Tính toán kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn điện giật khi thiết kế các mạng điện khu vực mỏ hầm lò
lượt xem 2
download
Bài báo "Tính toán kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn điện giật khi thiết kế các mạng điện khu vực mỏ hầm lò" đề xuất một phương pháp có tính chất tổng quát, có thể áp dụng cho các mạng điện mỏ hầm lò điện áp 380V, 660V, 1140V và không phụ thuộc vào các kết quả thực nghiệm, vốn rất khó thực hiện trong điều kiện các mỏ hầm lò Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tính toán kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn điện giật khi thiết kế các mạng điện khu vực mỏ hầm lò
- HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Tính toán kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn điện giật khi thiết kế các mạng điện khu vực mỏ hầm lò Kim Ngọc Linh*, Nguyễn Thạc Khánh, Nguyễn Trường Giang, Kim Thị Cẩm Ánh Trường Đại học Mỏ - Địa chất TÓM TẮT Hiện nay, phương pháp tính toán kiểm tra theo điều kiện an toàn điện giật chưa được sử dụng khi thiết kế các mạng điện khu vực mỏ hầm lò Việt Nam. Trong thực tế, mạng điện khu vực mỏ hầm lò thường có các thiết bị điện như quạt thông gió cục bộ, máy bơm nước, tời, quang lật, máng cào v.v… được dẫn động bằng động cơ không đồng bộ. Các động cơ này có khả năng tạo ra sức điện động ngược đưa vào mạng làm tăng nguy cơ điện giật. Đặc biệt trong các giai đoạn chạy thử, bảo dưỡng, sửa chữa vì lúc đó nhiều động cơ làm việc ở chế độ non tải hoặc không tải. Để đảm bảo điều kiện an toàn cho con người trong quá trình lắp đặt, sửa chữa, vận hành thử nghiệm, khi thiết kế mạng điện mỏ cần phải bổ sung thêm phần tính toán kiểm tra theo điều kiện an toàn điện giật. Các phương pháp tính toán kiểm tra theo điều kiện an toàn điện giật của nước ngoài đều dựa vào kết quả các nghiên cứu thực nghiệm. Vì vậy, áp dụng vào các mỏ hầm lò Việt Nam thường là không thích hợp vì điều kiện làm việc là khác nhau. Bài báo này đề xuất một phương pháp có tính chất tổng quát, có thể áp dụng cho các mạng điện mỏ hầm lò điện áp 380V, 660V, 1140V và không phụ thuộc vào các kết quả thực nghiệm, vốn rất khó thực hiện trong điều kiện các mỏ hầm lò Việt Nam. Từ khóa: Mạng điện mỏ; bảo vệ rò; dòng điện rò; điện lượng qua người; an toàn điện giật. 1. Đặt vấn đề Khi thiết kế các mạng điện hạ áp khu vực mỏ hầm lò thường tính toán theo điều kiện dòng nung nóng cho phép, sau đó tính toán kiểm tra mạng theo điều kiện tổn hao điện áp khi làm việc bình thường, kiểm tra điều kiện khởi động của động cơ và điều kiện làm việc ổn định của rơle rò [Degtiavera V.V. và nnk, 1988; Nguyễn Anh Nghĩa, 2001]. Trong thực tế, các mạng điện khu vực mỏ hầm lò có các thiết bị điện như quạt thông gió cục bộ, máy bơm nước, tời, quang lật, máng cào v.v… được dẫn động bằng động cơ không đồng bộ. Các động cơ này có khả năng tạo ra sức điện động (s.đ.đ) ngược đưa vào mạng làm tăng nguy cơ điện giật. Đặc biệt trong các giai đoạn chạy thử, bảo dưỡng, sửa chữa vì lúc đó nhiều động cơ làm việc ở chế độ non tải hoặc không tải. Nguy cơ điện giật sẽ tăng lên trong trường hợp mạng sử dụng thiết bị bù công suất phản kháng bằng bộ tụ bù vì tụ điện có khả năng duy trì điện áp dư trong mạng bị ngắt do được tích năng lượng [Pichuev A.V. và nnk, 2011]. Vì vậy, để để đảm bảo điều kiện an toàn cho con người trong quá trình lắp đặt, sửa chữa, vận hành thử nghiệm v.v… khi thiết kế các mạng điện khu vực mỏ hàm lò cần phải bổ sung thêm phần tính toán kiểm tra theo điều kiện an toàn điện giật. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các thông số liên quan đến điều kiện an toàn điện giật Các thông số liên quan đến điều kiện an toàn điện giật trong các mạng điện khu vực mỏ hầm lò có thể được chia thành ba nhóm là các thông số của thiết bị điện, các thông số của mạng cáp và các thông số của cơ thể người. Các thông số của thiết bị điện bao gồm thông số của máy biến áp khu vực, thông số của thiết bị bảo vệ, thiết bị bù công suất phản kháng và thông số của động cơ điện. Thông số của mạng cáp gồm điện trở và điện dung của mạng so với đất. Thông số của cơ thể người gồm điện trở và điện dung ứng với cấp điện áp mạng. Hình 1 là sơ đồ cấu trúc mô tả mối liên quan giữa các thông số đặc trưng ảnh hưởng đến điều kiện an toàn điện giật trong mạng điện khu vực mỏ hầm lò [Pichuev A.V. và nnk, 2011]. Từ sơ đồ hình 1 cho thấy nếu biết được các thông số của mạng cáp và máy biến áp, thông số của thiết bị bảo vệ rò và thông số cơ thể người cho phép tính được điện lượng qua người trong thời gian tác động của thiết bị bảo vệ. Trường hợp biết thêm được các thông số của động cơ sẽ tính được điện lượng qua người do sức điện động ngược do các động cơ còn quay theo quán tính gây ra khi thiết bị bảo vệ tác động cắt nguồn cung cấp. Tổng điện lượng qua người sẽ được so sánh với điện lượng tiêu chuẩn an toàn để đánh giá về điều kiện an toàn của mạng điện thiết kế. * Tác giả liên hệ Email: kimngoclinh@humg.edu.vn 1370
- Thông số của Điện trở, điện dung con người cơ thể người Thông Điện trở và điện dung của Thời gian tác số của mạng so với đất động của bảo vệ Điện lượng trong mạng thời gian tác động điện Thông số của Điện áp pha Dòng điện rò trong thời của bảo vệ máy biến áp của mạng gian tác động của bảo vệ Điện Thông Thời gian tồn tại s.đ.đ lượng số của Thông số của Điện trở trong ngược của nhóm động cơ Điện lượng do tiêu thiết thiết bị bảo vệ của thiết bị s.đ.đ ngược của chuẩn bị Dòng điện rò do s.đ.đ nhóm động cơ an điện Thông số của Điện dung của ngược nhóm động cơ toàn thiết bị bù bộ tụ bù Thời gian tồn tại s.đ.đ Thông số của Hằng số điện từ S.đ.đ ngược ngược của động cơ Điện lượng do động cơ điện tương đương tương đương s.đ.đ ngược động Dòng điện rò do s.đ.đ cơ nhánh chạm S.đ.đ ngược ngược động cơ Hằng số điện từ của 1 động cơ Hình 1. Sơ đồ cấu trúc mô tả mối liên quan giữa các thông số đặc trưng ảnh hưởng đến điều kiện an toàn điện giật trong mạng điện khu vực mỏ hầm lò 2.2. Phương pháp đánh giá điều kiện an toàn điện giật mạng điện khu vực mỏ hầm lò Hình 2 là sơ đồ thay thế mạng điện khu vực mỏ hầm lò để tính toán kiểm tra theo điều kiện an toàn điện giật [Pichuev A.V. và nnk, 2011]. Bộ tụ bù nK ln, Sn Pn MBA 1140V/ 6kV 660V/380V lc, Sc 3K l3, S3 P3 MC 2K l2, S2 Rơle P2 rò K1 K2 1K l1, S1 P1 Hình 2. Sơ đồ để tính toán kiểm tra điều kiện an toàn điện giật mạng điện khu vực mỏ hầm lò Trong sơ đồ hình 2 ký hiệu: MBA là máy biến áp khu vực; MC là tiếp điểm của máy cắt đầu đường cáp chính; 1K, 2K, …nK là tiếp điểm của các khởi động từ điều khiển các động cơ; lc, Sc là chiều dài và tiết diện của cáp chính; l1, S1, … ln, Sn là chiều dài và tiết diện của các đoạn cáp nhánh; P1, P2, …, Pn là công suất định mức của các động cơ; K1, K2 là các điểm dự đoán con người có thể chạm vào một pha của mạng. Ngoài ra, sơ đồ cũng cho biết mạng có bù hay không bù công suất phản kháng và loại rơle rò sử dụng. Xét sơ đồ hình 2, giả thiết con người chạm vào điểm K2. Khi con người chạm vào một pha của mạng sẽ có dòng điện rò qua người. Với giả thiết lấy thời điểm con người chạm vào là gốc thời gian và coi rằng rơle rò lắp ở đầu đường cáp chính sẽ tác động làm máy cắt MC cắt được nguồn cung cấp ta có đồ thị mô tả sự biến thiên của dòng điện rò qua người như hình 3 [Iagudaev B.M. và nnk, 1982; Kim Ngọc Linh, Kim Cẩm Ánh, 2009]. Trên hình 3 ký hiệu t1 là thời điểm tắt của thành phần tự do, t2 thời điểm ngắt của tiếp điểm máy cắt MC (t2=tc) và t3 là thời điểm ngắt của tiếp điểm công tắc tơ 1K. Từ đồ thị hình 3 cho thấy rằng, dòng rò qua người ngoài thành phần tự do và thành phần xác lập của dòng quá trình quá độ còn có thành phần dòng do điện áp trên cuộn dây stato của các động cơ còn quay theo quán tính gây nên. Thành phần xác lập của dòng điện rò qua người còn tiếp tục tồn tại từ thời điểm thành phần tự do của dòng quá trình quá độ tắt (thời điểm t1) cho đến thời điểm máy cắt MC cắt (thời 1371
- điểm t2). Khi cắt mạng mà có một số động cơ, dòng quá trình quá độ do sức điện động ngược của động cơ gây ra gồm hai thành phần: dòng gây bởi sức điện động ngược tắt dần của nhóm các động cơ, tồn tại từ thời điểm t2 đến thời điểm ngắt công tắc tơ của khởi động từ khi điện áp lưới giảm còn 0,5Uđm (thời điểm t3) và dòng gây bởi sức điện động ngược của động cơ nhánh con người chạm phải (từ thời điểm tiếp điểm công tắc tơ K1 hở mạch cho đến khi sức điện động của động cơ tắt hoàn toàn). iro t TnDC e tc t 0 t1 t2 t3 t4 T1 T2 T3 T4 Hình 3. Đồ thị mô tả sự biến thiên của dòng điện rò qua người Sau khi cắt mạng, nếu bỏ qua sự thay đổi về tần số góc điện áp stato động cơ, dòng điện rò chạy qua cơ thể người có qui luật tắt dần và được xác định theo biểu thức (1): t iroDC = 2Iro e TnDC sin(ωt + ψ) (1) trong đó: iroDC - dòng điện rò qua người do sức điện động ngược của động cơ; Iro - trị hiệu dụng của dòng rò xác lập chảy qua cơ thể người ở thời điểm cắt mạng (t2); TnDC - hằng số thời gian tắt dần của điện áp mạng gây bởi sức điện động ngược của nhóm các động cơ; - tần số góc của điện áp stato động cơ. Điện lượng chảy qua cơ thể người trong từng khoảng thời gian được xác định theo các biểu thức từ (2) đến (6) [Iagudaev B.M. và nnk, 1982; Kim Ngọc Linh, Kim Cẩm Ánh, 2009]: Qo=(T1+T2).lo0 (2) Tại đây: I0 - dòng một chiều đo kiểm tra điện trở cách điện cỡ 0,6 mA); 1 T1 2 Q1 T1 ∫ i rodt ≈ 0 T1 0 (3) 1 T2 2 Q2 T2 ∫ i rodt IroT2 T2 0 (4) 1 T3 2 T3 ∫ Q3 T3 i roDCdt ≈ 0,76I roT3 ≈ 0,76.I ro .0,6TnDC 0,456TnDC I ro (5) 0 1 ∞ /2 Q 4 T4 ∫ i roDC dt ≈ 0,19I ro TDC 0,475I ro / / (6) T4 0 trong đó: T30,6.TnDC là khoảng thời gian để sức điện động ngược của động cơ giảm còn 0,5Uđm; TDC - hằng số thời gian tắt dần của điện áp mạng gây bởi sức điện động ngược của một động cơ; Iro và Iro - trị / hiệu dụng của dòng rò qua người ở thời điểm trước và sau khi tiếp điểm khởi động từ 1K hở mạch được xác định theo các biểu thức (7) và (8). U 1 (7) I ro f R ro R (R 6R ro ) 1 9R 2 1 R 2 2 C 2 ro Uf 1 (8) I ro / R ro R (R / 6R ro ) / 1 9R ro 1 (R / ) 2 12 (C / ) 2 2 với: R, C và R/, C/, tương ứng là điện trở và điện dung của mạng và của riêng nhánh con người chạm 1372
- phải so với đất; Rro là điện trở của người; Uf là điện áp pha của mạng; là tần số góc của sức điện động ngược sau thời điểm 1K hở mạch. Khi C>0,25uF/pha, với sai số khoảng (5-10)%, có thể tính gần đúng Iro và Iro theo các biểu thức (9) và / (10) [Iagudaev B.M. và nnk, 1982]. 3U f C I ro (9) 1 9R ro 2 C 2 2 3U f 1C / I ro / (10) 1 9R 2 12 (C / ) 2 ro Tổng điện lượng qua người: Q Q 0 Q1 Q 2 Q 3 Q 4 ≈ I ro T2 0,456I ro TnDC 0,19I ro TDC / (11) Thay T2 (t c - t qtqd) t c Q Q 0 Q1 Q 2 Q 3 Q 4 ≈ I ro t c 0,456I ro TnDC 0,19I ro TDC / (12) Vậy trình tự tính toán kiểm tra điều kiện an toàn điện giật mạng điện mỏ điện áp dưới 1200V gồm các bước: + Tính điện dung toàn mạng theo biểu thức: n C C1l1 C2l2 ... Cn ln Ci li , F / pha (13) 1 ở đây Ci, li tương ứng là điện dung riêng và chiều dài của đoạn cáp thứ i. Điện dung riêng trung bình của cáp tra bảng 1. Bảng 1. Điện dung riêng cách điện của cáp [Pichuev A.V. và nnk, 2011] C0 ( F /km) với tiết diện cáp, mm2 Loại cáp 6 10 16 25 35 50 70 95 Cáp bọc thép đến 1kV 0,12 0,17 0,18 0,19 0,24 0,34 0,35 0,36 Cáp mềm không bọc đến 1 kV 0,17 0,18 0,19 0,2 0,23 0,24 - - Cáp mềm có màng bọc đến 1 kV 0,32 0,37 0,43 0,63 0,66 0,7 - - + Tính dòng điện rò xác lập tổng: 3U f C I ro (14) 1 9R 2 2 C 2 ro + Tính dòng rò nhánh con người chạm vào: 3U f 1C/ 3U f 1C/ I / (15) 1 9R 2 1 (C/ ) 2 1 9R 2 2 (C/ ) 2 ro 2 ro ro + Xác định hằng số thời gian tắt s.đ.đ ngược của các động cơ (hoặc tra bảng 2) TDC: TDCi L2i / R 2i , s (16) ở đây L2i, R2i - tương ứng là điện cảm và điện kháng dây quấn roto của động cơ thứ i. Bảng 2. Hằng số thời gian tắt của động cơ không đồng bộ [Pichuev A.V. và nnk, 2011] P, kW 22 30 37 45 55 75 TDC, s 0,439 0,60 0,738 0,899 1,098 1,503 P, kW 90 110 132 160 200 250 TDC, s 1,797 2,20 2,649 3,207 3,994 5,0 + Tính hằng số điện từ tương đương của nhóm động cơ TnDC: N (P ) i TnDC i 1 ,s (17) P / T N i DCi i 1 ở đây Pi - công suất định mức của động cơ thứ i; n – số lượng động cơ. 1373
- + Tính điện lượng qua người: Q I ro t c 0,456I roTnDC 0,19I roTDC / (18) ở đây tc – tổng thời gian cắt của thiết bị bảo vệ, tc=0,2s (mạng 380V và 660V); tc=0,12s (mạng 1140V) + Kiểm tra điều kiện Q Qcp 50mA.s (19) 3. Thảo luận Khi thiết kế cung cấp điện cho các mạng điện khu vực mỏ hầm lò, chúng ta có được các dữ liệu ban đầu cho phép tính toán kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn điện giật như: sơ đồ nguyên lý mạng điện khu vực, số lượng, kiểu và công suất của động cơ điện đã lắp đặt, chiều dài và tiết diện của đường cáp, loại rơle rò sử dụng. Từ các dữ liệu ban đầu trên, bằng tính toán hoặc tra cứu tài liệu về cung cấp điện mỏ, sẽ có được hằng số thời gian tắt của các động cơ và điện dung riêng của từng đoạn cáp. Do thông số điện trở cách điện R và R/ của mạng là khó xác định nên sử dụng biểu thức tính gần đúng (9) và (10). Trong thực tế hầu hết các mạng điện khu vực mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh đều có điện dung C>0,25uF/pha nên sai số chỉ số khoảng (5-10)%. Nếu thoả mãn điều kiện (35), mạng được coi là đảm bảo yêu cầu về an toàn điện giật. Trường hợp điều kiện (35) không đảm bảo cần thay đổi kết cấu mạng thiết kế hoặc áp dụng các giải pháp để hạn chế điện lượng qua người như tự động nối ngắn mạch pha người chạm phải xuống đất, bù thành phần điện dung của dòng điện rò v.v… Phương pháp chúng tôi đề xuất có thể áp dụng cho các mạng điện mỏ điện áp 380V, 660V và 1140V. Nhược điểm của phương pháp là chưa kể đến được ảnh hưởng của thiết bị bù công suất phản kháng. 3. Kết luận Tính toán kiểm tra đảm bảo điều kiện an toàn điện giật khi thiết kế các mạng điện mỏ hầm lò điện áp dưới 1200V là một việc làm cần thiết, nhằm tránh gây ra các tai nạn điện giật cho con người, nhất là trong quá trình chạy thử sau khi lắp đặt hoặc sau công việc bảo trì, sửa chữa. Phương pháp nhóm tác giả đề xuất có thể áp dụng khi tính toán thiết kế các mạng điện mỏ điện áp dưới 1200V. Tài liệu tham khảo 1. Degtiavera V.V., Xerôva V.I., Xepelinxcogo G. IU. (1988), Sổ tay lắp đặt thiết bị điện các mỏ than, “Năng lượng” Môxkva 1988, 719 trang. (bản Tiếng Nga) 2. Iagudaev B.M., Siskin N.Ph., Nadarov V.V. (1982), Bảo vệ khỏi điện giật trong công nghiệp mỏ, “Năng lượng” Môxkva 1988, 150 trang. (bản Tiếng Nga) 3. Kim Ngọc Linh, Kim Cẩm Ánh (2009), Đề phòng nguy cơ điện giật do sức điện động ngược của động cơ trong mạng điện mỏ điện áp 1140V, Tạp chí Công nghiệp mỏ số 4-2009, trang 36-38. 4. Nguyễn Anh Nghĩa (2001), Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học điện khí hoá mỏ hầm lò, Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội. 5. Pichuev A.V., Peturov V.I., Xuvorov I.Ph. (2011), Ảnh hưởng các chế độ động (quá độ) đến điều kiên an toàn khi vận hành thiết bị điện trong các xí nghiệp mỏ, Nhà xuất bản “Sách mỏ” Môxkva 2011, 328 trang. (bản Tiếng Nga) ABSTRACT Calculation and checking electric shock safety condition when designing precinct power networks in underground coal mines Kim Ngoc Linh*, Nguyen Thac Khanh, Nguyen Truong Giang, Kim Thi Cam Anh Hanoi University of Mining and Geology Currently, the calculation and checking of conditions according to electric shock safety standards have not been used when designing precinct power networks in Vietnam's underground mines. In fact, the precinct power networks in the underground coal mine often has electrical equipment such as local fans, water pumps, hoists, tippers, chain conveyors, etc., which are driven by asynchronous motors. These motors are capable of generating back electromotive force applied to the network, which increases the risk of electric shock. Especially in the stages of testing, maintenance, and repair of equipment because at 1374
- that time many motors work in under-load or no-load mode. In order to ensure safe conditions for people during installation, repair, and test operation, when designing the mine electrical network, it is necessary to add a calculation and check according to electric shock safety conditions. The methods of calculating and checking according to foreign electric shock safety standards are based on the results of experimental studies. Therefore, applying to Vietnam’s underground mines is often inappropriate because the working conditions are different. This paper proposes a general method, which can be applied to 380V, 660V, 1140V underground mine power networks and does not depend on experimental results, which are difficult to implement in Vietnam’s underground coal mine conditions. Key words: Underground mine power network; earth leakage protection; leakage current; electric charge through body; electric shock safety 1375
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công trình trên đất yếu trong điều kiện Việt Nam
238 p | 1055 | 448
-
Những yêu cầu về tính toán kết cấu trong thiết kế tháp nước
6 p | 485 | 107
-
thiết kế và chế tạo mô hình điều khiển máy trộn, chương 4
6 p | 253 | 96
-
Một số sai sót thường gặp trong tính toán thiết kế kết cấu công trình
7 p | 251 | 86
-
Móng cọc
5 p | 402 | 59
-
tính toán thiết kế công trình ( trụ sở Tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam VINACONEX ), chương 17
7 p | 251 | 54
-
thiết kế hệ thống cung cấp điện cho nhà máy chế tạo máy bơm nông nghiệp, chương 17
5 p | 391 | 37
-
thiết kế hệ thống cung cấp điện cho xưởng chế tạo máy bay, chương 17
8 p | 166 | 32
-
Kiểm tra ổn định do xoắn và uốn xoắn của cột thép tiết diện thành mỏng tạo hình nguội theo tiêu chuẩn AS/NZS 4600:1996 (Úc)
7 p | 144 | 20
-
Giáo trình phân tích tiết diện liên hợp ảnh hưởng từ biến của bê tông p9
5 p | 74 | 6
-
Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm của một số nhà hàng ăn thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp
4 p | 48 | 5
-
Ổn định tổng thể của dầm thép với dạng tiết diện chữ I hai bụng tổ hợp hàn có hai trục đối xứng
7 p | 113 | 3
-
Tính toán kết cấu giàn khoan tự nâng 400ft chịu tải trọng động đất, điều kiện động đất tại biển Nam Việt Nam
7 p | 57 | 3
-
Tính toán liên quan đến kiểm tra định tâm hệ trục theo tiêu chí tải trọng gối đỡ bằng phương pháp Jack-Up
7 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu sử dụng hợp lý mô hình tựa tĩnh hoặc động để kiểm tra bền và mỏi kết cấu khối chân đế công trình biển cố định bằng thép kiểu Jacket
6 p | 37 | 3
-
Phương pháp phổ tính toán tuổi thọ mỏi của kết cấu chân đế công trình biển cố định bằng thép chịu tải trọng sóng
11 p | 59 | 2
-
Tính toán thành bể chứa trụ đứng bằng thép theo tiêu chuẩn của Nga
4 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn