu đãi riêng đủ hấp dẫn đối với các dự án lớn trong những ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của vùng. Thứ ba, cải thiện các điều kiện để thu hút ĐTNN ở vùng và giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tỉnh và vùng. Trước hết phải cải thiện và giảm khoảng cách về chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung, giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, cung cấp điện nước, tài chính ngân hàng, thương mại… Tiếp đó cải thiện hạ tầng mềm như cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công cung ứng cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận đất đai, giảm chi phí ra nhập thị trường, chi phí thời gian hay chi phí không chính thức… Cuối cùng là cải thiện chất lượng lao động của tỉnh và vùng để sẵn sàng cung ứng cho các nhà đầu tư nước ngoài… Thứ tư, mở rộng có chọn lọc và tập trung vào các thị trường trọng điểm trong thu hút ĐTNN; Ưu tiên thu hút đầu tư từ các quốc gia thuộc nền kinh tế lớn, có tiềm lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý; các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Chú trọng thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có giá trị gia tăng cao, tạo nguồn thu tốt cho ngân sách. Thứ năm, thu hút ĐTNN vào các ngành; (i) Với công nghiệp, ưu tiên thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng; công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ; các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử như: sản xuất lắp ráp ô tô, kết cấu thép, các thiết bị điện tử, điện lạnh, các thiết bị thông tin viễn thông; vật liệu xây dựng mới, thuốc chữa bệnh cho người,…(ii) Với ngành dịch vụ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực: Logistics, du lịch, tài chính, viễn thông, bảo hiểm, tư vấn, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế chất lượng cao; (iii) Với ngành nông nghiệp, ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cây, con giống; ứng dụng công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến nông sản. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agrawal Gaurav and Aamir Khan, Mohd (2011), Impact of FDI on GDP: A Comparative Study of China and India. International Journal of Business and Management, 6: 71 - 79. 2. Omran, M. and Bolbol, A. (2003), Foreign direct investment, financial development and economic growth: evidence from the Arab countries, Review of Middle East Economics and Finance, Vol. 3, pp. 231 - 49. 70
  11. 3. Wei K. (2008), Foreign Direct Investment and Economic Growth in China's Regions, 1979-2003. PhD dissertation. The Business School, Middlesex University, London, U.K. 4. Naveed Iqbal Chaudhry (2013), Empirical relationship between foreign direct investment and economic growth, An ARDL co-integration approach for China, China Finance Review International, Vol. 3 No. 1, 2013, pp. 26 - 41. 5. Aschauer (1989a), Is public expenditure productive? Journal of monetary of economics, 23, 177 - 200 6. Erenburg và Wohar, (1995), public and private invertment: Are there cassual linkages, Journal of macroeconomics, 17, 1 - 30, 7. Ramirez, (1994), Public and private invertment in Mexico, 1950 - 1990: an empirical analysis, Southern ecomomic journal, 61, 1 - 17. 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0