C¬ kü thuËt & Kü thuËt c¬ khÝ ®éng lùc<br />
<br />
<br />
tÝnh to¸n æn ®Þnh hÖ thanh<br />
theo ph¬ng ph¸p phÇn tö h÷u h¹n,<br />
kÕt hîp trong bµi to¸n tÝnh bÒn kÕt cÊu<br />
NGUYỄN TRANG MINH*, NGUYỄN VĂN CỐC**<br />
<br />
Tóm tắt: Khi tính toán thiết kế kết cấu hệ thanh, ngoài các yêu cầu kết cấu phải<br />
đủ bền, đủ cứng, yêu cầu về ổn định luôn được các nhà thiết kế quan tâm. Bài bào<br />
này trình bày một số kết quả nghiên cứu áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn tính<br />
toán ổn định kết hợp với tính toán bền cho kết cấu hệ thanh.<br />
<br />
Từ khóa: Ổn định, Phần tử hữu hạn, Kết cấu.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trong tính toán kết cấu, chi tiết máy, nếu chỉ kiểm tra điều kiện bền và điều kiện cứng<br />
thì chưa đủ để đánh giá khả năng làm việc của chúng. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là<br />
kết cấu hệ thanh, tuy tải trọng chưa đạt đến giá trị phá hoại về điều kiện bền nhưng kết cấu<br />
vẫn có thể không bảo toàn được hình dáng ban đầu và bị phá hoại do mất ổn định.<br />
Các nghiên cứu trước đây [3], [4], [5], [7], để tính toán ổn định cho kết cấu nói chung<br />
và hệ thanh nói riêng, có thể sử dụng các tiêu chuẩn ổn định và các phương pháp giải khác<br />
nhau tùy thuộc vào kết cấu và tải trọng. Có thể áp dụng tiêu chuẩn ổn định tĩnh, tiêu chuẩn<br />
ổn định động hoặc tiêu chuẩn năng lượng, phương pháp giải có thể là phương pháp giải<br />
tích hoặc phương pháp số.<br />
Các phương pháp nêu trên đều tìm lời giải cho thông số tới hạn ổn định của cơ hệ thực<br />
hiện tách biệt sau khi giải bài toán kiểm tra bền kết cấu. Trong những năm gần đây,<br />
phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) có nhiều ưu thế và trở nên phổ biến trong giải các<br />
bài toán kết cấu trên máy tính. Do vậy, bài báo này trình bày kết quả áp dụng phương pháp<br />
PTHH để tính toán ổn định kết hợp cùng với bài toán tính bền cho kết cấu hệ thanh.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH HỆ THANH<br />
2.1. Ổn định của thanh thẳng<br />
2.1.1. Phương trình chuyển vị của thanh chịu uốn cùng với nén hoặc kéo:<br />
Trong trường hợp tổng quát, xét thanh thẳng AB tiết diện không đổi, liên kết bất kỳ ở<br />
hai đầu, thanh chịu lực nén P, các phản lực liên kết là Ro, Mo, Ml tương ứng với chuyển vị<br />
tại đầu thanh là yo, o, l như trên hình 1.<br />
<br />
o<br />
<br />
yo z<br />
l<br />
l<br />
o<br />
o l<br />
y<br />
<br />
Hình 1. Mô hình tính ổn định của thanh thẳng.<br />
Gọi k, o và l là hệ số đàn hồi của liên kết tương ứng với các chuyển vị yo, o, l tại<br />
đầu thanh. Theo [2] và [3], trên cơ sở phương trình vi phân đường đàn hồi<br />
y '' M EI ,với 2 P EI sẽ thiết lập được phương trình biểu diễn chuyển vị và góc<br />
xoay của thanh theo hai thông số yo và o chưa biết:<br />
<br />
<br />
134 N. T. Minh, N. V. Cốc, “Tính toán ổn định hệ thanh … tính bền kết cấu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
o o y<br />
y ( z ) yo sin z 2 1 cos z 3o z sin z (1)<br />
o EI k EI<br />
o y<br />
y '( z ) o cos z sin z 2o 1 cos z (2)<br />
o EI k EI<br />
Phương trình (1) và (2) phải thỏa mãn điều kiện biên tại B (y(l)=0; y'(l)= l):<br />
o y<br />
y (l ) yo o sin l 2 1 cos l 3o l sin l 0 (3)<br />
o EI k EI<br />
o y l l <br />
y '( z ) o cos l sin z 2o 1 cos l l P yo o (4)<br />
o EI k EI k 0 <br />
Đặt v = .l , biến đổi (3) và (4) ta có hệ hai phương trình thuần:<br />
v sin v sin v 1 cos v <br />
1 3 y0 0 0<br />
k EI 0 2 EI <br />
(5)<br />
1 1 cos v sin v l <br />
<br />
l P 2 y 0 cos v 0 0<br />
k k EI 0 EI 0 <br />
2.1.2 Phương trình ổn định của thanh thẳng:<br />
Để hệ hai phương trình thuần nhất (5) tồn tại nghiệm y0 và 0 thì định thức các hệ số<br />
của nó phải bằng không. Từ đó thiết lập được phương trình ổn định tổng quát cho các<br />
thanh thẳng có liên kết bất kỳ ở hai đầu:<br />
v sin v sin v l 1 1 cos v sin v 1 cos v <br />
1 k 3 EI cos v EI l P k k 2 EI 2 EI 0 (6)<br />
0 0 0 <br />
2.2. Ổn định của hệ thanh thẳng<br />
2.2.1. Phương pháp chung nghiên cứu ổn định hệ thanh<br />
Tương tự như các bài toán tính bền kết cấu trong kỹ thuật, để nghiên cứu ổn định kết<br />
cấu hệ thanh được đơn giản hoá và có ý nghĩa thực tiễn, ta chấp nhận các giả thiết sau:<br />
- Vật liệu làm việc trong giới hạn đàn hồi, các nút của hệ xem như tuyệt đối cứng,<br />
chuyển vị của các đầu thanh quy tụ tại một nút là như nhau.<br />
- Trước và sau khi biến dạng, khoảng cách theo phương ban đầu giữa các nút của hệ<br />
không thay đổi.<br />
- Chỉ xét đến ảnh hưởng biến dạng uốn do mômen uốn và do lực dọc phát sinh trước<br />
khi hệ mất ổn định. Bỏ qua ảnh hưởng của gia số lực dọc phát sinh sau khi hệ mất ổn định.<br />
- Tải trọng tác dụng trên hệ chỉ đặt tại nút và chỉ gây ra nén hoặc kéo mà không gây ra<br />
uốn ngang trong các thanh khi hệ chưa mất ổn định.<br />
Bài toán ổn định được nghiên cứu theo các giả thiết trên thì khi bắt đầu mất ổn định, hệ<br />
ở trạng thái biến dạng rất gần với trạng thái ban đầu, các lực ngang chỉ phát sinh sau khi hệ<br />
bị mất ổn định với giá trị rất nhỏ. Để giải bài toán ổn định, trước hết ta cần xác định lực<br />
dọc trong các thanh của hệ chịu tải trọng đã cho bất kỳ, tiếp đó xác định tải trọng tới hạn<br />
hay thông số tới hạn cho hệ chịu tải trọng chỉ đặt ở nút với các giá trị lực dọc trong các<br />
thanh vừa tìm được. Tuy nhiên, lực dọc P không coi là tải trọng mà quy ước xem chúng<br />
như là một trong các tính chất đặc trưng P của hệ, khi đó giữa chuyển vị và tải trọng ngang<br />
có sự liên hệ tuyến tính. Do đó, trong tính toán ổn định của hệ thanh thẳng có thể áp dụng<br />
nguyên lý cộng tác dụng đối với các tải trọng ngang, mỗi tải trọng ngang xảy ra kèm theo<br />
yếu tố đặc trưng P của hệ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 30, 04 - 2014 135<br />
C¬ kü thuËt & Kü thuËt c¬ khÝ ®éng lùc<br />
<br />
Khi kiểm tra ổn định, cần xây dựng các ma trận độ cứng cho phần tử chịu uốn đồng<br />
thời với chịu nén. Thay cho việc giải hệ phương trình của phương pháp phần tử hữu hạn<br />
trong bài toán kiểm tra độ bền, ta cần khai triển định thức tìm giá trị riêng để xác định<br />
thông số tới hạn, từ đó suy ra lực tới hạn.<br />
2.2.2. Ma trận độ cứng phần tử thanh trong bài toán ổn định phẳng<br />
Xét PTHH là thanh lăng trụ ab có chiều dài l, các thông số về độ cứng chống uốn EIz<br />
và chống nén (hoặc kéo) EA không đổi, thanh chịu lực nén P, có các thành phần chuyển vị<br />
nút và chuyển vị nút được qui ước trong hệ tọa độ như trên hình 2.<br />
y<br />
P a E, A, Iz : const b P<br />
x<br />
z l<br />
R5<br />
R2 R4<br />
R1 q3 q6<br />
R6 q5<br />
q1 R3<br />
q2 q4<br />
<br />
Hình 2. Phần tử thanh ở trạng thái biến dạng.<br />
Từ biểu thức (2) và hệ phương trình (5) về quan hệ giữa chuyển vị và phản lực liên kết<br />
của thanh thẳng chịu chuyển vị cưỡng bức, áp dụng định luật Hooke, theo [2] và [3] ta có<br />
biểu thức biểu diễn quan hệ giữa lực nút và chuyển vị nút phần tử:<br />
R1 R4 P EA q1 q4 <br />
l<br />
R2 R5 EI<br />
12 q 6 q 12 q 6 q<br />
l l2 1 2 l 2 3 l2 1 5 l 2 6 (7)<br />
<br />
R3 EI 6 2q2 4 3q3 6 2q5 2 4q6<br />
l l l <br />
<br />
R6 EI 6 2q2 2 4q3 6 2q5 4 3q6<br />
l l l <br />
2<br />
3<br />
v sin v v 1 cos v vsin v v cos v vv sin v<br />
trong đó, 1 ; 2 ; 3 ; 4 (8)<br />
12 n 6 n 4 n 2 n<br />
P<br />
n 2 2cos v v sin v ; v .l l.<br />
EI<br />
Từ mối liên hệ giữa lực nút và chuyển vị nút (7), ta xây dựng được ma trận độ cứng của<br />
phần tử thanh trong hệ tọa độ địa phương như công thức (9).<br />
Ma trận độ cứng [K]i tính theo (9) được xây dựng trên cơ sở P là lực nén. Khi phần tử<br />
thanh chịu lực kéo P, ma trận độ cứng vẫn có cấu trúc như (9) nhưng các hàm i tương<br />
ứng thay đổi như công thức (10).<br />
A 0 0 <br />
A<br />
0 0 <br />
I I <br />
12 6 12 6 <br />
0 1 0 2 1 <br />
l2 l 2 l l 2 <br />
<br />
6 6<br />
EI 0 4 3 0 2 2 4 <br />
K i l l 2 l (9)<br />
A 0 0<br />
A<br />
0 0 <br />
I I <br />
12 6 12 6 <br />
0 2 1 2 0 1 2 <br />
l l l2 l<br />
<br />
0 6 6<br />
2 4 0 2 4 3 <br />
l 2 l <br />
<br />
<br />
<br />
136 N. T. Minh, N. V. Cốc, “Tính toán ổn định hệ thanh … tính bền kết cấu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
v3 sh v v 2 1 ch v v v ch v sh v v sh v v <br />
1 ; 2 ; 3 ; 4 (10)<br />
12 k 6 k 4 k 2 k<br />
P<br />
k 2 2ch v v sh v ; v .l l<br />
EI<br />
Khi P = 0 các hàm i nhận giá trị bằng 1. Về mặt toán học, ta có thể khai triển các hàm<br />
sinv, cosv, shv, chv thành các chuỗi nguyên có dạng như sau:<br />
v 3 v5 v 7 v 2 n 1<br />
sin v v (1) n ;<br />
3! 5! 7! (2n 1)!<br />
v2 v4 v6 v2n<br />
cos v 1 (1) n (11)<br />
2! 4! 6! (2n)!<br />
v3 v5 v 7 v 2 n 1 v2 v4 v6 v2n<br />
<br />
sh v v ; ch v 1 <br />
3! 5! 7! (2n 1)! 2! 4! 6! (2n)!<br />
Một cách gần đúng, có thể bỏ qua các vô cùng bé bậc cao trong các chuỗi nguyên (11).<br />
Nếu chỉ giữ lại 3 số hạng đầu tiên trong mỗi chuỗi (11), rồi thay vào (8) và (10), rút gọn<br />
phân thức ta sẽ nhận được các hàm i dạng rút gọn:<br />
v2 v2 v2 v2<br />
1 1 ; 2 1 ; 3 1 ; 4 1 (12)<br />
10 60 30 60<br />
Thay (12) vào (9), ta có ma trận độ cứng của phần tử được biểu diễn dưới dạng tổng<br />
của hai ma trận: K i K 0 i K P i (13)<br />
trong đó, [Ko]i là ma trận độ cứng của phân tử thanh đàn hồi tuyến tính thông thường, [Kp]i<br />
là ma trận độ cứng của phần tử thanh xét đến ảnh hưởng của lực P tới độ cứng chống uốn<br />
của phần tử:<br />
A 0 0 <br />
A<br />
0 0 0 0 0 0 0 0 <br />
I I <br />
12 6 12 6 6 1 6 l <br />
0 0 0 0 <br />
l 5 10 5 10<br />
l2 l l2 2 2<br />
<br />
6 6 0 1 2l 1 l <br />
0 <br />
EI 0 4 0 2 P<br />
K0 i l l ; K P i 10 15 10 30 <br />
(14)<br />
l A 0 0<br />
A<br />
0 0 l 0 0 0 0 0 0<br />
<br />
I I 6 1 6 1<br />
12 6 12 6 0 0 <br />
0 2 0 5 10 5 10 <br />
l l l2 l 2<br />
6 6 l l l 2 l2 <br />
0 2 0 4 0 10 30 0 10 15 <br />
l l <br />
<br />
<br />
2.2.3. Ma trận độ cứng phần tử thanh trong bài toán ổn định không gian<br />
Nghiên cứu ổn định của hệ thanh trong không gian, ma trận độ cứng được xây dựng<br />
tương tự như bài toán phẳng, nhưng trong đó được tổ hợp từ các nguyên nhân tác dụng<br />
độc lập (như hình 3) gồm:<br />
- Uốn ngang trong mặt phẳng xOy, ứng với các thành phần chuyển vị q2, q6, q8, q12;<br />
- Uốn ngang trong mặt phẳng xOz, ứng với các thành phần chuyển vị q3, q5, q9, q11;<br />
- Xoắn thuần túy quanh trục x tương ứng với các thành phần chuyển vị q4, q10;<br />
- Lực nén hoặc kéo P chỉ có ảnh hưởng đến biến dạng uốn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 30, 04 - 2014 137<br />
C¬ kü thuËt & Kü thuËt c¬ khÝ ®éng lùc<br />
<br />
y<br />
<br />
a) a E, G, A, Iy, Iz, Ixo¾n : const b x<br />
P<br />
P<br />
z l<br />
<br />
y<br />
q2 q8<br />
q4 q6 q q<br />
b) q1 a b x<br />
q7<br />
z q3 q5 q9 q<br />
y<br />
Hình 3. Phần tử thanh lăng trụ trong không gian.<br />
Trong hệ tọa độ địa phương, vectơ chuyển vị nút {q}i và vectơ nội lực nút {R}i của<br />
phần tử (19) có liên hệ theo phương trình cơ bản của phương pháp PTHH.<br />
T<br />
qi q1 q2 q3 q4 q5 q6 q7 q8 q9 q10 q11 q12 i<br />
T<br />
(15)<br />
Ri R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7 R8 R9 R10 R11 R12 i<br />
Ma trận độ cứng phần tử [K]i về mặt hình thức cũng được mô tả dưới dạng tổng của hai<br />
ma trận K i K o i K P i như (13).<br />
2.2.4 Phương trình ổn định của hệ thanh<br />
Với các giả thiết đã nêu, lực P được quy ước xem như là một trong các tính chất đặc<br />
trưng của hệ mà không được xem là tải trọng nên ma trận lực đặt tại nút [R*] = [0]. Do đó,<br />
phương trình cơ bản theo phương pháp PTHH của hệ có thể viết:<br />
<br />
K * q* K 0* K P* q* 0 (16)<br />
Theo tiêu chí cân bằng ổn định dưới dạng tĩnh học, hệ sẽ mất ổn định khi tồn tại trạng<br />
thái lệch khỏi trạng thái ban đầu, tức là [q*] [0]. Do đó, hệ sẽ mất ổn định khi định thức<br />
của ma trận độ cứng bằng 0.<br />
K * K 0* K P* 0 (17)<br />
*<br />
Trong (17) ma trận [K*P] được thiết lập tương ứng với các lực P. Nếu gọi K P là ma<br />
trận tương ứng được thiết lập theo lực P0 chọn bất kỳ hoặc P0= 1 và đặt P= P0 thì trong<br />
trường hợp biến dạng nhỏ ta có thể viết: K P* K P* . Khi đó điều kiện (17) có dạng:<br />
K * K 0* K P* 0 . (18)<br />
Phương trình (18) là phương trình ổn định của hệ. là trị riêng, giữ vai trò là thông số<br />
cần tìm.<br />
Giải phương trình ổn định (18) để tìm giá trị nhỏ nhất của gọi là thông số tới hạn th.<br />
Bài toán trị riêng (18) có thể được giải lặp theo các bước như sau:<br />
* Lập: K * K 0* K P*<br />
* Gán cho giá trị ban đầu 0, tính K * K 0* 0 K P* . Nếu K * 0 hệ vẫn ổn định.<br />
* Tiếp tục gán cho giá trị i+1= i+ , tính K * K 0* i 1 K P* .<br />
Nếu K * 0 , hệ vẫn ổn định, tiếp tục tăng giá trị .<br />
Nếu K * 0 , hệ mất ổn định, chứng tỏ i+1> th.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
138 N. T. Minh, N. V. Cốc, “Tính toán ổn định hệ thanh … tính bền kết cấu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
* Áp dụng phép nội suy tuyến tính, gán cho giá trị j 1 j . Kiểm tra giá trị của<br />
k<br />
K * theo điều kiện K * sẽ xác định được Pth.<br />
Các bước tính lặp để giải phương trình ổn định theo phương pháp nêu trên được thể hiện<br />
qua sơ đồ thuật toán trên hình 5.<br />
2.3. Kết hợp tính toán ổn định trong bài toán tính bền kết cấu hệ thanh<br />
Trong thực tế kỹ thuật, việc tính toán kiểm tra ổn định cho kết cấu chỉ có ý nghĩa khi<br />
trước hết kết cấu đó phải đủ bền. Trên cơ sở các bước cơ bản của phương pháp PTHH tính<br />
toán bền kết cấu đã nêu trong các tài liệu [1], [2], ta có thể kết hợp đồng thời hai nội dung<br />
tính toán bền và tính toán ổn định cho kết cấu hệ thanh theo các bước như sơ đồ thuật toán<br />
trên hình 4.<br />
<br />
K i K 0 i K P i K i K 0 i K P i<br />
<br />
<br />
K 0 i K g K 0 g K P g<br />
<br />
T<br />
K 0 i T i K 0 i T i K K 0 K P K * K 0* K P* <br />
<br />
<br />
<br />
R ' K 0 g q ' K * K 0* K P* 0<br />
<br />
<br />
<br />
T<br />
K0 H K0 g H R K 0 q K * K 0* 0 K P*<br />
<br />
i 1 i <br />
* *<br />
R K q * K* 0<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
K * K 0* j K P*<br />
<br />
j 1 j k<br />
K* <br />
<br />
<br />
th <br />
Pth th P<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Kết hợp tính toán ổn định và tính toán bền cho kết cấu hệ thanh.<br />
Chương trình tính toán theo thuật toán trên được tác giả viết bằng ngôn ngữ lập trình<br />
Digital Visual Fortran 6.0. Tính chính xác và độ tin cậy của chương trình được so sánh đối<br />
chứng thông qua một số ví dụ trong [5]. Kết quả sai khác so với lời giải giải tích không<br />
vượt quá 0,5%.<br />
3. VÍ DỤ TÍNH TOÁN<br />
3.1. Tính toán ổn định hệ thanh dạng khung phẳng<br />
Xác định lực tới hạn theo điều kiện ổn định và điều kiện bền cho hệ khung đối xứng<br />
chịu tải trọng đối xứng cho trên hình 5. Số liệu kết cấu: l= 8m; h= 4m; k=2; tiết diện cột:<br />
ống 180, t= 4,726mm, A= 2602 mm2, I= 10-5m4, EI= 2000 kN.m2; tiết diện dầm: ống<br />
180, t= 10,04mm, A= 5541mm2, I= 2.10-5m4, EI= 4000kN.m2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 30, 04 - 2014 139<br />
C¬ kü thuËt & Kü thuËt c¬ khÝ ®éng lùc<br />
<br />
P P<br />
<br />
<br />
k.EI<br />
<br />
<br />
<br />
EI EI h<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
l<br />
<br />
Hình 5. Mô hình khung phẳng đối xứng.<br />
Rời rạc hoá kết cấu, hệ bao gồm 3 phần tử thanh. Chọn trước giá trị ban đầu 0= 1; các<br />
tham số điều khiển k= 10, =10-3. Kết quả tính toán của tác giả theo phương pháp PTHH<br />
được so sánh với lời giải giải tích theo phương pháp chuyển vị [7] được cho trên bảng 1.<br />
Bảng 1. Kết quả tính lực tới hạn hệ khung phẳng.<br />
Lực tới hạn ổn định Pth (kN) Lực tới hạn bền<br />
PP giải tích PP PTHH Sai số Pth.bền (kN)<br />
922,25 922,04 0,02% 254,07<br />
Nhận xét: với kết cấu đơn giản dạng khung phẳng đối xứng, kết quả tính toán ổn định<br />
theo phương pháp PTHH có sai số rất nhỏ với kết quả giải tích. Kết cấu đã cho đảm bảo ổn<br />
định cho tới khi bị phá hủy theo điều kiện bền<br />
3.2. Tính toán ổn định hệ thanh dạng khung phẳng có liên kết phức tạp<br />
Xác định lực tới hạn cho hệ khung phẳng có thanh giằng chéo cho trên hình 6.<br />
P 0,8P 0,5P<br />
A D<br />
EI EI EI<br />
<br />
<br />
<br />
EI EI EI EI h<br />
<br />
E1 A1<br />
C B<br />
<br />
l l l<br />
<br />
Hình 6. Mô hình khung phẳng có thanh giằng chéo.<br />
Số liệu kết cấu: l= h= 4m; tiết diện khung: ống 180, t= 4,726mm, A= 2602mm2, I=<br />
40 EI<br />
10-5m4, EI= 2000kN.m2; tiết diện thanh giằng chéo AB, CD: E1 A1 . Rời rạc hoá<br />
2 h2<br />
kết cấu, hệ bao gồm 9 phần tử thanh. Chọn trước giá trị ban đầu 0= 1; các tham số điều<br />
khiển k= 10, =10-3. Kết quả tính toán của tác giả theo phương pháp PTHH được so sánh<br />
với lời giải giải tích theo phương pháp chuyển vị [7] được cho trên bảng 2.<br />
Bảng 2. Kết quả tính lực tới hạn hệ khung có liên kết phức tạp.<br />
Lực tới hạn ổn định Pth (kN) Lực tới hạn bền<br />
PP giải tích PP PTHH Sai số Pth.bền (kN)<br />
2152,50 2141,59 0,49% 265,55<br />
<br />
Nhận xét: với kết cấu khung phẳng có các thanh liên kết phụ, kết quả tính toán ổn định<br />
theo phương pháp PTHH có sai số nhỏ (0,5%) so với kết quả giải tích. Kết cấu đã cho<br />
đảm bảo ổn định cho tới khi bị phá hủy theo điều kiện bền.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
140 N. T. Minh, N. V. Cốc, “Tính toán ổn định hệ thanh … tính bền kết cấu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3.3. Tính toán ổn định và tính toán bền cho khung pano cầu giàn thép<br />
Cầu giàn thép dạng lắp ghép có mặt cắt ngang hở nên khả năng ổn định của kết cấu hệ<br />
thanh kém hơn các cầu thép loại khác. Việc chọn sơ đồ bố trí của giàn chủ theo tiêu chí ổn<br />
định luôn được xem xét đồng thời với tính toán bền kết cấu.<br />
Tiến hành khảo sát khả năng ổn định đồng thời với tính toán bền của cầu theo bốn dạng<br />
sơ đồ giàn chủ thường gặp trong thực tế như trên hình 7.<br />
<br />
h<br />
P P<br />
<br />
lo A B C<br />
l B<br />
a,<br />
<br />
h<br />
P P<br />
<br />
lo A B C<br />
l B<br />
b,<br />
<br />
h<br />
P P<br />
<br />
lo A B C<br />
l B<br />
c,<br />
<br />
h<br />
P P<br />
<br />
lo A B C<br />
l B<br />
d,<br />
Hình 7. Các sơ đồ bố trí hệ thanh trong giàn chủ cầu giàn thép.<br />
Các mô hình tính toán trên đều là cầu giàn thép một hàng panô. Các khung panô có các<br />
loại tiết diện thanh như nhau, mỗi panô có chiều dài l0 nối ghép với nhau bởi các liên kết<br />
chốt. Tải trọng tác dụng lên cầu được bố trí giống nhau, là tải trọng tập trung đặt tại 6 điểm<br />
trên 3 dầm ngang tại các mặt cắt đi qua ba điểm A, B, C. Để đánh giá đối chứng, ta tính<br />
thêm trường hợp bài toán phẳng, mô hình kết cấu tương tự nhưng chỉ có một giàn chủ. Các<br />
kết quả tính toán lực tới hạn được thể hiện trong bảng 3.<br />
Bảng 3. Kết quả tính toán ổn định và tính toán kiểm tra bền cầu giàn thép.<br />
Lực tới hạn theo điều kiện ổn định Pth (Tấn) Lực tới hạn theo điều kiện bền Pth.bền<br />
Sơ đồ (Tấn)<br />
Hệ giàn phẳng Giàn không gian Hệ giàn phẳng Giàn không gian<br />
a 30,00 29,43 30,81 61,61<br />
b 115,62 46,92 24,13 48,26<br />
c 129,24 47,15 32, 76 65,58<br />
d 363,00 49,95 33,19 66,39<br />
- Với cùng dạng sơ đồ giàn chủ, tải trọng tới hạn theo điều kiện bền của giàn phẳng (1<br />
giàn chủ) và giàn không gian (2 giàn chủ) là tương đương nhau. Tuy nhiên, tải trọng tới<br />
hạn của cầu giàn thép trong mô hình hệ thanh không gian nhỏ hơn rất nhiều so với trong<br />
mô hình bài toán phẳng. Do vậy, việc tính toán ổn định của cầu nhất thiết phải thực hiện<br />
trong mô hình không gian.<br />
- Nếu sử dụng các loại tiết diện như nhau, sơ đồ khung panô dạng giàn hoa như hình<br />
8d có khả năng ổn định và khả năng bền cao hơn so với các dạng sơ đồ khác. Đây là dạng<br />
sơ đồ cần quan tâm lựa chọn để thiết kế và chế tạo cầu giàn thép.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 30, 04 - 2014 141<br />
C¬ kü thuËt & Kü thuËt c¬ khÝ ®éng lùc<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trên cơ sở phương pháp PTHH và phương pháp chuyển vị tính toán ổn định hệ thanh,<br />
bằng các phép biến đổi toán học có thể xây dựng được ma trận độ cứng của phần tử thanh<br />
có xét đến ảnh hưởng của lực kéo – nén đến độ cứng chống uốn của phần tử. Từ đó xây<br />
dựng phương trình ổn định của kết cấu hệ thanh theo phương pháp PTHH. Sử dụng thuật<br />
toán giải lặp theo phương pháp nội suy tuyến tính để giải phương trình ổn định cho phép tìm<br />
được thông số tới hạn và tải trọng tới hạn của kết cấu hệ thanh không gian kết hợp trong<br />
bài toán bền kết cấu.<br />
Sử dụng chương trình tính toán ổn định hệ thanh không gian kết hợp với bài toán bền<br />
theo phương pháp PTHH giúp cho người thiết kế có khả năng tính toán ổn định theo nhiều<br />
phương án thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, bài báo này sử dụng tiêu chuẩn ổn định tĩnh nên<br />
chương trình chỉ thích hợp cho hệ thanh chịu tải trọng tĩnh. Với các dạng tải trọng khác<br />
cần phải dùng tiêu chuẩn ổn định khác, nhưng thuật toán đã nêu trong bài báo này có thể<br />
áp dụng được.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Quốc Bảo, Trần Nhất Dũng, Phương pháp phần tử hữu hạn, lý thuyết và lập<br />
trình, NXB Khoa học và kỹ thuật (2003).<br />
[2]. Võ Như Cầu, Tính kết cấu theo phương pháp phần tử hữu hạn, NXB Xây dựng<br />
(2005).<br />
[3]. Hoàng Xuân Lượng, Trần Minh, Sức bền vật liệu, Học viện Kỹ thuật quân sự (1998).<br />
[4]. Nguyễn Trang Minh, Tính toán ổn định kết cấu hệ thanh trong thiết kế, chế tạo cầu<br />
giàn thép quân sự sử dụng ở vùng biển đảo Việt Nam, Tuyển tập Công trình khoa học<br />
Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ 9, NXB Đại học Bách khoa Hà Nội (2012), Tập 2,<br />
tr. 723-732.<br />
[5]. Lê Đình Tâm, Cầu Thép. NXB Giao thông vận tải (2006).<br />
[6]. Lều Thọ Trình, Cơ học kết cấu, NXB Khoa học và kỹ thuật (2000).<br />
[7]. Lều Thọ Trình, Đỗ Văn Bình, Ổn định công trình, NXB Khoa học và kỹ thuật<br />
(2002).<br />
[8]. Steven C. Chapra, Raymond P. Canale, Numberical Methods of Engineers. Mc Graw-<br />
Hill (2002).<br />
[9]. K. J. Bathe, Finite Element Procedures. Prentice Hall International, Inc, (1996).<br />
abstract<br />
CALCULATING STABILITY AND STRENGTH TOGETHER FOR BEAMS<br />
STRUCTURE BY APPLYING THE FINITE ELEMENT METHOD<br />
<br />
When designing and calculating beams structure, in addition to the<br />
requirements of the texture that are strong and hard enough, designers are always<br />
interested in stability requirements. This paper presents some research results in<br />
applying the finite element method to calculate the stability and strength in sync for<br />
beams structure.<br />
Keywords: FEM, Calculating stability, Beams structure.<br />
Nhận bài ngày 05 tháng 01 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 17 tháng 02 năm 2014<br />
Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 03 năm 2014<br />
Địa chỉ: * Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
** Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
<br />
<br />
<br />
142 N. T. Minh, N. V. Cốc, “Tính toán ổn định hệ thanh … tính bền kết cấu.”<br />