intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÌNH THẾ CÁCH MẠNG 5

Chia sẻ: Thi Marc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

65
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là môt hình thái ý thức xã hội, tôn giáo bao gồm cả tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo. Tâm lý tôn giáo là những tình cảm, niềm tin, tập quán, biểu tượng tín ngưỡng, tôn giáo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÌNH THẾ CÁCH MẠNG 5

  1. ngột”, “bất lực”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc xấu xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý đến trước hết và trên hết, nếu người ấy không muốn cứ mãi mãi là một người duy vật sơ đẳng”80. Là môt hình thái ý thức xã hội, tôn giáo bao gồm cả tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo. Tâm lý tôn giáo là những tình cảm, niềm tin, tập quán, biểu tượng tín ngưỡng, tôn giáo... Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống giáo lý do các giáo sĩ, các nhà thần học tạo ra và truyền bá trong xã hội. Bản chất của ý thức tôn giáo được phân tích từ quan điểm lý luận và phương pháp luận Mác - Lênin chính là sự phân đôi một cách hư ảo thế giới hiện thực vốn thống nhất thành hai thế giới - thế giới trần tục và “thế giới bên kia”. Mọi tôn giáo đều ảo tưởng cho rằng, khổ đau, bất hạnh, ngang trái trên đời này sẽ được giải quyết một cách triệt để ở “thế giới bên kia”, ở “kiếp sau”. Tôn giáo đã và sẽ còn ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội. Mặt nhân văn của tôn giáo là đền bù - hư ảo và cũng hướng thiện cho con người. Mặc tiêu cực 80 V.I.Lênin, Toàn tập, T. 17, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1970, tr. 515 – 516. Page 430 of 487
  2. của tôn giáo là đối lập với khoa học, hơn nữa, kiềm hãm các nỗ lực chân chính của con người có thể và cần phải vươn lên nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân mỗi người. Chính mặt tiêu cực của tôn giáo luôn được các giai cấp bóc lột thống trị xưa nay lợi dụng như một công cụ áp bức tinh thần, như phương tiện để củng cố địa vị thống trị của họ. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng điều kiện tiên quyết để khắc phục tôn giáo là phải xóa bỏ cả nguồn gốc nhận thức lẫn nguồn gốc xã hội. Chỉ có sự nghiệp cách mạng XHCN sâu sắc và triệt để nhất mới có thể làm được việc đó. Coi trọng tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo là chính sách nhất quán của Đảng ta trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đại hội IX (2001) của Đảng nêu rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng va bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt bình thường theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào. Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với tổ Page 431 of 487
  3. quốc, gắng “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức của tôn giáo. Từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng tôn giáo. Nghiêm cấm sử dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia”81. 3. Ý thức khoa học a) Khoa học như một hình thái ý thức xã hội Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, khoa học là hệ thống các tri thức chân thực về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của khoa học rộng hơn bất cứ hình thức ý thức xã hội nào khác, đó là tất cả các hiện tượng và quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Nôi dung căn bản của khoa học là các quy luật khách quan vốn có của thế giới được chứng minh từ lý thuyết đến thực tiễn. Hình thức biểu hiện chủ yếu của các tri thức khoa học là hệ thống các phạm trù, định luật, quy luật, nguyên lý. Tri thức khoa học có thể và cần phải xâm nhập vào tất cả các hình thái ý thức xã hội để hình 81 Đảng CSVN, Văn hiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 128. Page 432 of 487
  4. thành nên các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó, ví dụ như luật học, đạo đức học, lý luận nghệ thuật, tôn giáo học,... b) Kết cấu của tri thức khoa học Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu, khoa học được chia thành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân văn, khoa học về tư duy. Tuy nhiên, dựa vào đối tượng cụ thể mà có các chuyên ngành khoa học cụ thể. Còn những vấn đề chung, những quy luật chung của tự nhiên, xã hội và tư duy là đối tượng nghiên cứu của triết học với tư cách là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận chung. Xét vai trò tác động, khoa học được chia thành khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Khoa học cơ bản vạch ra các quy luật, phương hướng, phương pháp chung cho các khoa học ứng dụng. Khoa học ứng dụng vạch ra các nguyên tắc, quy tắc, phương pháp cụ thể để ứng trực tiếp trong thực tiễn đời sống. Với mỗi khoa học, có thể có hai cấp độ tri thức: tri thức kinh nghiệm - những tư liệu hiện thực được tích lũy và tổng kết thực tiễn từ các quan sát, thử nghiệm; tri thức lý luận - Page 433 of 487
  5. kết quả của trừu tượng hóa và khái quát hóa từ tri thức kinh nghiệm, được thể hiện trong các hệ thống các phạm trù, định luật, nguyên lý xác định. Sự phân chia các cấp độ trong kết cấu các tri thức khoa học chỉ là tương đối vì khoa học cùng với thực tiễn càng tiến lên thì các cấp độ tri thức khoa học nói trên càng nguyện chặt với nhau. c) Các giai đoạn phát triển của khoa học Giai đoạn 1 bắt đầu từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XV. Ở giai đoạn này, khoa • học như còn “thai nghén”, vừa rất sơ khai, vừa hạn hẹp trong một số lĩnh vực: cơ học, toán học, thiên văn học nhằm đáp ứng trực tiếp các nhu cầu thủy lợi, hàng hải, xây dựng, kiến trúc... khoa học chưa ảnh hưởng bao nhiêu tới sản xuất. Đặc biệt, trong “đêm trường trung cổ” phong kiến, các phát minh khoa học được coi là tội lỗi, là “tà đạo” và bị trừng phạt bởi Nhà thờ cấu kết với nhà nước. Trong khuôn khổ phương thức sản xuất phong kiến, nền kinh tế vẫn mang nặng tính tự nhiên, vẫn tiếp tục sử dụng công cụ thủ công trong giới hạn kỷ xảo cá nhân và kinh nghiệm của con người thợ cả. Giai đoạn 2 bắt đầu tư cuối thế kỳ XV đến hết thế kỷ XIX, gồm 2 thời kỳ: • Page 434 of 487
  6. + Thời kỳ thứ 1 bắt đầu từ Côpenic và kết thúc ở Niutơn. Đặc điểm của thời kỳ này là các khoa học lần lượt đi sâu vào nghiên cứu các lĩnh vực của hiện thực, đề cao thực nghiệm và suy lý, tuyên chiến với các giáo điều, công khai hoài nghi tất cả các dự đoán chưa được chứng minh bằng thực nghiệm hoặc bằng suy lý chắc chắn. Cơ học cổ điển lần đầu tiên đạt tới đỉnh cao với tên tuổi Niutơn. Trong bối cảnh ấy, phương pháp tư duy siêu hình giữ vai trò thống trị trong triết học lẫn trong các khoa học, Nhưng mặt khác, sự phát triển của triết học duy vật và của các khoa học đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của CNTB ở phương Tây. + Thời kỳ thứ 2 bắt đầu từ giả thuyết về sự hình thành thái dương hệ của Cantơ và kết thúc với các thành tựu khoa học tự nhiên xuất sắc nhất ở thế kỷ thứ XIX như thuyết tế bào, thuyết tiến hóa các giống loài, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Đặc điểm của khoa học thời nay là phát triển theo hướng phá vỡ quan niệm siêu hình về các đối tượng nghiên cứu, công khai gạt bỏ cái gọi là “sự sáng tạo”của Chúa ra khỏi khoa học, và ngày càng gắn chặt với sản xuất. Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên là sự phát triển mạnh tri thức khoa học xã hội theo hướng đề cao chủ nghĩa nhân văn, đề cao tinh thần dân Page 435 of 487
  7. chủ, thoát dần ảnh hưởng của thần học. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học về tự nhiên và về xã hội thời này là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình tư sản hóa ở phương Tây, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy quá trình ra đời và trưởng thành của giai cấp vô sản công nghiệp, và do đó, thúc đẩy sự ra đời và phát triển học thuyết Mác - hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản. Giai đoạn 3 - thế kỷ XX: Đặc điểm của giai đoạn này không chỉ là sự gia tăng • vượt bật của mọi tri thức khoa học, mà còn là sự gia tăng rõ rệt vai trò của khoa học đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các khoa học lần lượt tham gia vào cưộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, và ở 30 năm cuối thế kỷ XX thì tham gia vào cách mạng khoa học - công nghệ, vô luận là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân văn. Dự báo thiên tài của Mác từ thếc kỷ XIX “khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” đã thành hiện thực. Hàm lượng khoa học vật hóa trong các sản phẩm tăng nhanh chưa từng thấy và ngày càng rõ ý nghĩa sống còn trong điều kiện kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay. Một đặc điểm nữa của khoa học hiện đại là đồng thời diễn ra mạnh mẽ hai quá trình phân ngành và hợp ngành trong khoa học. Nỗ lực bao trùm của quá trình hợp ngành là khuynh hướng tiến Page 436 of 487
  8. tới nhất thể hóa toàn bộ các tri thức khoa học thành một lực lượng trí tuệ thống nhất để nhận thức và cải tạo thế giới một cách hiệu quả nhất. Trong bối cảnh đó, bản thân các hoạt động khoa học cũng trở thành một ngành sản xuất mới với quy mô ngày càng rộng lớn (các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí nghiệp,...) thu hút ngày càng nhiều các cán bộ khoa học và kinh phí đầu tư. Đảng ta từ nghị quyết TW 2 khóa VIII (1996) đã khẳng định khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo là những “quốc sách hàng đầu” nhằm tạo động lực mạnh mẽ để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phấn đấu tới năm 2020 căn bản hoàn thành công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đất nước.  Câu 54: Trình bày các quan niệm khác nhau về con người trong triết học trước Mác? Con người là đối tượng nhận thức của triết học và của nhiều ngành khoa học cụ thể. Nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau, mục đích và mức độ nhận thức về con người cũng khác nhau. Khi khả năng con người tìm hiểu bí mật của giới tự nhiên càng tăng lên bao nhiêu thì Page 437 of 487
  9. những vấn đề liên quan đến con người càng được đặt ra nhiều và càng sâu sắc bấy nhiêu. Song, nếu như các khoa học cụ thể đến với con người để “chia cắt” con người ra, lấy một số mặt, một số yếu tố nào đó làm đối tượng để tìm hiểu thì ngược lại, triết học bao giờ cũng nhìn con người trong tính chỉnh thể của nó. Triết học, trước khi đi vào những vấn đề khác về con người bao giờ cũng truy tìm bản chất, vạch ra vị trí và vai trò của con người qua các hoạt động và quan hệ của nó trong cuộc sống. 1. Các quan niệm về con người trong triết học phương Đông Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người dựa trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Chẳng hạn, đối với triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc. Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác hư vô. Do vậy, cuộc đời con người khi còn sống chỉ là sống gửi, tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới Niết bàn - nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt. Do bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác mà Nho gia, Đạo gia (triết học Trung Hoa cổ – trung đại) quan niệm về bản chất con người cũng rất khác nhau. Page 438 of 487
  10. Chẳng hạn, Khổng Tử cho rằng bản chất con người do “thiên mệnh” chi phối; đức “nhân” chính là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử. Mạnh Tử, khi qui tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, coi tập quán, hoàn cảnh đã làm cho con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp; do đó cần phải tu dưỡng, rèn luyện để giữ được đạo đức của mình. Trong khi đó, triết học của Tuân Tử lại cho rằng, bản chất con người khi sinh ra đã ác, nhưng ông cho rằng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác đó thì con người mới tốt được. Sau này, khi tiếp thụ quan điểm của Khổng – Mạnh, Đổng Trọng Thư một cách duy tâm cực đoan quan niệm con người và trời có thể thông hiểu lẫn nhau (Thiên nhân cảm ứng); từ đó, ông củng cố quan niệm coi cuộc đời con người hoàn toàn bị quyết định bởi Thiên mệnh. Lão Tử – người sáng lập ra trường phái Đạo gia cho rằng, con người sinh ra từ Đạo, do vậy con người cần phải sống vô vi, theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động một cách giả tạo, gò ép, trái với tự nhiên. Thực chất, đây là quan niệm duy tâm chủ quan của triết học Đạo gia. Page 439 of 487
  11. Tóm lại, dù trong triết học phương Đông, tồn tại rất nhiều quan niệm về con người, nhưng nhìn chung, trong nền triết học này, con người chủ yếu được hiểu trong mối quan hệ đạo đức - chính trị; còn khi xem xét con người trong mối quan hệ với tự nhiên hay với xã hội thì nó bộc lộ yếu tố duy tâm, hay có pha trộn tính chất duy vật chất phác. 2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác - Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học; con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau; bởi vì con người chỉ là tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la. Chẳng hạn, Prôtago – nhà triết học thuộc trường phái ngụy biện cho rằng “con người là thước đo của vũ trụ”. Còn Aristote lại cho rằng con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ; song đối với ông, chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật mới làm cho con người nổi bật lên… Nhìn chung, trong triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với tự nhiên, nhưng đó chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người. - Trong triết học Tây Au trung cổ, con người được xem là sản phẩm do Thượng đế sáng tạo ra. Ôguyxtanh (Augustin) cho rằng, Thượng đế đã tạo dựng nên vũ trụ, nặn ra Cha của Page 440 of 487
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2