intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tinh thần Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài viết là phân tích dấu ấn Phật giáo trong tác phẩm không chỉ đƣợc ghi nhận bằng sự xuất hiện của người nhà Phật, của hình ảnh Phật, ngôn từ đậm chất Phật, giáo lý nhà Phật qua từng câu chuyện mà hơn thế tác giả còn có sự đối thoại với tư tưởng Phật giáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tinh thần Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

Phùng Phƣơng Nga và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 118(04): 205 - 212<br /> <br /> TINH THẦN PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA<br /> CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH<br /> Phùng Phƣơng Nga1*, Lƣu Thị Hồng Vân1, Đoàn Đức Hải2<br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn đƣơng đại có sự quan tâm đặc biệt đến Phật giáo. Một trong<br /> những tác phẩm tiêu biểu của ông về đề tài này là tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Dấu ấn Phật giáo<br /> trong tác phẩm không chỉ đƣợc ghi nhận bằng sự xuất hiện của ngƣời nhà Phật, của hình ảnh Phật,<br /> ngôn từ đậm chất Phật, giáo lý nhà Phật qua từng câu chuyện mà hơn thế tác giả còn có sự đối<br /> thoại với tƣ tƣởng Phật giáo. Sự phối trộn nguồn sử liệu, truyền thuyết với sự hƣ cấu của tiểu<br /> thuyết để tạo nên một cảm quan Phật giáo gần gũi, chân thực nhƣng cũng đầy nghệ thuật là một<br /> thách thức lớn đã đƣợc Nguyễn Xuân Khánh vƣợt ải thành công.<br /> Từ khóa: Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh, Phật giáo, vô minh.<br /> <br /> Tƣ tƣởng Phật giáo chiếm giữ một vị trí quan<br /> trọng trong nguồn chảy văn hóa Việt. Suốt<br /> nhiều thế kỉ qua, tinh thần nhà Phật đã ăn sâu<br /> vào tâm thức mỗi ngƣời dân Việt và ngày<br /> càng bắt rễ sâu vào đời sống của dân tộc, trở<br /> thành nguồn động lực và an ủi tâm hồn con<br /> ngƣời trƣớc những khổ đau. Với văn học Việt<br /> Nam, Phật giáo không chỉ là đề tài mà còn là<br /> chủ đề của các sáng tác. Dù vậy, không phải<br /> ngƣời nghệ sỹ nào cũng đủ trí lực, tầm vóc,<br /> niềm tin và cơ duyên để có thể “hành hƣơng”<br /> trên cánh đồng văn chƣơng bằng tinh thần<br /> Phật giáo. Trong số những sự se duyên ít ỏi,<br /> nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết<br /> Đội gạo lên chùa là một trƣờng hợp đặc biệt.<br /> Ngay từ tên tác phẩm đã toát lên màu sắc nghi<br /> thức Phật giáo, đó là hành động thể hiện niềm<br /> tin, sự biết ơn của con ngƣời ở nơi cửa Phật,<br /> gắn liền với lối sống nông nghiệp, nông thôn<br /> Việt Nam. Đặc biệt trong Đội gạo lên chùa,<br /> bên cạnh các triết lí, sự suy ngẫm, đánh giá về<br /> nỗi khổ đau của con ngƣời trong kiếp nhân<br /> sinh đƣợc đề cập tới thì tinh thần nhập thế<br /> Phật giáo Thiền tông và Tịnh độ tông đƣợc<br /> thể hiện sắc nét.*<br /> Đời ngƣời là cõi vô thƣờng.<br /> "Trước đây và ngày nay ta chỉ lí giải và nêu<br /> ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát<br /> khỏi nỗi đau khổ"."Cũng như nước đại dương<br /> chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có<br /> một vị là cứu vớt". ( Phật Thích Ca).<br /> *<br /> <br /> Tel: 0915 141514, Email: phungphuongnga@gmail.com<br /> <br /> Con ngƣời khi sinh ra vốn đã mang trong<br /> mình mầm mống của cái khổ, Theo Phật, con<br /> ngƣời có tám nỗi khổ (bát khổ). Vì đau khổ<br /> không thể giải thoát đƣợc khỏi nó mà con<br /> ngƣời tìm đến tôn giáo, mong đƣợc sự an ủi<br /> cho tâm hồn vơi bớt nỗi đau, tạm quên đi<br /> phong ba của trần thế, rũ bỏ bụi trần dơ bẩn,<br /> gột sạch tâm hồn, mong muốn có cuộc sống<br /> ổn định, yên tĩnh. Nhƣng mấy ai hiểu đƣợc<br /> nguyên nhân khiến cho "đời là bể khổ". Mà<br /> mọi nỗi khổ của con ngƣời đều bắt nguồn từ<br /> vô minh, từ lòng ham muốn, từ sự si mê, từ<br /> thù hận. Hiểu đƣợc nguồn cơn của nỗi khổ thì<br /> mới mong đạt đạo, mới mong đƣợc giải thoát<br /> khỏi trần ai.<br /> Đội gạo lên chùa đƣợc nhà văn Nguyễn<br /> Xuân Khánh viết bằng sự chiêm nghiệm 79<br /> năm sống trên cõi nhân gian và cơ duyên với<br /> Phật pháp. Bằng vốn am hiểu Phật giáo của<br /> mình, mở đầu tiểu thuyết Đội gạo lên chùa<br /> ông đã đề cập ngay đến nỗi khổ đau của con<br /> ngƣời giữa kiếp vô thƣờng. Mà điều đặc biệt<br /> ở đây ông đặt con ngƣời với nỗi khổ đau ở<br /> ngay bối cảnh thời loạn lạc, thời "mạt pháp",<br /> lúc cái ác lên ngôi làm cho con ngƣời điêu<br /> đứng lâm vào đƣờng cùng của sự bế tắc: "Con<br /> cắn cỏ van xin cụ mở lòng từ bi cho chị em<br /> con đƣợc nƣơng nhờ cửa Phật. Chị em con đã<br /> đến bƣớc đƣờng cùng". Sƣ cụ thở dài. Cụ mở<br /> mắt nhìn khuôn mặt đẫm lệ của cô con gái,<br /> rồi lại nhìn khuôn mặt trái xoan với đôi mắt<br /> sáng u buồn sâu thẳm và nƣớc da xanh của<br /> cậu bé An, cụ hiểu nỗi đau đớn của hai sinh<br /> 205<br /> <br /> Phùng Phƣơng Nga và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> linh bé bỏng này thật là to lớn, nỗi sợ hãi họ<br /> vừa trải qua cũng khủng khiếp vô cùng."<br /> [3,17]. Cái thở dài của ngƣời nhìn thấy rõ<br /> nguồn cơn của mọi khổ đau mà con ngƣời<br /> phải gánh chịu bởi lẽ "con ngƣời sinh ra là<br /> thế. Ai cũng khổ [3,661].<br /> Cái khổ do vô minh. Trong Đội gạo lên chùa<br /> ngay cả anh Tây lai Barnarrd Matinot - một<br /> anh chàng bị "da vàng hóa", cũng bị rơi vào<br /> cảnh tâm lý lƣỡng phân, "Ngƣời ta giải thích<br /> rằng: Khi một ngƣời lính đi xâm chiếm phối<br /> kết với một ngƣời đàn bà thuộc địa, thì đứa<br /> con sinh ra là một bãi chiến trƣờng cho cuộc<br /> chiến tranh chấp giữa dòng máu nội và dòng<br /> máu ngoại. Nếu phía ngƣời mẹ thắng, ngƣời<br /> con sẽ đứng về phía ngoại. Nhiều ngƣời lai đã<br /> trở thành những chiến sĩ chống thực dân kiên<br /> quyết nhất. Nếu phía ngƣời cha giành giật<br /> đƣợc, đứa con sẽ trở thành kẻ chống đối lại<br /> bầu sữa đã nuôi nấng nó một cách điên cuồng.<br /> Hắn cố phủ nhận ngƣời mẹ. Và để lấy lòng<br /> ngƣời cha, hắn sẽ không từ một thủ đoạn nào.<br /> Hắn ghê tởm dòng máu ngƣời mẹ mà hắn<br /> mang trong huyết quản. Hắn cực kì nguy<br /> hiểm, bởi vì hắn từ lòng mẹ chui ra, hắn đã<br /> thuộc lòng những gì thuộc về ngƣời mẹ.<br /> Barnard thuộc trƣờng hợp này. Phải nói rằng<br /> có lúc hắn đã ngả về phía ngƣời mẹ. Nhƣng rồi<br /> hoàn cảnh chiến tranh đƣa đẩy, hắn đã chối từ<br /> phía mẹ và đi về phía ngƣời cha. Chối từ bằng<br /> những lí lẽ biện minh đàng hoàng" [3,70].<br /> Do tâm lý lƣỡng phân kết hợp với những chấn<br /> thƣơng sâu sắc, hắn mang vào cuộc chiến nỗi<br /> hận thù tàn khốc của kẻ từng chịu những chấn<br /> thƣơng nặng nề về tâm lý. Nỗi hận thù đó bắt<br /> rễ từ chính lòng tham sân: Cuộc cách mạng<br /> tháng Tám thành công làm tan nát trong<br /> Barnard niềm kiêu hãnh của kẻ chinh phục.<br /> Từ chính sự si mê, si mê cái vô thƣờng, cái<br /> vốn không tồn tại mãi mãi làm dấy lên trong<br /> con ngƣời ta sự ân hận. Từ sự chấp trƣớc vào<br /> cái vô thƣờng và bản ngã. Con ngƣời ta sinh<br /> ra rồi mất đi, mọi vật đều chịu tác động của<br /> quy luật sinh – lão - bệnh - tử, sinh - trụ, dị diệt. Vì cái chết của ngƣời mẹ và ngƣời cậu<br /> của viên sĩ quan đã làm cho sự thù hận của<br /> hắn càng lúc càng sâu sắc, "sự thù hận có tính<br /> lây lan". "Bà Thu chết, Barnard nghĩ dù bà<br /> 206<br /> <br /> 118(04): 205 - 212<br /> <br /> không chết trực tiếp vì tay Việt Minh, nhƣng<br /> Việt Minh phải chịu trách nhiệm gián tiếp.<br /> Bởi vì không có cái chết của ông lý Cẩm, thì<br /> bà Thu không héo hon đi nhƣ thế. Cái chết<br /> của ngƣời cậu và ngƣời mẹ trở thành cái hận<br /> thứ ba trong lòng viên trung úy phòng nhì"<br /> [3,66]. "Đức Phật bảo sân hận là một trong<br /> những nguyên nhân tạo thành đau khổ thế<br /> gian. Hận thù nối tiếp hận thù muôn đời muôn<br /> kiếp không tan. Cái vòng luẩn quẩn nhƣ thế<br /> chẳng bao giờ dứt" [3,615].<br /> Cái sự thù hận của Barnard nó đã bị đầy lên<br /> tột đỉnh và bộc lộ rõ qua quan niệm sống "kẻ<br /> nào nhân đạo, kẻ ấy đang tự sát" [3,45]. Và<br /> minh chứng cho sự hung bạo thảm khốc ấy là<br /> những hình ảnh tàn sát dã man, kinh hoàng<br /> biểu lộ rõ qua hành động của hắn.<br /> Nỗi khổ đau của con ngƣời nó muôn hình vạn<br /> trạng. Con ngƣời ta đau khổ bởi vô minh,<br /> lòng tham, sự thù hận, sự si mê. Nhƣng thế<br /> chƣa đủ, con ngƣời còn đau khổ bởi vô<br /> thường. Đức Phật dạy rằng: "Chẳng có gì<br /> sinh ra, chẳng có gị mất đi. Gặp duyên thì tụ<br /> thì sinh. Hết sinh thì tán thì diệt" [3,552].<br /> Nhƣng con ngƣời không hiểu nó, cứ chấp<br /> trƣớc vào nó bởi vậy vô thƣờng nó chi phối<br /> kiếp nhân sinh nhƣ một định luật chung của<br /> sinh tồn. Quy luật ấy đƣợc tác giả phác họa rõ<br /> nét chính ở số phận của con ngƣời trong chiến<br /> tranh. Nguyệt và An phút chốc mất hết cha<br /> mẹ, nhà cửa phải lƣu lạc đến ở ngôi chùa. Bà<br /> vãi Thầm trở thành ngƣời phụ nữ bơ vơ, điên<br /> điên dại dại ngay sau cái đêm chồng bà chết<br /> giữa đồng. Bà Thu đang có cuộc đời hạnh<br /> phúc bỗng rơi vào khổ đau khi chồng tử trận.<br /> Khoan Độ là tay giang hồ nhƣng sau khi vợ<br /> hắn bị rắn cắn chết hắn trở thành ông sƣ<br /> nguyện cả đời đi theo và bảo vệ Phật pháp.<br /> Trong ngày vui của lễ đính hôn Nguyệt vẫn<br /> luôn bị ám ảnh bởi lời nói của mẹ.: " Đời<br /> ngƣời con gái chỉ nhƣ hạt mƣa sa... Chớ thấy<br /> hanh vàng đã tƣởng nắng to. Cái vui chƣa tan,<br /> cái buồn đã tới" [3,160].<br /> Rồi trong cải cách ruộng đất, những gia đình<br /> bình lặng bỗng lâm cảnh vợ ngồi ghế quan tòa<br /> kết tội chồng, con phải chứng kiển cảnh mẹ tố<br /> tội và kết án cha, một chủ tịch xã hết lòng vì<br /> dân phải chốn chạy và bị chết giữa sông<br /> <br /> Phùng Phƣơng Nga và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Hồng. Một cô gái xinh đẹp, trong trắng nhƣ<br /> Rêu phải nhảy xuống giếng tự vẫn... Tất cả<br /> các hình ảnh trên minh chứng cho quy luật<br /> vô thƣờng. Cũng chính sự nhận thức đƣợc cái<br /> vô thƣờng mà nhân vật trong Đội gạo lên<br /> chùa luôn mang trong mình sự bất an khi<br /> sống giữa cõi nhân gian.<br /> Nghiệp duyên mối giải thoát đời ngƣời.<br /> Đạo Phật chủ trƣơng rằng, đời sống của con<br /> ngƣời cũng nhƣ của tất cả mọi sự vật hiện<br /> tƣợng (vạn pháp) đều không phải do một<br /> đấng sáng thế nào sinh ra tất cả đều theo<br /> Nhân - Duyên mà thành. Nhân là cái hạt, cái<br /> cốt lõi để sinh ra sự vật hiện tƣợng. Duyên là<br /> những thứ liên quan đến, tƣơng trợ đến để<br /> cho Nhân có thể trổ Quả. Dân gian có câu<br /> "Gieo Nhân nào, gặt Quả nấy". Gieo Nhân tốt<br /> đẹp thì đƣợc hƣởng quả báo tốt, gieo Nhân<br /> xấu thì đƣợc quả báo xấu. Nhân tốt, xấu do<br /> chính con ngƣời tạo ra bằng Nghiệp. Cũng do<br /> vậy, điều làm nên sự khác biệt của con ngƣời<br /> Nghiệp mà họ mang lấy.<br /> Daisetz Teitaro Suzuki viết: "Tất cả chúng<br /> sinh đều có tƣ sản là Nghiệp của mình, chúng<br /> là những kẻ thừa tự của Nghiệp, chúng sinh ra<br /> từ Nghiệp. Nghiệp là nơi trú ẩn của chúng,<br /> Nghiệp ban cho chúng sinh sự sang hay hèn"<br /> [10,292] Thiền Phật giáo (Zen Buddhist) cho<br /> rằng muốn đạt đến Niết bàn (Nirvana) con<br /> ngƣời phải tự giải thoát cho mình khỏi những<br /> vô minh và thoát khỏi Nghiệp mà mình đã<br /> gieo. Tƣ tƣởng này đƣợc Nguyễn Xuân<br /> Khánh thể hiện một cách sâu sắc trong tác<br /> phẩm Đội gạo lên chùa thông qua các nhân<br /> vật của mình.<br /> "Con chớ ăn nói báng bổ nhƣ vậy. Chẳng qua<br /> là nghiệp chƣớng. Kiếp trƣớc, mẹ đã làm<br /> nhiều tội ác. Cả cha con cũng vậy. Không chỉ<br /> có cậu, mẹ còn lo cả cho con.” [3,65]. Bà lo<br /> sợ con mình rồi cũng nhƣ ngƣời cha, ngƣời<br /> cậu bởi vì họ gieo nhân ác nên gặp quả ác.<br /> Cũng chính cái nhân duyên của kiếp trƣớc nó<br /> còn tồn tại sang đến cả kiếp sau lên bà Thu<br /> phải gánh chịu cái Nghiệp chƣớng do mình<br /> tạo ra không thể giải thoát đƣợc.<br /> Hay nhƣ nhân vật Nguyệt và Hạ. Ngƣời ta<br /> bảo kiếp trƣớc Nguyệt là một anh chàng thƣ<br /> <br /> 118(04): 205 - 212<br /> <br /> sinh lấy cô vợ xấu xí, sau khi thi đậu đi học<br /> xa. Ngƣời vợ ở nhà làm nghề giết lợn để<br /> chồng ăn học, sau bị ngƣời chồng phản bội<br /> nên cô ta mới theo anh đến kiếp này đòi nợ:<br /> "Kiếp này cô ta là đàn ông. Cả đứa con trong<br /> bụng cô ta cũng sang kiếp này đòi nợ. Kiếp<br /> trƣớc, để nuôi chàng nho sĩ, cô gái xấu xí kia<br /> làm nghề giết lợn. Cho nên sang kiếp này, cô<br /> ta vẫn không đƣợc hƣởng phúc. Lại vẫn là<br /> con ngƣời có tƣớng mạo dữ tợn xấu xí"<br /> [3,335]. Nhƣ vậy, cũng do gieo Nhân từ kiếp<br /> trƣớc và do duyên nghiệp mà sang đến kiếp<br /> này Nguyệt lấy Hạ làm chồng.<br /> Thiền sƣ Vô Uý là ngƣời có duyên với cửa<br /> Phật, nguyện cắt tóc đi tu không phải với nỗi<br /> chán đời mà ông rất yêu thƣơng trần thế, ông<br /> yêu thƣơng trần thế đến xót xa. Ông hiểu thấu<br /> Nghiệp, nên trong suốt cuộc đời tu hành ông<br /> vẫn phải gánh hết cái Nghiệp của mình. Ông<br /> không sợ Nghiệp mà ngƣợc lại ông quyết làm<br /> trọn Nghiệp của mình để đƣợc giải thoát. Cái<br /> Nghiệp của ông là "Phải giữ chùa vào thời<br /> loạn lạc, phải chịu gánh nhiều tai nạn"<br /> [3,190]. Nhiều lần ông bị chính quyền thực<br /> dân dọa nạt, cƣỡng ép, bị bắt vào trại giam, bị<br /> tra tấn nhƣng ông không than phiền, không sợ<br /> hãi. Đứng trƣớc những tình cảnh nhƣ thế ông<br /> chỉ một cách ứng xử duy nhất là niệm Phật:<br /> "Bị đánh đau, sƣ cụ kêu to nhƣng hết đánh lại<br /> niệm Phật" [3, tr.189]. Ông tin rằng mình sẽ<br /> vƣợt qua cái Nghiệp ấy và giữ vững đƣợc<br /> chùa làng qua cơn bão tố. Ông biết rằng: "trốn<br /> nghiệp không bao giờ thoát nghiệp, con ngƣời<br /> ta chỉ thoát nghiệp khi làm trọn nghiệp". Hiểu<br /> đƣợc vậy nên thầy vẫn giữ vững niềm tin:<br /> "Cái nghiệp của thầy là vậy. Thầy còn phải<br /> chịu đựng nhƣng không sao. Thầy biết, rồi<br /> thầy sẽ khỏi" [3,247]. Sự chịu đựng, nhẫn nại<br /> đó nó hun đúc ý chí, luyện tính khí nhƣ<br /> Suzuki nhận xét: "Thiền, trƣớc hết, là một tôn<br /> giáo nhƣng cũng là một nghệ thuật luyện tánh<br /> khí" [11,27].<br /> "Giữa ngƣời mê và ngƣời ngộ, Nghiệp tác<br /> động không giống nhau. Ngƣời mê coi<br /> Nghiệp là tai ách, gặp hoàn cảnh khó khăn<br /> đau khổ, họ buồn tủi, than vãn. Còn với ngƣời<br /> ngộ, khi đã vô phân biệt giữa khách và ta,<br /> 207<br /> <br /> Phùng Phƣơng Nga và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> giữa ngoài và trong, họ biết mình vẫn có<br /> Nghiệp nhƣ ai, nhƣng không cảm thấy Nghiệp<br /> là nặng. Ngộ không hề có nghĩa là vứt bỏ<br /> Nghiệp, mà là vô ngại đối với Nghiệp" [3,253].<br /> Theo nhƣ trong giáo lý Đại thừa, cái Nghiệp<br /> của sƣ cụ Vô Úy là "cộng nghiệp" tức là cái<br /> Nghiệp chung của cả kiếp ngƣời rộng lớn, sƣ<br /> cụ nguyện hi sinh bảo vệ cho "pháp" (vạn<br /> vật). Thầy nhƣ một vị Bồ tát sống ngay giữa<br /> thế gian này để cứu độ cho chúng sinh. "Đối<br /> với ta, khi niệm Phật, lòng sân hận trong ta sẽ<br /> không dấy động, còn đối với kẻ kia, ta cũng<br /> cầu mong cho họ đừng nhúng tay vào cái ác<br /> để tránh nghiệp quả" [3,248]. Với thầy "mỗi<br /> khó khăn ở đời là một bƣớc để ta tôi rèn, để đi<br /> đến gần Đạo hơn" [3,607].<br /> Thiền Tông là pháp môn tu tập căn bản và<br /> chính thống của đạo Phật. Cốt lõi của Thiền<br /> tông là giác ngộ (sambodhi) và giải thoát.<br /> Thiền sƣ D.T.Suzu ki trong bộ Thiền luận nổi<br /> tiếng của mình nhận định: "Không Thiền<br /> không có Ngộ, không Ngộ chẳng phải Thiền.<br /> Ngộ là chữ đầu và chữ chót của quyển sách<br /> thiền vậy" [10,276]. Và nhƣ vậy con ngƣời ta<br /> ngộ đạo khi đã trả xong hết nghiệp trần gian<br /> Thiền hay còn gọi là tĩnh lực, chủ trƣơng tập<br /> trung trí tuệ để tìm ra chân lý. Ngộ (Giác ngộ)<br /> là hiểu rõ đạo lý, giải thích khoa học "ngộ là<br /> ngộ bằng trí huệ và trí huệ phát ra từ ý chí - ý<br /> chí muốn tự tri giác, và tự thực hiện trong<br /> chính nó" [10, 159]. Giác ngộ là mục đích cao<br /> nhất con ngƣời đạt đến, nhờ có tập trung trí<br /> tuệ tìm ra chân lý của muôn vật thì con ngƣời<br /> mới hiểu và giải quyết vấn đề và "Ngộ có thể<br /> định nghĩa là một trực giác phóng thẳng vào<br /> bản thể của muôn vật, khác với sự hiểu biết<br /> bằng phân tách, bằng lí luận... Hễ ngộ rồi thì<br /> muôn vật quanh ta sẽ hiện ra dƣới một quan<br /> điểm hoàn toàn mới lạ chẳng ngờ" [3,276].<br /> Phật giáo Thiền Tông chủ trƣơng "giáo ngoại<br /> biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm,<br /> kiến tánh thành Phật". Thiền Tông luôn chủ<br /> trƣơng tự lực, không dựa vào tha lực. Để giác<br /> ngộ con ngƣời phải dựa vào lực của bản thân<br /> mình. Thiền sƣ Thích Vô Úy dạy: "Ngƣời tu<br /> Phật phải thấu hiểu rằng muốn tìm đƣợc con<br /> đƣờng Phật đạo, ta không đƣợc dựa vào bất<br /> cứ ai. Ta phải dựa vào chính bản thân mình"<br /> 208<br /> <br /> 118(04): 205 - 212<br /> <br /> [3,772]. "Trên đƣờng đời dài dằng dặc, một<br /> ngƣời con của Phật hay một con ngƣời cũng<br /> vậy, đều phải biết tự đi bằng đôi chân của<br /> mình... phải biết độc hành con ạ... (..)Muốn<br /> tìm đƣợc đạo phải biết độc hành. Không có ai<br /> tìm hộ cho con đâu. Bản thân trải qua cảnh<br /> khổ, chính lúc ấy ta mới hiểu thế nào là khổ<br /> đế" [3,598]. Chính lối sống thiền này đã làm<br /> nên đặc điểm văn hóa riêng của Phật giáo<br /> Thiền Tông là "bất ly thế gian" nhƣng lúc nào<br /> cũng phải giữ cho bên trong tâm bất loạn, bên<br /> ngoài tâm ly tƣớng (thiền định) bởi đã "là<br /> ngƣời chân tu phải lúc nào cũng tu. Đi cũng<br /> thiền. Ăn cũng thiền. Uống cũng thiền. Nói<br /> cũng thiền. Từng giây từng phút đều thiền"<br /> [3,25]. Nhờ thiền mà khi con ngƣời ta "gặp<br /> nghịch cảnh chẳng oán hận. Gặp thuận chiều<br /> chẳng vui mừng. Ngƣời thiền, khi vui cũng<br /> thiền, khi đau khổ cũng thiền" [3,583].<br /> Khi ngƣời tu hành đã đạt đến Giác Ngộ thì họ<br /> đã đƣợc giải thoát khỏi những khổ đau, vô<br /> thƣờng của thế gian mà đến cảnh giới Niết<br /> bàn. Không giống nhƣ cách nói trong các<br /> kinh, lục Phật giáo, ở đó, Phật pháp là một<br /> chân lí hiển nhiên, và ngôn ngữ chỉ là một sự<br /> gợi ý. Ở đó, ngƣời ta nói nhiều bằng vô ngôn,<br /> lời viết ra chỉ là điểm gợi ý, một điểm kích<br /> thích để sự giác ngộ đột nhiên bùng nổ. Phật<br /> giáo Thiền tông chủ trƣơng "bất ly thế gian"<br /> tìm Niết bàn ngay giữa cõi nhân gian này, nó<br /> làm nên một nét đặc sắc riêng của Phật giáo.<br /> Điều này thể hiện qua những lời dạy của sƣ<br /> cụ Vô Úy: "Sống ở cõi nhân gian tức là sống<br /> giữa những đau khổ. Không sợ hãi, mới tìm<br /> đƣợc Niết bàn. Niết bàn chẳng ở đâu xa. Nó ở<br /> ngay cõi trần gian này" [3,204]. Niết Bàn và<br /> Địa Ngục nằm ngay trong cuộc đời này. Một<br /> hành động từ bi, một giây chánh niệm, lập tức<br /> Niết Bàn mở ra với ta. Còn trái lại, một phút<br /> giây sau, ta lại sa hỏa ngục. Con ngƣời sống<br /> giữa trần gian nhƣ một cuộc hành hƣơng tìm<br /> đạo, Niết bàn là một chốn linh thiêng, và để<br /> đến đƣợc chốn linh thiêng con ngƣời ta không<br /> nên đi đƣờng thẳng mà phải đi đƣợc vòng. "Ý<br /> nghĩa của cuộc hành hƣơng là để biến đổi sự<br /> nhận biết tầm thƣờng của thế gian. Đừng sợ<br /> gian khổ. Hành hƣơng càng gian khổ, càng<br /> tốt, ý nghĩa của hành hƣơng là ý nghĩa của<br /> con ngƣời đi tìm đạo ở trần gian. Ngƣời đi<br /> <br /> Phùng Phƣơng Nga và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> đƣờng thẳng ít tới đƣợc chốn thiêng. Đi<br /> đƣờng vòng sẽ gặp nhiều nghịch cảnh. Hãy<br /> dùng nghịch cảnh để biến thành sức mạnh và<br /> thành đạt tinh thần" [3,270]. Vậy nên đừng đi<br /> tìm Phật ở đâu xa, hãy trải nghiêm thực tế và<br /> tri giác nó, đừng quá chấp vào sách vở "tu<br /> đạo mà sách vở quá nhiều, chấp trƣớc vào<br /> sách vở quá mức thì càng lúc càng xa đạo"<br /> [3,333]. Đức Phật ở giữa cõi đời và trong<br /> chính mỗi ngƣời, do vậy, ngƣời tu đạo hãy<br /> hòa nhập vào cuộc sống trần thế bằng chính<br /> cái tâm tự tại của mình "trực chỉ tại tâm, kiến<br /> tính thành Phật".<br /> Tinh thần nhập thế - đƣờng đi tìm đạo<br /> giữa trần gian<br /> Thiền Tông là sản phẩm Trung Hoa tinh chế<br /> ra từ giáo lý Giác Ngộ. Tƣ tƣởng Phật giáo<br /> Ấn Độ hết sức siêu hình không phù hợp với<br /> óc thực tiễn của Trung Hoa nên họ đã phát<br /> triển và biến đổi tƣ tƣởng ấy sao cho nó phù<br /> hợp với thực tiễn hơn nên ngƣời ta sáng tạo ra<br /> Thiền Tông. Khi Thiền Tông truyền bá vào<br /> Việt Nam lại tiếp tục biến đổi đặc biệt vào<br /> thời Trần. Năm 1299 vua Trần Nhân Tông đã<br /> hợp nhất các dòng thiền ở Việt Nam lập lên<br /> Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và trở thành<br /> dòng thiền của riêng Việt Nam." Phật giáo<br /> Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập uy tín,<br /> tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia<br /> Đại Việt. Nó là xƣơng sống của một nền văn<br /> hóa Việt Nam độc lập. Nền Phật giáo này tuy<br /> có tiếp nhận những ảnh hƣởng của Phật giáo<br /> Trung Hoa, Ấn Độ và Tây Tạng nhƣng vẫn<br /> giữ cá tính đặc biệt của mình" và tiếp tục phát<br /> triển cho đến nay. Trong Đội gạo lên chùa<br /> "cá tính đặc biệt" ấy đƣợc tác giả Nguyễn<br /> Xuân Khánh kiến giải một cách sâu sắc khi<br /> ông đặt nó trong bối cảnh Phật giáo suy vi,<br /> đất nƣớc trong thời kì "mạt pháp". Các nhân<br /> vật cảm mến đạo Phật, xuất gia đƣợc giác ngộ<br /> giáo lý uyên thâm của Phật rồi lại nhập thế<br /> hòa mình vào cuộc đấu tranh bảo vệ đất nƣớc<br /> khẳng định tinh thần dân tộc, gắn đạo với đời,<br /> đạo là vì đời...<br /> Thời Lý, thời Trần, dân ta ai cũng theo đạo<br /> Phật. Năm trăm năm thờ Phật, nên trong hồn<br /> ngƣời Việt, ai cũng có hạt giống Phật. Trải<br /> qua nhà Hồ rồi hai chục năm lệ thuộc nhà<br /> <br /> 118(04): 205 - 212<br /> <br /> Minh, đạo Phật đã phôi pha ít nhiều. Đến đời<br /> nhà Lê, các vua đề cao đạo Nho. Các vua nhà<br /> Lê không ai nhắc đến đạo Phật, vì nhắc đến<br /> đạo Phật là nhắc đến đức Trần Nhân Tông - vị<br /> vua đã chiến thắng quân Nguyên, chiến thắng<br /> lừng lẫy, rồi lại tự mình xây dựng lên Thiền<br /> Phái Trúc Lâm làm rạng rỡ văn hóa Việt. Các<br /> vua Lê sợ dân nhớ đến nhà Trần, nên mặc cho<br /> chùa để hoang. Đạo phải có lúc hiện lúc ẩn.<br /> Thuận thì hiện, không thuận thì ẩn. Tuy<br /> nhiên, ẩn chứ không dứt. Đạo vẫn ở trong<br /> nhân gian" [3,92]. Điều khiến cho đạo Phật<br /> luôn luôn tồn tại trong suốt bao nhiêu thế kỉ<br /> qua của dân tộc chính là nhờ sức hấp dẫn của<br /> nó. Sức hấp dẫn đó đƣợc biểu hiện ở tính tùy<br /> duyên lạc đạo (ngƣời tu phải bất ly thế gian,<br /> tùy duyên ở cảnh đời nào cũng vui với đạo).<br /> Đạo Phật ở Việt Nam từ xƣa tới nay, luôn<br /> luôn đồng hành với dân tộc. Nƣớc thịnh thì<br /> đạo Phật thịnh. Nƣớc suy đạo Phật cũng suy<br /> theo. Trong bối cảnh đất nƣớc bị thực dân<br /> Pháp xâm lƣợc, chúng thi hành chính sách<br /> khai hóa văn minh, tiêu diệt cộng sản, áp bức<br /> ngƣời vô tội bằng những hành động vô cùng<br /> độc ác...Và nhà sƣ cũng phải biết cầm súng,<br /> biết cầm đao. Đạo Phật tồn tại trong hoàn<br /> cảnh suy vi ấy, với tính tùy duyên và tƣ tƣởng<br /> cứu vớt, giải thoát con ngƣời khỏi khổ đau<br /> bộc lộ rõ tinh thần dân tộc Đại Việt. Tinh thần<br /> ấy đƣợc Nguyễn Xuân Khánh tái hiện và kiến<br /> giải sâu sắc tiêu biểu qua hai nhân vật An, sƣ<br /> thúc Vô Trần. Cuộc đời họ là cuộc hành<br /> hƣơng đi tìm đạo giữa trần gian trong thời<br /> mạt pháp.<br /> Là một cậu bé mới lên chín tuổi, mồ côi cha<br /> mẹ sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp,<br /> phiêu bạt đến ngôi chùa Sọ, nhờ có duyên với<br /> nhà Phật mà An đƣợc sƣ cụ Vô Úy đón nhận<br /> và cƣu mang. An tự nguyện xuất gia trở thành<br /> một chú tiểu ngày đêm học tập gõ mõ, tụng<br /> kinh. Sau cải cách ruộng đất lại trở thành một<br /> anh bộ đội, xuất ngũ anh còn lấy vợ. Cũng<br /> nhƣ thế, sƣ thúc Vô Trần là ngƣời thông<br /> minh, lanh lợi, hoan hỉ xuất gia, nhƣng rồi lại<br /> lấy vợ và trở thành nhà cách mạng. Trong<br /> thời đại mới này, "dù là sƣ, vẫn là công dân<br /> của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mà<br /> đã là công dân thì ai cũng có quyền lợi và<br /> nghĩa vụ công dân. Quyền lợi tức là có quyền<br /> 209<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2