Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LO ÂU<br />
TRÊN NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG ĐẾN KHÁM VÔ SINH<br />
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG<br />
Nguyễn Thị Như Ngọc*, Nguyễn Thanh Hiệp**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Vô sinh được biết đến như là một nguyên nhân gây căng thẳng nghiêm trọng mà các cặp<br />
vợ chồng đang phải gánh chịu. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tình trạng rối loạn tâm lý ở những<br />
cặp vợ chồng vô sinh, tuy nhiên vấn đề này vẫn ít được quan tâm ở nước ta. Chúng tôi thực hiện nghiên<br />
cứu này nhằm tìm ra tỷ lệ lo âu ở những cặp vợ chồng vô sinh, đồng thời khảo sát những ảnh hưởng của lo<br />
âu trên mối quan hệ vợ chồng và cách thức họ đương đầu với vấn đề nầy.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 136 cặp vợ chồng vô sinh lần đầu tiên đến khám<br />
tại khoa Hiếm Muộn bệnh viện phụ sản Hùng Vương từ 01/10/2009 đến 29/04/2010.<br />
Kết quả: Tỷ lệ lo âu được tìm thấy 3,7% ở nhóm người chồng và 9,6% ở nhóm người vợ, trong đó<br />
2,2% đều có lo âu cả hai vợ chồng.<br />
Ở người vợ có mối tương quan giữa tình trạng lo âu và sự kiểm soát – áp chế từ người chồng, nhưng<br />
chúng tôi không tìm thấy mối tương quan giữa lo âu ở người chồng với sự kiểm soát – áp chế hay được sự<br />
quan tâm – chăm sóc từ người vợ.<br />
Trong bốn hình thức đương đầu với vô sinh, nhóm người vợ sử dụng hình thức “đương đầu chủ<br />
động” nhiều hơn ở người chồng. Riêng ở người vợ, nhóm có lo âu sử dụng hình thức “Tránh né chủ<br />
động” nhiều hơn nhóm không lo âu, ngoài ra không có sự khác biệt nào giữa hai nhóm về các hình thức<br />
đương đầu còn lại. Ở người chồng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa lo âu với viêc sử dụng 4 hình thức<br />
đương đầu.<br />
Kết luận: Tình trạng lo âu chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ và có liên quan đến một số yếu tố có thể làm nặng<br />
thêm tình trạng này như: điều kiện kinh tế, thời gian vô sinh, sự kiểm soát – áp chế của người chồng đối<br />
với người vợ. Do đó việc nhận biết các yếu tố này sẽ giúp làm giảm tình trạng lo âu ở các cặp vợ chồng vô<br />
sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị.<br />
Từ khóa: Vô sinh, rối loạn tâm lý.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PSCHYCHOLOGICAL DISORDERS IN INFERTILE COUPLES COME TO THE INFERTILITY CLINIC<br />
OF HUNG VUONG HOSPITAL<br />
Nguyen Thi Nhu Ngoc, Nguyen Thanh Hiep<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 219 - 223<br />
Background: Childlessness is known as a potential cause of stress that many couples are currently<br />
suffering. Many studies about pschychological disorders were undertaken in infertile couples in several<br />
countries, but little is known in Viet Nam. This study aims to determine the prevalance of anxiety as well<br />
as its impacts on marital relationships and how to cope with infertility in childless couples.<br />
Patients and Method: A cross – sectional survey on 136 infetile couples first come to the infertility<br />
clinic of Hung Vuong hospital was done from 01/10/2009 to 29/04/2010.<br />
* ThS. BS. Giảng viên Bộ môn Dịch Tễ Học Lâm Sàng, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch; ** TS. BS. Phó Trưởng<br />
Phòng Nghiên Cứu Khoa Học và Hợp Tác Quốc Tế - Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch - ĐT: 0902652435<br />
Tác Nghị<br />
giả liên KH<br />
lạc: ThS.BS.<br />
Nguyễn<br />
Như Ngọc<br />
219<br />
Hội<br />
KT Đại<br />
Học YThị<br />
Phạm<br />
Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Results: Prevalence of anxiety was 3.7% in male, 9.6% in female, in which only three couples (2.2%)<br />
both have anxiety in both.<br />
In wives, there was significant relationship between anxiety and control manner from their husbands<br />
(p =0.019) but we did not find out any similar concern in husbands.<br />
Among four ways of coping, active-confronting was used more frequently in female than in male (p =<br />
0.000). Specially in women, there was significant diferrence in using active-avoidance pattern between<br />
anxiety group and non anxiety group (p = 0.000).<br />
Conclusions: In general, anxiety disorder was high in women and related to some factors such as:<br />
economic condition, infertility duration, and control manner from their husbands, which might raise the<br />
level of this state. Therefore, the indentification of these one would help to reduce psychological disorders in<br />
infertile couples as well as contribute to increase the outcome of their treatment.<br />
Key words: infertility, pschychological disorders.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay việc tìm hiểu tâm lý của những<br />
người bị vô sinh (đặc biệt là người phụ nữ)<br />
ngày càng được quan tâm ở nhiều nươc trên<br />
thế giới. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng<br />
mức độ trầm cảm ở những phụ nữ vô sinh<br />
thường cao, mức độ lo âu và trầm cảm ở họ<br />
tương đương với những phụ nữ bị ung thư<br />
hay có bệnh lý tim mạch(7). Tuy nhiên, ở nước<br />
ta, hiện nay việc tìm hiểu tâm lý bệnh nhân vô<br />
sinh trước và trong khi điều trị dường như<br />
vẫn chưa được chú ý nhiều, và cũng ít có<br />
nghiên cứu nào thống kê về tỷ lệ những cặp<br />
vợ chồng vô sinh có vấn đề về tâm lý. Nghiên<br />
cứu này nhằm tìm ra tỷ lệ có rối loạn tâm lý ở<br />
những cặp vợ chồng vô sinh, đồng thời khảo<br />
sát những ảnh hưởng của tình trạng này trên<br />
mối quan hệ vợ chồng và cách thức họ đương<br />
đầu với vấn đề vô sinh.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
–<br />
<br />
PHƯƠNG<br />
<br />
PHÁP<br />
<br />
Mức độ quan tâm, chăm sóc và sự kiểm<br />
soát, áp chế trong mối quan hệ vợ chồng: dựa<br />
vào Thang điểm Intimate Bond Measure<br />
(IBM) đánh giá mối quan hệ vợ chồng(8).<br />
Biến số nghiên cứu được thu thập qua<br />
phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn<br />
sẳn gồm 88 câu chia làm 5 phần:<br />
<br />
<br />
Phần 1: Thông tin chung (13 câu).<br />
<br />
<br />
<br />
Phần 2: Đánh giá sức khoẻ tinh thần<br />
chung (12 câu).<br />
<br />
<br />
<br />
Phần 3: Đánh giá lo âu (20 câu).<br />
<br />
<br />
<br />
Phần 4: Đánh giá mối quan hệ vợ chồng<br />
(24 câu).<br />
<br />
<br />
<br />
Phần 5: Đánh gía cách thức đương đầu<br />
với vấn đề vô sinh (19 câu).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên<br />
những cặp vợ chồng vô sinh khám lần đầu<br />
tiên tại khoa Hiếm Muộn Bệnh viện phụ sản<br />
Hùng Vương từ 01/10/2009 đến 29/04/2010.<br />
Cở mẫu 136 cặp vợ chồng được xác định<br />
dựa vào công thức xác định một tỷ lệ với p =<br />
14,8% (tỷ lệ bị lo âu ở người vợ trong số<br />
những cặp vợ chồng điều trị vô sinh ở Thụy<br />
Điển theo nghiên cứu của H.Volgten và cộng<br />
sự từ năm 2005 - 2007)(9).<br />
<br />
220<br />
<br />
Tình trạng lo âu: được đánh giá dựa trên<br />
Thang điểm Zung tự đánh giá lo âu.<br />
<br />
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu : 136<br />
cặp vợ chồng<br />
- Tuổi: tuổi trung bình của người chồng là<br />
33,07 ± 5,51 trong đó tập trung nhiều nhất ở<br />
lớp tuổi 30-34 tuổi (37,5%). Ở người vợ, độ<br />
tuổi trung bình trẻ hơn so với người chồng<br />
(30,29±5,16) và 41,9% trong độ tuổi 25-29.<br />
- Trình độ học vấn: phân bố tương tự<br />
nhau trong nhóm người chồng và người vợ,<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
và hơn 50% các cặp vợ chồng có trình độ từ<br />
cấp III trở lên, trong đó tỷ lệ học trên cấp III<br />
chiếm nhiều nhất (31,6% - 33,1%).<br />
- Nghề nghiệp: không có đối tượng thất<br />
nghiệp trong dân số nghiên cứu. Chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất ở cả 2 nhóm vợ và chồng là công<br />
nhân – viên chức (48,5% -52%), kế đến là<br />
nhóm lao động tự do (bao gồm: thợ may, thợ<br />
hồ, thợ làm tóc, buôn bán…). Nhóm tự kinh<br />
doanh (gồm kinh doanh mỹ phẩm, vật liệu<br />
xây dựng…) chiếm tỷ lệ tương đương ở nhóm<br />
vợ và chồng (8-11,8%).<br />
- Kinh tế gia đình: gần 90% các cặp vợ<br />
chồng có tình trạng kinh tế gia đình vừa đủ<br />
sống, trong khi đó những cặp vợ chồng có<br />
mức sống khá giả và khó khăn chiếm một tỷ<br />
lệ nhỏ ngang nhau (5,1%).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÂM LÝ:<br />
Các áp lực gia đình phải gánh khi vô sinh, các<br />
vấn đề khác đang lo lắng ngoài vô sinh<br />
CHỒNG<br />
YẾU TỐ KHẢO SÁT Tần số<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
VỢ<br />
Tần số<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Các áp lực gia đình phải gánh khi vô sinh<br />
Không<br />
<br />
120<br />
<br />
88,2<br />
<br />
111<br />
<br />
81,6<br />
<br />
Có<br />
<br />
16<br />
<br />
11,8<br />
<br />
25<br />
<br />
18,4<br />
<br />
Đang lo lắng về các vấn đề khác ngoài vấn đề vô sinh:<br />
Không<br />
<br />
109<br />
<br />
80,1<br />
<br />
109<br />
<br />
80,1<br />
<br />
Có<br />
<br />
27<br />
<br />
19,9<br />
<br />
27<br />
<br />
19,9<br />
<br />
Vấn đề lo lắng của các cặp vợ chồng khi đến<br />
khám và điều trị tại BV phụ sản Hùng Vương<br />
<br />
- Nơi cư trú: đối tượng nghiên cứu đến từ<br />
22 quận, huyện trong thành phố Hồ Chí<br />
Minh, trong đó cư trú nhiều nhất tại quận 11<br />
và huyện Hóc Môn (cùng chiếm tỷ lệ 10,3%).<br />
- Tôn giáo: ở người chồng và người vợ<br />
tương tự nhau: nhóm không theo tôn giáo<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 70%.<br />
Đặc điểm về tiền căn sản khoa của các cặp vợ<br />
chồng:<br />
<br />
- Tình trạng lo âu chiếm tỷ lệ không cao<br />
trong trong nhóm đối tượng lần đầu đến<br />
khám vô sinh tại BV phụ sản Hùng Vương,<br />
trong đó tỷ lệ lo âu ở người vợ (9,6%) cao gần<br />
gấp ba lần so với người chồng (3,7%).<br />
Khảo sát các mối tương quan:<br />
- Khảo sát các mối tương quan giữa lo âu<br />
với các đặc điểm về trình độ học vấn, điều<br />
kiện kinh tế gia đình, áp lực gia đình và tiền<br />
căn khám vô sinh thì có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê về tình trạng lo âu giữa nhóm<br />
<br />
Đặc điểm về tiền sử khám hiếm muộn trước đây:<br />
<br />
có kinh tế gia đình khó khăn và nhóm đủ<br />
sống trở lên (p = 0,002).<br />
- Thời gian vô sinh trung bình ở nhóm có<br />
lo âu cao hơn nhóm không lo âu, sự khc biệt<br />
ny cĩ ý nghĩa thống k (p = 0,021).<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
221<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
- Mối tương quan giữa lo âu và mối quan<br />
hệ vợ chồng:<br />
Mối quan<br />
hệ vợ<br />
chồng<br />
<br />
Lo âu<br />
<br />
Quan tâm - Không<br />
Có<br />
Chăm sóc<br />
Kiểm soát - Không<br />
Có<br />
Ap chế<br />
<br />
Vợ<br />
Điểm<br />
trung<br />
p<br />
bình<br />
29,35 0,105<br />
25,38<br />
13,46 0,019<br />
18,08<br />
<br />
Chồng<br />
Điểm<br />
trung<br />
p<br />
bình<br />
29,74<br />
0,309<br />
32,20<br />
16,95 0,065<br />
22,40<br />
<br />
Mối tương quan giữa các hình thức đương đầu<br />
với vô sinh ở người vợ và người chồng<br />
<br />
Vợ<br />
Chồng<br />
Vợ<br />
Chồng<br />
Đương đầu Vợ<br />
Chồng<br />
chủ động<br />
<br />
Điểm<br />
trung<br />
bình<br />
3,02<br />
2,60<br />
4,88<br />
4,37<br />
11,72<br />
9,08<br />
<br />
Đương đầu Vợ<br />
có ý nghĩa Chồng<br />
<br />
9,89<br />
9,10<br />
<br />
Hình thức<br />
Nhóm<br />
đương đầu<br />
Tránh né<br />
chủ động<br />
Tránh né bị<br />
động<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
2,463<br />
2,563<br />
2,517<br />
2,570<br />
4,510<br />
4,676<br />
3,187<br />
3,396<br />
<br />
t<br />
<br />
p<br />
<br />
1,399 0,163<br />
1,644 0,101<br />
4,739 0,000<br />
1,970 0,050<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
42,6% người chồng và 62,5% người vợ<br />
không thoải mái về mặt tinh thần. Riêng với<br />
tình trạng lo âu, 3,7% người chồng (5/136) và<br />
9,6% người vợ (13/136) có lo âu. Kết quả này<br />
phù hợp với nghiên cứu của Brennan<br />
D.Peterson(6),<br />
của<br />
Beutel(10)<br />
và<br />
của<br />
(12)<br />
T.Wischmann . Điều này có thể được giải<br />
thích bởi những áp lực mà người phụ nữ phải<br />
gánh chịu nhiều hơn và nặng nề hơn so với<br />
nam giới: áp lực từ bản thân, từ xã hội, đặc<br />
biệt là từ phía người chồng và gia đình chồng.<br />
Tỷ lệ đối tượng bị lo âu trong khảo sát<br />
thấp hơn khi so sánh với nghiên cứu của<br />
H.Volgsten và cộng sự tại Thuỵ Điển(9) cho kết<br />
quả 4,9% nam giới và 14,8% phụ nữ. Riêng ở<br />
phụ nữ, một số nghiên cứu ở Châu Á như<br />
nghiên cứu của Hidehiko Matsubayashi tại<br />
Nhật Bản(6) ghi nhận 38,6% phụ nữ vô sinh bị<br />
rối loạn về mặt cảm xúc, trong khi đó tại Đài<br />
Bắc, 23,2% phụ nữ có lo âu khi đến phòng<br />
khám HTSS theo báo cáo của Ting-Hsiu<br />
Chen(3). Sự khác biệt có thể vì văn hóa khác<br />
<br />
222<br />
<br />
nhau, cách nhìn nhận vấn đề cũng như những<br />
phương pháp hỗ trợ tâm lý về mặt xã hội<br />
cũng sẽ khác nhau; công cụ đánh giá tâm lý<br />
khác nhau; ảnh hưởng bởi những yếu tố khác<br />
(kinh tế, học vấn, lo lắng khác về công việc…)<br />
Tình trạng lo âu ở người vợ không liên<br />
quan với sự Quan tâm - Chăm sóc của chồng<br />
(p = 0,105) nhưng lại liên quan một cách có ý<br />
nghĩa với sự Kiểm soát - Ap chế của chồng (p<br />
= 0,019). Theo nghiên cứu của Gulseren L ở<br />
Thổ Nhĩ Kỳ(5), những phụ nữ vô sinh có mối<br />
quan hệ không tốt với chồng thường có biểu<br />
hiện<br />
Cách thức đương đầu với vô sinh : Nam<br />
giới thường có tâm lý vững vàng và mạnh mẽ<br />
hơn phụ nữ, bên cạnh đó, sự quan tâm của họ<br />
có lẽ cũng ít hơn nên vì thế tinh thần họ sẽ<br />
thoải mái hơn. Bằng chứng là ít nam giới hơn<br />
phụ nữ có tình trạng lo âu (3,7% so với 9,6%),<br />
ngoài ra tỷ lệ nam giới không thoải mái về<br />
mặt tinh thần cũng ít hơn phụ nữ (42,6% so<br />
với 62,5%). Chính vì vậy, họ ít khi cần phải<br />
tìm kiếm những cách thức để đương đầu với<br />
tình trạng vô sinh hay phải nhờ đến sự hỗ trợ<br />
về tâm lý để giảm bớt tình trạng lo âu. Về<br />
phía người phụ nữ, họ có xu hướng bị ảnh<br />
hưởng về mặt cảm xúc nhiều hơn nam giới<br />
khi phải đối diện với tình trạng vô sinh(5).<br />
Trong nghiên cứu này, nhóm người vợ lo âu<br />
sử dụng hình thức “Tránh né chủ động”<br />
nhiều hơn nhóm không lo âu một cách có ý<br />
nghĩa, đây là một yếu tố dự báo mức độ stress<br />
cao theo L.Schmidt(8).<br />
Tương tự nghiên cứu của Fatemeh<br />
Ramezanzadeh ở Iran(1) thời gian vô sinh<br />
trung bình của nhóm có lo âu cao hơn nhóm<br />
không lo âu, sự khác biệt này có ý nghĩa<br />
thống kê (p = 0,021); ở người chồng không tìm<br />
thấy sự tương quan này. Các nhà nghiên cứu<br />
còn ghi nhận rằng tình trạng lo âu thường<br />
xuất hiện sau 4-6 năm vô sinh và mức độ này<br />
càng trầm trọng hơn nếu thời gian vô sinh kéo<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
dài 6-7 năm. Nghiên cứu khác ở Hoa Kỳ của<br />
Berg BJ[1].<br />
Khác với nghiên cứu của Gulseren L và<br />
cộng sự ở Thổ Nhĩ Kỳ(5), chúng tôi không tìm<br />
thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa lo âu và<br />
áp lực gia đình ở cả hai nhóm người vợ và<br />
người chồng. Kết quả này có thể được giải<br />
thích do sự khác nhau về văn hoá giữa hai<br />
quốc gia cũng như do cỡ mẫu nghiên cứu<br />
nhỏ.<br />
Tương quan giữa lo âu và điều kiện kinh<br />
tế gia đình: Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng<br />
điều kiện kinh tế gia đình khó khăn có liên<br />
quan với tình trạng lo âu ở người vợ, nhưng<br />
sự liên quan này không được tìm thấy ở<br />
người chồng. Lý giải cho kết quả trên, chúng<br />
tôi nghĩ rằng nguồn thu nhập của gia đình có<br />
thể được làm ra từ người chồng, hay người vợ<br />
hay cả hai vợ chồng, thế nhưng việc chi tiêu<br />
trong gia đình lại thường do người vợ đảm<br />
trách. Vì thế, khi kinh tế gia đình gặp khó<br />
khăn thì việc cân đối các khoản chi tiêu cũng<br />
sẽ trở nên khó khăn đối với người vợ và điều<br />
này có thể sẽ tạo thêm áp lực cho họ trong khi<br />
quán xuyến công việc gia đình.<br />
<br />
nhận biết các yếu tố này sẽ giúp làm giảm<br />
tình trạng lo âu ở các cặp vợ chồng vô sinh<br />
cũng như góp phần nâng cao chất lượng và<br />
hiệu quả điều trị.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có<br />
tình trạng lo âu trong dân số nghiên cứu,<br />
tình trạng này chiếm 3,7% ở người chồng và<br />
9,6% ở người vợ, trong đó 2,2% cặp lo âu cả<br />
hai vợ chồng.<br />
Tình trạng lo âu chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ<br />
và có liên quan đến một số yếu tố có thể làm<br />
nặng thêm tình trạng này như: điều kiện kinh<br />
tế, thời gian vô sinh, sự kiểm soát – áp chế của<br />
người chồng đối với người vợ. Do đó việc<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
Berg B. J, Wilson J.F. Psychological functioning across stages of<br />
treatment for infertility. J Behav Med. 1991 Feb;14(1):11-26.<br />
Beutel M, Kupfer J, Kirchmeyer P, Kehde S, Kohn F. M,<br />
Schroeder-Printzen I, et al. Treatment-related stresses and<br />
depression in couples undergoing assisted reproductive<br />
treatment by IVF or ICSI. Andrologia. 1999 Jan;31(1):27-35.<br />
Chen Ting Hsiu, Chang Sheng Ping, Tsai Chia Fen, Juang Kai<br />
Dih. Prevalence of depressive and anxiety disorders in an<br />
assisted reproductive technique clinic. Hum Reprod. 2004<br />
October 1, 2004;19(10):2313-8.<br />
Domar A. D, Zuttermeister P. C, Friedman R. The psychological<br />
impact of infertility: a comparison with patients with other<br />
medical conditions. J Psychosom Obstet Gynaecol. 1993;14<br />
Suppl:45-52.<br />
Gulseren L, Cetinay P, Tokatlioglu B, Sarikaya O. O, Gulseren S,<br />
Kurt S. Depression and anxiety levels in infertile Turkish<br />
women. J Reprod Med. 2006 May;51(5):421-6.<br />
Matsubayashi Hidehiko, Hosaka Takashi, Izumi Shun-ichiro,<br />
Suzuki Takahiro, Makino Tsunehisa. Emotional distress of<br />
infertile women in Japan. Hum Reprod. 2001 May 1,<br />
2001;16(5):966-9.<br />
Peterson BD, Newton CR, Feingold T. Anxiety and sexual stress<br />
in men and women undergoing infertility treatment. Fertil Steril.<br />
2007 Oct;88(4):911-4.<br />
Schmidt L, Holstein BE, Christensen U, Boivin J.<br />
Communication and coping as predictors of fertility problem<br />
stress: cohort study of 816 participants who did not achieve a<br />
delivery after 12 months of fertility treatment. Hum Reprod.<br />
2005 Nov;20(11):3248-56.<br />
Vivien K VC, Hendrick,. Interfinity: Psychological Implications<br />
of diognosis and treatment. Clinical Manual of Women’s Mental<br />
Health2007. p. 115 - 25.<br />
Volgsten H, Skoog Svanberg A, Ekselius L, Lundkvist O,<br />
Sundstrom Poromaa I. Prevalence of psychiatric disorders in<br />
infertile women and men undergoing in vitro fertilization<br />
treatment. Hum Reprod. 2008 Sep;23(9):2056-63.<br />
Wilhelm K, Parker G. The development of a measure of intimate<br />
bonds. Psychol Med. 1988 Feb;18(1):225-34.<br />
Wischmann T, Scherg H, Strowitzki T, Verres R. Psychosocial<br />
characteristics of women and men attending infertility<br />
counselling. Hum Reprod. 2009 Feb;24(2):378-85.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
223<br />
<br />