intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tinh thần hiếu học - Một giá trị tiêu biểu của văn hoá Bắc Miền Trung

Chia sẻ: Nguyen Thi Thu Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

206
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bắc Trung Bộ là dãi đất gồm 6 tỉnh[1] trải dài từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Đây là một miền đất có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và kiến quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tinh thần hiếu học - Một giá trị tiêu biểu của văn hoá Bắc Miền Trung

  1. Tinh thần hiếu học - Một giá trị tiêu biểu của văn hoá Bắc Miền Trung Lê Văn Tùng Đặt vấn đề Bắc Trung Bộ là dãi đất gồm 6 tỉnh [1] trải dài từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Đây là một miền đất có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trong lịch s ử đ ấu tranh ch ống gi ặc ngo ại xâm và kiến quốc. Về mặt lịch sử, nơi đây là một trong nh ững cái nôi [2] của dân tộc Việt Nam. Vùng đất này có tính đa dạng rất cao về thời ti ết, địa hình, h ệ sinh thái,…Chính vì th ế, tr ải qua quá trình cải biến thiên nhiên, phòng chống thiên tai, lũ l ụt, ch ống gi ặc ngo ại xâm, xây d ựng đ ời sống, nhân dân các tỉnh Bắc Miền Trung đã xác lập đ ược nh ững giá trị văn hóa – truy ền th ống riêng có của mình, những giá trị ấy thống nhất hữu cơ với các giá tr ị văn hóa trong c ộng đ ồng các dân tộc anh em Việt Nam. Một trong những giá trị đ ặc s ắc đó là tinh th ần hi ếu h ọc, m ột truyền thống lưu chuyển cùng với những thăng trầm của lịch sử dân t ộc, và đã l ắng l ưu trong k ết cấu giá trị truyền thống nơi đây như là một hằng s ố văn hóa. Do đó, tìm hi ểu nh ững c ơ s ở l ịch sử xã hội của tinh thần hiếu học là cần thi ết để nh ận thức đúng vai trò c ủa truy ền th ống ấy đ ối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bắc Miền Trung hiện nay. 2. Truyền thống hiếu học ở Bắc Trung Bộ. Có thể khẳng định rằng, Bắc Trung Bộ là vùng đất sản sinh ra r ất nhi ều nhân tài cho đ ất nước. Ngày nay, đọc lại các chính sách chiêu hiền đãi sĩ c ủa các tri ều đ ại phong ki ến, h ương ước của các làng, các thể loại văn học dân gian,…chúng ta thấy, nhân dân n ơi đây r ất coi tr ọng việc học. Chúng ta cũng thấy rằng, các tri ều đại phong ki ến ph ương B ắc luôn nh ận đ ịnh r ằng, những người tài nước Nam là một mối đe dọa cho chính sách bành tr ướng c ủa h ọ, cho nên, đã điều nhiều thầy phong thủy, trong đó có Cao Bi ền đi khắp đ ất n ước ta đ ể tr ấn y ểm các long mạch, làm cho nhân dân ta mãi mãi không có người tài, không có anh hùng hao ki ệt nh ằm d ễ b ề cai trị, ý đồ đồng hóa các giá trị truyền thống văn hóa nước ta cũng đ ược áp đ ặt trong su ốt th ời kỳ Bắc thuộc. Nhưng người tài vẫn xuất hiện trong suốt tiến trình l ịch s ử dân t ộc, ph ần l ớn trong s ố nh ững nhân tài ấy đều có xuất thân từ những gia đình lao đ ộng v ất v ả, t ừ nh ững dòng h ọ, t ừ nh ững làng có bề dày về truyền thống hiếu học, chịu thương, chịu khó[3]. Thiên nhiên không ban tặng cho Bắc Miền Trung những nguồn tài nguyên d ồi dào hay khí hậu thuận lợi. Vùng đất này vừa có những dãi núi cao hi ểm trở phía Tây, v ừa có b ờ bi ển dài phía Đông, địa hình khá dốc từ Tây sang Đông cho nên đ ất li ền thường bị chia c ắt b ởi nh ững con sông chảy xiết, bởi những con đèo, dãi núi quanh co, thời tiết cũng khá kh ắc nghi ệt, mùa Đông
  2. thì gió rét, hanh khô kéo dài, mùa hè thì nắng nóng b ởi gió Tây th ổi qua, B ắc Mi ền Trung cũng là vùng chịu nhiều thiên tai lũ lụt,…với tất cả những đặc đi ểm thiên nhiên ấy cho th ấy r ằng, ng ười Bắc Miền Trung, ngay trong đời sống hàng ngày của mình đã ph ải đ ấu tranh gian kh ổ đ ể sinh tồn, và chính điều này, tạo nên ở họ tính cách chịu đựng gian kh ổ, ti ết ki ệm, đ ặc bi ệt là ý th ức vươn lên làm chủ số phận, ứng xử chủ động với thiên nhiên. Nó cũng cho th ấy r ằng, đ ể “đ ổi đời”, thoát khỏi cảnh cực nhọc của lẽ sinh t ồn họ phải t ự cải bi ến b ản thân mình đ ể thích nghi, phát triển, cho nên, đây là một trong những lý do khiến bao th ế h ệ h ọc trò, sĩ t ử B ắc Trung B ộ vượt lên mọi khó khăn gian khổ để tôi luyện cốt cách, trí tuệ, dùi mài kinh s ử thăng ti ến b ằng con đường học vấn, quan trường. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh có nói đến 4 đặc điểm cá tính c ủa ng ười Ngh ệ Tĩnh là “có lý tưởng trong tâm hồn; sự trung kiên trong bản chất; sự khắc khổ trong sinh hoạt và s ự c ứng c ỏi trong giao lưu”[4] , ông còn nói, chất lý tưởng trong tâm hồn chính là cái đ ặc trưng c ủa văn hóa xứ Nghệ, mà nhờ đặc trưng ấy, bao người con xứ Nghệ đã ra sức h ọc t ập, ph ấn đ ấu, hy sinh không mệt mỏi vì lý tưởng. Mặc dù vậy, điều kiện đại lý tự nhiên tự nó chưa cắt nghĩa đ ược tinh th ần hi ếu h ọc c ủa người Bắc Trung Bộ, bởi lẽ, dù thiên nhiên có khó kh ắn khắc nghi ệt bao nhiêu nh ững b ản thân con người không quyết tâm để thay đổi, để thích nghi và phát tri ển trong đi ều ki ện ấy thì cũng không thể nói đến sự xuất hiện của những sĩ t ử đam mê tiến th ấn b ằng con đ ường h ọc v ấn được. Sự thật là, ở một số địa phương, mặc dù không khó khăn l ắm v ề đi ều ki ện đ ịa lý t ự nhiên nhưng việc học không được coi trọng cho nên không có những cá nhân xuất s ắc, ho ặc có r ất ít hiền tài. Do đó, chính điều kiện xã hội – văn hóa đã làm nên truy ền th ống hi ếu h ọc c ủa ng ười dân Bắc Miền Trung. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, giai đoạn nào cũng thấy xuất hi ện nh ững hi ền tài đ ất Bắc Trung Bộ, họ lăn lộn vào chốn quan trường để hiến kế, ch ốn biên thùy b ảo vệ t ổ qu ốc và đánh dẹp phản loạn ở trong nước. Qúa trình học t ập, dùi mài kinh s ử của các h ọc trò để hy v ọng có ngày đổi đời, vinh quy bái tổ. Ở mảnh đất này, h ọc t ập không hoàn toàn mang ý nghĩa là m ột nỗ lực của cá nhân người đi học mà là một kỳ vọng, một nỗ l ực xã h ội. Cho nên, m ột ng ười đ ỗ đạt thường làm rạng danh cho cả gia đình, dòng t ộc, xóm làng. Chúng ta cũng b ắt g ặp nhi ều câu chuyện về đức hy sinh cho con cái, cho chồng, cho con rễ, cho ng ười đ ầy t ớ ham h ọc v ề chuyện ăn học, công danh. Dân gian có thể bảo h ọc trò nghèo nh ưng không bao gi ờ khinh d ẻ, dè bĩu họ, vẫn có những cụ đồ nghèo mở lớp dạy tư với một tâm nguy ện duy nh ất là đ ời sau s ẽ có những đồ đệ hơn mình, thi đỗ đạt làm quan, “hậu sinh khả úy”.. Như vậy, tinh thần hiếu học chính là sản ph ẩm ph ản ánh quá trình các cá nhân, xã h ội trong những giai đoạn lịch sử đề cao việc học và con đ ường ti ến thân bằng h ọc v ấn. Và cùng với những đứa con ưu tú của nó đã thêu dệt nên truyền thống hi ếu h ọc n ơi đây, m ột bi ểu hi ện của sự khát khao tri thức rất t ự nhiên của con người, là ham thích, coi tr ọng vi ệc h ọc, là m ột trong những đức tính cao quý nhất của con người[5]
  3. Có lẽ vì thế, nhìn vào các tiểu khu văn hóa B ắc Trung B ộ, chúng ta d ễ nh ận th ấy, ở h ầu h ết các địa phương đều có nhiều hiền tài được s ử sách ca ng ợi bao đ ời. Vùng quê Thanh Hóa (x ứ Thanh) nổi lên với những nhân sĩ tài ba như, Lê Văn Hưu (tác gi ả c ủa Đ ại Vi ệt s ử ký), Nh ữ Bá Sĩ (tác giả Việt sử tam bách vịnh), Đào Duy Từ (tác giả Hổ trướng khu c ơ), Đinh Thì Trung,... ; vùng Hà Tĩnh với những anh hùng lỗi lạc như Mai Hắc Đế, Đặng Dung, Cao Th ắng, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Lý Tự Trọng, Lê Hữu Trác, Phan Huy Ích, Nguy ễn Du, Nguy ễn Công Tr ứ,… đặc biệt là Nghệ An, vùng đất của địa linh nhân ki ệt như Nguyễn Trường T ộ, Phan B ội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh,… Chúng ta cũng thấy có nhiều làng, nhiều dòng họ có truyền th ống hiếu học đã đ ược s ử sách và gia phả lưu danh tương truyền. Thậm chí, có những làng còn có h ương ước khuy ến khích việc học của các con em trong làng, như hương ước của làng Dã Lê Th ượng (xã Th ủy Ph ương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) quy định cụ thể sô tiền th ưởng, ruộng đất cho ng ười đỗ đạt, hay làng Dương Phố (huyện Thanh Chương), làng Quỳnh Đôi (Nghệ An), làng Câu Hoan (xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị)[6], dòng họ Nguyễn Quốc (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), dòng họ Nguyễn Đức (xã Nghi Trung, huyện Nghi l ộc, Ngh ệ An), h ọ Phan Huy (Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh và phủ Đức Quang, Nghệ An), h ọ Tr ần Huy (Di ễn Phong, Diễn Châu, Nghệ An), họ Nguyễn Cảnh (Đô Lương, Nghệ An), họ Đinh Xuân (Thanh Chương, nghệ An), đáng chú ý là họ Hồ (Quỳnh Lưu, Yên Thành, Ngh ệ An và huy ện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), một dòng họ được lịch sử ca ngợi rất nhi ều về thành tích hi ếu h ọc “tr ạng b ố - tr ạng con, trạng ông – trạng cháu” [7], … những dẫn liệu này cho phép chúng ta hình dung ra truy ền thống học hiếu học bề dày của nhân dân khu vực B ắc Mi ền Trung. Truy ền th ống ấy l ại không ngừng được bồi tụ qua các thời đại lịch sử cho đến tận ngày nay. Sở dĩ chúng ta quan niệm hiếu học là một giá trị văn hóa tiêu bi ểu c ủa B ắc Mi ền Trung là vì, nơi đây còn là “đất phát” của nhiều thực khách t ới đây t ừ các ti ểu vùng văn hóa khác. Ví d ụ nh ư danh nhân Lê Hữu Trác (1720 – 1791), ông vốn sinh ra t ại Hoàng H ữu Nam, Yên M ỹ, H ải Dương nhưng thời gian sống và nổi danh lại ở xã Sơn Quang, huy ện H ương S ơn, t ỉnh Hà Tĩnh, được sinh ra trong một dòng họ có truyền thống khoa b ảng (cha ruột c ủa ông t ừng đ ỗ Đ ệ tam giáp tiến sỹ thời vua Lê Dụ Tông), do cuộc khởi nghĩa nông dân 1739, ông ph ải chuy ển vào quê mẹ ở Hà Tĩnh tiếp tục sự nghiệp đèn sách. Sau khi t ừ gi ả trốn quân binh, ông theo h ọc l ương y Trần Độc, học cạn chữ thầy, Lê Hữu Trác đã đi rất nhi ều nơi khác đ ể h ọc thêm về ngh ề thu ốc, tâm nguyện không đạt, ông quay về Hương Sơn “t ừ khước sự giao du, đóng c ửa đ ể đ ọc sách”, bản thân đã nguyên cứu rất kỹ về lý luận y h ọc, đ ồng thời th ực hành nh ững tìm tòi m ới. V ề sau, dù được triều đình hết mực mời về Kinh Đô làm việc nh ưng Lê Hữu Trác đã t ừ b ỏ vinh hoa phú quý để chuyên tâm với chân lý của thầy thuốc, cứu ch ữa bệnh cho dân, vì th ế đã đ ể l ại trong nhân dân sự yêu mến và kính trọng vô vàn. Một “vị khách” khác là sứ giả học vấn của Làng Quỳnh Đôi (làng Th ố Đôi, ở đây ch ủ y ếu là người họ Hồ và họ Phan, còn gọi là Làng Quỳnh), m ột làng đ ược “gieo ch ữ” b ởi ng ười gia s ư
  4. mẫn tiệp Dương Văn Khai (Kinh Bắc), làng này nổi danh về h ọc v ấn t ới m ức dân gian còn ca ngợi rằng “Làng Quỳnh lắm kẻ đăng khoa / Ông nghè, ông c ử nh ư hoa làng Quỳnh” (theo s ố li ệu thống kê, làng này có 531 người đậu tú tài, 203 cử nhân, 958 l ượt đ ỗ Khoa B ảng, 4 Phó B ảng, 6 Tiến sĩ, 2 Hoàng Giáp, 1 Thám Hoa, 1 Bảng Nhãn. Hi ện t ại trong s ố h ơn 4694 ng ười làng Quỳnh, có 500 người có trình độ đại học trở lên, 30 ti ến sĩ, 8 phó giáo s ư, 3 giáo s ư, 17 th ạc sĩ ) [8]. Dân gian cũng xây dựng nhiều huyền thoại về tình thầy – trò để tôn vinh và đanh giá cao những công hiến của nhà giáo cho đất nước. Hiếu h ọc không h ề tách r ời tinh th ần “Quân – S ư – Phụ”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay ch ữ ph ải yêu l ấy th ầy”. H ọc trò cho dù đ ỗ đạt vinh quy hay trượt ngã trên con đường thi cử đều chí khí ngang tàng, kính th ầy và tr ọng đ ồng môn. Nhiều câu chuyện cảm động về tình thầy – trò l ưu truyền trong nhân dân mà nay còn có sức lôi cuốn kỳ diệu như thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Thi ếp, th ầy Nguy ễn Đình Chi ểu, th ầy Phan Chu Trinh, thầy Nguyễn Tất Thành, thầy Võ Nguyên Giáp,.. Một số tấm gương hiếu học tiêu biểu. Lê Văn Hưu (1230 – 1322, người thôn Phủ Lý Trung, xã Thi ệu Trung, huyện Thi ệu Hóa, t ỉnh Thanh Hóa), với chí ham học mới 17 tuổi đã đỗ Bảng nhãn (năm Đinh Mùi 1247), sau làm t ới chức Thượng thư Bộ Binh (đời vua Trần Thái Tông), Lâm viện h ọc sĩ, kiêm Quốc S ử vi ện Giám tu (đời vua Trần Thánh Tông), và là thầy giáo của Th ượng t ướng Trần Quang Kh ải, m ột danh tướng của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên –Mông. Đào Duy Từ (1572 – 1634, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, t ỉnh Thanh Hóa ngày nay), ngay từ tấm bé , kẻ “trăn châu anh hùng” đã đam mê sách v ỡ, hi ểu bi ết r ất r ộng nh ưng do xu ất thân của gia đình thấp nên không được cho đi thi c ử nhân dù đã đ ổi h ọ đ ể đi thi (đ ổi t ừ h ọ Đào sang họ Vũ), về sau ông quyết chí vào Đàng Trong lập nghi ệp với Chúa Nguy ễn Phúc Thu ần. Đào Duy từ đã được cất giữ nhiều chức vị quan trọng như Tán trị d ực v ận công th ần, L ộc Khuê hầu, Hoằng Quốc công, ông là tác giả của Lũy Trường Dục và Lũy Th ầy, hai phòng th ủ quan trọng để Chúa Nguyễn ngăn chặn sự t ấn công của Chúa Trịnh (Đàng Ngoài), tác gi ả c ủa nhi ều tập thơ lục bát và ông tổ của nghệ thuật hát Tuồng Việt Nam. Sử sách dân t ộc đã h ết l ời ca ng ợi ông là người có chí lớn, vượt qua khó khăn gian kh ổ, m ột t ấm g ương sáng về l ập thân, l ập nghiệp và hiếu học. Nguyễn Thiếp (1723 – 1804, người làng Nghiệt Ao, huyện Đức Th ọ, t ỉnh Hà Tĩnh), đ ậu hương cống (đời Lê), được người đương thời suy tôn là La S ơn phu t ử. Ông là ng ười phê phán gay gắt lối học tầm chương trích cú cầu danh l ợi, kêu g ọi ch ấn h ưng l ại nền “chính h ọc” nh ằm đào tạo ra những con người có tài năng, đức độ, đem cái s ở h ọc giúp ích cho đ ời. V ề sau, Nguyễn Thếp đã được vua Quang Trung mời ra giúp việc cho tri ều đình. Nguyễn Du (1766 – 1820, người làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), 12 tuổi đã m ồ côi c ả mẹ lẫn cha, sống nhờ vào người khác nhưng tính kiên trì học t ập nên đ ến năm 17 tu ổi thi đ ậu Tú tài, 36 năm sau được phong làm Tri huyện Phù Dung, r ồi tri ph ủ Th ường Tín, đ ược nhà vua
  5. tin cậy cử đi sứ nhiều lần sang Tàu, và cất nhấc gi ữ nhiều ch ức v ị quan trọng nh ư Đông Các học sĩ, Cai bạ tỉnh Quảng Bình, Cần chánh điện Học sĩ, Tham tri B ộ Lễ. Lê Quát (còn gọi là Trạng Quét, sống vào đời vua Lê Nhân Tông, ng ười làng Ph ủ Lý, huy ện Đông Sơn, Thanh Hóa) mồ côi cha từ nhỏ, dựng lều sống với mẹ ở chợ và s ống bằng nghề quét rác, ban đầu ông học rất dốt, nhưng do chí khí vững bền, lại đ ược v ợ đ ộng viên cho nên đã chăm chỉ học tập và thi đỗ Thái học sinh, sau này làm quan t ới ch ức Th ượng thư h ữu b ật. Có lúc ông tự trào về mình rằng “Ta lúc bé đọc sách, chỉ muốn bắt ch ước c ổ kim, t ừng hi ểu qua đ ại thánh để giáo hóa mọi người, mà cuối cùng chửa được m ột h ương nào tin. Th ường du lãm non nước, vết chân đã nửa thiên hạ, muốn tìm nhà h ọc, văn mi ếu, ch ưa t ừng th ấy đâu. Vì v ậy, ta l ấy làm thẹn với nhiều môn đồ nhà Phật. Vậy tôi t ự bộc bạch t ự viết ra để khuyên răn m ọi ng ười” [9] Nguyễn Trường Tộ (1828 – 1872, người làng Bùi Chu, Hưng Nguyên, Nghệ An), là ng ười r ất đề cao giá trị thực học, ông không khuôn mình theo cái khung c ủa giáo d ục Nho giáo, phê phán cách học từ chương khoa cử của nhà Nguyễn lúc bấy gi ờ, đ ồng th ời kêu g ọi h ọc h ỏi khoa h ọc và kỹ thuật của phương Tây, mở cửa làm ăn với họ để đất nước phát triển, xã h ội ph ồn vinh. Phan Bội Châu (tên thật là Phan Văn San, 1867 – 1940, ng ười Đan Nhi ễm, Nam Hòa, Nam Đàn, Nghệ An), ngay từ tấm bé đã hiểu bi ết Tam Tự Kinh, Luận Ng ữ, 13 tu ổi thi đ ỗ đ ầu huy ện, do nhà nghèo phải tự đi dạy học và ôn thi, đ ến năm 1900 Phan b ội Châu đ ỗ Gi ải Nguyên và sớm tham gia vào nhiều phong trào chống Pháp. Suốt đ ời ông buôn ba kh ắp th ế gi ới đ ể tìm kiếm con đường giành độc lập cho dân t ộc, và cũng là ng ười ngay t ừ năm 1925 [10] đã đánh giá rất chính xác về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách m ạng Vi ệt Nam về sau. Hồ Chí Minh (1890 – 1969, người làng Kim Liên, Nam Đàn, Ngh ệ An), là một t ấm g ương sáng ngời về hiếu học, qua hoạt động cách mạng đầy gian truân c ủa Ng ười có th ể th ấy ở m ọi nơi, mọi lúc Người đều tranh thủ học t ập, tích lũy kiến th ức. Cách h ọc c ủa Ng ười là luôn ch ủ động nắm bắt tri thức, cập nhật thông tin m ới, có lẽ vì th ế, Ng ười đã s ử d ụng thành th ạo r ất nhiều ngôn ngữ, rất sáng tạo trong học tập và vận dụng lý luận cách mạng, Ng ười là t ấm g ương sáng về việc học tập suốt đời mà ngày nay bất cứ ai dù làm ở v ị trí công tác nào cũng c ần noi theo học tập. Trên đây là những nét cơ bản nhất về truyền thống hi ếu học B ắc Trung B ộ. Truy ền th ống hiếu học có mặt ở nhiều nơi, song ở mỗi địa phương, m ỗi vùng miền lại có bi ểu hi ện, m ức đ ộ khác nhau. Xưa kia, so với đất Kinh Bắc, thì B ắc Mi ền Trung là đ ất tr ại, nh ưng dù có phân lo ại thế nào chăng nữa thì các thế hệ sĩ t ử hiếu học cũng có đi ểm gi ống nhau, vì b ản thân n ền giáo dục họ sử dụng là Nho học, ở đấy, con đường tiến thân không xa rời lý t ưởng c ủa nhà Nho. Cái khác là ở chỗ, việc học đã được nâng lên thành m ột triết lý đ ổi đời, thành tiêu chu ẩn thiêng liêng đặc trưng cho gia đình, dòng tộc, xóm làng và phiên trấn, và do đ ấy nó nâng đ ỡ cho các n ỗ l ực cá nhân vượt qua các xuất phát và địa vị để thành đ ạt b ằng h ọc v ấn, vì th ế, hiếu học dần dần trở thành một giá trị ổn định dù cho cơ cấu xã hội đã có thay đổi căn b ản về lịch s ử. Tuy nhiên, nếu bê nguyên xi truyền thống này vào bối cảnh xã h ội hi ện nay t ất s ẽ v ấp ph ải nh ững
  6. kháng cự chống lại sự phát triển. Chỉ đơn cử một trường hợp, cái hiếu học ngày x ưa là đ ặc quyền của đàn ông, còn phụ nữ thì không được coi trọng, ngày nay nam n ữ bình đ ẳng nhu c ầu học tập chính đáng là quyền và nghĩa vụ của m ọi ng ười. Đâu đó, đã xu ất hi ện tình tr ạng ng ười khác họ, khác làng, khác tỉnh ghanh đua, tranh quyền đoạt l ợi b ất ch ấp, khôi ph ục truy ền th ống nhưng lại đào sâu sự khác biệt, sự hằn thù của quá kh ứ, mua quan bán ch ức, ch ạy vi ệc, ch ạy tội, chạy chức quyền,….làm cho thuần phong mỹ tục bị bi ến d ạng, th ật gi ả l ẫn l ộn, ng ười tài b ị thành kiến, chèn ép, trù dập, cái cổ hủ trá hình hoành hành ở nhi ều n ơi, nhi ều lĩnh v ực, đây là những trở ngại cần sớm được khắc phục trong quá trình công nghiệp hóa, hi ện đ ại hóa ở B ắc Miền Trung. 3. Một số kiến nghị Thứ nhất, cần đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, các phong trào: gia đình hi ếu h ọc, dòng họ hiếu học, làng hiếu học. Gắn tiêu chí hiếu h ọc v ới nh ững tiêu chí liên quan khác nh ư, không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội,… Cần kêu g ọi s ự đóng góp nhi ều h ơn n ữa c ủa các b ậc mạnh thường quân, của nhân dân để hỗ trợ và t ạo điều kiện cho t ất c ả m ọi ng ười đ ều đ ược đi học. Chú ý đến sự bình đẳng trong việc thực hi ện quyền đ ược h ọc t ập. C ần ưu tiên, t ạo đi ều kiện cho con em các dân tộc ít người, vung cao, vùng xa, vùng có đi ều ki ện kinh t ế khó khăn được đi học. Thứ hai, đối với những đền, miếu thờ các bậc trạng nguyên, tiến sĩ, các dòng h ọ hi ếu h ọc trước đây nếu còn cơ sở cần được tu sửa và chỉnh trang. Nếu chúng ta không làm s ớm công tác này, về sau đô thị hóa sẽ nuốt hết các di tích, lúc đó rất khó ph ục h ồi. Do đó, tr ước h ết, c ần ti ến hành khảo sát lại địa điểm, vị trí, giá trị xã hội và truyền th ống của các đền, mi ếu hi ện còn đ ể có kế hoạch tu sửa chỉnh trang. Thứ ba, cần chú trọng giải quyết công ăn việc làm nhi ều h ơn nữa cho nh ững con em đã t ốt nghiệp. Có chính sách thỏa đáng để thu hút nguồn nhân l ực, kêu g ọi ng ười tài ở l ại ph ục v ụ cho việc phát triển kinh tế địa phương. Ngày nay, người tài là nguồn l ực quan tr ọng nh ất, mà ở B ắc Miền Trung lại có nhiều người tài, có truyền thống hi ếu h ọc, do đó, phát huy và s ử d ụng hi ệu quả được nguồn lực này thì sẽ phát triển và khởi sắc được cái bản s ắc của B ắc Miền Trung. Cuối cùng, chúng tôi nghĩ rằng, cũng như bao giá trị truy ền th ống khác, tinh th ần hi ếu h ọc cần được quan tâm và xử lý trên tinh thần khoa học một cách bi ện ch ứng đ ể h ướng t ới m ột xã hội học tập. Cần chú ý là, tinh thần hiếu học không mâu thuẫn với đổi m ới giáo d ục đào t ạo hi ện đại, với thiên hướng xây dựng các cộng đồng học tập, các cá nhân học t ập su ốt đ ời, vì ở đâu, bao giờ “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí m ạnh thì th ế n ước m ạnh và th ịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy” – cái chân lý xưa đúng, nay đúng và t ương lai s ẽ ti ếp t ục đúng khi Bắc Miền Trung cùng cả nước đang vận triển vào nền kinh tế tri th ức. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. 1. Việt Anh – Cao –Lê Thu Hương (2002), Chuyện kể về các nhà khoa bảng Việt Nam , Nxb Thanh niên, Hà Nội. 2. Quốc Chấn (2001), Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa , Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên ti ến đ ậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Năm (2007), Đạo học với truyền thống tôn sư, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Lê Minh Quốc (2002), Các vị nữ danh nhân Việt Nam (phần hai), Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh 6. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Nguyễn Thế Long (2006), Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộc Việt Nam, truyền thống hiếu học & tôn sư trọng đạo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 8. Nguyễn Thừa Hỷ (2001), Lịch sử văn hóa Việt Nam truyền thống giản yếu , Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 10. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, H ội văn ngh ệ dân gian Nghệ An (1997), Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Lê Thông (2002), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 3 (các tỉnh Tây B ắc và vùng Bắc Trung Bộ), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Hỗ Sĩ Vịnh (2002), Đôi nét về dòng chảy văn hóa và người Quảng Trị , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [1] Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Th ừa Thiên Huế. [2] Các di chỉ khảo cổ: Núi Đọ (Thanh Hóa), Thẩm Òm (Nghệ An), Bàu Tró (Quảng Bình) [3] Đến nay cả nước đã có hơn 5 triệu gia đình đăng ký ph ấn đấu đ ạt danh hi ệu Gia đình hi ếu học, hơn 3 triệu gia đình được công nhận là Gia đình hi ếu học, h ơn 5 v ạn dòng h ọ đ ược công nhận là Dòng họ khuyến học.
  8. [4] Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, H ội văn ngh ệ dân gian Nghệ An (1997), Văn hóa truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 118. [5]Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, tr 305 – 323. [6]Nguyễn Thế Long (2006), Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộc Việt Nam, truy ền th ống hiếu học & tôn sư trọng đạo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr 9 – 30. [7]Vũ Ngọc Khánh, Đoàn Khôi, Phan Kiến Giang (2002), Truyện Trạng Việt Nam, Nxb Thanh Hóa, tr 32 – 34. [8] Nguyễn Văn Năm (2007), Đạo học với truyền thống tôn sư, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 225 – 227. [9] Nguyễn Văn Năm (2007), Đạo học với truyền thống tôn sư, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 21. [10] Ban Tuyên giáo Trung Ương, Trung tâm thông tin công tác t ư t ưởng , Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr 30 – 31.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2